Hôm nay,  

Tôi Mới Về Thăm Huế

05/09/201500:00:00(Xem: 18439)
Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 3616-17--30106vb7090515

Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết -thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.

* * *

blank
Huế, con đường hoa phượng.

Sau 4 năm "lên chương trình về thăm quê" cho hoàn hảo, chúng tôi đi quá cảnh Hongkong rồi về thẳng Đà Nẵng để đi đường bộ ra Huế. Đi như vậy vừa tiết kiệm tiền bạc lẫn thời giờ, thay vì về Sài gòn rồi mới ra Huế.

Máy bay đáp xuống Đà Nẵng vào sáng sớm nên thời tiết còn mát mẻ lắm. Có người nói Đà Nẵng là thành phố đáng sống nhất VN, tôi không biết ra sao nhưng thấy phi trường sạch sẽ, nhân viên Hải Quan không hạch sách vòi vĩnh tiền bạc, đường từ đó chạy ra đến hầm Hải Vân rộng rãi, nhà cửa tương đối đẹp đẽ.

Tuy nhiên khi tới Lăng Cô thì xe chạy như rùa bò, chỉ 40 km/giờ vì quốc lộ 1 đang mở rộng. Anh Taxi cho biết sẽ chạy đường khác ra cảng Chân Mây, vừa ít xe tải, vừa có cảnh đẹp ven đường, lại tránh được 2 cái đèo. Quả thực đi đến đây mới biết rừng tràm lá keo xanh mướt, thỉnh thoảng có ruộng vườn với đàn trâu đủng đỉnh gặm cỏ.

Trở lại quê ngoại

Tuy đoạn đường có chừng 75 km nhưng về đến Huế cũng mất gần 2 giờ đồng hồ.

Xe vào thành phố, tôi thấy khách sạn Sông Hương bây giờ sửa sang coi có vẻ giầu có hơn xưa. Đối diện đó là quán cơm 79, đây là nơi mà ngày xưa khi còn trong phi hành đoàn Trực Thăng được biệt phái ra Huế, chúng tôi thường ghé ăn cơm trưa. Quán này nổi danh với món tôm chua thịt luộc ăn với rau tươi, kèm trái khế, trái vả cắt miếng rất ngon. Chỉ là dân phi hành biệt phái thôi, ai ngờ thành rể của xứ Huế.

Chúng tôi trọ tại một khách sạn nhỏ gần cầu Trường Tiền nơi cháu Tài Vân đang làm việc. Khách sạn tuy nhỏ nhưng cũng đầy đủ tiện nghi và giá lại rẻ nên khách trọ khá đông. Tắm rửa xong xuôi chúng tôi lấy Taxi về chợ Dinh thăm Mạ.

Tôi là dân Kinh 5 Rạch Giá nhưng Huế là quê ngoại của các con tôi. Tôi bắt chước O Điểm, gọi bà ngoại của các cháu là “Mạ”.

Từ Hữu Ngạn sông Hương về nhà mạ tôi ở Bãi Dâu có thể đi theo 2 đường.

Một là bằng cách băng ngang cầu Trường Tiền, quẹo phải trước chợ Đông Ba mà chạy trên đường Chi Lăng về chợ Dinh.

Hai là chạy xuống hướng ra cửa Thuận An, qua Đập Đá, qua khỏi Vĩ Dạ, Nam Phổ tới nhà máy bia Huda rồi quẹo trái qua cầu chợ Dinh cũng tới nhà.

Vĩ Dạ nổi tiếng bởi bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử; còn làng Nam Phổ lại nổi danh ở câu "Con gái Nam Phổ ở lỗ trèo cau". Ở lỗ nghĩa là cởi truồng.

Nam Phổ, chợ Dinh được cũng nhắc tới trong những câu hát ru em truyền tụng từ nhiều đời tại vùng này:

Ru em cho thét cho muồi
Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh

Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim

Đập Đá bây giờ đang cấm xe hơi lưu thông. Họ làm con đập này rộng hơn gấp đôi, phình to ra hướng sông Hương.

O Điểm có một người cậu là cựu sỹ quan VNCH của Biệt Khu 44 (Kiến Tường-Kiến Phong). Lúc chúng tôi cùng mạ đi xuống một làng gần Thuận An để thăm cậu, tôi thấy cậu dùng ba bốn chiếc vớ, bọc vào chiếc chân cụt tới gối, rồi mới xỏ vào chiếc chân gỗ.

Cậu nói phải làm thế chứ nếu không thì khi bước đi nó sẽ thốn đau lắm. Giá mà có nhiều tiền thì cậu sẽ mua cái chân tốt hơn.

Tôi ái ngại nhét vào túi cậu 200 đô, vì tự hỏi không biết cậu sống bằng gì với mảnh vườn xơ xác ở một làng đìu hiu như thế này?

Nhớ hồi còn trai trẻ, tôi ở trong phi đội tải thương trong Mang Cá Nhỏ-Huế mấy năm trời, bây giờ nhìn thấy người Thương Binh tại một làng quê Huế, lòng dạ tôi xốn xang bồi hồi.

blank
Nữ sinh Trung Học Thành Nội.

Thăm các em bệnh nhi

Trước ngày rời Cali về Huế, cô Tiểu Bích, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học Nữ Thành Nội, có gửi cho chúng tôi ít tiền, nói muốn làm chi đó thì làm.

O Điểm biết rằng tại Bệnh viện Trung ương Huế có mấy người bạn làm Bác sĩ ở đó, nên thêm tiền vô để nhờ Thúy Vi mua 80 phần quà cho các em bị bệnh hoại huyết.

Vì có hẹn trước nên Bs Đoan Trang ra đón tại cổng. Chị nhờ mấy người "bảo vệ" chuyển những thùng quà vào Khu Nhi Khoa.

Bệnh viện Huế bây giờ xây thêm nhiều building khá tân tiến. Chúng tôi cũng nhìn thấy những Bác sĩ và Y tá người nước ngoài đang làm thiện nguyện ở đây mà lòng tràn đầy khâm phục. Họ từ những phương trời xa đến, từ bỏ những tiện nghi và hoàn cảnh sống sung túc mà đến đây phục vụ những bệnh nhân khốn khổ.

Chúng tôi đến khu "Vô trùng", chân xỏ vô những bao vải màu xanh, tay kéo theo thùng quà. Mỗi phòng có chừng 10 bệnh nhi, nhưng phụ huynh có ở nuôi bệnh nên coi hơi chật chội.

Chỉ một khoa nhỏ thế này, mà gần 100 phần quà đã hết.

Lòng áy náy nhưng chúng tôi đành ra về vì "Lực bất tòng tâm.

Họp mặt trường nữ Thành Nội

Trong ít ngày tại Huế, chúng tôi có chương trình sẽ gặp các thầy cô và các bạn trường Nữ Thành Nội tại tư gia của Thúy Vi trong Thành Nội.

Tới ngày hẹn, chúng tôi đến nhà Thuý Vi sớm hơn giờ hẹn một giờ trước, xem có phụ giúp gì được bạn không. Ai dè bàn tiệc ngoài bàn tiệc ngoài vườn đã được sắp xếp xong xuôi rồi. Khung cảnh vườn rất đẹp, thức ăn trình bày đúng kiểu Huế, nho nhỏ xinh xinh. Những món ăn mà Điểm thường nhắc nhớ đều có đủ: Bánh bèo, bánh ít ram, canh cá kình nấu thơm, vả trộn, mắm rò thịt luộc v v... Các thầy cô và bạn hữu đều tươi tắn. Mọi người trong buổi họp mặt nói cười rôm rả, chuyện trường cũ Huế ưa xen lẫn không ít chuyện tiếng Mỹ, nước Mỹ.

Trong bữa tiệc họp mặt Thành Nội-Huế ở nhà Thúy Vi, tôi được xếp ngồi kế bên một vị giáo sư khả kính, vừa là thầy dậy vừa là cậu của O Điểm.

Trong lúc vui miệng tôi có kể mấy chuyện tiếu lâm "hơi mặn".

Thầy nghiêm nghị nói:

- Mấy đứa con của tôi nói năng mực thước lắm.

Tôi bị chạm nọc nên ngồi im một lát.

Bỗng thầy đứng lên kể rằng:

- Tôi có người bạn ngày xưa dạy cùng trường nay định cư nước ngoài. Hôm anh về gặp tôi thì mừng rỡ hỏi han: “Anh hồi này thế nào? Khoẻ không?” Đáp rằng, “Dạ thưa cám ơn anh, tôi thì chân phải gút, chân trái gút, còn chân giữa.. vé ri...vé ri gút.”

(Xin ghi chú thêm là, người Việt trong nước 10 người thì có đến 9 gọi bịnh gout là gút.)

Cùng trong buổi họp mặt trường Nữ Thành Nội đó, chị Đ T Ng, một người mới qua thăm nước Mỹ trở về có kể chuyện sau:

Trên máy bay, chị ngồi gần hai anh thanh niên VN người miệt biển (nói giọng nặng hơn người trong đất liền).

Khi thấy cô tiếp viên nhún nhảy đi qua với thân hình gợi cảm, như nói rằng "nó đây nè, nó đây nè" một anh nói với bạn, “You fine, you try, you like, you now.”

Chị hỏi tôi, người từng ở Mỹ hơn 35 năm, tiếng Mỹ nói như cháo chảy, có đoán ra anh ta nói gì không?

Tôi quê một cục, cái mặt cứ ngớ ra coi bộ rất ngố. Thấy tội nghiệp, chị giải thích:

- Anh ta hỏi bạn: Dú phải, dú trái, anh thích dú nào?

Buổi họp bạn trường nữ Thành Nội kéo dài đến tận khuya mới chia tay ra về, mà lòng người phương xa còn quyến luyến.

Cà phê, nhà hàng Huế

Tôi yêu bài hát Hai Mùa Mưa, chẳng phải là bản nhạc cao sang gì, chỉ vì nó là tâm trạng của lớp tuổi chúng tôi khi giã từ mái trường để bước vào đời lính đầy hiểm nguy. Trong bài này có câu "Này con đường dẫn vào sân ga tắm trăng mơ".

Sau này tôi lại càng yêu sân ga với tiếng còi tàu khi đọc cuốn "Biển Động" của nhà văn Nguyễn Mộng Giác có cô Diễm Ga.

Có một sáng sớm kia không ngủ được, tôi đi xuống từng dưới của khách sạn mà vô Net, thấy Hào lên tiếng hỏi sao anh dậy sớm vậy? Rồi rủ tôi đi uống cà phê lúc mới 5g sáng. Chúng tôi đi Honda ngược lên hướng tây nam, băng qua Bệnh viện Huế, trường Quốc Học và Đồng Khánh rồi vào sân ga.

Tuy còn sớm lắm nhưng quán cà phê khá đông người. Chúng tôi ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng, nhìn người đến kẻ đi.

Về VN tôi đâm hư khi cũng phì phèo điếu thuốc như hầu hết đàn ông ở đây. Cũng may khi trở lại Mỹ thì bỏ, không hút nữa.

Đây là lần đầu tiên tôi ngồi trong một sân ga, nghĩ đến nỗi biến suy của cuộc đời. Bao nhiêu người đã đón đưa nhau nơi này. Những người đó ai còn ai mất, bây giờ họ ở nơi đâu, để lại sân ga buồn với những con đường sắt trơ gan cùng tuế nguyệt.

blank
Cầu Dã Viên.

Uống cà phê xong, Hào chở tôi đi lên cầu Dã Viên mới xây được vài năm nay. Cây cầu rộng và đẹp đẽ nằm song song với cầu sắt dùng cho xe lửa tên là Bạch Hổ.

Gió buổi sáng thổi lồng lộng trên sông Hương.

Khi qua khỏi Thành Nội thì tôi tỏ ý muốn mua khoai sắn cho O Điểm nên Hào tấp vô một quán Bún Bò ven đường, phía trước có một nồi khoai sắn bốc khói.

Tiếc rằng loại sắn dẻo, còn nguyên vỏ trắng không có, nên tôi mua chừng 5 củ dài cỡ 2 gang tay, với 5 củ môn lớn bằng cổ tay.

Hỏi hết bao nhiêu thì bà hàng nói 30 ngàn (1 đô rưỡi) tôi liền đưa 50 ngàn rồi nói khỏi thối khiến bà ngạc nhiên.

Chúng tôi ghé nhà của Hào. Cha mẹ anh có một quán cà phê nho nhỏ xinh xinh quay mặt ra đám ruộng mạ đang lên xanh mướt. Nói chuyện mới biết bà trước đây học trường Đồng Khánh rồi ra dậy học nhiều năm, bây giờ đã về hưu, mở quán cà phê nhỏ cho vui. Vậy là sau cà phê sân ga, tôi được hưởng thêm mục cà phê ruộng.

blank
Cầu Chợ Dinh.

Còn cà phê vườn nữa.

Trước khi về Huế, tôi đã hẹn hò với vài người bạn thân sẽ đi uống cà phê vườn cho biết nó ra răng. TV và T đã đãi chúng tôi ăn sáng ở quán bún bò ở ngoại vi thành phố Huế, sau đó vào quán Vĩ Dạ Xưa uống cà phê vườn.

Trong khuôn viên còn có cả nhà hàng lớn chuyên đãi tiệc cuới có treo nhiều đèn lồng đỏ chói phía trước nên trông có vẻ tàu tàu.

Quán cà phê là những nhà rường, cột kèo chạm khắc kỳ công, lẫn trong những tàng cây cao xanh tươi. Mặt sau quán quay ra sông Hương đoạn ngang Cồn Hến.

Cà phê ngon, các cô gái xinh xắn mặc áo dài tím, bưng thức uống đi lại dịu dàng, dạ thưa ngọt sớt.

Trước khi rời Huế, chúng tôi còn được các thầy cô và bạn hữu mời đi ăn cơm chay ở quán Ngự Hà. Đây là một quán có hồ và cây kiểng rất đẹp, thức ăn lại rẻ, có 30 ngàn chưa đầy một đô rưỡi.

Tuy đang mùa nắng hạ nhưng nhờ có hệ thống phun sương nên thực khách cảm thấy dễ chịu như trời sắp mưa.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
15/10/201520:28:04
Khách
Tán Nhãm Cùng Quan NGố

Chào Quan Ngố,
Quan cho rằng Ngụy tui lầm mà những hai cái lầm, hơn hẳn Nhạc sĩ Lam Phương chỉ có lầm khi cỏng, bê em sang xứ Cờ Huê . Với bằng chứng của Quan , thì mới đầu Ngụy tui nhận chỉ có 1 lầm . Sau đó suy nghĩ lại và bây giờ Ngụy tui có thể nói rằng Ngụy tui chả lầm gì sất cả . Đọc lại bài “Làm Rể Xứ Huế"; của Quan năm 2011 thì khà khà khà … Ông nhac tương lai của Quan có thành kiến với đạo Thiên Chúa và trai xứ Bắc Kỳ đểu . Thế mới hợp lý : Có đạo và là cư dân Kinh 5 Gạch Giá, lại làm tàng lên mặt chính tả hỏi ngã thì … thì chánh gốc Pake ri cư Kinh 5 . Ngụy tui làm sao mà lầm được . Trong bài viết nầy, Quan có nhắc về chuyện ẩm thực : Bún Bò Huế và Chè Huế . Nghe ai cũng khen nồi bún bò 30 lít của O Điểm đầy “Chất Lượng”, Ngụy tui có một thắc mắc nhỏ thôi . Những ai khen nồi bún bò O Điểm “chất lượng” quê quán ở đâu ? Nếu ở Huế hay vòng vòng mấy xứ Quảng hay cãi hay co thì Ngụy tui đồng ý . Chứ dân Saigon hay các tỉnh ở Miền Tây, khen nồi bún O điểm “chất lượng” thì đáng ngờ lắm . Bún bò Huế nấu kiểu Huế, không thích hợp với khẩu vị dân Saigon như Ngụy tui . Mà không cứ gì bún bò Huế . Bất cứ món “đặc sản” nào của bất cứ ở đâu về tới Saigon cũng phải “biến tấu” . Thí dụ hủ tiếu Mỹ Tho về Saigon thay vì rau xà lách thì là cần tây và tỏi băm . Cần tây là một khám phá tuyệt vời của ai đó rất đáng ca ngợi . Đến Thanh Xuân chơi một tô hủ tiếu Saigon là quên đời, đã đời, đã điếu . Thuở còn đi học, thỉnh thoảng có đi ăn Bún bò Huế ở cái tiệm duy nhất ở Saigon, do một O Huế bạn học giới thiệu, O cho biết tô bún bò ở SG khác xa tô bún bò ở Huế ( nhà văn Võ Phiến có nói rất rõ chuyện nầy). Phở cũng thế, vào tới Saigon là thêm tương, ớt, giá sống và thịt tái . Ngụy tui ăn phở với những phụ tùng thế đấy dù cho rằng bị chê là chả có sành điệu . Who Cares . Một lần đi ăn Phở Bắc chính thống (hình như Phở Dậu) chả thấy ngon lành gì . Nếu những người thưởng thức bún bò O Điểm (không phải dân xứ đù) mà khen “có chất có lượng” chắc vì được nấu trong cái nồi 30 lít chăng ? Ngụy tui vẫn mơ có ngày được đớp một tô Bún bò O điểm. xem có đúng như lời ca tụng tán dương . Nói về chè thì quan rất đúng . Huế nổi tiếng về chè cả về “phẩm chất lẫn số lượng” Nhưng tại sao chè Huế không nổi tiếng, có lẻ do người Huế ít ăn hàng ở vĩa hè hay hàng quán như dân Saigon, họ thường ăn uống trong nhà nên chè không được phổ biến . Cũng nhờ nhà văn Võ Phiến , Ngụy tui biết được Huế có rất nhiều loại chè và rất ngon . Võ Phiến đưa ra mấy câu thơ của Nam Trân nói về tiếng non, hai vịm chè , vài mụ le te, cùng tiếng rao ai ăn chè... . Cho thấy vào mùa hè nóng bức, có trăng thanh hữ tình, đớp hai vịm chè thì cũng đủ ná thở quên đời . Cho nên Ngụy tui tin là Quan NGố đã nói thật lòng về những món chè Huế qua bàn tay năm ngón mưa sa Huế, đã làm nên danh tiếng muôn đời chè Huế .
Nhà văn Võ Phiến mới qua đời, đã để lại trong lòng Ngụy tui một chút ngậm ngùi . Nhà văn là thần tượng của Ngụy tui cùng với nhà văn gốc nhà giáo Doãn Quốc Sĩ . Với những tác phẩm Bắt Trẻ Đồng Xanh (Võ Phiến) và Ba sinh Hương Lửa , Khu Rừng Lau , Người Đàn Bà bên Kia Vĩ Tuyến … (Doãn Quốc Sĩ) đã làm thay đổi sự hiễu biết, sự nhận thức của Ngụy tui thời mới lớn , thời của chiến tranh, của khói lửa mịt mù sau Tết Mậu Thân . Nhất là qua Võ Phiến đã giúp cho Ngụy tui nhận thức vấn đề hay sự việc, một cách cặn kẻ và đúng đắn . Những Tùy Bút , Tạp Bút …những Tổng Quan.. của Võ Phiến là những tác phẩm để đời có một không hai trong nền Văn Học Miền Nam trướ’c 1975
Bài đã dài so với giới hạn cho phép của còm . Hẹn Quan lần sau.
PS Trong bài Làm Rể Xứ Huế đọc cái nghề của Quan mà Ngụy tui không hiễu . Nghề gia sư ? Nghề đó có phải là tu tại gia hay không ? Gia là nhà , sư là sư cọ ?
Biến tấu, chất lượng, đặc sãn : Tiếng Việt của nghè Du Sinh đấy
30/09/201517:46:48
Khách
Ông đã nhầm...He he.
Ông liên lạc FM với tôi ở email: [email protected] thì tôi sẽ nói ông nghe. Trên mục này nói hổng tiện.
30/09/201500:35:37
Khách
Tán nhảm cùng Quan Ngố,
Có chút thì giờ Ngụy tui xin được bàn về "Chuyện Miền Thôn Dã " của Quan (Tiếng Việt cà giựt là Trao Đổi). Khác với thi sĩ Trần Dzạ Từ Ngụy tui không thấy có cái hồn trong tác phẩm CMTD của Quan . Ngụy tui thấy quan rất duyên dáng khi kể chuyện Miền Thôn Quê . Không biết khi kể chuyện thì quan có vừa hát " Kìa thôn quê dưới trăng ngà bát ngát . Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác ... hay không . Ngụy tui thích chuyện của quan vì làm cho Ngụy tui nhớ về những tháng ngày xuôi ngược miền sông nước . Biết được văn minh lúa nước mà ngày xưa còn đi học chỉ biết trên sách vở . Nói về cái hồn thì quan hãy đọc Rừng mắm hay Hương Rừng Cà Mau qua sẽ thấy không những cái hồn , cái tình, còn đượm mùi triết lý nữa . Bây giờ để Ngụy tui bàn về Rùa Rang Muối . Bài viết của quan quá ngắn cái điểm chính yếu thì quan quên hay quan không cho là quan trọng . Rồi tự nhiên quan cho một anh xì thẩu trổ nghề "batender" đổ rượu vào cái miệng nhỏ xíu của con rùa phải nói là kỳ tích . Mà cái đầu nó lắc lư chứ không đứng yên . Mấy anh ba tàu hay chế . Quan cho rùa vô chảo rồi nướng . Trời ơi tụi tui cả đống thằng ngồi nhậu mà chỉ có một con rùa rang muối thì sao cho đủ . Rượu thịt mà . Phải 5 ba con mới đủ vài chai Johnny đi bộ lại còn vài chai rượu thuốc ứng chiến nữa . Mấy thằng lính tui (tụi nó nhỏ hơn tui nên tui gọi là thằng cho thân mật) nó lấy cái thùng thiết loại 20 lít đổ muối vào mà phải là muối hột nhá . Xong bỏ 4, 5 con rùa vào đậy nấp rồi đun lên . Ngụy tui dân Sài thành hoa lệ . Mấy thằng bạn mà rũ vào Thế Kỷ nhậu gắn , gùa (theo cách nói ngọng của dân Vĩnh Bình Rạch Giá . Hên cho Quan là Pake ri cư chứ là dân Rach Giá thứ thiệt thì quan cũng ngọng líu ngọng lo) thì Ngụy tui chạy làng . Ghê bỏ mẹ . Những thứ như tiết canh hay thịt chó hay mắm thì Ngụy tui mông có dám đớp . Xếp tui dân Cà Mau thập bát ban võ nghệ: Rắn rùa, chuột đồng, đủ thứ mắm ... chàng làu thông . Chàng dạy tui ăn rắn rùa . Nhờ thế Ngụy tui mới biết sống trên đời không đớp gắn gùa . Chết xuống âm phủ biết có hay không . Xếp dạy từng chi tiết ăn rùa ra sao . Rùa chơi 4 cái chưn mỗi thằng một cái . Rồi còn cái đầu rùa thịt ơi là thịt cách cầm đầu rùa như quan đưa tay nhờ đi ké xe . Dùng cái ngón cái để lấy thịt ra . Và đặc biệt mà quan không nói . Giống như ăn hột vịt lộn bắt buộc phải có rau răm . Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại cho quan đớp rùa . Không rau răm làm sao quan đá 4, 5 trứng vịt lộn . Một trứng đã ngất ngư con tàu đi . Rùa cũng thế phải có rau răm . Không rau răm chả ra cái thống chế gì cả . Gặp rùa có trứng nữa thì thôi hết xẩy con cào cào . Trứng rùa vàng ươm hết biết Hai ba chai như chơi . Ăn xong tay hôi rùa . Rửa tay bằng xà bông Dove, Dial cở nào cũng không hết mùi rùa . Dzây làm sao hết ? Thì rau răm đó chà vào tay xong, rửa lại bằng xà bông Cô Ba Trương Văn Bền thì .. "Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm .. để đưa em dung dăng dung dẻ Sai gon mà không sợ bị chê hôi ..mùi..rùa .
Có một chuyện bên lề : Lính Thiết Giáp ăn rùa, nhưng không bao giờ chở rùa . Xui tận mạng . Xui còn hơn vô mao bần chí tử . Chi Đoàn tui đang nằm chịu trận tại kinh Lái Hiếu , Chương Thiện . Không biết giới chức nào mà cho tui tui nằm trong tử địa . Nước ngập tới xích . Chả nhúc nhích gì cả . sếp gọi qua nhậu . Xách xế hộp M113 qua xe sếp . Đang lai rai mấy chai rượu thuốc và vài con cá trê vàng chiên dầm nước mắm gừng thì VC vác B40, B41 bắn loạn đã vào đội hình chúng tôi . Đang phản đòn thì có lệnh rút ra . Rùa đã chin , sếp ra lệnh bỏ đi . Xong di chuyển qua Vị Thanh Hỏa lựu tới cái khúc quá nhiều kinh . Cứ 500 mét một con kinh . Tên dễ nhớ Kinh 5, kinh 5 rưởi, kinh 6… thì xe sếp bị mìn . Ngụy tui đang dẫn đầu bỏ xe chạy bộ ngược về xe sếp . Sếp và mấy đệ tử nằm thẳng cảng trên mặt lộ . Sau khi trực thăng tải thương xong , Ngụy tui sắp xếp đồ đạc thì thấy mấy chú rùa đã rang muối nằm trong xe . Mấy thằng đệ tử của sếp tiếc của đời không vất đi mà giữ lại nên mới xãy ra cớ sự . Tin hay không tỉn ?
Hẹn quan còm sau tiếp tục CMTD
26/09/201503:01:12
Khách
Tui dzô web đó đọc "gồi". Ha ha
24/09/201522:12:34
Khách
Thưa quan giám khảo ,
Thời lều chỏng thì là quan giám khảo . Thời hiện đại hại điện thì ban tuyển chọn hay ban chấm giải hay gì gì đấy . Ngày xưa là quan viên, thời VNCH là viên chức và thời VC là quan chức . Người nổi tiếng tiếu lâm năng mùi , sắc mặt tỉnh queo mà nhột thì ối giời ơi chuyện lọa rứa . Ngày xưa SVSQ chúng tôi ra bãi bắn phải đi qua mộ giả của Binh nhất Nguyễn Văn Ngố chết vì bắn chậm hơn địch . Tay nào mà được mang hổn danh NGỐ thì .. đội quần chết sướng hơn . Dzậy mà quan anh dũng hiên ngang xưng Tân Ngố . Chịu chơi phải biết .
Tui rành quan 6 câu vọng cổ . Không cứ gì thi sĩ Trần dzạ Từ, Nguy.tui cũng thích chuyện miền Thôn Dã của Quan . Tuy chưa sánh bằng Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam hay Rừng Mắm của Bình NguyêN Lộc nhưng cũng xêm xêm một tám một mười với Nguyễn Văn Ba (GS Thái Minh Kiệt) Thành Đô Gió Bụi, Làm Mai Lảnh Nợ Gác Cu Cầm Chầu. (Ngụy tui sẽ bình về một vài chuyện trong quyển sách đó) Con người ri cư kinh năm của ông thiệt là thôn dã. Bút pháp văn chương ông rất bình dị , mộc mạc quê mùa nhưng nó đi vào từng tế bào của Ngụy tui . Ngụy Tui dân Sài gòn dĩ nhiên là dân "phồn hoa đô hộ", Ăn nhà hàng cao lương mỹ vị , áo quần à la mode, phòng trà nhảy nhót tưng bừng , buồn buồn đọc mấy quyển sách thời thượng hiện sinh triết lý ba xu . Nhưng tui lại khoái cái đồng quê yên bình, nhà quê, nhà mùa .Quan thử đọc Bóng Xế Trăng Lu của nhà văn VC hồi chánh Xuân Vũ từ chuyện nhảy qua đầu con rắn ri cá đến những màn hò đối đáp huê tình rồi những món quai chảo vân vân . Đã lắm quan . Những năm tháng xuôi ngược trên miền đồng ruộng từ kinh năm, kinh mười Rạch Giá qua Chương Thiện Long Mỹ Ngã Năm xuống Hòa Tú Lung Sen Sóc Trăng , Cai Lậy Cái Bè Mộc Hóa Kiến Tường , Thanh Bình Hồng Ngự Kiến Phong . Con chiến mã M113 đã đưa tui khắp miền sông nước tận mắt, tận tai, nghe, thấy cảm nhận đời sống thôn quê Khoái nhất là mấy em thôn nữ ca vọng cổ ngọng nghệu cười chết bỏ :
&quotĐã hò hẹn sao em còn đến chể/ Giây phút đợi chờ dài biết bao nhiêu . Thôi em ơi đừng khóc nữa vì anh đã đến đây gồi" ..Tưng tứng từng tưng . Ngụy tui nhiều lần đi kiếm chuyện Miền Thôn dã tại mấy nhà sách ở Little SG mà không thấy . Nghe quan bảo bán không ai mua . Chỉ tặng không cũng đủ mệt . Tiếc quá chừng chừng .
Bài viết Bao Chiến Mã Lên Đường đã được chị LT sửa chửa làm đẹp và đưa lên Web Bảo Vệ Cờ Vàng . Chị LT cho biết tui chỉ trật có một chữ Vững dấu ngã mà tui viết dấu hỏi . Cám ơn quan đã có nhã ý sửa dấu hỏi ngã cho tui . Quan làm tàng quan thách thức có tài thì giỏi viết một bài chơi . Ừ thì viết dù chẳng tài cán gì. Ngụy tui đã đặt cái tựa rồi : "Tán nhãm cùng Tân NGỐ" để dự thi chơi đở buồn (Không biết bao giờ mới viết vì tui làm biếng lắm)
Tui không là nhà văn nhà báo nhưng có nhiều độc giả cả hai đạo Hắc Bạch . Họ biết và quen tui qua tên NgụySaigon còn tên Nguyễn Saigon chẳng ai biết . Có điều vô chổ văn nghệ văn gừng văn hóa mà xưng là Ngụy thi chướng quá . Mời quan vào xem bài Bao Chiến Mã Lên Đường và Nới Rộng Vòng Tay ở đây

https://baovecovang2012.wordpress.com/2015/09/22/gia-dinh-ky-binh-saigon/#more-24866

Nếu Quan Ngố đọc được cái còm nầy thì Ngụy tui sẽ tiếp tục tán nhãm cùng Quan Ngố
17/09/201516:43:51
Khách
Thưa ông Nguyễn Sài Gòn.
Nghe ông gọi "Quan Giám Khảo" ai mà không nhột? Chúng tôi hơn 10 người được giao trách nhiệm tuyển chọn bài chứ có dám "giám khảo" gì đâu.
Ông cho biết email, tôi sẽ edit, sửa chính tả, rồi gửi lại cho, còn đăng vào mục nào thì tuỳ ý toà soạn.
Kính.
16/09/201515:30:11
Khách
Thưa Quan giám khảo,
Tui viết bài giới thiệu Gia Đình Kỵ Binh Saigon phần đông là thương binh vưa được thành lập tại Saigon. Người sửa dấu hỏi ngã cho tui đã bị bệnh không nhìn rõ . Vậy ngài giám khảo sửa dùm lổi chính tả để tui đưa lên . Xin cám ơn Quan giám khảo

Lời Giới Thiệu
Kỵ Binh SaiGon: Chiến Mã Lên Đường

Chiến Mã lên đường để tiến về Cổ Thành Đinh Công Tráng, để cùng vổ tay hát vang “Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào , Quỳ hôn đất thân yêu…” để đưa tay chào bao chiến tích hùng anh trên quê hương Quảng Trị . Đưa tay chào bao đồng đội đã hy sinh nằm lại trên mảnh đất quê cha đất tổ . Để nhớ lại ngày nào cán lên đầu giặc mà đi chỉ trong một ngày tiến về Cửa Việt chấp nhận thiệt hại bằng mọi giá . Cũng để trở về KonTum kiêu hùng ngày nào bên dòng Dakbla ngàn đời yêu dấu . Về thăm lại Sa Huỳnh nắng soi ruộng muối. Cũng như tiến vào thung lủng Dambe hay về lại Snoul , Kratie, Suong , Kompong Trach hay trở về bên dòng sông Vàm Cỏ Đông để nhớ lại trận phản công thần kỳ ngày nào của LD3KB tại căn cứ biên phòng Đức Huệ . Cũng để trở về căn cứ Nước Trong , nơi diễn ra trận xa chiến ngắn ngủi 12 T54 phơi xác hoặc trở lai Long Thành, Thủ Đức để nhớ lại những ngày huấn luyện dưới mái trường Mẹ thân yêu của một thời trai trẻ hăng hái đồng ca vang Bao chiến Mã lên đường . Hay trở lại Trảng Bom để nhớ về trận Bảo Lửa năm xưa . Để cùng nhau đi trên Quốc Lộ 20 ngày nào. Để hình tưởng lại những trận đánh tuyệt vọng bi thảm thấm đẩm máu đào trong những ngày tàn chiến trận. Những An Điền Rạch Bắp Căn Cứ 82 hào hùng của bao chiến sĩ hùng anh vào năm 1974 . Nhớ về Xà Bang Chi Đoàn 2/5 Thiết kỵ đã tiếp cứu giải vây đồn Xà Bang Địa Phương quân ngày ngưng chiến . Ôi một thời lửa máu điêu linh . Một thời đớn đau tủi nhục . Một thời của đểu giả lên ngôi . Thời của tan tác chia lìa, thời của bao chiến mã lên đường phân ly . Thời cúi mặt nhưng không đầu hàng nghịch cảnh . Thời của đắng cay tù đày vô vọng …
Kỵ Binh Saigon , Ôi những chiến hữu yêu mến năm xưa đang trên đường về tập hợp để cùng nhau hàn huyên tâm sự , để nhắc nhở những ngày anh dũng oanh liệt hào hùng , để nhớ lại tháng tư năm nào tan đàn xẩy nghé đau thương. Để nhớ lại những tháng ngày tù đầy khổ ải để nhớ lại cùng nhau dấu một giọt lệ đang dâng trào trong mắt những Kỵ Binh anh dũng năm xưa. Kỵ Binh Saigon,các anh là những Kỵ Binh tận tụy trên chiến trường . Bây giờ dù hoàn cảnh có nghiệt ngã vẫn cố giữ được truyền thống của người Kỵ Binh hào hùng bất khuất
Tưởng tượng một hình ảnh quá cảm động các Kỵ binh Saigon đã tập hợp một hàng ngang để chào Thánh Tổ, Chào những Kỵ Binh anh hùng đã an giấc nghìn thu . Chào những Kỵ Binh Thương Binh, Chào những Kỵ Binh đang lưu lạc bốn phương trời . Đặc biệt là hình ảnh những Thương binh đã không còn đủ tay chân để đứng nghiêm đưa tay chào Thánh Tổ . Tôi đã không cầm được nước mắt . Hiễn hiện trong tim trong ý nghĩ của tôi ngày tan hàng đau đớn tủi nhục , các Kỵ binh thương binh đã vất vả ngược xuôi để sinh nhai, để mưu sinh thoát hiểm bằng mọi phương tiện . Sắt đá gì cũng phải tan chảy, Cứng rắn cở nào cũng phải mềm lòng . Xin cám ơn Thánh Tổ đã giúp, đã phù hộ để anh em Kỵ Binh trở về đoàn tụ dưới Quân Kỳ Thiết Giáp Binh , cùng nhau quây quần dưới chân tượng đài Thánh Tổ Phù Đổng Thiên Vương bất diệt .
Xin trân trọng gửi lời chào thân mến đến Gia Đình Kỵ Binh Saigon. Xin nguyện cầu ơn trên ban cho quý chiến hữu một sức mạnh thản nhiên để chấp nhận mọi buồn vui trong đời sống . Cũng xin Thánh Tổ ban cho quý chiến hữu một sức mạnh ngoan cường để đem tình yêu Binh Chủng mà gánh vác việc đời .
Xin hân hạnh giới thiệu đến Quý Niên Trưởng , Quý Kỵ Binh : Gia Đình Kỵ Binh Saigon, tập hợp những người con yêu của Tổ Quốc đã đứng vửng như tiền nhân đã đứng vửng nghìn năm.
Kỵ Binh Việt Nam Muôn Năm
KB Nguyễn Saigon
16/09/201501:52:23
Khách
Nguoi Viet Ty Nan Cong San co hai ben: Noi va Ngoai. VN la ben Noi, My la ben Ngoai. De duoc cong bang, bai viet co khi de cap toi ben Noi, co khi ben Ngoai.

Viet Ve Nuoc My chi la tu noi chung (generic) am chi ca hai ben.
15/09/201517:53:25
Khách
Thôi đi bố ơi.
Viết kể chuyện bên Mỹ đã 15 năm thì moi đâu ra chuyện mà viết nữa? Bố có chuyện gì bên Mỹ kể ra cho người Việt trong nước nghe cho vui.
15/09/201517:01:02
Khách
Chuyện về thăm VN thì ăn thua gì tới đề mục "Viết Về Nước Mỹ "?. Tòa soạn nên cho đăng trong mục văn nghệ, giải trí v..v.. vì nội dung bài viết không hợp với mục đích của trang báo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Nhạc sĩ Cung Tiến