Hôm nay,  

Ngày Vinh Danh Bậc Sinh Thành

13/09/201600:00:00(Xem: 8858)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4916-18-30616-vb3091316

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây là bài viết mới của ống.

* * *

Con gái tôi phone cho tôi:

“Bố ơi!Đài Radio Little Saigon ở Cali phối hợp với Đài Hồn Việt TV tổ chức Ngày Vinh Danh Bậc Sinh Thành vào đúng dịp Bố về Cali chơi.Vậy Bố còn không mau nói anh Ngọc mua vé cho Bố và Mẹ tham dự cho vui đi.

Giá vé rất bình dân chỉ có 30 đô thôi”

“Ừ thì mua.”Tôi đáp.

Sẵn số phone của Đài Radio Little Saigon mà con gái tôi cho, tôi gọi cho Cô H.nhân viên phụ trách và hỏi thêm chi tiết.

Cô cho biết không nhất thiết là chỉ có các vị cao niên,con cháu đi theo cũng không sao càng vui.

Hình:Sân Khấu “Ngày Vinh Danh Bậc Sinh Thành”

Tôi phone liền cho Ngọc, con trai tôi, bảo cháu liên lạc với Cô H. Đài Radio Little Saigon để mua vé.

Chỉ lối 30 phút sau Ngọc cho biết đã mua xong 4 vé vì cháu cũng muốn tham dự cùng vợ chồng chúng tôi cho vui.

Mấy ngày sau bà xã tôi nói với tôi là anh P.,người cùng đơn vị cũ với tôi, và bà xã của anh ấy cũng muốn tham dự.

Càng hay!

Thế là chúng tôi có tất cả 6 người 2 cụ Ông, 2 cụ Bà, Ngọc,con trai tôi, cùng vợ của cháu và bé gái 1 tuổi rưỡi.

Để cho thoải mái tôi nói Ngọc ghé nhà anh P. ở khu mobile home đối diện chợ Tân MaI cũ đón anh chị P.luôn.

Anh chị P. nói sẽ đi sau còn tụi tôi cứ đi trước và ngỏ ý nhân dịp này để anh chị mời vợ chồng chúng tôi vì đã khá lâu anh chị không có dịp mời chúng tôi đi ăn.

Chúng tôi muốn đợi vợ chồng anh P. cùng vào Tiệm luôn nên đứng trước cửa ra vào để chờ nên mới có dịp làm cho bài viết này giàu thêm một chút, thú vị thêm một tí.

Trước cửa vào Sea Food Restaurant, Đài đã cho đặt một cái ghế với hàm ý đừng đậu xe vào chỗ trống này để cho khách mời là Cụ Ông, Cụ Bà có khoảng trống dễ di chuyển vào Tiệm nhưng một anh bạn trẻ lối 30 tuổi, vì đến trễ nên có “tối kiến” rất hay.

Anh ta bê luôn cái ghế nói trên để lên hàng hiên để cho chiếc xe của anh ta đậu vào chỗ trống cho anh ta khỏi chạy đi kiếm chỗ đậu xe!

Sướng nhé!

Thấy anh ta làm cái việc không giống ai nên vốn thẳng tính tôi nói nhỏ nhẹ:

“Cháu làm như thế thì lối vào của các cụ bị trở ngại đấy!”

Nhưng anh ta tỉnh bơ không thèm trả lời tôi mà cứ âm thầm “Việc ta, ta làm. Việc chi đến ông lão lẩm cà lẩm cẩm này!”

Vậy là anh ta ngon ơ! Khỏi đi đâu xa để kiếm chỗ đậu xe!

Hình như anh chàng này ở bên Mỹ khá lâu nên đã quên câu “Kính lão đắc thọ” rồi thì phải nên anh ta bỏ ngoài tai ý kiến mà tôi đóng góp!

Một Cụ Bà ngồi trên xe lăn được cô cháu gái đẩy từ xa tới. Cô loay hoay không biết làm sao đẩy cái xe lăn qua khỏi 2 bậc thềm.

Thấy vậy tôi từ hàng hiên đi xuống và nói:

“Cháu chờ ở đây nhé, để Chú đi kiếm xem có cái dốc nào lài lài thì mình từ đó đẩy xe đưa Cụ Bà lên.”

Nói xong tôi đi về phía bên trái của cái cửa chính vào Tiệm Sea Food lối 10m thì tôi gặp cái dốc như đã hình dung.

Tôi bèn quay trở lại phụ Cô này đẩy cái xe lăn của Cụ Bà về hướng cái dốc và phụ Cô đẩy cái xe lăn lên và đưa Cụ Bà vào trong Tiệm.

Cụ Bà chờ ở ngay lối vào cùng Cô cháu gái để tới lượt được chụp hình.

Mấy ông phó nhòm của Saigon Photo Lab Vy Vy Tran Studios đứng ở ngay lối vào sắp xếp chụp hình Cụ Bà một cách rất chuyên nghiệp và chu đáo chỉ một tíc tắc là xong.

Lúc khai mạc thì tôi mới biết Cụ Bà đã được 106 tuổi và Ban Tổ Chức đã cho người đẩy xe lăn đưa Cụ Bà lên sân khấu cùng với một Cụ Ông 100 tuổi.

Như vậy là tôi vô tình đã giúp được Cụ Bà mà tôi không biết Cụ rất cao tuổi!

Nên vì “kính lão” nên tôi sẽ “đắc thọ” chăng?

 Có lẽ đây chỉ là niềm tin bao đời nay của dân Việt ta với hơn 4000 ngàn năm văn hiến chăng? Còn tôi, nếu theo như cách tính tuổi của người Việt ta ngày xưa,lối 50 tuổi đã được liệt vào hàng “Cụ.”

Vậy tôi cũng là “Cụ” mà tôi không biết,có lẽ cuộc sống ở bên Mỹ cứ làm người ta quên đi tuổi tác chăng?

Năm nay tôi 76 tuổi nên tôi cũng đã được xếp vào loại quá “Cụ” rồi,nhưng là loại “Cụ Non”theo nghĩa đen, nếu so tuổi của tôi với tuổi của 2 Cụ Ông và Cụ Bà đề cập ở phần trên, tôi “còn trẻ chán.”

Trẻ mãi không già cho vui!

Năm ngoái, 2015, khi tham dự “Lễ Trao Giải Viết Về Nước Mỹ”của báo Việt Báo, tôi đã có cái duyên được Chị PH trong nhóm Việt Bút giới thiệu gia nhập vào Nhóm.

Trong Nhóm này không khí rất trẻ trung tuy rằng các thành viên tuổi cũng khá cao,có thể liệt vào hàng “Cụ Non”như tôi, nhưng có lẽ tuổi tôi lớn hơn chỉ tí xíu thôi nên Chị PH khi đề cập đến tôi trong bài viết “Lãi To-Lời Khẳm”đăng trên Việt Báo giấy và Vietbao online vào năm nay, 2016, Chị đã lúng túng không biết gọi tôi bằng danh xưng nào cho thuận tiện nên Chị đã nghĩ ra một danh từ mới gồm hai chữ “Anh Cụ” để tỏ sự mến lẫn sự trọng người lớn tuổi!

Một sáng kiến tuyệt hay!

Đây là một danh từ mới nên thoạt nghe có vẻ không thuận tai!

Đúng là việc chẳng đặng đừng trong đời sống hàng ngày. Danh từ “Anh Cụ” này nghe vừa dễ thương vừa tức cười làm sao.

Cám ơn Chị PH nhé!

Đời sống là vậy! Khi chưa có danh xưng cho đúng thì tạm thời phải đặt ra để gọi cho tiện lâu dần mọi người sẽ chấp nhận.

Có chết thằng Tây nào đâu!

Sau thủ tục khai mạc như Lễ Chào Cờ Việt, Mỹ và Một Phút Mặc Niệm xong, anh Cao người điều khiển chương trình cho biết đây là lần thứ 23 Đài tổ chức Lễ Hội này và anh hỏi:

“Ai là người tham dự lần đầu tiên xin giơ tay.”

Lác đác thấy có vài cánh tay giơ lên trong đó có 4 của gia đình chúng tôi và 2 của anh chị P, bạn của chúng tôi.

Đây thật là một thành quả đáng khuyến khích đối với Người Việt ở Hải Ngoại, nếu ta cứ tiếp tục như thế chẳng mấy chốc “Ngày Vinh Danh Bậc Sinh Thành” sẽ là một Lễ Hội không thể thiếu cho Người Việt tỵ nạn ở Hải Ngoại.

Các Cụ từ 65 tuổi trở lên đã có Chính Phủ Liên Bang lo cho đời sống, nếu đi làm đủ 40 tam cá nguyệt, nhưng đời sống tinh thần theo lối sống của Người Việt ta cũng cần được vun quén nên nếu có phương tiện như của 2 Đài truyền thông nói trên thì còn gì bằng.

Đó là chuyện mà Cộng Đồng Người Việt ta đã nghĩ tới qua 2 Lễ Hội này!

Đây là ý nghĩa thật tuyệt vời,thật đẹp đẽ thật cao quý của Lễ Hội “Ngày Vinh Danh Bậc Sinh Thành.”

Xin cám ơn nhị vị chủ nhân 2 Đài Truyền Thông Little Saigon Radio và Hồn Việt TV đã làm cho đời sống tinh thần của Người Việt Hải Ngoại đậm nét Việt Nam.

Việc làm của hai cơ quan truyền thông này thật đáng khích lệ và tuyên dương để tiếp tục mãi mãi không ngừng cho thế hệ nối tiếp noi theo.

Người Mỹ rất thực tế nên đến tham dự vào Lễ Hội này còn có Dân Biểu Liên Bang Lowenthal, Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố Westminster Diana Carey, để nhắc nhở cử tri Người Mỹ gốc Việt hãy nhớ đến họ.

Đặc biệt là Nghị Viên Diana mặc áo dài Việt Nam đã đi đến từng bàn để thăm hỏi các Cụ. Một sự quan tâm rất có ý nghĩa để các Cụ không quên và để các Cụ dễ “chọn mặt gởi vàng”khi mùa bầu cử tới.

Gặp bất cứ ai Bà Diana cũng nói một câu rất giản dị làm ấm tâm hồn người nghe:

“My head Irish, my heart Vietnamese” xin tạm dịch “Cái đầu tôi là Ái Nhĩ Lan còn trái tim tôi là Việt Nam”

Như vậy khi bạn bỏ phiếu bầu bạn bỏ cho ai?

Bà Nghị Viên này khôn thật!

Tham gia Lễ Hội này còn có các ca sĩ như Trang Thanh Lan,Phương Hồng Quế, Quốc Anh, Hương Lan.

Đối với tôi mỗi lần coi video tôi rất thích giọng ca cũng như tài diễn xuất của Cô Trang Thanh Lan nên khi tôi có cái may mắn gặp Cô trong Lễ Hội này tôi nói với Cô:

“Lần đầu tiên tôi mới được thấy Cô bằng xương bằng thịt. Cô vui lòng cho tôi chụp chung với Cô một tấm hình làm kỷ niệm nếu Cô thấy không có gì trở ngại”

Rất hòa nhã và vui vẻ Cô Trang Thanh Lan hình như hơi ngần ngừ một giây rồi mới đồng ý.

Tiện đây qua bài này tôi xin gởi lời cám ơn muộn màng tới Cô, Cô nhé!

Hình: Ca Sĩ Trang Thanh Lan và tác giả.

Các ca sĩ tham dự đã thay nhau lên hát. Không khí trong buổi Lễ Hội thật vui tươi đầm ấm.

Sau đó là màn xổ số lấy quà thưởng do các vị Mạnh Thường Quân tặng.

Xin cám ơn hai Đài Truyền Thông đã cho tôi dịp trở về quê hương để thưởng thức cái không khí rất Việt Nam trong Lễ Hội này ngay tại Little Saigon trên xứ Mỹ.

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
15/09/201619:58:19
Khách
Tỏi có lễ hội . Những bậc sinh thành (văn chương dữ dội) cũng có lễ hội . Lễ hội mọi điều mọi nơi . Những bậc sinh thành làm gì mà được vinh danh ? Ai vinh danh ai ? Bất cứ ai có con cũng được vinh danh hết sao ta ? Tác giả có hiễu nghĩa của chữ vinh danh ?
Bài viết nầy sẽ được điểm 2/10 trong lớp tập làm văn lớp 6 (lớp Đệ Thất) vì lạc đề
13/09/201617:09:30
Khách
Mến chào Độc Giả
Nguyên việc được mời tham dự dù có có đóng tiền cũng là sự vinh danh rồi.Chưa kể đến những lời phát biểu của các vị dân cử trong buổi lễ cũng giúp các Cụ cảm thấy vinh hạnh khi đến tham dự. Việc làm mạnh hơn lời nói mà! Trân trọng.
13/09/201615:04:55
Khách
Tác gỉa có thể cho biết các bậc sinh thành đà nhận đước sự vinh danh như thế nào trong buổi lễ "Vinh Danh Bậc Sinh Thành".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,809,202
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến