Hôm nay,  

Lạ Lùng Mùa Xuân

11/02/201600:00:00(Xem: 9088)
Tác giả: Phan
Bài số 3750-17-30250vb5021116

Mùng Bốn Tết Bính Thân

Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ có sức viết mạnh mẽ và số lượng người đọc đông đảo nhất và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây, thêm một bài viết mới.

* * *

Với những ai đã có tuổi đời cồm cộm: Dường như mỗi độ xuân về; trong lòng những người đã đi qua khá nhiều mùa xuân ấy không còn cái rạo rực mong chờ của thuở nhỏ, hay tuổi mộng mơ lúc vừa mới lớn.

Cái rạo rực của tuổi thơ mong được mặc áo mới, đốt pháo, được tiền lì xì vào dịp Tết thì chẳng ai quên được; bởi ký ức đó là giấy thông hành cho người ta vượt qua hết phiền muộn về sau của đời người đằng đẵng. Và niềm vui bậc nhất của tuổi thơ là ngày Tất niên trong lớp, được ăn bánh kẹo, uống nước ngọt tới mê say, và lên thiên đàng khi nghe cô giáo nói: Các em được về nghỉ tết tới mồng sáu… trở lại học. Ôi, tuổi thơ không có gì vui hơn là không phải đi học, vì ngôi trường tiểu học nào cũng là nhà tù toán học và văn chương, đặc biêt là cây thước kẻ của cô giáo như lưỡi hái tử thần cứ quơ quơ trên trên đầu thơ dại… Nhưng lạ là ai cũng muốn trở lại nhà tù ấy khi đã bước vào nhà tù bao la hơn chính là cuộc đời, người ta chỉ còn tiếc nuỗi cái thiên đàng mà mình đã đi qua… khá xa!

Người ta chỉ còn lại những hoài niện khi xuân về nhẹ hều như mưa xuân trên lá, nhớ tuổi thần tiên khi đã biết rung động với phi vật chất như tiếng nói, giọng cười, ánh mắt trong veo… làm cho tiếng nổ của viên pháo chuột không còn kích thích toàn giác của cậu bé, chỉ có nỗi nhớ vô hình làm mất hứng đốt pháo, chơi bầu cua cá cop, đi xem phim hài đầu ăm, ăn kem, bắp rang trong rạp hát… Trông mãi mới tới hôm đi học lại thì chả bao lâu đã hè về. Câu hỏi, gió làm cho tàu lá lung lay, hay tàu lá lung lay tạo ra gió - còn chưa có câu trả lời thì trái dừa tươi uống cạn tuổi học trò đã đập xuống thềm nhà cho vỡ toang ra, mộng ban đầu vỡ giọng vì khản cổ gọi thầm…

Rồi tuổi thần tiên đó cũng đi qua như bốn mùa của trời đất. Sự lập lại xuân về trong vũ trụ, trong lòng người đã đi qua khá nhiều mùa xuân đến chẳng còn cảm xúc gì nữa ngoài những hoài niệm mỗi năm lại cũ thêm một năm. Nhưng hoài niệm cũng lạ lùng như mùa xuân về với tính thời gian là mỗi năm thêm cũ, nhưng cũ năm nay khác với cũ năm ngoái, mà không phải là cũ thêm một năm, dường như chỉ đậm thêm một chút lòng hoài cổ, tình hoài hương, người hoài nhân… lạ lùng như mùa xuân mỗi năm lại về, nhưng năm nay xuân về không bao giờ giống như xuân trước, làm cho người ta nghĩ tới xuân sau. Những nhà triết học luôn khuyên người ta hãy sống với hiện tại, nên nhà triết học thì ít mà người học triết thì nhiều vô kể. Cuộc sống được định nghĩa phi triết học với những người hạnh phúc thường u muội; những người bất hạnh, khổ đau thường trở thành triết gia. Những gì thuộc về tư tưởng đã hình thành trong trí thức như vết dầu loang xoá tâm thức hồn nhiên trong con người đã đi khá xa những mùa xuân không trở lại…

Mùa xuân không chỉ nẩy mầm vạn vật vì mầm hy vọng cũng ngoi lên sau đông tàn. Dù cuộc sống ở hải ngoại đã làm cho con người mất hứng thú khi xuân về vì một người Việt nam thức dậy - biết thời gian đang là sáng mồng một tết. Những hoài niệm về không khí thiêng liêng của sáng đầu năm trong gia đình xưa cũ nơi quê nhà; dòng nhớ tuôn chảy như những dòng khai bút đầu năm xưa cũ, trăng hoa tới lạc đề vì ý chánh thì không dám nói ra!... Tất cả hiển hiện như mới hôm qua, nhưng chỉ là hôm qua làm buồn thêm cho ly cà phê pha vội vào một sáng đầu năm góc biển chân trời, trùm áo lạnh ra xe với tâm khảm mù sương, lẳng lặng rời nhà… đến sở làm. Tết đã chết hay lòng đã hết xuân. Xuân về, hay chỉ là tới mùa cắt cỏ, xịt thuốc trừ cỏ dại tới mờ mắt với cái mũi sụt sùi vì lạnh tuyết tan và dị ứng bông dại vô mùa…

Nơi đây không có mùa xuân thì không phải vì mùa xuân ở xứ ôn đới khi quen mắt rồi thì thậm chí thấy đẹp hơn cả mùa xuân ở quê cũ với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhưng với những người mà tuổi đời đã đi qua khá nhiều mùa xuân, thì mùa xuân cuối cùng có lẽ mùa xuân năm 1975, bởi từ đó mùa xuân không đem ước vọng về nữa mà chỉ còn hoài niệm về những mùa xuân xưa. Rồi lớp lớp người ra đi không hẹn ngày về để mùa xuân chỉ còn trông đợi nơi quê nhà; hoài niệm nơi viễn xứ!

Như giờ đây, tôi ngồi đến bất động để một năm xa nhà nữa đi qua đời tôi. Đọc lại trang sách lề đường đã hoen ố thời gian mà bạn bè chuyền tay nhau trong lớp học khi xưa. Từng gương mặt bạn bè ẩn hiện qua chữ ký tắt của mỗi đứa, mà ngày xưa chúng tôi hãnh diện là những người không vào đoàn đội gì ráo, chỉ trao đổi với nhau nhân văn chứ không màng chính trị. Những gì chúng tôi đọc thường là bị cấm như truyện dịch của tây phương, truyện của nhóm Tự lực văn đoàn; đến cả truyện ngụ ngôn tây phương cũng bị cấm. Đó là những mùa xuân đọc lén nhưng đích thực lại là những mùa xuân của cuộc đời vì chỉ nghĩ tới cái đẹp, và cũng vì chưa đến lúc phải thấy mặt trái của cuộc đời. Dù nay những mùa xuân ấy không còn nữa, nhưng ký ức về bạn bè, về một thời tuổi trẻ nhịn ăn để mua sách lậu, sách bán chui ở những lề đường Sài gòn thì còn mãi trong tôi những mùa xuân cùng bạn bè lang thang trên thành phố đã mất linh hồn của Sài gòn đổi chủ. Những người mới lớn ngơ ngáo săn tìm chữ nghĩa của cha anh trong đổ nát sau cuộc chiến điêu linh…

Đâu biết mấy chục năm sau. Một nửa đêm xuân đi làm về, tôi ngồi luôn trong tủ đá, thậm chí còn lạnh hơn tủ đá vì trong tủ đông đá nhiệt độ chỉ 30 độ F; trong khi ngoài garage nhiệt độ xuống thấp tới 28 độ. Thế mà tôi đọc lại những trang giấy đã úa vàng thời gian do chúng tôi tìm mua được ở những lề đường Sài gòn sau 1975. Trong hầm đá mùa xuân. Những ngày xưa tìm về qua trang sách cũ mà nghe rạo rực xuân về; xuân ảo làm rạo rực hay rạo rực làm nên xuân ảo. Mùa xuân thật đã đi về đâu!

…Khi mùa xuân chuẩn bị ra đi thì mùa hè đến. Mùa hè trao cho mùa xuân một bó hoa rất đẹp và nói, “Mùa xuân ơi, hãy tin tôi, tôi yêu em. Hãy ở lại với tôi. Chúng ta sẽ cùng đi chơi, đến tất cả những nơi mà em muốn.” Nhưng mùa xuân không yêu mùa hè. Và cô ra đi. Mùa hè buồn nhớ. Phát bệnh, nhiệt độ lên cao. Mọi thứ xung quanh trở nên rất nóng.

Rồi mùa thu đến, mang theo rất nhiều hoa quả ngọt. Mùa thu rất yêu mùa hè. Cô không muốn mùa hè phải buồn, “Mùa hè ơi, đừng buồn nữa. Hãy ở lại với em. Em sẽ mang lại hạnh phúc cho anh.” Nhưng với mùa hè, mùa xuân mới là tất cả. Và anh ra đi. Mùa thu khóc nhiều lắm. Mọi thứ xung quanh trở nên ướt át.

Rồi mùa đông đến, mang theo Băng giá. Những giọt nước mắt của mùa thu làm Băng giá cảm thấy xao xuyến. Băng giá muốn đem lại hạnh phúc cho mùa thu, “Mùa thu ơi, hãy ở bên tôi. Tôi sẽ xây cho em những lâu đài, những con đường bằng băng. Tôi sẽ hát cho em nghe những bài hát hay nhất. Hãy ở bên tôi.”; “Không, Băng giá ạ. Ở bên anh tôi sẽ luôn cảm thấy lạnh lẽo thôi.” Và mùa thu ra đi. Băng giá buồn hơn bao giờ hết. Những lọn gió lạnh đầy. Vũ trụ bao la chỉ có bông tuyết bay suốt mùa cuối năm…

Mùa đông rất buồn vì bà sinh ra Băng giá. Bà nói, “Tại sao con không yêu mùa xuân? Cô ấy đã đến và hứa sẽ mang lại cho con hạnh phúc!”; “Không mẹ ơi, con không thích. Chúng ta hãy rời khỏi đây đi.” Và họ ra đi.

Chỉ còn lại mùa xuân cô lẻ. Cô khóc. Nhưng rồi bất chợt mùa xuân nhìn ra xung quanh mình, “Ôi tại sao ta khóc! Mình còn rất trẻ, và xinh đẹp nữa. Thời gian dành cho mình không nhiều. Tại sao mình không làm những việc có ý nghĩa hơn?” Và mọi thứ như sống lại: cây cối tươi xanh, ra hoa, đâm chồi, nảy lộc...

Câu chuyện cổ tích của Nga ấy đã thành đề tài cho bạn bè chúng tôi tranh luận rất nhiều năm ở trường, có khi ở nhà một người bạn nào đó; có khi chỉ có hai người bạn lang thang trên phố với lý do… đi tìm sách hay cho bạn bè chứ có phải hẹn hò gì đâu! Sao nhớ nhau như mặt trăng với mặt trời trong quyển truyện đã tìm được trong lần hẹn hò đầu tiên…

…Mặt trăng và mặt trời cãi nhau về trái đất. Mặt trời nói, “Tất cả lá cây đều màu xanh”. Nhưng mặt trăng lại cho rằng tất cả lá có ánh bạc lấp lánh. Mặt trăng nói, “con người trên trái đất thường ngủ”. Còn mặt trời lại bảo, “con người luôn hoạt động đấy chứ!”

“Con người hoạt động, vậy tại sao trên trái đất lại yên ắng quá vậy?” -Mặt Trăng cãi,

“Ai bảo là trái đất yên lặng?” -Mặt Trời ngạc nhiên nói, “Trên trái đất mọi thứ đều hoạt động, và còn rất ồn ào, náo nhiệt nữa! Bạn Trăng ạ!”

Và họ cãi nhau rất lâu, cho đến khi gió bay ngang qua,

“Tại sao các bạn lại cãi nhau về chuyện này chứ? Tôi đã ở bên cạnh mặt trời khi mặt trời chiếu xuống trái đất; tôi cũng đi cùng mặt trăng khi mặt trăng xuất hiện. Khi mặt trời xuất hiện, mọi thứ là ban ngày, cây cối màu xanh, con người hoạt đông. Còn khi trăng lên, đêm về, mọi người chìm vào giấc ngủ…”

Cho đến một hôm, mặt trời, mặt trăng, gió và Tia chớp cùng được mời tiệc ở nhà bác Sấm sét, Vì Sao ở nhà…

Mặt trời và gió ăn rất nhiều và không nghĩ gì đến người mẹ đang ở nhà.Còn mặt trăng, mỗi một món ăn đều chừa phần cho mẹ. Khi bọn họ trở về nhà, Sao mẹ hỏi, “Các con yêu quý, bác Sấm sét đã cho các con ăn những món gì?”

“Con được ăn rất nhiều món ngon mẹ ạ, và con đã ăn hết tất cả phần của mình.” -Mặt trời trả lời.

“Con cũng đã ăn rất nhiều mẹ ạ, ăn hết tất cả!” -Gió nói.

Còn Mặt trăng, lấy tất cả những gì đã để dành cho mẹ ra, dọn lên bàn và mời Sao mẹ ăn.

Vì Sao rất buồn về Mặt trời và Gió. Bà nói, “Mặt Trời, con trai của ta, con chẳng bao giờ nghĩ đến người khác. Sau này sẽ không có ai muốn gần gũi và yêu quý con đâu. Con sẽ trở thành một con người nóng bỏng, gay gắt, để rồi tất cả mọi người, mỗi khi nhìn thấy con đều phải che mặt lại.

Còn con, Gió à! Con chỉ biết sống cho bản thân. Sẽ không có ai yêu quý con cả, và mọi người luôn tránh xa con.

Mặt trăng yêu quý của ta, con thật là một người chu đáo, ngoan ngoãn. Con sẽ trở nên trong sáng, mát dịu. Tất cả mọi người rồi sẽ yêu quý con.

Trong mắt Tia Nắng. Cô không đẹp lộng lẫy, kiêu xa. Sự bình dị, gẫn gũi của cô làm cho cả ba chàng trai để ý đến cô. Mặt Trời mạnh mẽ và ấm áp, chàng Gió kiêu ngạo và bướng bỉnh, Mặt Trăng nhẹ nhàng và gần gũi... Nhưng mỗi người đều thể hiện tình cảm của mình theo một cách riêng: Mặt trời nóng bỏng, luôn mang lại cho Tia nắng những điều bất ngờ, thú vị, những cuộc dạo chơi bên dòng suối, trên những sườn đồi, trong những cánh rừng đầy hương hoa... Bên mặt Trời, Tia nắng luôn thấy yêu đời, yêu cuộc sống.

Mặt trăng lại luôn mang cho Tia Nắng những phút giây nhẹ nhàng, êm đềm, thoải mái nhất. Bên Mặt trăng. Tia nắng luôn có những phút giây để nhìn lại mình…

Còn chàng Gió. Kiêu ngạo và lạnh lùng. Gió sâu sắc và tình cảm. Với Gió, Tia nắng luôn được nhìn thấy cuộc sống ở khía cạnh khác. Một cuộc sống nội tâm, một cuộc sống không phải toàn màu hồng như với Măt trời, không nhẹ nhàng như với Mặt trăng. Nhưng cô sợ Gió. Bởi vì cô biết Gió không bao giờ là của cô cả. Gió kiêu ngạo lạnh lùng đến mù quáng…

Tia nắng đã chọn Mặt trời. Cuộc sống luôn vận động, luôn hướng về phía trước. Với Mặt trăng, Tia nắng chỉ có thể xem như một người bạn tốt để chia sẻ phiền muộn, lo âu. Còn với Gió, có thể đó là một sự ngưỡng mộ, một sự đồng cảm, và cũng có thể là tình yêu nữa. Nhưng Tia nắng đã không chọn Gió. Đơn giản bởi vì Gió quá kiêu ngạo nên nhút nhát đến yêu mà không dám thể hiện, hay không chịu thể hiện. Để rồi bây giờ, Tia nắng luôn ở bên Mặt trời, Mặt trăng chỉ thỉnh thoảng gặp họ vào những lúc hoàng hôn. Còn Gió, ngày ngày vẫn lang thang, vô định. Gió đã đánh mất moi thứ vì tính kiêu ngạo….

Trong hầm đá mùa xuân càng về khuya càng lạnh. Tôi chả có gì hơn cái máy sưởi nhỏ, ly cognac và mấy trang sách lề đường xưa cũ, có những trang giấy chép tay đã nhoà mực bơm và giấy tái sinh thời xã hội chủ nghĩa. Nhưng lại chứa hết những mùa xuân tuổi trẻ chỉ còn trong ký ức. Rồi một ngày mặt trời sẽ ngủ yên; trăng không còn ánh sáng để phản chiếu, gió không còn trăng làm thay đổi thủy triều để gió kiêu ngạo nữa. Ngày gió biết nếm mùi thất bại thì cũng là ngày Tia nắng tắt vì khôn ngoan. Nhưng chuyện về họ vẫn được kể lại mỗi mùa xuân trong lòng đất để đâm chồi, nảy lộc.

Phan

Ý kiến bạn đọc
13/02/201623:40:49
Khách
Rất hay , cảm ơn bạn nhiều đã nói thay cho những người cùng lứa tuổi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,072,229
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.