Hôm nay,  

Chuyện Phi Công Mỹ Vượt Trại Tù CS

31/05/201600:00:00(Xem: 14241)

Tác giả: Nguyễn Thị Mão
Bài số: 3831-17-30331-vb3053116

Bài viết nhân dịp Memorial Day. Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007. Trước 75, cô là một viên chức trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, vượt biển năm 1989 và định cư tại San Francisco, đi làm bán thời gian và học xong về ngành Library. Hiện làm việc tại thư viện trường trung học tư thục Lick Wilmerding tại San Francisco.

* * *

blank
Trung úy Dieter Dengler tại bệnh viện sau khi được giải cứu.

Trong cuộc chiến chống cộng sản tại Việt Nam trước đây, bên cạnh sự chiến đấu dũng cảm của quân đội Viêt Nam Cộng Hoà, không thể không nói đến sự chiến đấu của những quân đội đồng minh, và đặc biệt sự dũng cảm, can trường của những người lính Mỹ đến từ một quốc gia cách nửa vòng trái đất. Họ là những chàng trai bỏ lại sau lưng mọi niềm vui của tuổi thanh xuân, nhập ngũ và sang giúp bảo vệ miền Nam Việt Nam trước họa xâm lăng của cộng sản. Trên bức tường đá đen tại đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam ở Washington DC có ghi danh hơn 58,000 tử sĩ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam.

Hơn 40 năm sau cuộc chiến, những cựu chiến binh từng chiến đấu chống cộng tại Việt Nam năm xưa nay đã vào tuổi xế chiều, nhiều người đã ra đi.

Câu chuyện sau đây kể về một phi công người Mỹ là bạn của chồng tôi. Câu chuyện trốn thoát trại tù cộng sản tại Lào của Dengler đã được viết thành sách "Escape from Laos". Thêm cuốn "Hero Found: The Greatest POW Escape from Vietnam War" kể về cuộc đời của Dengler viết bởi Bruce Henderson, người từng cùng phục vụ trong đội bay với Dengler. Câu chuyện cũng được làm thành phim "Rescue Dawn", do tài tử Christian Bale đóng vai Trung Úy Dengler..

Bài viết sơ lược này để tưởng nhớ Lieutenant Dieter Dengler, của United Stated Navy

*

blank
Phi công Dengler tại San Diego, tháng 12 năm 1996.

Dieter Dengler sinh năm 1938 là một di dân từ nước Đức, tới Mỹ với hoài bão sống trong tự do và có cơ hội thực hiện ước mơ bay bổng.

Ngay khi đủ 18 tuổi, chàng Dieter xin gia nhập không quân Mỹ và được tuyển dụng, nhập ngũ năm 1957.

Sau khi được đào tạo cơ bản tại căn cứ Lackland ở San Antonio, Texas, ông được giao nhiệm vụ là một kỹ thuật viên động cơ, sau đó, được chọn dự khoá đào tạo sĩ quan và trở thành một phi công.

Tại trạm không lực Hải Quân Corpus Christi, Texas, ông được đào tạo như 1 phi công trong Douglas AD Skyraider và gia nhập VA-145 trong khi mãn khóa tại Naval Air Stattion Alameda, Califonia.

Năm 1965, phi đội của Trung úy Dieter Dengler tham gia các tàu sân bay USS Ranger và chiến hạm này được điều động về bờ biển Việt Nam, ông được điều về và đóng tại trạm Dexie, ở Nam Việt Nam và sau đó chuyển về phía bắc tại trạm Yankee để mở những cuộc chống lại sự xâm lược của miền Bắc.

Trong cuộc hành quân phía bắc gần biên giơi Lào, nằm về phía tây của đèo Mụ Giạ, ngày 1 tháng 2 năm 1966, ông được điều tới một phi vụ do Hải Quân AD Skyraider từ VA-15 hoạt đông vận chuyển, ông có nhiệm vụ cùng 3 chiếc máy bay khác ngăn chặn đoàn xe tải quân trang của CS từ Bắc vào Nam. Hôm đó thời tiết không mấy tốt, nên tầm nhìn xa rất khó khăn do những vụ cháy dưới đất từ các mục tiêu, ông mất tầm nhìn với 3 chiếc máy bay khác, ông quyết định lượn chiếc Skyraider vào mục tiêu. Sau hơn 2 tiếng quần thảo trong vùng địch, máy bay ông bị trúng đạn và bốc cháy.

Một tiếng nổ lớn như sét đánh. Cánh phải của chiếc Skyraider rớt xuống. Máy bay lộn nhiều vòng trong bầu trời đầy lửa đạn. Dieter cố điều khiển máy bay vào một khoảng trống trên đất Lào. Khio còn khoảng hơn 100 mét cách mặt đất, ông bị đẩy ra khỏi máy bay, rớt xuống mặt đất, bất tỉnh trong vài phút nhưng ông kịp dậy và biến vào rừng,. Khi phi hành đoàn nhận ra máy bay của ông đã bị bắn hạ, họ tin tưởng rằng ông đã ẩn nấp trong rừng và chờ được cấp cứu.

Ngay khi vào rừng, ông đã nhanh chóng đập vỡ máy vô tuyến điện, và dấu hết các thiết bị tồn tại khác để tránh cho quân cộng sản hay quân Lào có thể tìm thấy. Nhưng chỉ một ngày sau khi máy bay bị bắn ha, ông đã bị quân Pathet lào bắt sống. Họ đã dẫn độ ông xuyên qua các khu rừng, bị trói ghô trên bốn cọc để ngăn chặn ông có thể trốn thoát khi đêm xuống. Nhưng tuy bị cột như thế ông không ngừng nghĩ cách trốn thoát, ông đã cố chạy trốn trên đường họ giải ông đi, và ông đã thoát, trên đường chạy trốn ông ngừng tại một con suối để uống nước và ông bị bắt lại. Lần này ông bị họ tra tấn, đánh đập. Ông đã bị họ treo ngược chân lên, cho mặt ông đụng vào ổ kiến cho đến khi ông ngất đi, và bị treo lơ lửng trong miệng giếng suốt đêm, ông biết ông có thể bị chết đuối nếu dây thừng bị đứt. Ông bị họ buộc vào một con trâu nước và kéo lê qua những làng mạc để làm vui cho quân lính Pathet lào. Quân Pathet Lào bắt ông phải ký vào tài liệu lên án Hoa Kỳ nhưng ông từ chối, lần này ông bị chúng tra tấn bằng roi vót thật nhỏ và sắc bén, những vết roi đã lằn sâu vào da thịt ông đến nưng mủ và đau đớn trầm trọng.

Một lần khác, họ buộc dây thừng quanh hai tay ông quặt ra sau, rồi cột vào một khúc gỗ và vặn dây thừng nhiều vòng cho đến khi cánh tay và thần kinh ông tê dại, tay ông sau đó không thể cử động trong 6 tháng.

Từng được đào tạo tại trung tâm SERE (Survival, Escape, Resistance, and Evasion) nơi ông đã thực tập thuần nhuyễn những kinh nghiệm vượt thoát và sống sót khio phải đối diện với sự đói khát, dù bị hành hạ, nhưng mỗi lần tỉnh lại là ông vẫn nghĩ ngay tới kế thoát thân.

Sau 3 tuần bị cầm tù và tra tấn do quân Pathet lào, họ giải ông cho quân cộng sản Việt Nam khi họ hành quân qua một ngôi làng.

Khi bị đưa đến trại tù gần làng Parkung, nơi đây ông đã gặp thêm 6 tù binh khác, trong số này có 2 người Mỹ: phi công Duane W. Martin và Eugene DeBruin, cùng 3 người Thái: Phisit Intharathat, Prasit Promsuwan, Prasit Thanee và một người Tàu, là Y.C. To.

Duane W. Martin là một phi công trực thăng đã bị bắn rơi trên vùng trời miền bắc năm trước đó, còn những người tù khác là những nhân viên làm cho hãng hàng không dân sự thuộc sở hữu của CIA.

Ông thấy họ trong tình trạng thật thê thảm, người bị thương tích đầy mình với những mảng thịt lở loét, người thì mất răng, người bị nhiễm trùng nướu răng đầy mủ, người dáng đi như bộ bộ xương biết đi. Nhóm tù nhân này đã ở đó hơn hai năm rưỡi.

Sau ngày đến trại tù, chẳng bao lâu tất cả những tù nhân bị di chuyển đến địa điểm khác cách đó hơn 10 cây số. Khi đến trại mới ông bắt đầu bàn tính chuyện trốn trại, ông và người phi công tên Martin bàn cãi là ai sẽ đi với họ.


Trong khi đó thực phẩm của trại tù hầu như cạn kiệt, ngay cả đôi lúc phải ăn thịt như rắn, thịt chuột... sự căng thẳng giữa những bọn coi tù thêm quyết liệt là làm sao giải quyết mấy người tù binh này. Tối đến họ xích các tù binh lại với nhau và bỏ mặc họ với lạnh lẽo và bịnh hoạn.

Sau vài tháng, một trong những tù nhân người Thái tình cờ nghe được bọn coi tù bàn với nhau hãy làm hiện trường như là mấy tù binh tìm cách trốn nên họ phải bắn cho chết, ngay cả họ cũng đói như tù nhân nữa, họ cũng muốn trở về nhà với gia đình họ. Tất cả mấy bạn tù bấy giờ đồng loạt định ngày để trốn.

Dengler đã lập kế hoạch khống chế cai tù, sau đó sẽ nới lỏng các dây thép gai chung quanh trại để tù nhân có thể chui qua dễ dàng, ông sắp đặt cho các bạn tù kế hoạch tước đoạt súng và khống chế các cai tù khi họ đang ăn trưa, trong khi ông sẽ giải thoát những bạn tù bị còng tay.

Ngày ước định ra tay đã đến. Đó là ngày 29 tháng 6 năm 1966. Trong lúc bọn cai tù đang ăn trưa, nhóm bạn tù giải thoát cho mấy bạn bị còng trước, Dengler và một bạn tù khống chế cai tù và đoạt lấy vũ khí của họ gồm súng trường M1, súng trường tự động Trung Cộng, một súng carbine Mỹ, và một khẩu tự động AK47. Ông dùng khẩu AK 47 này trong việc thoát khỏi trại tù binh. Ông Dengler ra ngoài trước, đến túp lều trại lấy thêm một khẩu M1 cho chính mình và trao khẩu súng Carbine Mỹ cho phi công Martin. Bọn cai tù thấy các tù nhân đã làm loạn và trốn thoát, họ vội chạy về phía ông Dengler và bắn AK 47 xối xả. 1 bạn tù, ông Phisit đã bắn chết tên cai tù khi tên này tiến đến ông. Hai cai tù khác bỏ chạy.

Thế là nhóm bảy tù nhân thoát khỏi trại tù, họ chia nhau thành 3 nhóm, ban đầu ông DeBruin được sắp xếp cho đi với ông Dengler và ông Martin nhưng DeBruin quyết định đi với Y. C. To, một tù nhân gốc Hoa. Họ dự định đến sườn núi gần nhất và chờ cứu hộ. Ông Dengler và Martin đi cùng nhau, quyết định sẽ phải đi xa hơn về hướng Thái Lan.

Trốn trại rất là nguy hiểm, nhưng Dengler thà chết trên con đường vượt thoát còn hơn là bị chết trong trại tù binh. Họ đi mãi, nghỉ ngơi trong khoảnh khắc rồi lại đi tiếp. "Cách nhanh nhất là tìm một dòng sông có thể chảy ra sông Cửu Long và từ đó sẽ đưa chúng ta an toàn sang Thái Lan.Trung úy Dengler nói với Martin, người bạn đã cùng ông vượt ngục.

Tới được một con sông, hai ông làm một chiếc bè để trôi cho nhanh theo dòng nước ghềnh chảy xiết, buổi tối họ buôc mình vào thân cây để không bị cuôn trôi bởi dòng nước chảy mạnh, đến sáng họ ẩn mình dưới những tàng cây dày, được bao phủ trong bùn lẩy. Họ nghĩ rằng đang theo dòng ra sông lớn Cửu Long, nhưng rồi khám phá ra là họ chỉ đi vòng lại chỗ hôm qua mới đi qua, may quá họ không bị phát giác. Hai ông dựng tạm lều dưới lùm cây rậm rạp, tìm thức ăn trong cái làng bỏ hoang gần đó, nhưng sự đói rét vẫn vật vã. Ý định dùng ngọn lửa để làm tín hiệu cho máy bay C-130 đến cứu. nhưng hai ông không còn sức Họ dùng thuốc đạn của khẩu súng Carbine mà ông Martin đã bỏ đi làm vật dẫn lửa để đốt tín hiệu. Đêm đó có một chiếc C-130 lượn quanh đó, hai ông đã vẫy ngọn lửa theo hình chử S và S để hy vong được cứu, nhưng vô vọng.

Trên đường đi trốn trong rừng, có lúc họ nhìn thấy một xóm nhỏ có dân quê ra vào. Ông Martin, sức khoẻ quá yếu vì đói và bịnh sốt rét, muốn đến đó để lấy trộm thức ăn. Dengler đã ngăn cản, và không cho ông Martin đến gần làng đó một mình. Có 1 thằng bé đang chơi với 1 con chó gần đó thấy họ rồi nó chạy vào làng hô hoán lên là "người Mỹ". Trong vài phút một vài người dân xuất hiện họ quỳ và cầu nguyện, nhưng 1 người đàn ông trong bọn vung dao lên và đánh vào chân Martin. Một nhát dao nữa chém đứt đầu của Martin.

Ông Dengler chạy nhanh về phía mấy người dân làng, họ bỏ chạy vào làng kêu cứu. Ông Dangler vội chạy đến chân của Martin và tháo chiếc giày (mà hai ông đã nhặt được trong rừng) rồi chạy hết sức nhanh vào rừng. Thoát chết.

Sau khi thoát chết, ông dự định trở lại ngôi làng bỏ hoang đó sẽ đốt cho tàn rụi đề làm ám hiệu cho đội phi hành đoàn C-130 biết mà đến cứu ông. Ông đã nổi lửa đốt, quả thật phi hành đoàn phát hiện đám cháy và bắn hoả châu lên, nhưng họ lại bay xa, vì không ai nghĩ là có người sống sót bên dưới, họ bay về căn cứ tại Thái Lan.

Sau 23 ngày trốn trong rừng, sáng ngày 20/7/1966, Eugene Peyton Deatrick một phi công lái máy bay lượn trên vòm trời gần dòng sông nơi ông Dengler trốn, ông thấy tín hiệu màu trắng vẫy vẫy hình chữ S&S. Khi cho máy bay quay lại, Eugene thấy một người đàn ông đang vẫy vẫy và quyết định cứu giúp bằng cách liên lạc với đội cấp cứu. Dù được khuyên là nên quên đi vì có thể đó là do VC giả dạng để gài bẫy, nhưng cả Eugene và viên phi công phụ vẫn kiên trì thuyết phục, yêu cầu trung tâm phối kiểm xem có phi công nào bị bắn rơi và mất tích không.

Cuối cùng ông Dengler được cứu lên chiếc máy bay cấp cứu. Sau khi lên được sàn của máy bay, họ kiểm tra người của ông không có vũ khí, ông bảo với họ là ông đã trốn khỏi nhà tù của cộng sản Lào trước đó 2 tháng, họ báo với trung tâm hành quân có một người đàn ông nói ông ta là 1 phi công của phi đoàn Douglas A-1H Skyraider đã bị bắn rơi và tên ông là Dieter Dengler.

Khi toán phi cơ cấp cứu hạ cánh xuống căn cứ Đà Nẵng, tên của ông được xác nhận là đúng.

Trong nhóm 7 người trốn trại, cùng với Dengler, còn thêm được 2 người sống sót là Eugene DeBruin, người Mỹ, và Phisit Intharathat, người Thái.

*

Trung úy Dieter Dengler được đưa về Hoa Kỳ để điều trị và phục hồi sức khoẻ. Sau này ông được thăng thưởng huy chương Navy Cross, Distinguished Flying Cross, Purple Heart, Air Medal. Ông được huấn luyện để trở thành phi công lái máy bay phản lực. Sau thời gian phục vụ, hài lòng với nghĩa vụ, ông chuyển sang làm phi công cho hãng hàng không dân sự Trans World Airlines. Năm 1977 ông có trở lại Lào, được đón tiếp long trọng và được đưa tới thăm lại nơi trại giam mà ông đã bắt đầu một cuộc trốn trại lịch sử trong đời ông.

Dieter Dengler mất ngày 7 tháng Hai năm 2001, lễ an táng được cử hành trọng thể tại nghĩa trang Quốc Gia Arlington National Cemetery tại Hoa Thịnh Đốn. Trong buổi tiễn đưa ông, 3 chiếc máy bay F-5 lượn ba vòng trên vòm trời nghĩa trang để tiễn người cựu phi công can trường lần cuối.

Nguyễn Thị Mão

Ý kiến bạn đọc
01/06/201606:40:14
Khách
Hàng chục ngàn chiến sĩ đồng minh đã sát cánh kề vai cùng quân lực VNCH chống trả những cuộc xâm lăng miền nam VN của bạo quyền cs. Những hy sinh ấy đáng được trân trọng biết bao, tình huynh đệ chi binh Việt Mỹ tạo thành nhiều câu chuyện xúc động lòng người. Thế vậy mà, vì quyền lợi của nước Mỹ, tất cả đã như dã tràng xe cát, miền nam VN bị bức tử trong uất ức, nghẹn ngào. Phi công Dangler may mắn hơn hàng chục ngàn tử sĩ Mỹ - Việt đã hy sinh đền nợ nước. Ngày Chiến Sĩ Trận Vong là ngày duy nhất trong năm mà lá cờ Mỹ được phép đặt xuống mặt đất để trân trọng sự hy sinh của người lính Hoa Kỳ. We salute the MEN and WOMEN who served to protect our country.
01/06/201602:55:00
Khách
Chào chị Mão,
Bài viết chị rất hay. Khó thông cảm được sự đau khổ của Trung uý Dengler và các tù bình khác đó.
Chúc anh chị mọi sự thật tốt đẹp.

Sáu
31/05/201617:11:28
Khách
Phi công Dengler là một trong 5000,000 chiến sĩ Mỹ xã thân chiến đấu cho chúng ta. 58,000 tính mạng đã hy sinh cho chúng ta. Cháu kính trọng và biết ơn họ. Cám ơn tác giả kể một chuyện hay về lính Mỹ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,692,029
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2003. Sau nhiều năm ngưng viết, tháng Năm 2017, Iris tái ngộ bạn đọc Việt Báo với "Chuyện Góc Bếp," tự sự của một bà mẹ độc thân nuôi con trên đất Mỹ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa. Bài viết mới của ông có lời ghi “Xin cám ơn Ba vì câu chuyện đã kể, là nội dung chính cho bài viết này!”
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả từng nhận các giải bán kết từ năm đầu tiên 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là một hạm trưởng hải quân VNCH,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu là Fathers Day 2017. Mời đọc bài viết cho ngày này của Đoàn Thị. Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010.
Chủ nhật 18 tháng 6 là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Năng Khiếu: đứa con được sinh ra tại khu kinh tế mới Sông Ray, tỉnh Long Khánh, trở thành một nữ dược sĩ tại Mỹ kể về người cha H.O.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu sẽ là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Trương Ngọc Bảo Xuân. Tác giả hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC)
Tác giả đa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù
Chủ Nhật 18-6 tới đây là Fathers Day 2017. Xin mời đọc bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Cũng “Ngày Lễ Cha” hai năm trước đây, tác giả đã có bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên kể về Ba.
Nhạc sĩ Cung Tiến