Hôm nay,  

Một Ngày Nghỉ Không Thể Quên

09/10/201500:00:00(Xem: 12203)

Tác giả: Sáu Steve Brown
Bài số 3640-18--30130vb6100915

Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown là tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 đã phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Trong các bài tác giả đã góp, có “Nhớ Bạn Năm Xưa” kể kỷ niệm thời chiến tranh Việt Nam. Bài mới ông Sáu kể thêm nhiều chi tiết xúc động.

* * *

blank
Tác giả Sáu Steve Brown Ohio bay về California nhận giải Việt Bút Trùng Quang năm đầu tiên 2013 do Ông Đổ Doãn Quế, trường nam của cố nữ sĩ Trùng Quang trao tặng. Trong hình từ trái: Trương Ngọc Bảo Xuân, Bồ Tùng Ma, Nhã Ca.

Mùa hè năm 1972 tôi đóng quân ở Biên Hòa trong đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Sau khi đóng ở đó vài tháng tôi được một ngày nghỉ.

Hôm đó tôi thức dậy trước khi mặt trời mọc như thường lệ, đi bộ đến chỗ lấy súng lục 45 rồi đi sang nhà ăn quân đội. Trên đường đi tôi gặp Kevin. Năm 1969 Kevin và tôi tốt nghiệp trung học cùng một trường. Cả hai chúng tôi lên đường đi huấn luyện quân đội 10 ngày sau đó. Suốt ba năm Kevin và tôi cùng đóng quân tại bốn căn cứ khác ở Mỹ, rồi tại Nhật Bản, và cuối cùng tại Việt Nạm. Chúng tôi đứng đó mấy phút nói chuyện về tin tức ở quê hương rồi đi.

Ăn xong tôi đi bộ đến đơn vị máy bay trục thăng UH-1 của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Khi nghe máy bay mở máy tôi bước tới hỏi phi công họ đi đâu và tôi đi cùng với họ được không. Người phi công nói họ sẽ đi Lai Khê và cho phép tôi đi cùng với họ. Như thế tôi lên máy bay và máy bay cất cánh liền. Trước kia tôi đã đến Lai Khê mấy lần rồi.

Khoảng chừng 25 phút sau chúng tôi tới nơi. Từ trên cao tôi thấy nhiều đại bác ở phía nam căn cứ. Máy bay hạ cánh trên phi đạo ở trong một đồn điền cao su, tôi xuống ngay. Mấy phút sau máy bay đó cất cánh đi công tác khác.

Tôi đi bộ đến một cái tháp làm bằng gỗ bên cạnh phi đạo và leo lên đỉnh.Từ phía bắc tôi thấy nhiều khói bốc lên ở xa xa. Lúc đó trận đánh An Lộc vẫn còn đang kéo dài. An Lộc phía bắc Lai Khê nhưng khá xa, khoảng chừng 40 cây số nên tôi đoán khói đó ở một chỗ nào đó gần hơn. Trong đồn điền cao su có một số lính bộ binh Việt Nam cũng đứng gần cái tháp đó. Một máy bay trục thăng CH-47 bay tới và hạ xuông rất gần, khoảng hai mươi người lính xuống máy bay. Họ mang xác của một người lính đã chết để vào trong xe cấp cứu. Sau đó xe đi ngay.

Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau một máy bay trục thăng UH-1 của lục quân Mỹ hạ cánh rất gần và tắt máy. Tôi xuống tháp đến xin phép đi cùng họ. Lúc đầu họ ngạc nhiên vì ở đó ít khi thấy thủy quân lục chiến nên tôi phải giải thích lý do tôi ở đó. Người phi công gọi hỏi ý chỉ huy đơn vị ở căn cứ Long Bình và được cho phép đem tôi đi cùng với họ. Ít lâu sau máy bay đến một căn cứ rất nhỏ của lực lượng đặc biệt ở Biên Hòa. Có xe tới chở chúng tôi đi đến một ngôi nhà để họ bàn luận công tác. Trong lúc đó tôi ngồi trong phòng kế bên lắng nghe họ nói gì. Khi họ nói xong chúng tôi trở lại máy bay trực thăng. Bốn người đó bàn luận với nhau nên ăn cơm trưa ở đâu. Nghe họ nói về điều đó tôi tôi thấy hơi lạ nhưng không nói ra. Tôi nghĩ, ủa, trong chiến tranh cũng có thể lựa chọn sẽ ăn cơm trưa ở đâu sao.

Cuối cùng họ quyết định trở lại đơn vị tại căn cứ Long Bình. Ăn xong chúng tôi nằm nghỉ một hồi rồi lên máy bay và bay đến căn cứ lực lượng đặc biệc nhỏ đó. Có xe chở một thiếu tá nhảy dù Mỹ lên máy bay. Ông ấy là cố vấn cho một trung đoàn nhảy dù VNCH. Ông ấy có mang súng CAR-16. Cái súng đó giống cái súng M-16 nhưng ngắn hơn nhiều. Tôi chỉ thấy loại súng đó ở Việt Nam một lần đó mà thôi.

Cộng tác chiều hôm đó là bay đến một căn cứ nhỏ hướng tây của Tây Ninh gần biên giới Campuchia để chở sĩ quan chỉ huy trung đoàn nhảy dù VNCH đi đến đơn vị của ổng hiện đang đi hành quân ở miền Tây. Tôi không rõ họ ở tỉnh nào nhưng tôi đoán là Long An hay Tiền Giang. Dù hôm đó có ai nói chúng tôi đi đến tỉnh nào thì bốn mươi ba năm sau tôi cũng không nhớ được.

Khi chúng tôi đang bay đến đó ông thiếu tá có chú ý đến lý do tại sao tôi đi công tác chung với họ. Khi bay qua những nơi nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam ông ấy kể cho tôi biết. Tôi cảm thấy hơi lạ vì các sĩ quan thủy quân lục chiến không có nói chuyện thân mật như thế. Từ rất xa tôi thấy Núi Bà Đen rồi cứ càng bay núi đó càng gần. Khi bay tới gần tôi thấy căn cứ đó nằm trên đất bằng và biệt lập với chung quanh.

Khi tới nơi ông thiếu tá đi liền. Người ta đổ xăng cho máy bay trực thăng. Rồi mấy phút sau ông thiếu tá Mỹ trở lại với một ông đại tá nhảy dù VNCH. Sau khi họ leo lên thì trực thăng thì cất cánh liền. Chuyến bay xuống miền Tây theo đường lộ một phần, còn phần kia bay gần biên giới Campuchia phía Mộc Bài.

Khi tới nơi, máy bay trực thăng thình lình giảm cao độ bằng cách chuyển động xuống theo hình trôn ốc thật nhanh. Sau khi xuống một số người kế bên bắn súng lien thanh M-60 vào một hốc cây bên đồng lúa. Rồi máy bay hạ cánh trên một con đường nhỏ băng qua đồng lúa, cách xa hàng cây khoảng một trăm thước. Khi tắt máy thì có nghe tiếng súng bắn từ hướng Nam không xa lắm. Ông đại tá cùng cố vấn Mỹ xuống và đi bộ về hướng đó ngay. Sau đó tiếng súng giảm bớt dần dần cho đến khi không còn nghe nữa.

Chúng tôi xuống máy bay chờ đợi. Hôm đó trời nắng gắt. Tôi cảm thấy rất nồng nực. Trong lúc đang chờ đợi một ông cụ với râu dài mang bé gái khoảng bốn tuổi bước tới đứng trước mặt tôi. Ông ta đưa hai tay ra để trao cho tôi bé gái đó. Ông đó có vẻ thât buồn và khi mới thấy chúng tôi bé gái đó đã khóc rồi. Nó không bị thương Ông ấy nói gì đó, nhưng lúc đó tôi chưa biết tiếng Việt nên không hiểu được. Tôi nhìn vào mặt ông ấy mà lắc đầu. Ông ấy và đứa bé bỏ đi. Sau đó tôi suy nghĩ đến lúc đó nhiều lần. Không biết đứa bé gái đó ra sao. Có lẽ ba má nó đã chết mà ông cụ đó không có khả năng nuôi nấng nó. Thắc mắc đó của tôi không có hồi âm. Đó là hai trong vô số người bất hạnh tôi đã gặp trong thời chiến tranh Việt Nam.

Sau khoảng chừng 30 phút ông thiếu tá Mỹ trở lại mà nói chúng tôi đi được rồi. Năm người chúng tôi lên máy bay trực thăng. Khi máy bay cất cánh và vòng lại tôi thấy thành phố Sài-gòn ở xa xa. Có vẻ như là Sài-gòn nằm trên đất bằng. Từ nơi này nhìn xuống Sài-gòn như nhỏ lắm. Càng bay thì Sài-gòn càng lớn dần cho đến lúc đi ngang qua. Khi bay qua sông Đồng Nai thì căn cứ Biên Hòa không cách bao xa nữa. Khi bay tới gần các đơn vị máy bay trực thăng VNCH thì chúng tôi hạ xuống. Máy bay vừa đáp xuống tôi bước ra liền, chạy vài bước rồi quay lại và đưa tay lên chào những người trên máy bay trực thăng khi họ cất cánh bay ra hướng Long Bình.

Tôi chẳng bao giờ có dịp gặp lại họ nhưng ngày nghỉ đó thì tôi nhớ mãi, không quên được.

Sáu Steve Brown

Ý kiến bạn đọc
26/07/201818:44:27
Khách
Tình cờ lên mạng mới biết có chuyên mục này , và mới biết có một người Mỹ viết tâm tình của mình rất chân thành và cảm động . Tiếng Việt rất lưu loát và giản dị một cách bất ngờ , mong đọc những bài tiếp theo , Chúc Sáu STEVE BROWN nhiều sức khỏe và may mắn
25/10/201503:35:29
Khách
Có thể tôi đọc chữ Việt không tốt, nhưng đọc xong vẫn không hiểu tại sao ngày nghỉ trong bài viết là một ngày không thể quên .
14/10/201512:21:19
Khách
Chú Sáu ơi,
Dưới thời đại hi-tech này, trái đất nhỏ thiệt. Cháu rất vui khi biết được ở gần chú!
Chúc cô chú vui vẻ, hạnh phúc cùng gia đình.
Triều Phong
14/10/201500:26:48
Khách
Cháu Triều Phong,
Miamisburg rất gần. Cách xa Medway 20 dặm thôi. :)
14/10/201500:20:43
Khách
Chào anh Saigonmylove, Có một số điều của thuở ấy vẫn nhớ được nhưng có nhiều điều xảy ra sau đó là rất mơ hồ.
Hẹn ngày gặp lại năm tới.
Chúc anh bình an.
13/10/201513:27:11
Khách
Chào chú Sáu,

Cám ơn chú đã hồi âm. Cháu ở Miamisbug, phía Nam của OH, không biết có gần chú không?

Chúc chú và gia đình vui vẻ.

Triều Phong
13/10/201507:15:42
Khách
Chú Sáu có trí nhớ tốt quá dù ngày nghỉ phép đó không có xảy ra chuyện gì đặc biệt. Chúc chú Sáu nhiều sức khỏe rồi cuối năm tới chúng ta sẽ họp mặt nhá.
11/10/201523:53:41
Khách
Chào cháu triệulinh,
Cảm ơn cháu đọc bài viết của chú. Chú ý định viết thêm khi nào có dịp.
Chúc cháu vui vẻ.
Sáu
11/10/201523:47:46
Khách
Chào cháu Triều Phong,
Cảm ơn cháu có lời khen.
Chú ở tại làng Medway. Cháu ở đâu?
Chúc cháu một ngày thật tốt đẹp.
Sáu
09/10/201519:04:52
Khách
Cha`o chú Sáu,
Mong chú víêt thêm ba`i,căm o*n chú
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến