Hôm nay,  

Con Chim Con

15/11/201500:00:00(Xem: 12896)
Tác giả: Chú Chín Cali
Bài số 3672-18--30172vb8111515

Tác giả tên thật Nguyễn Văn Ni, 70 tuổi, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh trưởng ở Bến Tre. Tại Việt Nam, trước 1975, giảng viên Đại học Nông Lâm Súc Cần Thơ; Đi lính Khóa 6/70 Thủ Đức. Du học Mỹ năm 1973. Công việc tại Hoa Kỳ: Kỹ Sư, làm việc trong và ngoài xứ Mỹ. Hiện đã về hưu, đang sinh sống ở Garden Grove, California. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông.

* * *

blank
Tôi biết nuôi chim từ lúc biết leo cây để lấy tổ chim.

Chim rất khôn, bao giờ cũng làm tổ những nơi bí ẩn, như chim Chìa Vôi làm tổ ở các bọng cây, chim Dòng Dọc ở cạnh những tổ ong vò vẽ chết người, hoặc chim Sắc ở chót vót những ngọn cây cao. Dù bí hiểm thế nào cũng khó mà thoát khỏi khỏi cặp mắt của tôi. Tôi theo dõi lúc chim vừa đẻ trứng cho đến khi trứng nở. Khi chim con mọc lông cánh và vùa mở mắt, là lúc tốt nhất nên hốt ổ đem về nuôi. Nuôi chim còn nhỏ như vậy chúng rất khôn, chim con cứ ngỡ người nuôi nó là cha mẹ, không bỏ đi khi lớn.

Sang Mỹ đã lâu nhưng tôi vẫn còn mê thú nuôi chim, nhưng không thực hiện được cho đến lúc về hưu, có nhiều thì giờ. May thay là ở đây tôi không phải tự bắt chim về nuôi như lúc còn bé ở Việt Nam. Tôi tha hồ lang thang các pet shop để ngắm các loại chim và đùa với mấy con chim két. Lần nầy tôi không dằn lòng được với tiếng hót hấp dẫn cũa đôi hoàng yến (canary). Tôi mua chúng về để gây giống

Không bao lâu sau chúng đẻ được hai trứng và nở một con chim con đỏ ỏn, chỉ lớn hơn hạt đậu phộng còn vỏ lụa, cái đầu to như cái mình, nhìn nó chỉ thấy 2 con mắt đen, to, nhắm nghiền. Tôi chăm sóc mẹ con nó rất kỹ. Ngày nào cũng cho ăn thêm rau xanh, lòng đỏ trứng gà. Cha mẹ thay phiên nhau cho chim con ăn nên nó lớn rất nhanh, trong 3 tuần nó đã mọc lông vàng giống như cha.

Nhưng sau đó tôi không thấy nó phát triển thêm, mà ngược lại trông nó có vẻ càng lúc càng xác xơ. Tôi bắt nó ra khỏi ổ để dể quan sát, mới nhận thấy chân nó cong queo, không cử động được, hai đầu gối đỏ ửng, sưng vù. Nó không giữ được thăng bằng. Tôi bắt đầu lo lắng cho nó.

Tôi lên mạng tìm hiểu và biết là chim bi binh Canary Pox do virus, không có thuốc chửa, và 80% sẻ chết. Tôi vào Pet shop hỏi ý kiến. Họ bán cho tôi antibacterial solution để xức vết thương cho chim.

Những mụt bắt đầu nổi trên miệng, dưới chân, phủ cả mỏ và lan đến mắt. Sau đó mắt nó sưng vù nhắm kín rồi bị mù. Cả hai cánh của nó cũng mọc các mụt to rồi vở ra, máu chảy ướt cả lông.

Mỗi ngày tôi đều bắt nó ra khỏi lồng để xem xét bịnh tình và bôi thuốc nhưng không có hiệu quả gì.

Con chim mẹ nuôi con hoài không thấy lớn, lại bị rù quến bởi tiếng hót của con chim trống càng lúc càng thảnh thót, nó bắt đầu lơ đãng việc chăm sóc cho con. Nó không còn úm con trong tổ nữa mà đã bay ra ngoài tung tăng với con chim trống. Con chim trống thì như sung sướng lắm, hót suốt ngày. Cả hai bỏ mặc con chim con bịnh hoạn một mình.


Một buổi sáng tôi thấy con chim con rơi xuống đáy lòng, nằm cong queo trông rất là bi thảm. Tôi bắt nó bỏ trở lại tổ, thì ngày hôm sau nó lại rớt xuống đáy lồng. Tình trạng của nó càng lúc càng tồi tệ, không còn chút hy vọng sống sót.

Mỗi ngày nhìn con chim con, tôi thấy xót xa trong lòng. Tôi cảm nhận được sự đau đớn của thân xác vì bịnh tật, sự đau khổ trong lòng vì số phận nghiệt ngã, và sự lo sợ cùng cực cái chết đang cận kề.

Tôi nhớ có một lần tôi bẩy được con chuột mà tôi hận thù nhất vì nó đã ăn thịt và làm tàn tật mấy con chim yêu quý của tôi. Tôi thề không đội trời chung với nó. Sau hơn một tuần đấu trí cam go, tôi mới bắt được nó. Không một chút thương hại, tôi vất cả chuột lẫn lồng vào hồ cá Koi. “Cho mi chết!”. Tôi đứng nhìn nó giãy giụa, đau đớn, tuyệt vọng, bụng thoi thóp chậm dần rồi ngưng hẳn.

Dù sao cũng là một con người, tôi thấy hối hận. Rồi một ý tưởng vụt đến, thật nhanh, thật hãi hùng:

“Nếu tôi là con chuột đang bị nhận nước ấy!”.

Tôi thấy như mình bị ngộp thở, kinh hoàng!!!

Rồi như một phản xạ, tôi chồm người xuống ao chụp lấy cái lồng chuột vất lên bờ, nhoài người theo mở cửa kéo con chuột ra khỏi lòng và dùng ngón tay làm hô hấp nhân tạo cho nó. Nó từ từ tỉnh dậy, mở mắt nhìn thấy tôi định bỏ chạy nhưng nó không còn sức nửa, chỉ cọ quậy được 4 cái chân.!! Hôm sau tôi phải mang nó đi thật xa để thả.

Hôm nay nhìn con chim con, tôi chợt nhớ đến con chuột ngày xưa, cũng cùng một cảm giác hãi hùng, khi nghĩ mình là con chim con. Tôi cảm nhận được sự đau đớn của nó.

Nhưng lần nầy tôi không thể cứu được nó. Có chăng tôi có thể giúp nó chấm dứt tình trạng đau khổ nầy.

Nhưng làm sao tôi có đủ can đảm giết nó?

Tôi nắm nó trong lòng bàn tay, nhắm mắt, vung tay với ý định ném nó xuống nền xi măng như vất một cục đất để làm xong bổn phận của mình. Nhưng khi tôi hình dung cảnh tượng nó nằm chết dưới đất, máu trào ra từ mũi, từ miệng, tôi lại dừng tay. Con chim cọ quậy trong lòng bàn tay tôi. Nó vẩn còn sống, nó là một sinh vật không phải là cục đất. Tôi không có đủ can đảm để giết nó.

Tôi chịu thua, bỏ nó trở lại lồng và tự an ủi cho sự nhu nhược của mình. “Mình không có quyền can thiệp vào đời sống của nó, hãy để nó sống chết tự nhiên, cho tròn một kiếp như số phận đã an bài.”

Sáng sớm ngày hôm sau tôi thức sớm hơn thường lệ, mở tấm phủ lòng, hy vọng thấy con chim con đã chết. Nhưng tôi thất vọng vì nó vẩn còn thoi thóp thở, cố bám víu vào sự sống mong manh. Lòng tôi se thắt.

Ngày xưa tôi cầu mong nó được sống, bây giờ tôi cầu mong nó được chết.

Hai hôm sau con chim con nằm chết dưới đáy lồng.

Con chim trống đang trong mùa sinh sản, tung tăng ca hót suốt ngày. Chị chim mái bận rộn xây tổ mới. Rồi những con chim mới sẻ nở, há mõm đòi ăn.

Sinh lão bịnh tử đang tiếp tục chu kỳ của nó. Sao tôi lại bận tâm ngơ ngẩn đứng nhìn một con chim con đã chết?

Garden Grove 09/06/2015

Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
16/11/201521:07:03
Khách
Tác giả thật là một người có lòng Từ Bi. Đọc bài mà tôi cảm thấy buồn thương cho con chim con. Dù là một con vật, thì nó cũng có tánh linh như con người vậy. Mong sao kiếp tới có làm con chim thì nó sẽ không bị bịnh tật khổ sở như vậy!
16/11/201507:37:01
Khách
Bài của Chú Chín ngắn gọn mà thấm thía quá.
Qua chuyện con chim, tôi ngẫm nghĩ và kết luận rằng có khi khoa học tiến bộ chỉ làm chậm sự chết chứ không kéo dài đời sống tốt đẹp. Đó là điều không nên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,570,283
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến