Hôm nay,  

Đổi Đời: Happy Me

05/01/201600:00:00(Xem: 14087)

Bài số 3717-17-30217vb3010516

Tác giả tên thật Nguyễn Văn Ni, 70 tuổi, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh trưởng ở Bến Tre. Tại Việt Nam, trước 1975, giảng viên Đại học Nông Lâm Súc Cần Thơ; Đi lính Khóa 6/70 Thủ Đức. Du học Mỹ năm 1973. Công việc tại Hoa Kỳ: Kỹ Sư, làm việc trong và ngoài xứ Mỹ. Hiện đã về hưu, đang sinh sống ở Garden Grove, California.

* * *

Tôi muốn được ngủ một giấc dài nhưng lại không dám nhắm mắt vì sợ sẻ không bao giờ thức dậy. Giấc ngủ là cái gạch nối mong manh kết nối các mảnh đời rời rả của tôi

Tôi không còn nhớ rỏ mình là ai, không rỏ mình đang ngủ hay thức. Thân thể tôi đau đớn, bị dằn vật bởi nhiều gương mặt lạ, với những thử nghiệm liên tục, bực tức, phiền hà… cho đến lúc tôi kiệt quệ, mỏi mòn, chập chờn trong một ảo giác lạ lùng, rồi không gian như xụp ngã, tối sầm.

...

Có ai vổ vào má và có tiếng gọi “thức dậy.. Bác ơi.. thức dậy.”

Tôi chợt thức sau một giấc ngủ dài, trong phòng cấp cứu của binh viện.

Người tôi chằng chịt đầy các ống và giây nhợ, trông giống như một người Robo đang được chế tạo trong nhà máy. Căn phòng đầy ánh sáng và nổi vui mừng. Mấy cô y tá lăng xăng bên giường, một cô trẻ đẹp với nét mặt vui tươi đang vừa nâng đầu vừa gọi tên tôi. Mọi người nói chuyện lao xao. Tôi ngơ ngác hỏi:

- Chuyện gì vậy?

- Bác bị ngất xỉu, thưa bác.

- Ồ! Thì ra là vậy!

Tôi vẫn còn bàng hoàng, cái gạch vô hình tử-sinh đã được tái tạo. Tôi cảm nhận như mình vừa bám được với sự sống hầu như đã vượt khỏi tằm tay.

Bác Sĩ điều trị chúc mừng là bịnh xuất huyết não của tôi không còn ở tình trạng nguy hiểm nữa. Tử xuất của bịnh xuất huyết não là 40%-45%, trong số đó 15 % bịnh nhân chết trước khi chở đến phòng cấp cứu.

Tôi không muốn chết, hay nói khác đi, tôi chưa sẵn sàng để chết. Tôi thở phào, thấy mình may mắn quá, điều mà ngày xưa tôi phủ nhận.

Ngày xưa, cho rằng mình sinh ra như một vì sao xấu, là biểu tượng của sự thất bại, tôi hận đời, hận người, tâm tư trĩu nặng với nhiều bi quan. Sống cuộc đời bịnh hoạn, tôi vô tình đã tự hủy hoại đời mình trong bao năm qua.

Sự tái sinh như một phép nhiệm mầu đã gở đi bức màng vẩn đục. Tôi nhìn đời qua một lăng kính mới, trong suốt và đầy màu sắc tươi vui.

Tinh thần tỉnh táo, việc đầu tiên tôi làm là gọi điện thoại cho con, điều mà tôi đã từ chối từ lâu vì lý do: “Nó là con, nó không gọi mình, tại sao mình phải gọi nó?” Sự hồ hởi của tôi sớm tàn khi con tôi trả lời là nó rất bận nên không về được ngay, câu trả lời mà tôi đã nghe quen. Tôi thấy buồn nhưng không giận. Ngày xưa cũng vì giận mà tôi đã mất con.

Rồi tôi được xuất viện. Cánh cửa tự động của bịnh viện bật mở, một không gian mới vừa mở rộng trước mắt tôi. Tôi thấy hồ hởi như một tù nhân vừa được phóng thích, như con bướm vừa chui ra khỏi cái kén tù túng. Tôi thấy trời đất rộng mênh mông, ánh sáng chan hòa đầy màu sắc tươi vui và tràn đầy sinh khí. Có phải đây là cái không gian mà tôi từng sống ngày xưa?

Ngày xưa tôi sống mà không thấy, bây giờ tôi thấy, nhưng tiếc thay không còn nhiều thời gian để sống. Tôi phải sống làm sao cho trọn vẹn khoảng thời gian quí giá nầy.

Trên đường về tôi ghé qua tiệm phở. Bảy ngày ăn cơm nhà thương, khẩu phần không muối, lạt phèo đến không nuốt nổi.

Tôi chưa quen dùng gậy, lệnh khệnh đẩy cửa quán bước vào. Tiếng ồn ào như phiên chợ đông đang bị dồn nén trong căn phòng chật hẹp ùa ra cửa. Mọi người trong tiệm ngước nhìn tôi rồi lạnh lùng cúi xuống ngồm ngoàm ăn tiếp. “Tại sao người mình thích nhìn người khác thế?”, tôi tự hỏi rồi cười trong bụng: “kệ họ, mình hảy lo chuyện mình trước đã, chuyện ăn phở!”.

Ngồi cả buổi mới thấy cậu tiếp viên ra tiếp khách. Cậu em, mặt nghiêm và buồn, có lẻ vì quá mệt vì đông khách, hỏi trổng:

- Ăn gì? Cậu vất lên bàn tấm thực đơn.

Đang bực mình vì đợi lâu, đói, lại gặp phải thằng ôn dịch, Tôi thấy nóng mặt, định sừng sộ, nhưng đã tự kềm chế được cái tôi vĩ đại. Tôi điềm đạm trả lời:


- Cho Bác tô phở tái nhỏ với giá sống, cám ơn cháu!

Tôi nhìn tô phở bốc khói mà thèm thuồng. Tôi chợt nghĩ: “ hạnh phúc đơn giản thế sao? Tại sao ngày xưa mình không thấy nhỉ?” Tôi thưởng thức tô phở như chưa bao giờ được ăn phở.

Rồi tôi về đến nhà. Căn nhà trông quen thuộc, nhưng nay sao nó lạnh lùng. Căn nhà đã gắn bó với cuộc đời tôi qua bao thập niên, là nơi mà tôi quyết tâm xây dựng một tổ ấm gia đình. Ngày nào nơi đây tràn đầy hạnh phúc của cặp vợ chồng son mới cưới với bao ước vọng mộng mơ. Nơi đây đã một lần tràn ngập tiếng cười, tiếng khóc trẻ con. Nhưng nơi đây cũng là nhân chứng của những đổ vở, những trằn trọc những đêm không ngủ, những mong nhớ đợi chờ, những thất vọng chán chường.

Xa nhà chỉ có một tuần thôi, sao tôi thấy như nghìn trùng xa cách. Vẫn mấy cây Thiên Tuế trước nhà, vẫn cái mái ngói đỏ, vẫn cái ao cá Koi nước chảy róc rách sau nhà, nhưng hình như chúng chưa bao giờ biết đến tôi.

Tôi thầm nghỉ:“Chuyện gì xảy ra nếu mình đã không bao giờ trở về đây nữa?”. Trầm tư một phút, tôi tìm được câu trả lời cho mình. Tôi vừa học được bài học mới về cái “có và không”.

Tôi ngã dài trên ghế lazy-boy, dủi chân tìm phút giây thư giản. Căn nhà yên lặng lạ lùng. Bao kỷ niệm xưa tưởng như đã mất lại trở về. Tôi đảo mắt nhìn quanh tôi, ngắm nhìn từng bức ảnh treo trên tường. Những bức ảnh treo tường bao giờ cũng là những bức ảnh đẹp. Tôi sống lại với từng kỷ niệm trong những bức ảnh, biểu hiện những ngày vui và hạnh phúc.

Những niềm vui thường chỉ thoáng qua rồi biến mất, không để lại một dấu vết nào, nhưng những nổi buồn, trái lại, được khắc ghi sâu đậm vào ký ức, khó phai nhòa với thời gian. Tôi tự nhủ lòng, hảy quên đi những kỷ niệm buồn nầy, hảy bỏ nó đi. Tôi cần làm sống lại những kỷ niệm đẹp mà tôi đã quên.

Tôi mừng rở với một ý tưởng mới vừa chớm nở và quyết tâm thực hiện ý định nầy. Tôi ôn lại cuộc đời mình bằng cách gôm nhặt tất cả các hình ảnh lưu niệm tản mác khắp nơi, sắp xếp thành những album theo thứ tự thời gian. Lúc ấy tôi mới nhận ra là mình có quá nhiều kỷ niệm và hạnh phúc, cả một kho tàng quí giá bị lãng quên, không biết trân quí.

Đã đến lúc cần phải có sự thay đổi.

Tôi quyết định dọn vào một căn nhà nhỏ với một ít đồ dùng cần thiết. Tôi sắp đặt và chưng bày căn nhà mới thật xinh xắn và ấm cúng, với rất nhiều kỷ vật và hình ảnh lưu niệm: đây là hình ngày cưới với đầy đủ họ hàng, hình Tommy vừa mới sinh, ngày nó tốt nghiệp, đây là tượng con nai mua tận bên Phi Châu, tượng con voi trong cuộc du lịch Thái lan…

Đi đâu tôi cũng muốn trở về nhà. Tôi thích sữa cho ngay ngắn tấm thảm có chử “Đón chào khách”, ở cửa cái. Vừa mở cửa, bật đèn, người chủ nhà đã đứng đợi từ lâu trong tấm gương, nhìn thẳng vào tôi đón mừng. Bất cứ ở đâu trong nhà đều có treo hình ảnh những người thân yêu đưa mắt nhìn theo, chào hỏi, hoặc nheo mắt mà cười.

Mỗi sáng sớm, tôi thích nghe tiếng chim hót lúc nhâm nhi ly cà phê nóng. Tôi yêu bonsai, yêu mấy bụi hoa nở rộ ngoài hiên. Trong lòng thấy vui nên khi nhìn cái mặt mâm của thằng hàng xóm, cũng thấy dể thương.

Tôi bận rộn với Ki Ki, dắt nó đi bộ hằng ngày. Nhờ vậy sức khỏe của tôi càng ngày càng cải thiện. Bây giờ tôi có thể đi đứng bình thường, không còn chấm phết nữa.

Tôi gọi điện thoại mở email thường hơn, tham gia facebook để theo dõi và tham gia các sinh hoạt xả hội. Tôi chú tâm nhiều về đời sống tâm linh. Ngoài ra tôi còn có nhiều dự án thích thú để làm như viết văn, tập thể dục, đi du lịch … Tôi rất bận rộn.

Càng về già tôi càng trở nên dể tánh, biết thương người. Tôi thích chia xẻ và mang lại niềm vui cho kẻ khác. Tôi dể tha thứ cho mọi người kể cả những người làm phật lòng tôi.

Tôi cảm thấy đời sống của mình vui và có nhiều ý nghĩa.

Tôi đã đổi đời, lạc quan và yêu đời ở tuổi 70.

“Happy me”

Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
18/01/201601:21:54
Khách
Tác giả này hình như có bút hiệu là "Chú Chín Cali" chứ đâu phải lần đầu dự thi. Xin tòa sọan xem lại.
12/01/201613:19:18
Khách
Khi cận kề với cái chết mới thấy đời sống phù du! Mình có nhiều hơn mình tưởng nhưng không biết trân quí cho đến khi gần mất nó mới giật mình. Hay! Cám ơn tác giả
11/01/201615:24:08
Khách
Cam on bai viet cua chu. Hay don gian hoa van de thi minh se thay hanh phuc hon, phai khong chu?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,156,611
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến