Hôm nay,  

Chè Bí Đỏ

19/11/201500:00:00(Xem: 13564)

Tác giả: Thủy Như
Bài số 3675-18--30175vb3111715

Tác giả là cư dân Orange County và là giáo chức tại một trường trung học ở Los Angeles. Với bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, “Người Lao Công,” chuyện một nữ sinh viên có bố là lao công trong trường đại học, Thủy Như đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2004. Bài viết mới của tác giả có kèm theo lời ghi trân trọng: Kính tặng Cô giáo Lê Thị Hồng Sâm, trường Tiểu học Tam kỳ, Quảng Nam.

* * *

“Mẹ ơi! Mẹ ký cái giấy này cho con đi field trip.” Cậu con trai học lớp ba của tôi hớn hở trao cho tôi tờ giấy khi vừa thấy tôi đến đón nó ở trường. Tôi nhìn thấy ngày đi field trip nhằm vào ngày nghỉ của tôi nên tôi hỏi nó. “Con có muốn mẹ đi field trip với con không?” Nó reo lên vui vẻ, “Dĩ nhiên là có. Con rất muốn mẹ đi với con.” Rồi nó ríu rít tính toán xem nó phải mời đưá bạn nào đi chung xe với tôi, món đồ chơi nào nó có thể mang theo để chơi trên xe với bạn nó.

Đến ngày field trip, cậu con trai tôi thức giấc rất sớm, không cần ba nó phải đánh thức như thường lệ. Mẹ con tôi hối hả đến trường. Đưa cậu nhỏ vào lớp xong, tôi chạy lại phòng lớp ba của cậu lớn. Cô giáo bắt đầu chia học trò thành nhóm nhỏ để đi chung xe với các phụ huynh gồm có bảy xe. Học sinh chỉ có mười bốn em nhưng phụ huynh có tới mười người. Nhiều em có cả ba lẫn mẹ cùng đi. Khi cô giáo bảo các em đem các phần ăn trưa của mình để chung trong thùng, tôi mới nhớ ra là đã để quên đồ ăn trưa ở nhà. Tôi xin phép cô giáo chạy đi mua thức ăn và hẹn gặp nhau trên núi. Cậu con trai tôi không vui lắm vì phải đi với mẹ mà không được đi chung với các bạn.

Chuyến field trip ở rặng núi San Gabriel, gần thác nước Monrovia. Vợ chồng chúng tôi đã từng hiking nơi thác này nhiều lần, nhưng lần này bản đồ chỉ dẫn rẽ sang phải đi vào khu dành riêng cho Track Scout Reservation.

Đường đi ngoằn ngoèo, nhiều chỗ quanh gấp khuỷu, làm tay lái tôi hơi run. Rồi mẹ con tôi cũng tới nơi an toàn. Cậu con trai tôi mừng rỡ nhập ngay vào với đám bạn nó. Sau khi được nghe hướng dẫn nội qui và lịch trình của buổi học tập dã ngoại, cả lớp chia làm hai nhóm thay phiên nhau một nhóm học cách làm butter, nhóm kia tập trang trí trên những miếng da nhỏ.

Cậu con trai tôi học làm butter trước. Người đầu bếp giới thiệu sơ qua cách làm butter với dụng cụ thô sơ từ thời ông bà của cô ấy. Sau đó cô đổ heavy whip cream vào ba hũ nhỏ trong đó có bỏ hai viên bi. Heavy whip cream là một phần sản phẩm của sữa bò. Sữa sau khi vắt xong, để cho đứng lại. Phần trên là cream, bán mắc tiền hơn. Phần dưới là skim milk, rẻ tiền nhất. Cô nói thêm rằng phụ huynh có thể cho các em làm ở nhà nhưng nhớ là chỉ đổ cream vừa ngập hai viên bi thì dễ thành công hơn.

Rồi cô chia học sinh và phụ huynh thành ba nhóm nhỏ. Mỗi người dùng hai tay cầm trên nắp và dưới đáy hũ để tránh làm cho hũ bị nóng lên. Rồi thay phiên nhau lắc liên tục cho đến khi không còn nghe tiếng bi va vào thành hũ. Đó là lúc cream đã thành butter. Cô đầu bếp đổ butter ra một cái chén lọc cafe bằng giấy, rồi nhẹ nhàng dội lên một ít nước cho trôi đi lớp sữa còn dính bên ngoài. Cô cho mỗi người một cái bánh cracker mặn để xúc một miếng butter vưà mới làm xong, nếm thử. Mùi bơ thơm nhẹ, vị béo tan dịu dàng trong miệng làm ai cũng muốn thử thêm một miếng thứ hai. Rất nhiều phụ huynh hỏi cô bí quyết làm số nhiều hơn để làm ở nhà.

Sau khi học làm butter và trang trí trên da, chúng tôi được dắt đi vào rừng. Qua khỏi khu vực trại, người hướng dẫn chỉ về hướng một khe nước đã khô. Ông nói, “Đó là cái thác bảy tầng. California của chúng ta đang bị hạn hán nên thác này không còn nước. Chúng ta hãy cầu nguyện cho có mưa. Lúc đó cái thác này rất đẹp.”

Chúng tôi tiếp tục đi sâu vào rừng. “Mùi lá gì thơm quá!” Một phụ huynh lên tiếng. “Ồ! Đó là lá bay, gia vị cho nhiều món ăn Ý. Đi một chút nữa chúng ta sẽ thấy nó mọc thành một rừng ở đằng kia.” Người hướng dẫn trả lời.

Rồi ông hướng dẫn cho các em cách phân biệt các loại cây độc, nấm lành, dấu chân gấu và cách phản ứng khi gặp thú rừng. Các em thêm phần hứng thú khi chui qua dưới một thân cây to nằm chắn ngang đường, hay là nhảy trên các viên đá để băng qua khe nước cạn, hoặc là sợ hãi khi những mỏm đá bị những bàn tay bấu vào bỗng dưng rời ra lăn xuống khe núi dốc đứng.

Buổi hiking làm cho những cái bụng cồn cào và những phần ăn trưa nhanh chóng biến vào những cái miệng ngốn ngấu của các em.

Buổi chiều các em học cách chèo thuyền và bắn cung. Thật dễ thương khi thấy những cánh tay bé nhỏ gồng lên ráng chèo chống hoặc là giương cung nhắm bắn. Tưởng như đã mệt nhoài khi và xe để xuống núi, nhưng không. Con trai tôi và đám bạn nhao nhao kể lại những chuyện xảy ra trong chuyến đi. Chúng reo vang khi xe quẹo qua một khúc quanh, có một bầy nai ba bốn con đứng ngơ ngác không xa lề đường.

Trên đường về nhà, tôi hỏi con, “Con thích nhất cái gì trong chuyến đi này?” Nó trả lời ngay: “Làm butter và chèo thuyền. Mình có thể làm butter như vậy ở nhà được không mẹ?” Tôi gật đầu. “Dĩ nhiên rồi.” Nó hỏi tiếp, “Hồi mẹ học lớp ba, mẹ có đi field trip như con không?” Tôi ngỡ ngàng, “Field trip? Mẹ không được như con bây giờ…. Mẹ có đi về quê… Quê cuả bà ngoại…. cũng có rừng….” Nó lại hỏi, “Thế mẹ có học làm butter như hôm nay không?” Tôi lắc đầu, “Mẹ lúc đó ở Việt nam. Không có sữa như ở đây, Mẹ không biết butter. Nhưng mẹ có học nấu một món ăn của cô giáo năm lớp ba….”

Câu hỏi của con làm tôi bỗng nhớ rõ buổi “liên hoan” của mấy mươi năm về trước, một kỷ niệm tôi định viết lại nhiều lần nhưng chưa được.

...

Sau năm 1975, tại miền Nam Việt Nam, cái gì cũng hiếm kể cả những món ăn vặt. Một phần vì ai cũng nghèo hoặc phải giả nghèo nếu không muốn bị chính quyền “nhân dân” đến đánh phá tư bản tịch thu tài sản. Nhà tôi thì thuộc loại nghèo thật. Mẹ tôi một nách bốn con. Chị tôi, lớn nhất mười một tuổi, rải dài cho tới cậu út mới hơn một tuổi. Mẹ trước năm 75 đi dạy, người yếu đuối, xe đạp cũng không biết đi. Vì ba tôi là thành phần ngụy quyền bị bắt đi tù trong trại cải tạo, nên mẹ tôi bị thôi việc, “mất dạy” từ đó. Mẹ tập đi xe đạp để đi buôn bán kiếm ăn từng ngày.

Ăn quà vặt thời ấy là chuyện nằm mơ của chị em chúng tôi. Tôi nhớ lâu lâu khi trời thật nóng mẹ đưa tiền đi mua cục nước đá bằng nắm tay đem về pha nước uống, chị em tôi mừng còn hơn người ta được uống thuốc tiên. Ấy vậy mà cô giáo tôi dám tổ chức “liên hoan” cho đám học trò con nít lớp tôi. Tôi chẳng nhớ mỗi đưá phải chung bao nhiêu tiền nhưng có lẽ chỉ là chút đỉnh cho có, vì tôi nhớ mẹ tôi cười với món tiền quá ít. “Liên hoan món gì với chừng đó tiền.”

Buổi liên hoan được tổ chức tại nhà Cô giáo. Tôi nhớ đứa nào cũng háo hức tới nhà cô thiệt sớm. Nhà cô khác hơn những nhà mà tôi được đặt chân tới. Ngăn cách giưã phòng khách và nhà dưới là một cái cửa lửng, tức là nếu có người nào hơn cao đứng sau cửa thì ta sẽ thấy mặt và hai chân nhưng không thấy khúc giữa. Phiá sau nhà có cái giếng nước được chia đôi với nhà bên cạnh bằng một thành bằng xi-măng, thành ra cái giếng có hình bán nguyệt. Cái làm cho đám học trò con nít chúng tôi trầm trồ nhất là cây đàn ghita treo trên tường. Một đứa trong đám trịnh trọng nói rằng anh con lớn của cô biết đánh đàn mà hình như cậu con nhỏ của cô, nhỏ hơn tụi tôi cũng biết đánh đàn nữa. Cô như là tầng lớp quí tộc đối với đám học trò chúng tôi thời bấy giờ.

Khi cả đám đến đông đủ, cô chia cho một nhóm một việc. Tôi thuộc nhóm nhỏ nhất được giao bóc vỏ đậu phụng đã được cô ngâm nước trước. Nhóm khác bóc những múi mít chín, rồi tước sợi nhỏ. Một đứa thì đãi đậu xanh, đứa khác thì nạo dừa Cô đem ra một trái bí đỏ lớn, gọt vỏ rồi cắt ra thành miếng nhỏ. Tôi quá sức ngạc nhiên. Tôi vốn ghét cái món bí đỏ bởi tôi cứ phải ăn hoài. Nhà nghèo chẳng mấy khi được ăn thịt. Mẹ tôi hay nấu canh bí đỏ nấu với đậu phụng sống giã nhỏ. Mẹ bảo, “Ăn cho bổ óc.” Tôi chẳng biết bổ cỡ nào chứ món canh bí đỏ chan vào cơm có độn khoai lang lát đã phơi khô làm tôi nuốt không trôi. Tôi hy vọng là những miếng bí đỏ đó không phải cho bữa liên hoan cuối năm của lớp tôi.

Tôi mon men đến gần cô rồi hỏi nhỏ, “Cô ơi, Mình làm liên hoan bằng món gì vậy cô?” “Chè bí đỏ đó con.” Cô nhìn tôi cười trả lời. Tôi thất vọng hết sức. Ở nhà, mỗi lần mẹ nấu canh bí đỏ, tôi thường ăn cơm không. Nếu mẹ la, tôi húp nước rồi vớt mấy vụn đậu phụng nhưng chưà lại mấy miếng bí đỏ. Nhưng ở đây, có bạn bè, cô giáo. Tôi làm sao với mấy miếng bí đỏ ấy.

Thấy tô mít chín vàng rộm đã tước xong thơm lừng, tôi thấy còn chút hy vọng hỏi tiếp, “Còn mít với dừa, với đậu phụng để làm gì hả cô?” Cô nhìn tôi nheo mắt, “Bỏ hết vào nồi thành chè bí đỏ ngon tuyệt.” Chẳng biết tại mùi mít chín hay tại cách diễn đạt của cô làm nước miếng ưá ra trong miệng tôi. Tôi không thích bí đỏ nhưng nghe cô nói “ngon tuyệt” làm tôi cũng tin là nó sẽ rất ngon.

Mà chè ngon thật. Đám học trò nhỏ chúng tôi ngồi vòng tròn trên nền gạch bông nhà cô. Trước mặt mỗi đưá là một chén chè bí nóng. Chúng tôi vưà thổi, vừa ăn. Cái ngọt của những sợi mít, vị béo của những cọng dưà, quyện vào với cái béo bùi cuả đậu phụng, đậu xanh... Và lạ kỳ thay, những miếng bí đỏ trở nên thơm, mềm dẻo, tan ra trong miệng tôi. Ngon một cách lạ lùng. Đám con nít chúng tôi hít hà, húp cho đến giọt cuối cùng trong chén.

Cho đến ngày nay, chưa bao giờ tôi được ăn chén chè bí nào ngon như vậy. Đến bây giờ, khi tôi đã trở thành cô giáo đứng lớp, khi tôi đã làm mẹ, đã trải qua gần nửa đời với biết bao đổi thay, buồn vui sướng khổ, vị ngon và niềm vui với chén chè bí đỏ ngày ấy vẫn như còn nguyên vẹn. Nhớ lại lúc cô giáo nheo mắt vui vẻ nhìn nình ngày ấy, tôi như thấy lại được cả tấm lòng yêu thương của cô dành cho đám học trò con nít. Đó là cái thời mà người ta ai cũng nghèo khó, rồi chồng chất lên trên là bao nỗi sợ hãi, lo âu. Vậy mà cô đã tìm ra cách để làm cho tuổi thơ của chúng tôi có những kỷ niệm vui nho nhỏ. Nhờ cô, tôi có được một kỷ niệm để kể cho cậu con trai của tôi thời tôi học lớp ba như nó bây giờ.

Cô ơi, con cảm ơn cô buổi liên hoan chè bí đỏ năm xưa nhiều lắm.

Thuỷ Như

Ý kiến bạn đọc
22/11/201503:14:15
Khách
Ước mong cô giáo Lê Thị Hồng Sâm ở Quảng Nam đọc được bài này.
Đời sống sẽ đẹp hơn nhờ những việc làm nho nhỏ xuất phát từ lòng yêu thương.
19/11/201516:17:39
Khách
Cám ơn tác giả. Lần đâu tiên tôi nghe chè bí đỏ có mít, ngon quá đi. Đang mùa lễ Tạ Ơn sẵn có bí đỏ, mít cũng nhiều, tôi sẽ nấu thử.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,130,183
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.