Hôm nay,  

Nông Trại Bí ngô, Jack Lồng Đèn

03/10/201500:00:00(Xem: 12783)
Tác giả: Nguyễn Anh Nguyên
Bài số 3636-18--30126vb7100315

Người viết là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt. Hiện là một Kỹ sư Dầu Khí đang sống tại Sài Gòn và làm việc cho một Công ty Liên Doanh tại Việt Nam. Vừa có dịp tham gia khóa huấn luyện 1 năm tại Chicago, Illinois (2014, 2015). Trong thời gian này đã có một số bài viết ngắn. Tháng Mười, mùa lễ Hallowween, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ thứ ba.

* * *

blank
Lồng đèn Bí ngô

Vào khoảng giữa tháng 10, mùa thu Chicago trời se lạnh và cây cối đã bắt đầu thay lá cũng là mùa của lễ hội Halloween. Trong lễ hội này, lồng đèn bí ngô là một biểu tượng không thể thiếu ở các nước Châu Âu và Mỹ. Sắp xếp một ngày cuối tuần đẹp trời đưa gia đình đến thăm Halloween Pumpkin Patch (Nông trại bí ngô mùa Halloween) là một trong những thú vui dân dã và đầy thú vị của người dân Mỹ vào dịp này. Theo lời giới thiệu của cô Hitchcock trong buổi thảo luận về đề tài Halloween ở lớp ESL (English as a Second Language), chỉ mất vài phút tìm kiếm và nhập địa chỉ vào Iphone là đã có lộ trình để lên đường. Thật thuận tiện khi Goebberts Farm ở South Barrington chỉ cách khách sạn đang ở tại Schaumburg hơn 6 miles, mất chưa đến 10 phút lái xe là đến.

Trang trại bí ngô chào đón chúng tôi với các nhân viên mặc đồng phục hướng dẫn dòng xe nối đuôi nhau vào một bãi xe rộng ngút tầm mắt, ước tính lên đến hàng ngàn chiếc. Người xe nườm nượp như đi trẩy hội. Khách đến tham quan đủ mọi thành phần già trẻ lớn bé đủ các màu da. Các gia đình có con nhỏ tay xách nách mang đủ thứ đồ đạc và không thể thiếu các xe đẩy để tiện việc di chuyển. Có các loại xe ghép cho 2 bé ngồi song song với nhau hay ngồi xoay lưng vào nhau rất là thuận tiện. Nam thanh nữ tú đi thành từng nhóm hoặc từng cặp đôi tay trong tay nói cười vui vẻ. Có không ít các cụ già và người khuyết tật ngồi xe lăn đi tham quan cùng gia đình, con cháu.

blank
Nông trại Bí ngô

Không khí hội hè tràn ngập cả khu trang trại rộng lớn trên 200 hecta đã hơn 65 năm tuổi. Lễ hội mùa thu tại trang trại Goebbert (Goebberts Fall Festival) bắt đầu từ tuần cuối tháng 9 và kéo dài đến hết tháng 10 hàng năm. Đây cũng là mùa thu hoạch bí ngô, táo, bắp, hành, cà chua… và nhiều loại hoa màu khác được trồng tại trang trại cũng như được chuyển đến đây từ các vùng lân cận. Khu trưng bày và bán các loại nông sản được trồng và thu hoạch tại đây được bố trí ngay lối vào ngập tràn một màu vàng cam, vàng chanh, xanh lá … của đủ các loại bí bầu với nhiều hình dáng kỳ lạ to nhỏ khác nhau cùng các loại nông sản khác. Cùng người thân chọn lựa một vài trái bí ngô có hình dáng tròn đẹp về làm lồng đèn ma Jack-O-Lantern để trang trí trong ngày lễ Halloween là một thú vui của nhiều gia đình tại Mỹ. Phong tục này khá giống việc cùng nhau đi chọn dưa hấu về chưng bàn thờ ông bà vào dịp Tết ở Việt Nam vậy. Sau một hồi hì hục tìm kiếm, hai vợ chồng cũng tìm được 2 trái bí ngô cỡ bằng đầu người để mang về làm lồng đèn ma. Hai nhóc con cũng khoái chí vì tìm được 2 trái bí ngô nhỏ xíu: một trái hình hồ lô đuôi dài màu vàng sọc dưa xanh lá cây và trái còn lại hình đĩa bay màu vàng sọc trắng nhìn rất lạ mắt. Sau này mới biết loại bí ngô hình đĩa bay này hiện nay đang rất được ưa thích ở Việt Nam vì sự xinh xắn và hình dáng kỳ lạ của nó.

Dạo một vòng qua khu vui chơi trẻ em với rất nhiều trò chơi hấp dẫn: khu trò chơi vận động và cầu tuột, thám hiểm đường hầm rơm, nhà đồ chơi chứa đầy hạt bắp sâu đến cả feet, thử thách ở mê cung trên cánh đồng bắp, xem trình diễn ảo thuật, coi đua heo,… là những trò chơi khiến cho đám trẻ con say sưa chẳng muốn rời. Khu mô hình tái hiện khung cảnh trong các thị trấn thời xưa ở Mỹ với các khách sạn, quán rượu, ngân hàng... cùng khu chuyện thần thoại có các phông nền với nhiều chủ đề trong truyện cổ tích là nơi trẻ em có thể chụp hình thỏa thích. Đặc biệt không thể thiếu cổ xe ngựa được bà tiên hóa phép từ quả bí ngô trong truyện cô bé lọ lem Cinderella mà chắc trẻ em trên thế giới đều biết. Rải rác trong khu vui chơi rộng lớn là mô hình các loại xe thông dụng trong trang trại để trẻ em có thể leo trèo, bắt chước làm việc như những người nông dân trong trang trại. Các bé lớn hơn và thanh thiếu niên có thêm nhiều lựa chọn tham quan các khu trồng trọt trong trang trại bằng xe máy cày, cưỡi ngựa lùn, cưỡi lạc đà, nhảy đệm hơi, thăm ngôi nhà ma ám hoặc tìm hiểu hoạt động của mô hình tuyển quặng gợi nhớ đến cơn sốt vàng ở California vào giữa thế kỷ 19...

blank
Đủ loại bí bầu.

Để thêm phần hấp dẫn, trang trại còn có khu chuồng nuôi thú với gần 50 loại thú đủ loại có cả lạc đà, cọp, hươu cao cổ, nai, dê, ngựa lùn, chuột túi, ngựa vằn,...để khách tham quan. Du khách có thể cho thú ăn bằng thức ăn bán tại khu chuồng thú với giá khoảng 3 $ cho một ly cà rốt hoặc rau củ cắt sẵn. Khu chuồng hưu cao cổ được thiết kế hợp lý để du khách có thể đứng trên các hành lang cao ngang đầu hưu cao cổ để chụp ảnh với hưu hoặc cho chúng ăn. Nếu có nhu cầu và chịu chi thêm 25$ khách tham quan có thể vui chơi với các loài thú đặc biệt là màn chăm sóc và cho cọp con bú sữa, chụp hình với cọp (tất nhiên là cọp nhỏ thôi nhé) sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị cho mọi người. Cạnh khu chuồng thú là màn diễn của một chú khủng long máy khổng lồ có thể khéo léo lựa chọn và cắn nát từng quả dưa hấu hoặc bí ngô bằng hàm răng thép nhọn hoắt của nó khiến lũ trẻ con tròn xoe mắt vừa sợ mà vừa thích thú.


Trời chiều trở lạnh và mưa phùn nhẹ, khách tham quan thoải mái nghỉ ngơi ăn uống trong các khu nhà bạt ấm cúng. Xếp hàng mua vài trái bắp non nướng rưới bơ (roasted corn, 3$/trái) và cùng nhau thưởng thức vị giòn, ngọt và béo của các hạt bắp nướng hòa cùng vị bơ thật là hấp dẫn. Thưởng thức thêm một chén súp bí ngô nóng nữa thì thật tuyệt. Khu vực check out bố trí rất nhiều đặc sản được chế biến ngay tại trang trại, đặc biệt là những sản phẩm không thể thiếu trong mùa này như bánh táo, bánh bí ngô và caramel apple cùng rất nhiều đồ ma quái để trang trí Halloween. Gần đó có cả khu bán các dụng cụ như dao, muỗng chuyên dụng để làm lồng đèn bí ngô với các tờ hướng dẫn cách làm rất thuận tiện cho những ai lần đầu làm thử. Cuối khu check out là hàng chục quầy tính tiền như trong các siêu thị rất thuận tiện và không mất thời gian chờ đợi của du khách. Tạm tính mỗi người vào đây trả 12 USD tiền vé vào cổng khu vui chơi và một khoảng tương tự cho việc ăn uống và mua các sản phẩm tại đây thì doanh thu các ngày cuối tuần của trang trại có thể lên đến cả trăm ngàn USD.

blank
Trẻ em vui chơi trong Nhà bắp hạt

Đã hơn 5 giờ chiều mà bãi xe vẫn còn khá đầy. Trên đường từ trang trại ra đường Higgins có cả mấy anh cảnh sát cao ráo tóc vàng tham gia điều tiết dòng xe cộ ra vào trang trại với áo Police phản quang và kè kè súng ngắn. Mưa trở nên nặng hạt. Quang cảnh các đồi thông và các căn biệt thự mái ngói chữ A ở hai bên đường gợi nhớ về thành phố Đà Lạt quê nhà. Chợt nghĩ không biết đến bao giờ Đà Lạt mới có những trang trại rộng lớn với cách tổ chức quản lý chuyên nghiệp và tư duy làm ăn kinh tế hiệu quả như vậy.

Sau bữa cơm chiều, mấy cha con háo hức lên mạng tìm hiểu cách làm lồng đèn Halloween từ hai trái bí ngô vừa mua được. Với con dao chuyên dụng đã mua ở trang trại, việc cắt đỉnh, nạo bỏ ruột và khoét mắt mũi miệng cho lồng đèn bí ngô trở nên dễ dàng hơn. Tắt đèn trong nhà, thắp một ly nến thơm nho nhỏ bên trong và nhìn ánh đèn hắt ra từ lồng đèn bí ngô vừa hoàn thành thật là thú vị. Sự thú vị do được trải nghiệm và hiểu biết thêm một nét văn hóa mới tại một vùng đất mới. Cái bóng của lồng đèn hắt trên mặt bàn trong căn phòng tối mang đầy vẻ ma quái. Nhìn cặp mắt khá ranh mãnh của lồng đèn bí ngô làm tôi nhớ đến câu chuyện về chàng Jack hà tiện, một chàng trai thông minh nhưng rất tinh ranh láu cá, bao nhiêu lần lừa được lũ quỷ để mang phần lợi về cho mình và dân làng. Tuy nhiên chính sự tinh quái của Jack khiến cho khi Jack chết đi thì cả Thượng đế và Diêm vương đều không dám nhận vào nên linh hồn Jack phải đi lang thang khắp thế gian với một hòn than hồng cháy đỏ bỏ trong một củ cải tròn khoét ruột để dò đường. Người Ireland gọi là Jack of the Lantern, tức là Jack lồng đèn, và sau viết gọn thành Jack-O'Lantern (Theo Truyền thuyết của người Ireland về nguồn gốc lồng đèn Halloween).

blank
Hươu giấu một tai đâu rồi?

Câu chuyện về bí ngô Halloween và số phận của Jack lồng đèn có lẽ chỉ là truyền thuyết nhưng qua đó cũng là một bài học về đối nhân xử thế. Nó nhắc nhở những ai được chút lợi thế lại tự cho mình là khôn ngoan hơn người, luôn nghĩ rằng mình đúng, luôn dành phần lợi về cho mình mà không nghĩ đến việc chia sẻ với ai cũng như quan tâm đến ý kiến, suy nghĩ, nguyện vọng của người khác. Cuộc đời này luôn có vay có trả, nhân quả nhãn tiền. Đừng vì cái lợi trước mắt của mình mà đánh mất những mối quan hệ tốt đẹp đã có. Triết lý tưởng chừng đơn giản đó đã được các bậc tiền bối đúc kết trong một bài học về đàm phán khá nổi tiếng là win-win strategy (giải pháp hai bên cùng thắng, nói nôm na là hai bên cùng có lợi). Thiết nghĩ từ quan hệ giữa anh chị em trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… đến các mối quan hệ giữa các đối tác làm ăn, các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước,… cũng như mối quan hệ giữa các dân tộc, các vùng miền trong một nước,… cho đến mối quan hệ giữa các quốc gia, các liên minh quân sự, kinh tế trên thế giới,… cũng cần lưu ý điều này để có được sự thành công chung, lâu dài và bền vững.

blank
Thiếu nữ selfie với Lạc đà

Câu chuyện bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và câu chuyện sát nhập bán đảo Crimea của Nga ở Ukraina trong những năm gần đây là những ví dụ điển hình cho sự mất cân bằng về quyền lợi giữa các bên liên quan và hậu quả của nó do chính sách bành trướng của các ông lớn. Phải chăng tham vọng quá lớn sẽ lấn át tất cả và làm ta mất đi một phần trí khôn? Điều này thì không chắc nhưng thực tế đã chứng minh, sớm muộn gì kẻ tham lam cũng sẽ bị cộng đồng quốc tế tẩy chay bằng những biện pháp trừng phạt về kinh tế, chính trị, quân sự,… và sẽ phải trả giá đắt. Cái lợi trước mắt có thể rất lớn nhưng những thiệt hại lâu dài, sự giảm sút về uy tín của một nước lớn và các chi phí cơ hội bị bõ lỡ chắc sẽ lớn hơn nhiều.

Trở về câu chuyện kinh doanh của nông trại bí ngô. Có lẽ với 65 năm hoạt động của mình, các thế hệ chủ sở hữu và quản lý nông trại Goebbert đã hiểu rõ và áp dụng nhuần nhuyễn bài học kinh doanh giá trị này để mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng có dịp ghé thăm đồng thời thu được những khoản lợi nhuận không nhỏ để tiếp tục đầu tư và phát triển hơn nữa.

Tháng 09/2015

Nguyễn Anh Nguyên

Ý kiến bạn đọc
08/10/201500:23:30
Khách
Thank you Irish O'Hara. In my original typescript, I wrote Jack-O' Lantern. Maybe It has a missing of ' when VB edit it. Dear Editor, Please kindly update this one. Thank you very much!
07/10/201523:02:16
Khách
Quote "Người Ireland gọi là Jack of the Lantern, tức là Jack lồng đèn, và sau viết gọn thành Jack-OLantern (Theo Truyền thuyết của người Ireland về nguồn gốc lồng đèn Halloween)."

Many Irish last names start with O', e.g. O'Neil, O'Connor, O'Donoghue, O'Callaghan, O'Donnell. The prefix O' is almost always Irish. Hence, the name Jack O'Lantern and not Jack OLantern.
04/10/201502:28:45
Khách
cau hoi nay xam pham doi tu (privacy).
04/10/201501:36:10
Khách
Cám ơn bác, con về làm cho công ty theo cam kết. Sau này thì tuỳ cơ hội :) Have a good weekend!
03/10/201516:49:09
Khách
Sao hỏi khó cho em cháu làm gì? Người lớn gì kì cục vậy? Nếu nó đi tu nghiệp thì phải về chứ. Ở lại đây trốn chui trốn nhũi như mấy thèn Mễ sống bất hợp pháp, sống nhục nhã bị thèn D. Trump chửi thì vinh dự gì?
03/10/201514:06:32
Khách
Cám ơn Bác hỏi thăm. Con có cam kết về làm việc cho công ty mấy năm. Còn sau này thì tùy cơ hội :) Have a good Weekend!
03/10/201508:04:08
Khách
Con qua đây tu nghiệp rồi tính ở lại... Mỹ luôn hay về phục vụ cho...quê hương?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến