Hôm nay,  

Hành Trình Tìm Tự Do

02/07/201600:00:00(Xem: 12504)

Tác giả: Vũ Đoàn
Bài số 3857-18—30357 vb7070216

Tác giả tên thật là Đoàn Q Vũ, sĩ quan Hải quân VNVH, cựu tù cộng sản, hiện là cư dân vùng Little Saigon. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Vượt Biển Bằng Thuyền Buồm” đã phổ biến. Ông cũng từng đảm nhiệm công việc một đại diện của thuyền nhân Việt Nam tại trại Bataan thời 1983 và để xuất thành công việc xây ngôi chùa đầu tiên tại đây. Sau đây là bài viết thứ ba của ông. Hình tác giả kèm theo”.

* * *

blank
Tác giả Vũ Đoàn.

Trước 1975, tôi là một Sĩ quan Hải Quân VNCH, có học ở Mỹ 2 năm, lãnh tàu về VN. Sở trường là lính chiến, đi trận khắp Miền Nam từ Vàm Cỏ Đông - Vàm Cỏ Tây, vùng 4 sông ngòi. Sau 1975 ở lại đi tù, ra Bắc luyện công 5 năm, vào lại Nam 2 năm, được tha là vượt biên ngay, chạy trốn cái “thiên đường mù” (nói theo tựa sách của một bà nhà văn gốc Cộng sản tỉnh ngộ.)

1. Poulau Bidong

Trên đường vượt biển, ghe chúng tôi bị chết máy, tôi dùng sào và tấm vải nhựa làm buồm. Sau 8 ngày rời khỏi VN, may nhờ ơn Chúa, Phật phù hộ, chúng tôi đã vào được đảo Poulau Bidong của Mã Lai vào khoảng cuối năm 1982.

Sấp xếp xong nơi ăn chốn ở trong các nhà trại bằng ván ép, ngủ một giấc ngon lành không còn sợ công an cộng sản nữa đêm gõ cửa, sáng ra nhìn thấy bạn bè chung quanh mới biết mình còn sống và có tự do.

Sau khi ra tập họp điểm danh, ai còn, ai mất để ghi vào hồ sơ tỵ nạn. Tiếng hô giải tán, Chúng tôi tan hàng, mạnh ai nấy chạy, tìm cái gì cũng không biết nhưng có điều đáng nói là tất cả người trong trại đều xem nhau như người một nhà, hết sức thân thiện, vồn vã hỏi thăm nhau. Anh chi em còn nhìn bà con xóm làng, tỉnh, thành. Tôi đi lính suốt ngày ở đ.n trại nên ít có người quen, trái lại bạn tôi là giáo sư cả chục năm nên có nhiều người quen đến hỏi thăm.

Lang thang qua các láng trại tôi thường nghe bà con ngâm nga ca hát cho đỡ buồn, nhứt là mấy câu:

Hãy cố quên đi mà sống
Điều gì lâu rồi cũng qua.

Tôi không rõ mấy câu ca nầy từ đâu vì tôi đi lính hành quân sông nước suốt ngày ít có thì giờ nghe nhạc, nhưng những lời nhạc nầy diễn tả rất đúng với tâm trạng chúng tôi lúc bấy giờ. Khi đến Mỹ truy tìm trong Google mới biết đó là lời ca trong “Bài không tên số 5” của Vũ Thành An. Cám ơn tác giả đã cho chúng tôi một lời nhắn nhủ tuyệt vời trong những lúc đau buồn. Đúng thời gian là liều thuốc nó sẽ xoá mờ dần những ký ức đau buồn để con người lại nhìn về tương lai mà sống.

Nhớ lại những đêm buồn cùng Mẹ than thở, Mẹ nói sẽ cầu nguyện Ba con hộ trì các con đều tai qua nạn khỏi:

Mẹ sẽ nuôi con nếu con bị CS bắt lại.

Con sẽ nuôi cá nếu con bị bỏ xác trên biễn do bất cứ lý do gì.

Con sẽ nuôi Mẹ nếu con may mắn đến được bến bờ Tự do.

Đến được trại Pilo Bidong đã qua được rồi giai đoạn 1.

ghe nói giai đoan nầy thường cũng không lâu, chỉ từ 4 đền 6 tháng đủ để thuyền nhân hoàn hồn, nhìn lại bản thân mình, tự hỏi ngày mai sẽ ra sao. Que sera, sera. What ever will be, will be.

2. Sungai Besi

Sau hơn 4 tháng tạm hoàn hồn, có người còn liên lạc được với gia đình ở VN hoặc hải ngoại, chúng tôi rời Poulau Bidong, lên tàu vào đất liền Tranganu, lên xe đến trại Sungai Besi. Đây là trại thanh lọc xem sắp tới mình sẽ đi đâu theo bảo lãnh của thân nhân ỡ Mỹ, Úc châu, u châu hay một nơi nào đó của thế giới Tự do.

Con người thay đổi quá nhanh, lúc lên Bidong đầu tóc bù xù, áo quần te tua như ăn mày, mắt đầy ngấn lệ, thế mà khi đến trại mới họ đã thay đổi hoàn toàn không còn nhận ra được, đầu tóc láng mướt, áo quần lành lặn, mắt nhìn sáng rực vui tươi yêu đời.

Người lớn tuổi 40 trở lên ăn nói lịch sự, các em trẻ từ 20-30 thì bừng bừng sức sống, bay nhảy suốt ngày. Trai gái dễ làm quen nhau vì sống cùng một dãy nhà dài (barrack), đi học chung, đi nhà thờ, đi tập hát chung. Nhiều người còn nhận được tiền của thân nhân từ các nơi gởi tới, trai gái như được thở một luồng sinh khí mới. Tình yêu cũng đến thật nhanh, sau mỗi lần Cao ủy tới (hằng tuần) là có những cuộc chia tay xướt mướt, kẻ đi Mỹ, người đi Úc, đi u châu. Đau buồn nhứt là các Anh Chị hứa sẽ chờ nhau đi định cư nhưng được bảo lãnh ở hai phương trời cách biệt. Cũng có những lứa đôi biết nhau từ lúc cùng lúc vượt biên chàng hay nàng còn kẹt lại, người vượt thoát có bạn mới không thễ chờ..

Hãy cố vươn vai mà đứng
Cuộc tình lâu rồi cũng quên.

Tôi ở trong một căn nhà dài 6m - 4m ngăn vách làm đôi 3m - 4m. Tôi và anh Ngoc nằm chung một giường đôi, anh Thế và con nằm một giường. Bên phải cửa vào là hai cha con ông Dân biểu Đô thành Saigon, bên cạnh là cô cháu. Sau vách là hai Ông Bà người Bắc 54 theo Công giáo. Giường còn lại dành cho đúa cháu trai 11 tuổi và cô con nuôi nhận ở trong trại.

Lich trình sinh hoạt trong ngày: sáng lo vệ sinh doanh trại, lo hồ sơ cá nhân, hội họp.

Tối đi học Anh ngữ. Có một thầy giáo trước kia đã dạy ở hội Việt Mỹ nên học sinh học rất đông. 9 giờ tan học phải về phòng, 10 giờ giới nghiêm,Task Force sẽ đi tuần bắt các anh chị nào còn trốn tránh ỡ xó kẹt nào đó đễ tâm sự mà chưa xong. Hinh phạt cũng nhẹ nhàng thôi: 100 cái hít đất hoặc 100 cái nhún chân, làm xong thì bò về phòng.

Có lần Trưỡng trại mời tôi lên làm Đại diên cho người tỵ nạn, tôi từ chối vì hiện đang có người rồi đó là anh Mai Thanh Truyết. Sau khi anh Truyết rời trại, họ lại gọi tôi, tôi cũng từ chối vì có lẽ tôi cũng sẽ rời trại trong thời gian ngắn thôi.

Họp rồi cũng tan, ở trại Sungai Besi không lâu chỉ từ 4 đén 6 tháng, bà con được thanh lọc để tìm đến đất hứa mang theo trong tim gánh nặng tình yêu đôi khi đẫm nước mắt.

“Tình ngỡ đã ra đi nhưng tình vẫn còn đầy…”

Khoãn tháng 6 năm 1983, hai anh Ngọc và Thế được anh em bảo lãnh đi Mỹ rời trại sớm, kế là hai Ông Bà và cháu trai cũng đi Mỹ. Ông Dân biễu đi Úc phải đi sau. Cô cháu gái Ông Bà Bắc đi Úc ở lại thấy buồn nên dọn đi ở chung với bạn.

Tôi ở lại sau cùng, tôi là quân nhân xin đi theo diện đoàn tụ gia đình nên phải chờ gia đình bão lãnh, thấy chờ lâu nên trại chuyển tôi qua Phi chờ bão lãnh.

3. Trại tỵ nạn Morong Bataan

Cuối tháng 8 n ăm 1983 tôi lên máy bay đi Phi rồi được chở đến trại “Morong Bataan Refugee Camp” ở phiá bắc thủ đô Manila. Trại nầy khá lớn và tỗ chức khá qui mô. Trại có thể chứa đến 18.000 người gồm cả Việt, Miên, Lào. (Từ 1980 đến 1990 đã có 192.185 tỵ nạn đến đây gồm: 182.597 người Việt, 70.240 người Miên và 39.348 người Lào).

Trại có 4 khu:

Khu 1 và 4 cho người Việt.

Khu 2 và 3 cho người Miên và Lào.

Ngoài ra còn một khu dành cho thầy cô giáo, nhân viên an ninh, nhân viên văn phòng trại.

Văn phòng trại khá rộng do Đai tá Benson trong coi toàn trại.

Lúc tôi tới trại là lúc bầu lại Ban đai diện cho Cộng đồng VN, tôi được bầu làm đại diện. Tôi ở khu 1 cách khu 4 khoảng 1 cây số, lúc họp thường đến khu 4 để họp vì khu 4 rộng rãi hơn.

Điều đáng nói là suốt dọc đường quanh trai cho tới Manila đều có trồng xoài. Xoài do học sinh từ lóp tiểu học đến trung hoc nghỉ ngày thứ bảy đi trồng theo hướng dẫn của chính phủ. Đến mùa xoài sẽ có xe đi hái trái, xoài ở đây rất rẻ, xoài bán được bỏ vào quỹ xây trường học.

Hoc sinh từ tiểu hoc đã học 2 thứ tiếng: Tiếng Phi là tiếng Tagalog và tiếng Anh nên hoc sinh nói rất giỏi tiếng Anh.

Nước Phi Luật Tân là thuộc địa của Bồ Đào Nha từ 1521 đến 1762 nên đa số dân Phi theo đạo Ki Tô. Sau 1762 Anh thay Bồ, đến 1898 Mỹ thay Anh. Mỹ dự trù cho Phi độc lập năm 1944 nhưng bị gián đoạn vì Phi bị Nhựt chiếm và đô hộ trong Đệ nhị thế chiến. Mãi dến 1946 Phi mới thật sự có Độc lập.

Công tác chính của trại là dạy ESL và lo sức khỏe cho người sấp định cư tại Mỹ.

Các anh, chị khá tiếng Anh thì được làm Phụ giãng bằng tiếng Việt, Miên, Lào cho các người mới học tiếng Anh. Tôi được làm Phụ giảng nên quen rất nhiều cô giáo Phi, họ còn mời tôi đến khu nhà trại của họ chơi cuối tuần, nơi đây tôi có quen cô Luz, một cô giáo trẻ mới ra trường Đai hoc Xã hội khoãng 2-3 năm.

Tôi được ở chung nhà với hai vợ chồng Bác sĩ Nhân & Mai. Vợ chồng Bác Sĩ Nhân & Mai còn trẻ, hiền lành lúc nào cũng nói chuyện nhỏ nhẹ, thân tình.

Tôi vì là Đại diện Cộng đồng nên có rất nhiều việc cần giải quyết, họp hành, xem Cộng đồng có than phiền hay khiếu nại gì không, Task Force có tốt không? Tôi thường khi đi họp đến tối mới về.

Ở đây tâm trạng mọi người cũng thay đổi nhiều, có kẻ vui vì nhận được bão lãnh và cả tiền của thân nhân gởi cho; có kẻ buồn vì bị vợ xù phải chờ sponsor của nhà thờ; có người còn chờ ghép form với người bạn mới.


Soeur Pascal ở Manila cuối tuần thường vào trại làm lễ hay dẫn anh chị em Công giáo ra nhà thờ ở Manila chơi. Tôi gặp Soeur, qua câu chuyện Soeur biết tôi ở tù Cộng sản vượt biên nên Soeur rất quí.

Gần Tết Tây tôi gặp Soeur và một số người Việt sống ở Manila đến chơi, họ tổ chức ăn uống và ca hát cho đỡ nhớ nhà. Tôi liền có ý nghĩ: Tại sao không tổ chức một ban nhạc ra Manila hát vào dịp New Year. Về trại tôi mời anh Nhạc sĩ Nhật Ngân và ban tham mưu của liên trại cho ý kiến. Anh Nhật Ngân từng là giáo sư dạy nhạc rất vui và chấp nhận làm Trưởng ban nhạc, chọn ca sĩ huấn luyện ca hát và sắp xếp chương trình trong vòng 2 tháng phải xong. Lúc đó trong trại rất vui, các chị, các em ai cũng muốn làm ca sĩ ra Manila hát và giúp vui cho đồng bào trong trại. Có người còn đến hỏi tôi xin ghi danh làm ca sĩ, tôi nói “Tôi có biết ca hát gì đâu mà hỏi, đến hỏi thẳng với Nhạc sĩ Nhật Ngân kìa “.

Còn việc khác nữa là tôi nghe đồng bào nhận được thư của thân nhân nói có bỏ cash (tiền mặt) trong thư mà mỡ thư ra không thấy tiền, tôi không thể báo cáo với ông Benson được đành phải nhỏ to với Soeur; Soeur dẩn tôi tới gặp Giám Đốc về di trú người Phi. Ông Giám Đốc nầy còn rất trẻ, cao ráo, đẹp trai. Nghe tôi trình bày xong Ông rất bình tĩnh, cám ơn tôi và hứa sẽ giải quyết sớm vấn đề nầy. Mọi việc được tiến hành một cách bí mật...

Đêm Noel tôi tỗ chức ca hát trong trại xem trước khi đi trình diễn ở Manila.

Trong khi đồng bào đang vui vẻ xem ca hát đến khoảng 10 giờ thì có 3 xe dân sự có võ trang chạy thẵng vào post office, chận các cửa và đột nhập vào phòng bắt gập nhân viên bưu điện đang gỡ thư để lấy tiền, (vào dịp Noel thư đến rất nhiều), nhân viên bưu điên bị bắt hết đem về Manila. Sáng hôm sau Soeur goi cho tôi hay nhưng bảo tôi giữ im vì sợ mất uy tính của người Phi.

Sau Noel Đại Tá Benson cho mời tôi và 2 người Đại diện Miên, Lào lên phòng hop. Ông nóí là ông muốn có lời cám ơn của người tị nạn trên Đài phát thanh ở Manila vào dịp New Year. Ba chúng tôi phải tự viết bài để biểu hiện rõ ràng suy nghĩ cũa người tị nạn.

Phần tôi, viết bài xong, tôi nhờ cô Luz chỉnh sửa cho rõ ràng và đúng văn phạm. Đến New Year, chúng tôi ra Manila đôc bài cảm tạ trên đài phát thanh, Soeur nghe được, Soeur rất mừng và đồng bào ta ở Manila cũng Welcom tôi đến chơi nơi Soeur ở.

Người ta thường nói “mồm miệng đỡ tay chân”, nhưng với tôi “mồm miệng lại hại tay chân.”

Trong một buổi ăn cuối tuần ở nhà Soeur có nhiều người Việt đến chơi. Bà con đã được giới thiệu về tôi, nhưng đàn bà vẫn hay “thét mét” điều tra lý lịch anh nầy xem sao?

để đi biễn trong cơn bão tháng 10 ta. Sau 8 ngày đêm chống chọi với bão tố, đói khát, nhồi lắc trong ghe, may mắn nhờ Chúa Phật độ trì chúng tôi đến đươc Poulau Bidong.

Thấm thoát đã gần 2 năm, tôi được ngồi đây “ăn cá” với mấy chị. Câu chuyện có vẻ cũng lý thú, mấy chị hỏi tới “đã có vợ chưa, có mấy con” Sao mấy chị hỏi nhiều quá vậy? Tôi là lính HQ mà ế à.? Tôi có vợ 3 con đã qua Mỹ 3 năm trước khi tôi ra tù.

Chuyện tôi là SQ/Hải quân được mấy chị đem ra Manila kháo chuyện với nhau đến tai một Ông đoàn viên Mặt trận Hoàng Cơ Minh. Tuần sau Ông đến xin gặp tôi, ngỏ ý muốn tôi gia nhập vào Mặt Trận. Ông đưa tôi một số tài liệu, tôi nói để tôi xem lại và tôi đã là ũng hộ viên cho tổ chức. Về lại trại, chúng tôi có nhiều buổi họp với các anh em trại: Tôi có biết Ông Hoàng Cơ Minh, Ông là Đai úy Giáo sư dạy về môn chiến thuật ở Trung Tâm Huấn Luyện Hãi Quân, lúc tôi còn là SVSQ. Ông tánh người cứng cỏi, bộc trực, thẵng thắn, thanh liêm, nói là làm, hơi nóng tánh. Tóm lại Ông là một võ biền, trọng danh dự. Sau đó có 2 người Mỹ không rõ danh tánh đến tìm tôi hỏi tôi: Tỗ Chức HCM có cần gì báo với 2 ông biết, 2 ông sẽ giúp (như quân trang, quân dụng….v..v..)

Sau Tết Tây lại đến Tết Ta, bà con nhận được nhiều tiền, bây giờ là lúc xài tiền nếu không xài vài hôm nữa vào Mỹ thì còn show up với ai? Không khí ở đây vui nhộn khác xa trai Poulau Pidong, I never know, never know.. Que sera sera and What Ill be, will be.

Hãy cố vươn vai mà sống,
Tô son cho môi thêm hồng

Bà con đi Manila nhiều hơn mua hoa quả, thịt cá về làm tiệc cúng Ông Bà, sau là mời bạn bè ăn nhậu. Cũng có vài vụ lớn tiếng ở khu Miên Lào nên tôi nhắc nhỡ “Anh em có vui chơi cũng vừa thôi“ đừng làm mất lòng hàng xóm đang cần sự im lặng nghỉ ngơi“.

Có người vui lúc nào cũng có người buồn. Có người vì hoàn cảnh gia đình bị xù, cũng có người đi tìm ghép Form với bạn mới là Việt hay Phi, để cùng đi Mỹ.

Đồng bào lại thét mét, nhứt là Miên Lào. Tại sao ở đây có nhà thờ mà lại không có chùa, đa số dân Miên Lào theo đạo Phật. Họ thúc dục tôi phải lên Văn phòng trại đưa đề nghị trên với Đ/T Benson thay họ. Sau một lúc suy nghĩ Đ/T Benson goi điện thoại về Manila hỏi ý kiến và cho tôi biết là Ông bằng lòng lấy khu đất cạnh vùng 4 để xây Chùa, khu đất nầy rất tốt, rất thuận tiện đi lại. Ông sẽ cho xe chở vật liệu, nếu thiếu tôi phải tự tìm lấy và công trình xây cất Ông cũng giao cho tôi lo lấy.

Tôi về họp liên trại đê thảo kề hoạch. May cho tôi là tôi có ông Phó, Ông Lai, Đốc sự Hành chánh, Ông đến trước tôi, quen biết nhiều người trong trại và biết có một kiến trúc sư có thể giúp trại để vẽ bản đồ ngôi Chùa, trinh cho Ông Benson và được chấp thuận thi công. Mỗi khu trong trại phải cấp 20 người mỗi ngày làm gấp vì chúng tôi không biết còn ở lại trại bao lâu nữa.

Tôi gặp Soeur Pascal bàn kế hoạch xây chùa, Soeur không phản đối mà còn chở tôi tới gặp Đức Cha (Vị Giám Mục ở Manila) để xin thêm vật liệu. Đúc Cha niềm nở tiếp chúng tôi còn chụp hình làm kỷ niệm, cho xe chở cây ván vật liệu bao nhiêu chúng tôi cần. Tôi thành thật cám ơn lòng quảng đại của Ngài.

Trong vòng hơn 2 tháng mà Chùa đã hình thành cơ bản dáng vóc một ngôi chùa. Đức Cha cho 1 cái chuông lớn cao 2 mét, làm bệ cao úp trước sân chùa.

Một hôm cô giáo Luz mời tôi đi chơi với cô, trong nắng ấm chúng tôi đi một quãng đường khá dài, nói chuyện “trời trăng, mây gió “ cho vui thôi. Đến một khoảng vắng cô bỗng dừng lại, nắm tay tôi, cô nói Cô đã coi hồ sơ lý lịch của tôi và cô cũng đã xem hồ sơ xin định cư của tôi. Cô nói: ”Sorry cho anh là vợ anh đã bỏ anh rồi và anh đang có người khác bảo lãnh cho anh“. Cô rươm rướm nước mắt nói ”Tôi đă để ý anh từ lâu, thấy anh lúc nào cũng bận tâm đến cộng đồng mà không nghĩ tới anh. Anh có biết là anh đã ở đây hơn một năm rồi không? Người ta ở đây lâu lắm là 8 tháng là đã rời trại.”

Tôi giật mình nhớ lại. Đúng là vợ chồng Bác sĩ Nhân đã đi từ lâu. Anh Lai cũng đã rời trại. Anh em trong hội đồng trại cũng đã đi hết cả rồi chỉ còn lại mình tôi. Không biết vợ con tôi ra sao mà không bliên lạc bảo lãnh cho tôi. Tôi uống thuốc cao máu vì buồn và mất ngũ không biết nói cùng ai.

Cô Luz nói tiếp, lẽ ra phải để anh đưa ra đề nghị nầy với tôi, nhưng thôi được tôi xin nói thay anh ”Chúng ta hãy ghép Form nha anh, chúng ta sẽ làm lại cuộc đời.´Cô ngã người vào vai tôi thúc thít “Em yêu Anh.“ Đề nghị của cô Luz làm tôi bần thần.

Chuyện tình cảm với cô Luz chưa biết ra sao thì không biết là rủi hay may, chỉ ít lâu sau đ8ó, tháng 3/84 tôi được lệnh rời trại. Tại bến xe đưa tôi ra phi trường, cô không ngần ngại ôm lấy tôi khóc nức nỡ như 2 người tình. Cô trao cho tôi chiếc khăn tay, cô nói “Đây là nước mắt của em, nếu có thương em, anh hãy trở lại tìm em “.

Theo lời mấy cô giáo trong trại, cô Luz là con một ông tướng bộ binh Phi Luật Tân, cô đep và hiền nên rất được lòng quí trọng của các cô trong trại.

Hinh ãnh của cô Luz, sau bao thăng trầm trong cuộc sống ở trên đất Mỹ, vẫn in đậm dấu ấn trong tim tôi, dù người đi đã không thể trở lại.

Vũ Thành An đã khuyên tôi:

Hãy cố quên đi mà sống,
Đời mình lâu rồi cũng qua.

Nhưng Trịnh Công Sơn lại nói:

Tình lỡ đã xa xâm nhưng tình vẫn đâu đây
Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy.

Riêng tôi nước mất nhà tan là lẽ thường tình, không trách được ai. Đến sống được ở một nước Tự Do đối với tôi cũng là Hanh Phúc lắm rồi. Nhân ngày Lễ Kỷ Niệm Thành Lập nước Mỹ sắp tới, là một thuyền nhân vượt thoát qua một số trại tỵ nạn chỉ xin kể lại một số dữ kiện đã qua, nếu có điều chi thiếu sót hay sai sót, xin lượng thứ và cho tôi thêm ý kiến đễ sửa sai hay bổ túc.

Vũ Đoàn

Ý kiến bạn đọc
28/08/201603:18:08
Khách
Tui em kham phuc truoc tam long cao thuong cua anh. Doc bai cua anh luc nao cung muon tiep tuc doc hoai.
19/07/201616:28:35
Khách
Trã lời các bạn.
Cảm ơn các bạn đã thăm hỏi tôi.

Đang đụng trận với CS, bỗng có lệnh đầu hàng, trình diện đi tù, tôi đã rút súng tự tữ, vợ tao khóc" nếu anh có muốn chết hãy giết mẹ con em trước đi rồi hãy tự tữ" tôi chiụ thua buông súng đi tù. thế mà khi qua Mỹ vợ tôi đã say Good bye.
Lúc ở Long giao trại tù đầu tiên, tôi nằm cạnh ông già Thơ và anh Tràm. Suốt đêm tôi không ngũ được, ông già Thơ năng nĩ tôi" Vũ ơi mầy làm ơn ngũ đi suy nghĩ làm gì nữa " !!!
Qua trại kế tiếp ở Suối máu ( Biên hòa ) gặp Trần ngọc Anh,Khoa Lô. Ở khoãn 6 tháng thí ra Bắc.
Ra Sơn La sát biên giới với Tàu (16km)." Nước Sơn La, Ma Hòa Bình" là 2 địa danh ác hiễm ở Việt Bắc nơi nhốt tù binh Mỹ.
Tôi bi sơn lam chướng khí, viêm gan, đưa đi bịnh viện coi như chờ chết, thấy Trần N Anh đi qua chĩ vẫy tay chào nhau giã biệt.
Thế mà tôi không chịu chết, có lệnh viết thơ về xin thức ăn,Mẹ tôi nói với em tôi "thằng Vũ chắc sấp chết rồi, tao biết nó không hề xin ai bất cứ cái gì " Bà gỡi cho tôi gói quà chũ yếu là thuốc men. Thuốc gỡi ra như thần dược uống 3 ngày sau là hết bịnh.
1978 dời trại xuống Yên Bái, tôi ngũ ngay giường của thằng Nguyễn Quang Thái k13 /HQ vừa mới chết. Đêm nằm ngũ thấy Thái hiện về báo mộng cho biết là Thái đã chết, nếu qua Mỹ gặp vợ Thái thì nói giùm ( tôi và vợ chồng Thái là chỗ thân tình). Lúc xuống phi trường John Wayne ( Orange County) lại chính là vợ Thái ra đón tôi mới lạ.
Tạm ngưng tại đây, bước đầu tới Mỹ là thoát chết rồi còn muốn gì nữa hã Vũ !!!
Gémir, pleurer, prier est également lâche,
Comme moi, souffre et meurs sans parler.
La mort du loup ( Alfred de Vigni )
19/07/201616:21:29
Khách
Cám ơn phần góp ý cua Anh Triều Phong.
Tôi chĩ đọc lịch sữ Phi lúc còn ở Trại tỵ nạn , cac Cô giáo Phi cho mượn xem nên không có tài liệu tra cứu như Anh.
Rất cám ơn Anh.
17/07/201605:19:13
Khách
Chào ông Vũ Đoàn,
Tôi xin được góp ý với ông chút xíu về sự nhầm lẫn của ông trong bài này. Phi là thuộc địa của Tây Ban Nha chớ không phải của Bồ Đào Nha!
Vì năm 1521, Ferdinand Magellan; nhà hàng hải Bồ Đào Nha nhưng lại làm việc cho Tây Ban Nha đến Phi mở ra kỷ nguyên thuộc địa hóa quần đảo này. Tới năm 1543, Ruy López de Villalobos, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha đã tiếp tục đến đây thám hiểm và đặt tên cho nó là Las Islas Filipinas để vinh danh Quốc Vương Felipe II.
Mong ông nhờ tòa soạn VB chỉnh lại cho đúng với lịch sử nước Phi và lịch sử thế giới.
Kính,
Triều Phong-TPN
10/07/201619:48:17
Khách
Vâng, rất hấp dẫn, chân thành. Mong tác giả viết tiếp khi đến bến bờ Tự Do.
02/07/201616:25:49
Khách
Hấp dẫn , chân thành . Còn tập 2 không tác giả ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,170,711
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến