Hôm nay,  

Nàng Dâu

22/07/201602:21:00(Xem: 13512)

Tác giả: Võ Phú
Bài số 4873-18-30573-vb6072216

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc tại Medical College of Virginia.

* * *

Đi làm về, Dung quăn giỏ đem cơm lên bàn và ngồi ì ra ở cái ghế bên cạnh. Bà Lệ, mẹ chồng nàng, đưa mắt liếc ngang rồi lắc đầu bỏ vào phòng. Ở phòng khách, ba chồng nàng, ông Hùng, nói với con dâu:

- Mẹ con đã nấu cơm để trên bàn; tắm rửa rồi ra ăn cơm.

Dung im lặng rửa tay, ngồi xuống ăn vội vài chén cơm rồi cũng vào phòng riêng...

Năm năm trước, Hào, chồng Dung về Việt Nam cưới nàng. Hào là người con duy nhất của bà Lệ. Từ ngày Dung qua Mỹ cho đến nay bà cảm giác như mình đã mất đi đứa con trai yêu quý. Bà không thích Dung lắm. Tính Dung lại ít nói, biết nhường nhịn, nên mấy năm qua trong gia đình cũng không xảy ra chuyện gì để hai mẹ con cách mặt nhaụ Có lúc, bà Lệ than phiền cùng con trai rằng nàng dâu ít nói. Hào chỉ cười trừ và nói với mẹ:

- Vợ con ít nói vậy thì tốt chứ sao Mẹ. Ông bà ta thường nói, im lặng là vàng mà...

- Cậu bênh vợ chầm chập, nên nói trớt ra đấy...

- Mẹ đừng giận mà, con có bên gì đâu

- Cậu không cần thanh minh thanh nga gì hết. Tôi hiểu mà...

Trước khi về Việt Nam cưới Dung, Hào làm việc văn phòng ở Crystal City, lương cũng đủ mua một căn nhà trả góp hàng tháng. Vợ chồng bà Lệ trước kia làm việc ở một viện dưỡng lão. Hai năm trước, ông Hùng bị đột quỵ, nghỉ ở nhà. Bà Lệ cũng xin nghỉ hưu sớm để tiện chăm sóc cho ông và lo cho hai đứa cháu nội gái. Từ ngày qua Mỹ đến giờ, nàng là thợ làm móng tay cho tiệm một người bạn. Nàng làm việc từ thứ Ba đến thứ Bảy. Gần một năm nay nàng đi làm luôn bảy ngày một tuần. Mọi việc trong nhà từ cơm nước đến chăm lo cho con, nàng cũng để cho bà Lệ. Vì vậy, bà Lệ luôn ấm ức trong lòng chỉ chờ có dịp để dạy bảo con dâụ Có nhiều lần bạn bè bà Lệ đến nhà chơi, gặp Dung, họ khen con dâu bà hiền dịu, ít nói... Không giống những người con dâu của họ, mặt bằng mặt tay bằng taỵ Miệng mồm nói liên tục như bắp nổ... Bà Lệ mới có dịp đem ra kể chuyện con dâu cho những người bạn nghẹ Bà nói:

- Những người im lặng mới ghê đó bà ơị Nó im lặng để chờ dịp cắn mình một phát không hay đó chứ. Nó không vừa gì đâu. Thằng Hào, con trai tôi vô phước nên mới lấy phải những người như nó...

- Bà nói saỏ Vô phước à ? Tụi tui thấy nó cũng được đó chứ, đẹp người, đẹp nết lại không đua đòi shopping, quần rin hiệu Ông Địa, túi xách LV như những đứa con dâu nhà tui, bà còn chê gì nữa.

- Mấy bà không biết chứ, nó không shopping vì có bao nhiêu tiền nó gởi về Việt Nam cho ba mẹ nó hết rồi, lấy đâu ra mà shopping với LV... Tôi không biết mấy bà nghĩ sao, chứ tôi thấy có con gái tốt phước hơn có con traị Con gái đứa nào cũng lo cho cha mẹ đủ thứ. Còn con trai chỉ biết lo cho vợ nó thôi chứ lo gì cho những thân già này ?

oOo

Năm nay, Tết Việt Nam nhằm ngày cuối tuần, bà Lệ nghĩ gia đình sẽ có dịp chung vui bên nhau để đón mừng năm mới. Bà ở nhà chuẩn bị làm những món ăn cho những ngày cuối năm, nào củ kiệu, dưa hành, gói bánh Tét, bánh Chưng... Bà đang lâng lâng nghĩ đến việc con cái sum vầy bên nhau ăn những lát bánh Tét chấm củ kiệu là bà rộn ràng vui hẳn.

Hôm nay Dung thức dậy muộn hơn mỗi khị Nàng thấy mẹ chồng đang lau lá chuối chuẩn bị gói bánh. Nàng móc trong giỏ sách ra một phong thư dầy cộm, đưa cho bà Lệ và nói:

- Con gởi mẹ ít tiền tiêu Tết. Mẹ gởi về Việt Nam cho bà con bên ấy, còn lại Mẹ mua ít bánh trái cúng trong ba ngày Tết, chứ công đâu mà gói từng cái bánh cho mệt. Tết năm nay, con không ở nhà, con đi làm mẹ ạ!

Bà Lệ ngừng tay, đưa mắt gườm con dâu và nói:

- Cô nói saỏ Tết nay cô đi làm à ? Ai mà làm ba ngày Tết chứ ? Lâu lâu mới có dịp Tết mình trúng vào dịp cuối tuần. Có đi làm chăng nữa cũng được bao nhiêu đâu Nghỉ vài ngày chơi Tết có chết chóc chi mà cô lo ? Cô giữ số tiền đó lại và nghỉ làm trong mấy ngày Tết cho vui cửa vui nhà.

- Dạ không được đâu Mẹ ơị Con đã hứa với chủ rồi!

- Cô không nghỉ, để thằng Hào về rồi tôi nói chuyện với nó.

- Thôi, trễ rồi, con đi làm đây!

Nói rồi nàng lật đật đi ra cửa. Hạnh, đứa con gái đầu của nàng chạy từ phòng ngủ ra, ôm lấy chân nàng, nũng nịu:

- Mẹ đi làm sớm vậy ? Ở nhà chơi với con hôm nay đi...

- Không được cục cưng ạ, có ông bà Nội và Ba ở nhà với con mà ?

- Mẹ đi làm rồi ba cũng đi chứ có ở nhà với con đâu

Dung hôn nhẹ lên tóc con và nói:

- Cục cưng, mẹ trễ giờ rồi, mẹ phải đi đây.. Ở nhà ngoan nào! Bye bye cục cưng. Thưa Mẹ con đị

- ....

Con dâu đi rồi, bà Lệ bước vội vào phòng con trai. Bà thấy con bà chuẩn bị đi đâu đó. Bà hỏi:

- Hào, con đi làm chưa, mẹ nói chuyện với con tí có được không?

- Con trễ rồi, có gì thì tối về nha Mẹ.

- Mày....

- Bye mẹ con đi đây! Ba đi nha con!

- Không bới cơm theo nữa hả con?

- Dạ không cần...

*

Bà Lệ lấy làm lạ, gần năm nay con trai bà đi làm không bới cơm mang theo như mọi khi. Bà nghĩ chắc có lẽ thấy bà bận bịu bếp núc, lo cho gia đình, nên con bà không muốn làm phiền bà. Bà Lệ nghĩ vậy nên cũng không thắc mắc nữạ Có lẽ hôm nay cũng vậy.

Dung đi làm về, ăn vội miếng cơm, rồi ôm một đống túi xách to đùng vào phòng làm việc.

Nửa đêm, bà Lệ thức giấc, nghe trong phòng làm việc còn đèn, bà tưởng con trai bà bên trong. Định về phòng ngủ, nhưng bà lại nghe tiếng lạch cạch của chiếc máy may, nên bà đẩy cửa bước vô. Phòng làm việc của con trai bà bề bộn đủ thứ quần áo. Dung ngừng tay, ngó ra cửa thấy mẹ chồng, nàng hỏi:

- Khuya rồi, sao mẹ chưa ngú?

- Già rồi, ngủ ít đi mới biết cô còn ở trong phòng này. Mà cô làm gì giờ này chưa ngủ? Phòng làm việc của thằng Hào sao bề bộn thế này?

- Con xin lỗi làm mẹ thức giấc. Mẹ đi ngủ đi, con làm xong cái này rồi cũng đi ngủ luôn.

- Phòng làm việc thế này sao thằng Hào làm việc được?

- Mẹ đi ngủ đi, tí nữa xong con dọn.

Bà Lệ im lặng bỏ về phòng...

Sáng nay, Dung lại thức dậy trễ. Nàng chuẩn bị cơm trưa đem đi làm thì bà Lệ đứng trước mặt nàng với phong bì hôm trước và nói:

- Cô lấy lại số tiền này, gởi về Việt Nam cho Mẹ cô đi. Tôi không cần số tiền này. Cuối tuần này là Tết rồi, tôi muốn cô nghỉ ở nhà ăn Tết cùng gia đình. Cô nghe tôi nói không?

- Mẹ à, con trễ giờ làm rồi, có gì thì tối về mẹ nói nhé. Thưa mẹ con đi...

Dung đi rồi, bà Lệ ngồi thừ ra ghế, nghĩ: "Không biết bên nhà nó cần tiền dữ lắm hay sao mà nó làm luôn bảy ngày một tuần từ mờ sáng đến tối mịt mới về. Đã vậy rồi còn nhận áo quần về nhà làm ban đêm nữa. Phải gọi về hỏi mẹ nó bên đó coi sao."

Nghĩ sao làm vậy. Bà Lệ, cầm điện thoại trên tay và nhấn số gọi.

Chuông reo...

Bên kia đầu dây là tiếng của ông sui:

- Alo, chào chị sui... Tết nhứt sắp tới anh chị và gia đình bên đó ra sao?

- Cũng bình thường anh ơi...

Bên kia đầu dây, ba Dung gọi lớn:

- Bà nó ơi, chị sui bên Mỹ gọi về, bà nói chuyện với chỉ nè, tui không biết nói gì...

Nói xong, ông nói vào ống nghe:

- Chị nói chuyện với nhà tui hén. Tui đi ra đầu xóm lấy bộ lư đèn về.

Nói rồi ông đưa điện thoại cho vợ và nói:

- Điện thoại nè, tui đi ra thằng Thảo lấy bộ lư... Bà nhớ nhắn với chị sui kêu con Dung gọi về, chứ lâu rồi tui không nghe thấy nó gọi gì cả...

Bên kia đầu dây:

- Chào chị sui, anh chị cũng khoẻ luôn hả ?

- Cám ơn chị sui, tui cũng bình thường. Ông nhà cũng đỡ hơn nhiều. Ông đi đứng được rồi, chỉ có nói chuyện còn chưa rõ. Ông còn thều thào thụt thọt chứ không bình thường như xưa. Còn chị, bên đó làm ăn ra saỏ Tết nhất chắc vui vẻ hả ?

- Nhờ trời Phật thương tình cũng đủ ăn ngày ba bữa chị ơi. Con Dung có ở nhà không chị? Lúc này nó làm sao mà tui không thấy nó gọi về...

- Con gái chị nó đi làm rồi. Tết đến tôi kêu nó nghỉ ở nhà mà nó cứ quầy quả bỏ đi không nghe lời tôi nói. Để tối nó về, tôi bảo nó gọi lại cho chị.

- Dạ cám ơn chị sui... Còn mấy đứa cháu, chắc lớn dữ đa?

- Hai đứa nó lớn rồi, con lớn năm tới sắp đi lớp lá rồi. Còn con nhỏ cũng sắp hai tuổi.

- Không biết chừng nào tui mới thấy mặt tụi nhỏ...

- Bên đó năm qua làm ăn được không chị? Bộ khó khăn lắm hả chị?

- Cũng không gì khó khăn, đủ ăn chị ơi...

- Tết nhất rồi, con Dung chưa gởi tiền về cho anh, chị ăn Tết à?

- Gần cả năm nay nó không có gởi.

- Chắc nó bận quá chưa gởi đó, để nó về tôi hối thúc nó gởi về lo cho anh chị tiêu Tết...

- Thôi đi chị ơi, bên này vợ chồng tui cũng không thiếu thốn gì... Cứ để cho nó yên tâm làm ăn. Cám ơn chị đã gọi hỏi thăm. Tui chúc gia đình anh chị ăn Tết vui vẻ và anh sui mau bình phục... chị nhé...

- Cám ơn chị, chúc chị ăn Tết vui vẻ... Bye chị nhé

- Bye bye chị.

Cúp điện thoại xong, bà Lệ lại nghĩ: "Không biết bà sui có giấu mình không ta. Bã nói làm sao chứ, gần năm nay con Dung đi làm bảy ngày một tuần, nó không sắm gì, vậy tiền ở đâu hết mà không gởi về bên đó chứ! Đợi tối thằng Hào đi làm về, phải hỏi cho ra lẽ."

*

Mùa Đông, mặt trời đi ngủ sớm, mới hơn năm giờ chiều mà đã tối mịt. Từ sáng đến giờ, sau khi nói chuyện với bà sui bên Việt Nam xong, bà Lệ nôn nóng đứng ngồi không yên. Bà nghĩ ngợi, suy diễn, đủ thứ chuyện trong đầu... Đầu bà muốn nổ tung rạ Bà trông cho con trai về hơn bao giờ hết. Bà đợi con về để hỏi cho ra lẽ vì sao con dâu bà lại giấu bà như vậy. Có lẽ nào nó dành tiền riêng để làm chuyện gì đó mờ ám...

Hào vừa bước chân vô nhà đã thấy bà Lệ ngồi ở phòng khách chờ đợi. Hào chưa kịp cởi giày và áo lạnh bên ngoài ra, bà Lệ vội nói:

- Con lại đây cho mẹ hỏi.

- Dạ, Mẹ chờ con cởi giày và áo ra cái đã.

Hào ngồi xuống ghế sô pha và chờ đợi:

- Con nói cho Mẹ biết chuyện gì đã xảy ra trong cái nhà này?

- Mẹ nói gì con không hiểu?

- Mẹ nói thẳng luôn cho con hiểu. Mẹ thấy lúc này con Dung, vợ con nó sao đó. Đi làm bảy ngày một tuần. Mấy hôm trước nó còn may vá trong phòng làm việc của con tới tận hai giờ sáng. Mẹ nghi nó có chuyện gì dấu Mẹ, mà Mẹ không tiện hỏi nó. Con có biết chuyện gì đã xảy ra không? Coi coi chừng nó cắm sừng trên đầu con....

- Thôi đi Mẹ ơi... Mẹ nghĩ sai cho vợ con rồi. Nó không nói vì nó sợ mẹ lo... Bộ nó chưa nói chuyện với Mẹ à?

- Chuyện... mà chuyện gì ?

- Thì ra...

- Chuyện gì vậy? Bộ bên nhà mẹ nó có chuyện gì giấu mình à? Mà Mẹ đã gọi điện về hồi sáng, chị sui nói gần cả năm nay nó không điện thoại, không gởi tiền về bên đó... Mẹ nghe không tin.. Con coi lại vợ con đó.

- Mẹ lại nghi oan cho vợ con rồi. Thôi, để con nói cho mẹ biết... Chứ im lặng thì mẹ cứ hiểu lầm vợ con tội nghiệp cho nó lắm... Mẹ không biết là con đã thất nghiệp và ăn tiền trợ cấp gần năm nay sao?

- Hào, con nói sao? Con thất nghiệp? Mày nói thiệt chứ? Có thiệt không?

- Dạ, con không giấu mẹ làm gì.

- Nhưng tao thấy ngày nào mày cũng đi từ sáng đến tối...

- Con buồn quá, ra Eden cà phê cà pháo chứ biết làm gì ở nhà. Con đang apply mấy cái jobs, nhưng kinh tế Mỹ lúc này khó khăn, nên chưa chổ nào gọi đi interview cả. Cả năm nay, mọi thứ bill bổng trong nhà là do vợ con dũa móng tay trả hết, chứ con đang ăn tiền thất nghiệp chỉ đủ đổ xăng và cà phê thôi chứ đâu phụ được đồng nào. Đó, con nói cho Mẹ nghe hết rồi đó, đừng hiểu lầm Dung nữa nha Mẹ?

Bà Lệ nghe con trai nói xong, ngồi thừ người ra cho đến khi con trai, nói:

- Thôi cũng trễ rồi, vợ con sắp về, Mẹ phụ nó nấu cơm đi. Con vô coi hai đứa nhỏ với Ba....

*

Sáng hôm nay, Ba Mươi Tết, bà Lệ dậy thật sớm chuẩn bị đồ cúng để đón Giao Thừa. Bà không quên làm một phần cơm nóng và vài cái bánh ú để sẵn đem cơm cho con dâu. Chuẩn bị xong, bà ngồi đấy chờ con dâu thức dậy...

Võ Phú

Ý kiến bạn đọc
23/07/201616:59:19
Khách
Không thể đổ lỗi cho bà mẹ chồng được vì bà bị các con giấu chuyện bị thất nghiệp. Đáng trách nhất là anh con trai. Bị thất nghiệp không ở nhà lo giúp vợ dọn phòng mà cứ “cà phê cà pháo ở Eden cả năm trời”. Bị thất nghiệp ở nước này là chuyện thường tình. Nhiều người cho là xấu hổ cứ giấu gia đình và bạn bè. Càng giấu thì càng ít có cơ hội kiếm việc mới. Việc đầu tiên khi bị thất nghiệp là gọi cho anh em bạn bè giúp coi ở hãng họ có đang mướn hay không? Tôi có nhiều bạn mang cái mặc cảm này nên mất việc luôn. 31 năm nay đi làm tôi bị thất nghiệp hai lần. Một lần máy bay L85 hủy bỏ ở Wichita, Kansas, 650 người cho vế vườn. Tôi dọn đồ ra khỏi hãng cùng với senior manager và director của tôi. Hai tháng sau bạn tôi giới thiệu tôi việc làm mới. 90% công việc tôi có được là do bạn giới thiệu. Hiên nay công việc tôi đang làm ở Florida cũng do bạn giới thiệu. Càng giấu thì càng lãnh búa, bạn ơi. Mà giấu sao được với thời buổi Internet và Iphone này.
22/07/201623:23:37
Khách
Một bà mẹ chồng xấu xí, chỉ quen thói bắt nạt, nói xấu, nghi oan con dâu .
22/07/201622:57:00
Khách
Dung la it noi' cung thiet. thoi`. Neu nguoi chong khong noi ra su that, thi ba me chong con day nghien con dau toi dau nua~.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến