Hôm nay,  

Sài Gòn, Thành Phố Mắt Đêm Đèn Vàng

25/12/201500:00:00(Xem: 24873)

Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 3709-17--30209vb5125115

Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, hiện đang làm việc tại Á Châu. Bài mới của ông viết về kỷ niệm Giáng sinh.

* * *

'Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đèn vàng'... Tôi thường nghĩ đến bài hát này mỗi khi dạo phố Sài Gòn về đêm. Những đôi mắt vàng mờ ảo trong cái hơi lạnh của mùa Giáng Sinh ở Sài Gòn là hình ảnh duy nhất còn đọng lại trong tôi trong chuyến về thăm cuối cùng. Mùa Đông năm 2007, đêm đầu tiên tôi về lại mảnh đất thời sinh viên.

Trằn trọc cả đêm không ngủ được. Có lẽ vì trái giờ, hay vì khi nằm trên sàn nhà lạnh lẽo gần cư xá Bắc Hải, bao nhiêu kỉ niệm thời sinh viên xa nhà bỗng ùa về. Thời đó, khu Bắc Hải là nơi tụ họp của bọn sinh viên miền Trung chúng tôi. Không hiểu sao nơi này luôn thu hút giới trẻ miền Trung. Có lẽ nó gần trường Đại Học Bách Khoa, nhưng cũng vì nó gần với Ngã Tư Bảy Hiền, nơi có cộng đồng cư dân từ miền Trung vào lập nghiệp với nghề dệt may. Nơi đây cũng có chợ Bà Hoa với nhiều đặc sản Quảng Nam và có nhiều quán mỳ Quảng ngon đậm đà.

Cư Xá Bắc Hải cũng là nơi hiếm hoi ở Sài Gòn thời hậu chiến vẫn còn nối kết với văn hóa Mỹ, vì những quán cà phê ở đây luôn có những video tape mới nhất của các ban nhạc Rock của Mỹ. Nào là Gun 'N' Roses với 'November Rain', Aerosmith với 'Crazy', Jon Bon Jovi với "Living on a Prayer'. Nhưng tôi lại thích Scorpions với bài 'Wind of Change', vì bài này được cất lên khi bức tường Bá Linh bị đập nát, hứa hẹn một làn gió đổi thay. Và Sài Gòn đầu những năm 90 cũng có nhiều người mong đợi làn gió đổi thay như thế. May là lúc đó, nhạc Rock phương Tây không bị mấy cán bộ Bắc Kỳ qui chụp là nhạc vàng, nếu không thì tụi sinh viên chúng tôi không biết tìm đam mê âm nhạc ở nơi nào. Chẳng lẽ cứ nghe nhạc đỏ miền phí trên Ti-Vi hoài rồi cũng chán.

Con đường Lý Thường Kiệt quanh Đại Học Bách Khoa đêm hôm đó nghe thanh vắng, lâu lâu được điểm tô với tiếng rao đêm của quán mì gõ, hay tiếng ống bô của những chiếc xe ba gác máy đang hối hả chở hàng về chợ. Sài Gòn của hai mươi năm sau hay của những năm sau thời bao cấp vẫn còn y nguyên là một bức tranh đầy thanh sắc của một thành phố lam lũ bước ra từ một Viên Ngọc Viễn Đông kiêu kỳ trước năm 1975.

Đêm nay tôi ngủ lại trong căn phòng trọ ngày xưa, nơi vẫn còn anh bạn sinh viên chung nhà cũ đang trọ. Vì nể trọng anh của thời khốn khó và cũng không muốn quên cái thời sinh viên nhiều kỉ niệm, tôi về lại căn phòng kia, ngủ trên tấm nệm Kym-Đan nặng mùi và nhấp nhô cùng năm tháng học trò. Lúc đó đã hơn bốn giờ sáng, tôi lén ra khỏi phòng, rón rén ra hàng lang mở cửa đi bộ về phía ánh đèn.

Khác hẳn với thành phố náo nhiệt đầy bụi bặm ban ngày, Sài Gòn về đêm đúng là 'đường dài hun hút cho mắt thêm sâu' và mắt Sài Gòn vàng mờ ảo buồn đến nao lòng. Cứ nhìn hai hàng đèn hun hút mà tôi đi, lần đầu tiên cảm nhận bài 'Biển Nhớ' của Trịnh Công Sơn gần gũi như vậy. Không biết ngày xưa cố nhạc sĩ Trịnh có lang thang giống tôi hay không, hay mắt đêm đèn vàng của ông nằm ở nơi nào đó, ở Vũ Trường Đêm Màu Hồng, Queen Bee hay một phòng trà sang trọng nào đó. 'Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về' luôn gợi lại cái thời dân Sài Gòn vượt biên. Không biết cái bờ biển của cố nhạc sỹ này là bờ biển nào, Vũng Tàu hay Cà Mau.

Nhắc tới chuyện vượt biên, tôi lại nhớ tới giai thoại bài hát 'Quê Hương' phổ thơ của một nhà thơ miền Nam, vốn chỉ ở tuổi sinh viên khi Sài Gòn bị mất tên- nhà thơ Đỗ Trung Quân. Nghe nói thời vượt biên, chế độ cộng sản cho mở bài hát hết cỡ công suất trên cái loa phường xã, chỉ vì bài hát này có câu: "Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người'. Nghe nói là cũng nhờ câu kết này mà nhiều trí thức miền nam không muốn 'không lớn nổi thành người' ở xứ Tư Bản nên thay đổi ý định phút thứ 89 để về hái chùm khế ngọt. Trong khi đó, cây cột đèn Sài Gòn lại mơ có cái chân đi được để vượt biên. Và cũng nghe nói, cái câu kết này không có trong bài thơ gốc của Đỗ Trung Quân, mà là do Tuyên Giáo cộng sản thêm vào. Đây đúng là một nghi án văn nghệ của thời buồn quá hóa tức cười.

Đêm nay, mắt đêm đèn vàng lại gặp lại ở phố Bolsa, cũng mang tên Sài Gòn, nhưng là Sài Gòn Nhỏ thân thương của tôi. Có lẽ một nhạc sĩ nào đó cũng sẽ viết về mắt đêm đèn vàng của Bolsa, vì Sài Gòn dù lớn hay nhỏ cũng là nơi của những cuộc chia ly. Một tô cháo trắng nóng cùng với dưa mắm và cá cơm kho khô trong một tiệm ăn nhỏ trên phố Bolsa cũng đủ làm tôi nhớ những đêm đi bão ở Hàng Xanh, sau những buổi ngồi đồng trên thanh cầu Sài Gòn.

Thuở ấy tôi và một thằng bạn đồng hương hay có thói quen ngồi trên thành cầu nói chuyện viển vông. Có một đêm, trong lúc tôi mơ màng nói chuyện tương lai với thằng bạn thân thì có một cô gái từ đâu chạy tới, nước mắt cô ràn rụi nức nở xin tôi chở cô về nhà. Cô bé nói là mới chạy khỏi một cuộc chơi ở một quán karaoke gần đó. Cô bé nhìn khoảng 16-17 tuổi, chắc là một nữ sinh trung học, dù cũng có chút điểm trang cho giống dân chơi. Thằng bạn tôi có mấy năm làm bồi ở vũ trường. Hắn nháy mắt ra hiệu tôi đến bỏ nhỏ. Hắn thầm thì trong tai tôi là coi chừng bị tụi nó gài độ lấy chiếc xe Dream của tôi. Xưa nay tôi vẫn tin vào sự lão luyện giang hồ của hắn, nhưng không hiểu sao vẫn tin vào trực giác của mình. Tôi nói với nó là phải tin vào người ta một lần. Tôi sẽ chở cô bé về nhà rồi sẽ quay lại đón nó. Nếu tôi không quay lại thì nhờ nó báo cho anh tôi là tôi có chuyện.

Nói vài câu thôi là tôi đã mời cô bé lên xe phóng đi. Trên đường đi, tôi biết được cô bé học lớp 11, nhà ở gần cầu Trương Minh Giảng, khá xa từ cầu Sài Gòn. Cô bé đi ăn sinh nhật bạn mà bị mấy đứa bạn trai sàm sỡ không chịu chở cô về nhà. Sợ ba mẹ lo nên cô mới lén chạy khỏi quán Karaoke tìm người cầu cứu. Và đêm hôm đó cô đã hỏi rất nhiều thanh niên dọc thành cầu nhưng không ai giúp, và cô bắt được một con nhạn miền Trung là tôi đây.

Mới đó mà đã hơn hai mươi năm. Không biết cô bé ngày xưa có còn nhớ tới anh sinh viên miền Trung ngây thơ này không?

Sài Gòn, thành phố của những mắt đêm đèn vàng và những tấm lòng tứ xứ đổ về đây. Sài Gòn luôn là nơi đất lành chim đậu và những tấm lòng lành.

Little Saigon, Noel 2015

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
13/04/201715:55:16
Khách
Bài viết này chẳng liên quan gì đến nước Mỹ.
29/12/201523:32:15
Khách
@Nam Lê: cám ơn bạn đã khen. Không có gì vui hơn khi có độc giả thích bài viết của mình.
@Nicole Tran: Tôi nghĩ ở đời nếu gặp được quý nhân giúp đỡ mình thì thật là may mắn. Nếu có dịp thì mình cũng nên làm quý nhân cho người khác để tạ ơn đời, vì không phải lúc nào mình cũng có dịp trả ơn cho ân nhân của mình.
25/12/201522:51:34
Khách
To^i kho^ng pha?i la` co^ be' "Ma('t đe^m đe`n va`ng" nga`y xu+a cu?a anh nhu+ng cu~ng trong ti`nh ca?nh tu+o+ng tu+. Ca'ch đa^y kho?ang 30 na(m, mo^.t anh đa.p xi'ch lo^ đa~ cu+'u to^ỉ khi to^i bi. mo^.t đa'm thanh nie^n cha.y xe ma'y ru+o+.t theo. Ho^ m đo' to^i to+'i tru+o+`ng Cao Đa(?ng Su+ Pha.m Nha trang ca('m trai va`o buo^?i to^'i. Anh xi'ch lo^ đa~ lie^`u ma.ng pho'ng nhu+ đie^n mo+'i thoa't đu+o+.c bo.n cu+o+'p. Sau khi đu+a to^i ve^` đe^'n nha`, anh xu+ng te^n Đu+'c. To^i ra^'t mang o+n anh, nhu+ng kho^ng bie^'t la`m sao đe^? đe^`n đa'p.
25/12/201517:42:01
Khách
Bài viết hay lắm!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến