Hôm nay,  

Tâm Tình Tạ Ơn

26/11/201501:00:00(Xem: 13633)

Tác giả: Đoàn Thanh Liêm
Bài số 3683-17--30183vb5112615

Bài viết lá một đoạn ghi ngắn nhân mùa Lễ Tạ Ơn 2015. Tác giả, 82 tuổi, là người viết thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975 tại Việt Nam, ông là một luật gia, nhà hoạt động văn hóa xã hội. Sau khi miền Nam sụp đổ, ông là người tù chính trị, và hiện an cư cùng con cháu tại California.

***

Vào dịp Lễ Thanksgiving năm 1960, mấy sinh viên du học tại Washington DC chúng tôi được một gia đình người Mỹ đón về nhà riêng tại một thành phố kế cận trong tiểu bang Virginia. Bà chủ nhà là một giáo sư về âm nhạc, nên có mời thêm cả vài môn sinh nữa để cùng tham dự buổi Họp Mặt Gia Đình thân mật với chúng tôi là những sinh viên ngọai quốc.

Đầu tiên, chúng tôi được chở đến dự Thánh Lễ trong một nhà thờ Tin Lành. Sau đó, thì đến nhà gia chủ để dùng cơm trưa với tòan thể gia đình. Bữa ăn khá thịnh sọan đặc biệt với món gà tây đút lò (roasted turkey) truyền thống mà tôi được thưởng thức lần đầu tiên trong đời.

Đến nay, sau 55 năm, tôi vẫn còn nhớ đến cái ngày Lễ Tạ Ơn đó trên đất Mỹ với ấn tượng thật sảng khóai an tâm trong bàu không khí ấm cúng của gia đình giữa lúc luồng gió lạnh đã thật sự bao phủ khắp vùng Bắc Mỹ. Xin được ghi thêm lần nữa lời cám ơn đến với gia đình bà giáo sư đã mở rộng vòng tay đón tiếp anh em chúng tôi bữa đó.

Năm 2015 này, tôi muốn ghi lại một vài dòng để bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những ai đã góp phần giúp cho tôi có được một cuộc sống tốt đẹp an lành. Trước hết, xin mượn một câu  hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để nói lên tâm sự đó như sau:

“Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người

Tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi

Tình sáng ngời như sao xuống từ trời”

1 - Như mọi người, trước tiên tôi phải biết ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên trong dòng họ nội ngoại của mình - vì nhờ có các ngài mà tôi mới có được một danh tính, một nhân cách, một danh dự, một chỗ đứng trong xã hội ngày nay. Tôi thật sự có niềm tự hào với cái truyền thống lương hảo và nhân ái mà các bậc tiền nhân của gia tộc đã truyền lại cho thế hệ ngày nay của anh chị em trong gia đình chúng tôi.

2 - Tiếp theo, tôi phải biết ơn Đất nước và Dân tộc Việt nam – vì Đất nước đã nuôi nấng và cung ứng cho tôi mọi thứ như trường học từ các lớp sơ cấp, tiểu học, trung học đến đại học – nhờ đó mà tôi tiếp nhận được một hành trang kiến thức tiến bộ cần thiết để vào đời. Dân tộc Việt cũng cho tôi cả ngôn ngữ tiếng Việt, kho tàng văn hóa đạo đức tinh thần thật quí báu được tích lũy từ bao thế hệ trước của cha ông chúng ta.  Nhờ vậy mà tôi mới có được “một căn tính Việt nam“ (Vietnamese Identity) - khác hẳn với đặc tính của những dân tộc khác, kể cả  những dân tộc đã từng xâm chiếm đô hộ nước Việt nam từ bao nhiêu năm xưa.

3 - Và sau cùng tôi cũng phải biết ơn Đất nước và Dân tộc Mỹ vì đã mở rộng vòng tay đón nhận gia đình chúng tôi đến định cư tỵ nạn tại xứ này - hầu tránh thóat được chế độ độc tài tàn bạo của cộng sản đã hòanh hành trên đất nước Việt nam chúng tôi. Đặc biệt là lớp cháu nội ngoại của chúng tôi được sinh trưởng trên đất Mỹ, thì các cháu đã được thụ hưởng bao nhiêu điều tốt lành từ giáo dục chuyên môn đến cơ hội thuận lợi về an sinh xã hội, về công ăn việc làm vững chắc v.v…

Trường hợp bản thân tôi hiện nay cũng y hệt như hơn  triệu người Việt nam khác hiện đang được sinh sống an lành trên “đất nước của những con người tự do và can đảm”. Như được diễn tả chính xác trong đoạn cuối của quốc ca Hoa Kỳ: “The Land of the Free and the Home of the Brave.”

Once again,

Thank You Vietnam

Thank You  America.

California, November 2015

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến