Hôm nay,  

40 Năm, Thắp Lại Nén Nhang

15/10/201500:00:00(Xem: 12825)

Tác giả: Nguyễn Thị Mão
Bài số 3645-18--30135vb5101515

Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007. Trước 75, cô là một viên chức trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, vượt biển năm 1989 và định cư tại San Francisco, đi làm bán thời gian và học xong về ngành Library. Hiện làm việc tại thư viện trường trung học tư thục Lick Wilmerding tại San Francisco. Bài mới của cô được viết với sự trợ giúp của Ông Nguyễn Hữu Danh, kể về chuyến đi Việt Nam, thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa và bốc mộ cho thân phụ.

* * *

Hàng tháng vợ chồng tôi thừơng đến nghĩa trang quân đội San Francisco National Cemetery Presidio thuộc thành phố San Francisco để thăm viếng mộ bố mẹ chồng tôi. Ông bà đựơc chôn cất tại nghĩa trang này vì ông đã ở trong quân đội Mỹ và đã phục vụ tại South Pacific trong Đệ Nhị Thế Chiến tại một Medical Divison. Sau khi hết chiến tranh ông trở về đời sống dân sự và phục vụ như một Manager trong Bưu Điện tại thành phố San Francisco cho đến khi ông về hưu và mất. Ông đuợc Bộ Cựu Chiến Binh nơi đây lo phần mai táng ông tại nghĩa trang này, và khi bà mất cũng đuợc chôn bên cạnh ông mặc dù bà chưa từng phục vụ trong quân đội.

Song song với nghĩa trang này còn có một nghĩa trang quân đội nữa vị trí tại thành phố San Bruno phía Nam thành phố San Francisco là Golden Gate National Cemetery, trên đường Sneath Ln, San Bruno, CA. Trong những ngày lễ lớn, từng ngôi mộ tại nghĩa trang đều đuợc gắn 1 lá cờ Mỹ, thân nhân đến viếng thăm, cũng như Chính Phủ Mỹ có những buổi tuởng niệm trong những ngày lễ trọng đại của Mỹ, như Ngày Cựu Chiến Binh, ngày lễ Độc lập… nghĩa trang mở cửa mỗi ngày từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều.

Nghĩa trang San Francisco National Cemetery nằm trên đồi cao,vị trí rất đep nhìn ra là cầu Golden Gate nổi tiếng, khu yên tĩnh như những ngôi mộ đuợc yên nghỉ nơi đây. Tôi thấy từng ngôi mộ ghi tên nguời mất, cùng năm sinh, năm chết cũng như ngày và nơi mất. Nơi đây tôi thấy nhiều ngôi mộ đề nơi mất tại Việt Nam, ngày sinh cũng như ngày mất, tuổi đời rất trẻ, 20 hay hơn chút nữa, lòng tôi chợt buồn và thấy thật biết ơn những nguời lính đã chết cho quê hương tôi, một Việt Nam xa vời bên kia bờ Thái Bình Dương cho một cuộc chiến ý thức hệ giữa hai miền Nam Bắc.

Viếng thăm nghĩa trang Quân Đội này làm tôi chạnh nhớ tới nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà, nơi mà trước năm 1975 khi tôi còn làm việc trong quân đội, tôi thường được cử đi với một số các công chức khác, hàng tuần lên nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà thắp những nén nhang, cắm những bông hoa cho những ngôi mộ tử sĩ ở đây. Rồi miền Nam mất vào tay cộng sản, dưới sự cai trị của đảng cộng sản VN, những tử sĩ nằm tại đây cũng không thoát khỏi sự “tù đày”. CSVN cấm không cho bất cứ ai vào đây dù chi thăm viếng, nghĩa trang bị bỏ hoang phế chẳng khác nào như những người lính còn sống bị đày trong những trại tù mà CSVN gọi là trại cải tạo.

Bố tôi một cựu quân nhân, một công chức của VNCH sau 1975 mất, gia đình hỏa táng, phần tro cốt đang để trong Bảo Tháp chùa Vĩnh Nghiêm bên Saigon, nay các chị em tôi quyết định nên đón bố sang bên Mỹ để cùng an nghỉ bên cạnh mẹ. Vì vậy, mùa hè năm nay tôi quyết định về Việt Nam để mang tro cốt của bố sang đây như chị em tôi đã bàn định, nhân dịp này tôi sẽ dành thời giờ để đi viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà.

Vợ chồng tôi và cô em gái chuẩn bị hành lý cho chuyến đi, nào thuốc men, nào vé máy bay, visa…. Cũng như chương trình cho 2 tuần khi chúng tôi đến Việt Nam, chúng tôi nên đi đâu? Thăm những bạn cũ…

Trường học nơi tôi làm việc vừa nghỉ hè, chúng tôi lên đuờng, đáp chuyến bay của hãng ANA Airline đến Saigon lúc 9 giờ tối. Thủ tục Hải Quan xong, ra khỏi phi truờng có vợ chồng cô bạn thân đang chờ ngòai cổng, đón về nhà.


Mấy ngày đầu chúng tôi đi thăm viếng bạn bè, vài gia đình người thân. Sau đó, tôi nói với Mike, tôi muốn đi 1 chuyến lên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa để viếng những Tử Sĩ VNCH. Đây là nơi an nghỉ của hơn 16,000 tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh trong cuộc chiến ý thức hệ, mà 40 năm qua nghĩa trang bị hoang phế, ít người được phép vào. Ngay cả thân nhân của những tử sĩ đuợc chôn cất ở đây cũng không thể thăm viếng trong một thời gian dài. Ngày nay, 40 năm sau, bắt đầu thấy có cho phép thăm viếng và trùng tu lại những ngôi mộ đã bị hư hại từ lâu.

Nhắc đến nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà tôi không khỏi nói tới Cục Quân Nhu nơi tôi làm việc. Đây là một binh chủng chuyên môn của quân đội, trách nhiệm yểm trợ: Thực phẩm, nhiên liệu, tiếp tế thả dù, huấn luyện và bổ sung quân khuyển, chung sụ vụ cho mỗi vùng tiếp vận. Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà vốn thuộc Cục Quân Nhu, do Liên Đội Chung Sự quản lý( Thiếu Tá Nguyễn Trác Thỉnh, sĩ quan Quân Nhu, k.14 Võ Bị Đà Lạt; Liên Đội Trưởng). Tượng đài Thương Tiếc được đặt trước cổng vào nghĩa trang là do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu thưc hiện. Ông Thu cũng là một quân nhân thuộc ngành Quân Nhu khi ông thực hiện bức tượng Thương Tiếc đó. Sau năm 1975 bức tượng Thương Tiếc cũng đã bị bức tử mang đi mất tích.

Sau một tuần dành thì giờ cho bạn bè và người thân, chúng tôi được cậu em họ lái xe đưa chúng tôi lên thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà. Bước xuống xe tôi không khỏi bùi ngùi, thế mà đã 40 năm, nơi này đã chịu những bạc đãi của CSVN, bị bỏ hoang phế. Cho đến nay nghĩa trang đã bị đổi tên nghĩa trang “Bình An”và dưới quyền quản lý của địa phương. Mãi tới gần đây, thân nhân của những tử sĩ mới đựơc phép vào thăm viếng và trùng tu cũng như bốc mo. Có nhiều người cũng vào đây thăm viếng và xây lại mộ phần. Bên cạnh đó cũng còn nhiều ngôi mộ vẫn còn đổ nát, nằm bên cạnh những ngôi mộ mới xây, tôi được biết là những ngôi mộ mới xây là do thân nhân tự xây, và một số mộ được xây bởi chương trình VAF (Vietnamese American Foundation) xây với danh nghĩa cá nhân, đợt xây mộ đầu tiên đã cứu vãn đựoc hơn 200 ngôi mộ đã ở trong tình trạng hầu như mất hết dấu vết.

Con đường vào nghĩa trang nay cũng được dọn sạch sẽ, tráng nhựa một số đường đi, có bàn thờ được xây bằng đá marble đen trước Đài Tưởng Niệm tại khu chính của nghĩa trang. Nhang và đèn cầy cũng như trái cây, hoa trái được người thăm viếng mang đến để tỏ lòng với những tử sĩ. Ông chồng người Mỹ của tôi bùi ngùi nhìn quanh nghĩa trang mà không khỏi rơi lệ cho một nghĩa trang đẹp, uy nghi, là nơi cuối cùng của một người lính tử trận mà còn bị tàn phá bởi chính quyền cộng sản.

Nhang và đèn cầy cũng như trái cây, hoa trái được người thăm viếng mang đến để tỏ lòng với những tử sĩ. Ông chồng tôi bùi ngùi nhìn quanh nghĩa trang mà không khỏi rơi lệ cho một nghĩa trang rộng lớn, uy nghi,là nơi cuối cùng của một người lính tử trận mà còn bị tàn phá bởi chính quyền cộng sản thì bảo sao những người lính bị tù đày trong các trại tù cải tạo đã phải chịu đựng biết bao cảnh đau thương, mất mát.

Sau ngày đầu thăm viếng, chúng tôi lại tiếp tục thêm mấy ngày sau,và mọi thủ tục cần thiết cho phép mang hộp tro cốt của bố tôi hoàn thanh trước khi về lại Mỹ.

Tôi xin thắp lại nén nhang để tưởng nhớ và ghi ơn những người tử sĩ cũng như những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã bỏ mình trong những trại tù mà CSVN đã gọi là "cải tạo".

Tôi xin thắp nén nhang tưởng niệm cho những người Việt Nam đã bỏ mình trên đường tìm tự do trong đó có người em trai tôi.

Bài này được viết với sự trợ giúp của ông Nguyễn Hữu Danh, một cựu sĩ quan tại Cục Quân Nhu VNCH. Xin cám ơn ông Danh.

Nguyễn Thị Mão

Ý kiến bạn đọc
19/10/201522:40:16
Khách
Bài viết ngắn gọn, rõ ràng, chứng tỏ tác giả rất có lòng với những người lính VNCH chết cho đất nước. Cám ơn tác giả.
19/10/201517:27:05
Khách
Sau 30 tháng 4, 1975, mấy thằng việt cộng giựt tượng Thương Tiếc xuống ngã bên đường và vandalized Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà . Mấy năn gần Bây vì muốn dụ người Việt tỵ nạn cộng sản (VTNCS) mang tiền về cho mấy thằng tham quan nuốt . Bọn vịt cộng gây quỷ trùng tu Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà , tiền là do người VTNCS gửi về . Mấy thằng tham quan cộng sản ăn chận , nuốt bớt phần tiền trong quỷ . Đồ cộng sản ti tiện . Đừng bao giờ tin cộng sản , đừng bao giờ "hoà hợp hoà giải " với bọn vịt cộng .
15/10/201511:29:51
Khách
Khi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người đứng đầu Đảng, Nhà Nước luôn kêu gọi "lấy ý kiến nhân dân để xây dựng đất nước". nhưng vì trên báo Chính thống không thể nói thẳng chứng kiến của mình. Mà qua Báo , là một Đảng Viên tôi luôn đóng góp ý kiến phản ánh hiện thực của xã hội để xậy dựng một xã hội trong sáng hơn, vậy mà mục bình luận trên báo đã bị chặn từ đầu năm 2015 đến nay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến