Hôm nay,  

Florida Lần Đầu Tổ Chức “Cám Ơn Anh”

09/09/201600:00:00(Xem: 9852)

Tác giả: Gió Đồng Nội
Bài số 4912-18-30612-vb6090916

Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới là ghi nhận của tác giả về những Đại nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Phế Binh VNCH, đặc biệt là về Đại Nhạc Hội lần đầu được tổ chức tại Florida.

* * *

Khi bắt đầu nghe nói về Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh sẽ tổ chức ở Orlando, Florida tôi có hơi nhạc nhiên vì thường năm chỉ ở California, không Bắc, thì Nam mới có chương trình này. Tìm hiểu thì được biết năm nay, các tổ chức ở Houston, New England hay Orlando cũng đều quy về chung một chỗ chính là California. Lần thứ 10 ở California cùng là lần thứ nhất ở Orlando, Florida. Tôi gọi là lần đầu tiên vì đây là đại nhạc hội, do nhiều cộng đoàn hợp sức tổ chức. Nhiều năm trước vẫn có những cuộc gây quỹ (nhưng không đại quy mô) cho Thương Phế Binh ở Orlando.

Cám Ơn Anh, người thương binh Việt Nam Cộng Hòa năm nay ở Orlando nhắc cho tôi nhớ năm 2009, từ Orlando bay sang Bắc California, tôi đã có cơ hội góp một bàn tay trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa kỳ 3, ngày Chủ Nhật 17 tháng 5, tổ chức tại sân vận động trường Trung học Independence, San José. Khoảng hơn 8 ngàn đồng bào tham dự với sự góp mặt của gần 100 ca, nhạc sĩ (kể cả nhóm chúng tôi),

10:30 sáng, chúng tôi đã có mặt ở bãi đậu xe. Đến sớm thế mà còn có rất nhiều người sốt sắng hơn. Họ có mặt từ lúc 8 giờ sáng. Tôi thật sự chào thua tinh thần tương thân tương ái ca họ. Nơi tổ chức là một sân chơi thể thao rộng mênh mông. Sân khấu rất lớn, mới được dựng thật cao, có lẽ gần 5 thướcc để đồng bào ngồi xa có thể nhìn thấy ca sĩ. Bao bọc chung quanh sân kháu là những chiếc lều dành cho ban tổ chức. Rất nhiều thiện nguyện viên đang làm việc. Phía bên trái, từ trên sân khấu nhìn xuống, một dãy lều xanh lá cây trong đó có lều dành cho nhóm chúng tôi. Và mặt trước sân khấu là những chiếc ghế xếp, bằng nhựa, màu trắng dưới bóng mát của những chiếc lều cao đã dần dần đầy kín người. Ban tổ chức đã phải hô hào xin đừng giữ ghế dùm người khác. Có mặt thì có ghế ngồi. Thật sự, không thiếu ghế. Chỉ thiếu mái che nắng. Nắng và nóng.

Không thể tưởng tượng được cái nóng của thung lũng hoa vàng hôm ấy. Nóng khủng khiếp. Gần 100 độ F. Nóng khô, không ẩm như Orlando. Nóng ẩm làm người ta khó chịu vì mồ hôi nhớp nháp nhưng ít mệt mỏi. Ngược lại, cái nóng khô làm cơ thể bị mất nước nhanh chóng nên dễ mất sức hơn. Thế mà vẫn có rất nhiều người che dù, đội mũ ngồi dưới nắng vì hết chỗ dưới lều. Chưa kể đến hai bên sân, trên những dãy ghế sẵn có trong sân vận động của trường học, cũng có người ngồi. Chưa khi nào tôi thấy một Đại Nhạc Hội (Việt) ngoài trời có đông người tham dự như thế. Vào cửa tự do, Tất cả những người có mặt đều đến để đóng góp tinh thần cũng như vật chất như những lời cám ơn đến các Anh, người Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà.

Năm nay, lần thứ 10, vẫn là California nhưng đặc biệt hơn, với sự đóng góp từ các nơi. Cộng đồng New England quyên góp được $39,145.00. Houston (năm thứ 2) tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh với kết quả không ngờ: $248,266.57 (gần 250 ngàn), và tuần này ở Orlando, Florida là buổi tổng kết.

Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Phế Binh VNCH lần đầu tiên của Florida quả là có khác California, khác nhiều ở hình thức tổ chức.

Trong một hội trường có thể nói là lớn nhất của Orlando do người Việt làm chủ. Không chỉ có văn nghệ mà còn có phục vụ thức ăn. Mua Vé vào cửa cũng là một phần đóng góp cho chương trình. Các kêu gọi, quyên góp đã bắt đầu từ mấy tháng trước. Với thành phần ban tổ chức thật hùng hậu gồm các hội đoàn ở Florida tiếp tay qua sự điều hợp của ông Vũ Hồng, trên 40 ngàn đô la đã và đang được tiếp tục cập nhật trước đêm tổng kết, thứ Bảy 27 tháng Tám tại Enchanted Night, Orlando, Florida.

Tôi có mặt lúc 6:10 giờ chiều và nghĩ rằng mình sẽ không bị trễ nếu chương trình bắt đầu đúng 6 giờ như đã ghi trong quảng cáo. Vào cửa, đến bàn tiếp tân để đóng $45.00 như lời dặn của ông Hồng thì được biết ban tổ chức sẽ thu tiền ngay tại bàn. Vì đi 1 mình nên họ đã dễ dàng xếp tôi ngồi trong bàn “chức sắc” ngay bên trái, phía trước sân khấu, đang dư một chỗ.

Mãi đến 8 giờ chương trình mới bắt đầu (Hên là tôi có thói quen hàng ngày, đã ăn một tô đủ thứ trái cây lúc chiều nên thoải mái chờ đợi).

Nhìn lên sân khấu, chính giữa là lá Cờ Vàng thật lớn trên tường, ở dưới là dàn âm thanh, dụng cụ âm nhạc như trống, đàn, không thiếu thứ gì. Bên cạnh sân khấu về bên phải, trên tường cao là tấm “băng rôn” ghi chữ lớn: Cám Ơn Anh, Người Thương Phế Binh VNCH. Cuối góc trái “băng rôn” có bản đồ Florida, góc phải có phù hiệu của trường Võ Khoa Thủ Đức. Thấp hơn một chút, bên dưới có thêm hai băng vải, dài, nhỏ, chữ đỏ đậm, viết theo lối đọc từ trên xuống: Máu Đào Tuôn Mấy Độ, Huyết Sử Rạng Thiên Thu; treo dọc theo hai bên màn hình trắng. Sân khấu tương đối đơn giản nhưng ý nghĩa.

Để theo dõi số người tham dự, tôi đếm thấy (lúc đầu) 42 bàn, sau đó kê thêm, kê thêm, lên đến con số 46 (mỗi bàn 10 người). Ngoài những bàn của các Cộng Đồng từ phương xa đến như Jacksonville, Tampa Bay, Nam Florida (West Palm, Miami..) phần chính vẫn là cộng đồng người Việt ở Orlando như Nhóm Thân Hữu Pine Hills, hội Đồng Hương Huế, Gia đình Chiến Tranh Chính Trị, hội Y Nha Dược, hội Thủ Đức, Không quân, Hải quân, Cảnh Sát và nhiều cựu quân nhân các binh chủng Nhảy Dù, Võ Bị Đà Lạt, Thủy Quân Lục Chiến...cùng gia đình của họ đến tham dự. Phải nói là đầy đủ các thành phần quân nhân, dân sự, cán bộ, cả người làm chính trị đều có mặt để yểm trợ.

Khai mạc bằng phần rước Quốc, Quân kỳ lên khán đài, mọi người đứng nghiêm chỉnh chào cờ Mỹ, Việt và phút mặc niệm ngay sau đó. Ông Nguyễn Kim Sơn, HĐĐD Nam FL, điều khiển phần nghi lễ đã thay mặt ban tổ chức chào đón và cám ơn quan khách tham dự. Tiếp đến, ông Dương Huy Long giới thiệu đại diện các đoàn thể từ các nơi như Jacksonville, Tampa Bay, Nam Florida và Trung Tâm Florida (Orlando) hiện diện. Sau đó là lời phát biểu của hội trưởng hội Thủ Đức, ông Trương Quang Hiếu cho biết tối nay là buổi tổng kết tài chánh gây quỹ yểm trợ chương trình Cám Ơn Anh, người Thương Phế Binh VNCH. Đại diện Cộng Đồng Nam FL tường trình số thu $6,610. DS Nguyễn Minh Ngọc, chủ tịch hội Y Nha Dược quyên góp được $4,600 (với báo TRẺ đóng góp hơn $700 đô la). Thêm vào đó, tuy không đưa ra con số, BS Nguyễn Thanh Mỹ chia xẻ hoạt động của cộng đồng Tampa Bay. Phải hãnh diện và công nhận rằng, những người trẻ của thế hệ thứ hai rất có tài. Với bầu nhiệt huyết, những người lãnh đạo trẻ này đã rất năng nổ, rất có khả năng trong việc đem lại sinh khí, lợi ích cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở Florida.

Tổng kết tạm thời, hội trưởng Võ Khoa Thủ Đức Trương Quang Hiếu và ông Hồng Vũ, (Nguyệt San Diều Hâu) đã trao tặng chi phiếu $44,796.00 cho nghệ sĩ Nam Lộc, người đại diện bà Hạnh Nhơn, chủ tịch hội HO và chương trình Cám Ơn Anh, Người Thương Phế Binh VNCH.

Sau khi Ban tổ chức trao tặng bằng tri ân đến những quý vị đóng góp trên 1 ngàn đồng thì Nghệ sĩ Nam Lộc tiếp tục điều khiển phần văn nghệ giúp vui cũng như đấu giá để gây thêm quỹ. 1 Cuốn thơ của nữ thi sĩ Như Thương tặng, có người mua với giá $100 đô la. Hai chai rượu Remi Martin XO được bán với giá $400.00 một chai. Đặc biệt, một cây Guitar có chữ ký của các ca, nhạc sĩ từ trung tâm Asia được đấu với giá $1,600 vào tay bà Thương Cúc. Tuy không thắng, nhưng muốn giữ kỷ niệm này, V&T pharmacy đã đóng $1,500 và chờ trung tâm Asia gửi sang cây đàn khác.

Xen kẽ trong phần đấu giá là tiếng hát của các nhạc sĩ từ trung tâm Asia như Nam Lộc, Mai Thanh Sơn, Diễm Liên và Phương Hồng Quế. Phần địa phương cũng hân hoan góp mặt với ban vũ Hồn Việt, ban vũ Bốn Phương, hai nam, nữ ca sĩ trẻ của Orlando là Hồ Anh Tuấn và Thùy Dương. Thêm vào đó, một “ca sĩ nghiệp dư” đến từ Dallas không ngần ngại đóng góp 2 trăm đô la để được hát chung với Phương Hồng Quế bài Hoa Biển. Ca sĩ Kim Phượng hát giúp vui trong trang phục “rất bắt mắt” cũng là người đến từ Dallas. Dù là Nhạc Lính hay nhạc Tình, nhạc Quê Hương và cả nhạc Đấu Tranh, đều được trình diễn bằng tất cả tấm lòng của các nghệ sĩ.

Mải theo dõi chương trình, tôi quên cả giờ giấc. Nhìn đồng hồ thì sắp nửa đêm khi chương trình chuyển sang phần dạ vũ. Thế là chạy. Chạy ra bãi đậu xe nhưng không quên chờ có người đi chung (lời chồng dặn). Mang theo cảm nghĩ: dĩ nhiên là có thiếu xót nhưng lần đầu tiên làm được như thế là quá tốt đẹp. Tôi về nhà an toàn với niềm hy vọng sang năm tổ chức kỳ 2 sẽ chu đáo hơn, hoàn hảo hơn và thành công hơn nữa nếu có thêm nhiều bàn tay của nhiều người đóng góp.

Gió Đồng Nội

Ý kiến bạn đọc
10/09/201601:05:36
Khách
Cám ơn tác giả đã viết bài tường thuật về Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh tổ chức ở Orlando, Florida mà tôi muốn biết .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,331,842
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến