Hôm nay,  

Lá Cờ Vàng và Ông Đại Sứ

25/08/201500:00:00(Xem: 16425)

Tác giả: Anthony Hưng Cao
Bài số 3607-17--30197vb3082515

Tác giả là một bác sĩ Nha Khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007, ông đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Xuất Sắc 2010, với hồi ký “My Life,” bài viết chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp Y Khoa, từ nhiều năm qua Hưng Cao còn là người soạn nhạc và là chủ tịch câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Gần 30 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ cái cảm xúc khi tôi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ lúc tôi vừa bước vào trại chuyển tiếp của người tị nạn ở Battaan vào tháng 6 năm 1988.

Lúc đó, tôi còn là cậu thanh niên mới bước vào tuổi mười chín và đã trải qua đến 13 năm sống dưới chế độ cộng sản từ sau cuộc đổi đời 30 tháng 4 năm 1975. Tôi nhớ một cảm xúc rất khó tả, vừa lạ lẫm, vừa tò mò xen lẫn ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy lá cờ. Thật ra cảm xúc đó cũng dễ hiểu đối với những thanh niên cùng trang lứa với tôi lúc đó. Cũng như bao nhiêu thanh niên khác sau năm 1975 ở Việt Nam, chúng tôi ít khi có dịp nhìn thấy hình ảnh của lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Hình ảnh lá cờ vàng có chăng chỉ qua những bài học nhồi nhét lòng căm thù về ý thức hệ và những câu chuyện bịa đặt xấu xa mà chúng tôi bắt buộc phải học từ những lớp vỡ lòng về "chế độ cũ" hay chế độ "Mỹ ngụy".

Tôi có cái may mắn là được ba của tôi, người đã trải qua những năm tháng phục vụ trong ngành quân y của Việt Nam Cộng Hoà, thỉnh thoảng thì thầm kể lại những chiến tích oai hùng của quân lực Việt Nam Cộng Hoà mà ông được chứng kiến, cũng như những việc làm đầy nghĩa cử của các toán quân y Mỹ và những người lính Việt Nam Cộng Hoà giúp đỡ chăm sóc cho người dân. Tuy nhiên, những câu chuyện hiếm hoi đó chỉ thỉnh thoảng ông mới dám kể vì khắp nơi trong xã hội lúc đó là tình trạng "tai vách mạch rừng", đầy dẫy những tên công an khu vực cộng khai và trá hình.

Năm 1975, tôi chỉ mới vừa 6 tuổi để có một kỷ niệm hay một ý thức nào về lá cờ vàng ba sọc đỏ. Các bạn trẻ lớp sau tôi chắc chắn còn hoàn toàn mù tịt hơn về hình ảnh lá cờ ấy, nhất là tệ hại hơn khi chế độ cộng sản đã cố tình dùng đủ mọi cách để bóp méo và xuyên tạc lá cờ biểu tượng của nền dân chủ tự do dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà.

Khi trưởng thành, bước vào ngưỡng cửa trung học, một số chúng tôi bắt đầu có ý thức hơn về những điều bất công trong xã hội chung quanh và đã có những tư tưởng chống đối hay phản kháng, nhưng tuyệt nhiên, hình ảnh của lá cờ vàng trong những năm tháng đó hoàn toàn không là một hình ảnh mà chúng tôi dựa vào để nung nấu ý chí hay lấy đó làm biểu tượng để đấu tranh.

Đó là lý do tôi có cảm xúc khá lạ lẫm khi lần đầu được nhìn lá cờ vàng tung bay trong gió trong một ngày hè nóng nực lúc chúng tôi vừa bước chân vào trại tị nạn Battaan. Tôi nhớ tôi đã đứng sựng lại vài giây để nhìn lá cờ cho đến khi mẹ tôi giục mau đi theo gia đình về ngôi nhà cất tạm trong trại để tạm trú trong thời gian chúng tôi ở lại trại.

Những căn nhà nho nhỏ được dựng lên sơ sài bằng gỗ sát vách với nhau. Những buổi chiều mùa hè, sau khi xong buổi cơm chiều, mọi người trong trại thường kéo nhau ra ngồi trước căn nhà để tránh cái nóng vẫn còn hầm hập từ mái tôn toả xuống.

Hàng xóm sát bên nhà của tôi lúc đó là một gia đình gồm 2 vợ chồng và một người con trạc tuổi tôi. Thấy chú hàng xóm hiền lành và thường vẫy tay chào mỗi lần gặp tôi, tôi lân la làm quen và trò chuyện với chú vào những buổi chiều khi ngồi hóng mát. Tôi được chú kể cho biết là chú đã từng phục vụ trong Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Sau khi ra khỏi trại "cải tạo", gia đình chú vượt biên và may mắn đi thoát. Khi bắt đầu quen với tôi hơn, chú thường cao hứng kể lại những trận đánh mà đơn vị của chú đã từng chạm trán với quân đội cộng sản. Chú kể về trận chiến ác liệt khi tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị với sự tham dự của đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của chú.

Qua câu chuyện của chú, tôi đã hình dung được niềm vui và những giọt nước mắt của những người lính khi nhìn thấy lá cờ vàng được phất phới tung bay trên cột cờ của Cổ Thành sau khi được quân ta chiếm lại. Giọng kể của chú thật hào hùng và tràn đầy cảm xúc, dường như những kỷ niệm năm xưa trên chiến trường bên cạnh những người đồng đội đang sống lại trong lòng của chú. Tôi chợt nhớ lại những câu chuyện kể của ba tôi trước đây, tuy nhiên trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác hẳn vì lúc đó chúng tôi đang sống trong nhà tù lớn của cộng sản, nên giọng kể của ông chỉ thì thầm đủ cho tôi nghe, khác với giọng nói hùng dũng của người lính Thủy Quân Lục Chiến vì chúng tôi đang được đứng trên mảnh đất tự do.

Tôi còn nhớ một buổi chiều, sau khi kể thêm một vài câu chuyện về quãng đời quân ngũ của chú xưa kia, chú bảo tôi ngồi đợi chú một lúc để chú cho tôi xem một món đồ "rất quý giá". Chú bước vào bên trong nhà và sau đó trở ra với một món đồ gì đó được gói cẩn thận trong những tờ báo cũ. Tôi tò mò muốn biết chú cất món đồ gì trong đó. Đôi tay chú run run thận trọng mở từng tờ giấy báo. Khi tờ giấy báo cuối cùng được bốc ra, một lá cờ vàng cũ với nhiều vết cháy xém đen hiện ra trước mắt tôi.

Giọng chú chợt nghẹn ngào, với ánh mắt rưng rưng:

"Đây là lá cờ mà chú đã gìn giữ từ sau cuộc chiến ở Cổ Thành Quảng Trị cho đến nay. Lá cờ này đã thấm máu người bạn thân nhất của chú trong trận đánh chiếm lại Cổ Thành".

Vợ của chú đã giúp cất giấu lá cờ trong những năm tháng chú bị bắt đi tù cải tạo. Trong chuyến vượt biên, chú nhất quyết mang theo vì chú nghĩ linh hồn của người bạn đồng đội sẽ phù hộ gia đình chú vượt qua những sóng gió trên biển. Những ngày đói khát trên biển, chú đã ôm lá cờ vào ngực để chống chọi với cơn khát, cái đói cho đến khi tàu được vớt đưa vào trại tị nạn..."


Đôi vai chú chợt run run khi nhắc lại câu chuyện vượt biển với những ký ức kinh hoàng. Mắt chú rưng rưng ngấn lệ. Tôi rụt rè đưa tay vuốt nhẹ lên lá cờ vàng. Tôi cảm thấy như có một luồng điện chuyền qua tay tôi từ lá cờ cũ đã phai màu. Đó là lần đầu tiên trong đời sau 13 năm, tay tôi được chạm vào lá cờ vàng ba sọc đỏ. Một cảm xúc thật bồi hồi khó tả, vừa tự hào, vừa trân quý, vừa hãnh diện với những gì mà tôi được nghe từ những câu chuyện của người lính Thủ Quân Lục Chiến mà tôi tình cờ được quen biết trong trại tị nạn Battaan. Tuy chú không nói, nhưng tôi biết chắc chú đang ôm ấp một niềm mong ước một ngày được trở về Cổ Thành Quảng Trị để dựng lại ngọn cờ vàng ba sọc đỏ như trong một buổi chiều năm xưa trong trận chiến năm 1972.

Từ khi ra khỏi trại, tôi không có dịp gặp lại chú nữa. Không biết bây giờ chú đang định cư ở đâu, còn sống hay đã mất. Tôi mong có phép nhiệm mầu nếu chú đọc được câu chuyện này để tôi có dịp gặp lại chú, người đã giúp mang lại cho tôi sự kính trọng và yêu mến lá cờ thiêng liêng chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, mặc dầu tôi đã trải qua 13 năm sống dưới những sự xuyên tạc bịa đặt của chế độ cộng sản về lá cờ vàng.

*

Chúng tôi đến định cư ở Hoa Kỳ vào cuối tháng 9, khi trời bắt đầu vào Thu với tiết trời se se lạnh.

Hình ảnh của lá cờ vàng mà tôi được thấy lần đầu tiên ở Hoa Kỳ được treo trong khu nhà hàng phở Nguyễn Huệ, trên đường Bolsa, gần góc đường Ward. Kể từ đó đến nay, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã trở nên quen thuộc trong những cuộc biểu tình, những đêm văn nghệ đấu tranh. v.v.. Sau này, khi thành lập ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, chúng tôi thường tổ chức hay tham gia những buổi văn nghệ đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương Việt Nam. Hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng xuất hiện trong một số màn trình diễn của chúng tôi, mỗi khi chúng tôi trình diễn các bản nhạc đấu tranh như "Vùng Lên Cứu Nước", "Người Việt Nam", "Hẹn Ngày Về", v.v. Những lá cờ vàng được chúng tôi tự hào cầm trên tay và phất cao. Trong những giây phút đó, tôi vẫn thỉnh thoảng chợt nhớ đến hình ảnh lá cờ vàng trong trại tị nạn Battaan mà tôi có dịp chạm tay vào.

Tháng Bẩy năm nay, khi vị đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông Ted Osius đến gặp gỡ cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở ngay thủ phủ Little Saigon. Vì bận việc phải đi xa, nên tôi không có mặt trong buổi tiếp tân hôm đó. Tuy nhiên, khi đọc những bài báo về cách hành xử của vị đại sứ này đối với lá cờ vàng, tôi hết sức phẫn nộ. Tôi cố tìm xem lý do gì mà một vị đại sứ Hợp Chủng Quốc như ông, vốn luôn tự hào là công dân một quốc gia yêu chuộng Tự Do và Công Lý, lại có một thái độ như vậy đối với một biểu tượng Tự Do của hơn 2 triệu người Việt tị nạn cộng sản.

Sự bào chữa của ông Osius khi ông cho là đứng chụp hình chung với lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ gây dẫn đến sự khó khăn trong “việc làm” của ông khi ông trở lại Việt Nam giúp xây dựng và phát triển sự hợp tác của hai quốc gia và hy vọng sẽ dẫn đến nền dân chủ, công bình cho Việt Nam, v.v. và v.v. Tệ hại hơn, vị đại sứ còn than thở rằng ông có thể “bị mất việc” nếu đứng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ. Hiểu nôm na là việc ông ta chụp hình với lá cờ vàng có thể làm mấy ông cộng sản ở Hà Nội mất lòng và vì vậy ông ta có cơ bị mất việc.

Ô hay. Hà Nội hay Việt Nam đúng là nhiệm sở ngoại giao của ông, nhưng ông chủ của ông đâu phải là ông chủ của ông đám vua quan hay cái chế độ độc tài điộc đảng ở đó. Ông chủ đích thực của ông -nếu muốn ví von với ông boss, ông xếp theo kiểu “bị mất việc”- là nước Mỹ, dân Mỹ. Hình như ông quên ông là vị đại sứ Hoa Kỳ, có nghĩa là người đại diện của cả nước Mỹ, dân Mỹ, trong đó có hàng triệu binh sĩ Mỹ đã chiến đấu bên lá cờ vàng ở Việt Nam để bảo vệ tự do dân chủ. Đúng là cuộc chiến đấu ấy đã qua 40 năm, nhưng đừng quên trên 58,000 tử sĩ Mỹ cùng biết bao huy chương cao quí của nước Mỹ còn mãi mãi giá trị. Và đừng quên tại đất nước tự do dân chu này, lá cờ vàng của cộng đồng người Việt đã là một biểu tượng hợp pháp, được các chính quyền dân cử nhiều địa phương nhìn nhận.

Ông Đại sứ có khoe ông là người bảo vệ nhân quyền. Chắc chắn ông thừa biết những cảnh bắt bớ, tra tấn, giam cầm và thủ tiêu các nhà đầu tranh dân chủ trong nước Việt Nam hiện nay. Công việc bảo về nhân quyền ông đang làm là do nước Mỹ, dân Mỹ giao phó cho vị đại sứ của họ chứ không hề do việc giỏi lấy lòng bọn trùm cộng sản mà có.

Ông Đại Sứ thường cho thấy là ông am hiểu ngôn ngữ, văn hóa Việt. Tôi mong ông sẽ có dịp hiểu biết thấu đáo hơn về lịch sử, văn hóa và lòng người để hành xử xứng đáng với vị trí của một vị Đại sứ Hoa Kỳ.

*

Lá cờ vàng ba sọc đỏ với chiều dài của lịch sử Việt Nam đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, vinh quang lẫn tủi nhục, nhưng mãi mãi là niềm tự hào của người dân Việt Nam yêu Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền.

Dù đã 40 năm bị chế độ cộng sản cấm đoán, đàn áp, nhưng nay trong nước Việt Nam hiện nay, lá cờ ấy vẫn là một niềm tin. Mới đây, anh Nguyễn Viết Dũng, dù đang sống trong chế độ cộng sản, nhưng anh vẫn công khai treo lá cờ vàng ba sọc đỏ ngay trước nhà của mình ở Nghệ An? Thái độ và việc làm của anh Dũng đã làm cho chế độ cộng sản phải run sợ và ra tay bắt giam anh.

Như những người Việt tự do tại hải ngoại vẫn ngày càng đông hơn, mạnh hơn, tôi tin rằng một ngày mai không xa, lá cờ vàng ba sọc đỏ lại có dịp ngạo nghễ tung bay phất phới trên quê hương Việt Nam. Biết đâu chừng ngày đó, tôi sẽ có dịp thấy lại lá cờ vàng với những vết tích của cuộc chiến trên Cổ Thành Quảng Trị năm nào và được ôm lá cờ thân yêu vào lòng.

Anthony Hưng Cao

Ý kiến bạn đọc
13/06/202120:57:09
Khách
tadalafil herbal substitute <a href="https://elitadalafill.com/">generic cialis</a> tadalafil price at walmart
29/08/201515:01:14
Khách
Xin thua ban hien Tung Le la chung toi biet chu nhung vi thinh thoang "In the Heat off Passion" chung toi quen. That la tuc chung ta khong lam gi duoc de lat do CSVN (mot lu that hoc, tan bao, thu vat, etc.) mac du chung ta da va dang thanh cong trong moi lanh vuc o que huong thu hai nay ????
29/08/201501:56:05
Khách
Song voi VC ma yeu la co vang 3 soc do la lanh an tu-hinh. Tai sao nhung nguoi ty-nan Cong-san o Bolsa khong biet dieu do?
28/08/201523:11:41
Khách
Muon duoc viec lon, chung ta nen tuy co ung bien. Du sao di nua chung ta va Dai Su Ted Osius deu la ga nha ca. Chung ta nen loi dung Ted Osius lam loi cho chung ta theo luat phap Hoa Ky cua chung ta. Khong nen da ga cung mot nha voi nhau.
28/08/201522:51:54
Khách
Muon phe binh thai do hanh xu cua Dai Su Ted Osius trong vu nay, chung ta nen dua vao hai yeu to: TINH va LY. Tac gia viet dung ve phuong dien "TINH" nhung xai ve "LY" vi theo Cong Phap Quoc Te, la Co Vang Ba Soc Do cua chung ta khong con dai dien cho VNCH nua.
27/08/201501:32:07
Khách
Hôm nay thì có lẽ anh Hưng đã hiểu là tại sao SG tui đã có những lời miệt thị gay gắt về gã này trên FB của anh. Nếu anh là tôi cũng như hàng trăm người có mặt suốt buổi họp đó thì anh H đã đồng cảm nhiều hơn nữa. Rất vui & xúc động về bài viết của những người chống công không mệt mỏi như anh. Đúng như vậy, dù việt cộng (cố ý không viết hoa) có mua chuộc hàng trăm ông đại sứ như gã này thì công lý & nhân quyền sẽ trở về với dân tộc Việt. Lá cờ vàng chính nghĩa quốc gia của chúng ta sẽ mãi mãi bay phất phới trong tim của mỗi người dân Việt yêu TỰ DO & DÂN CHỦ.
26/08/201500:41:27
Khách
Tôi rất cảm động khi đọc xong bài viết của Anthony Hưng Cao, một người trẻ tuổi có tâm huyết với đất nước VNCH TỰ DO + DÂn CHỦ đã mất vào tay cộng sản ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tôi hi vọng và mong mỏi cộng đồng TNCS trên quê hương thứ hai này sẽ có nhiều và rất nhiều những người có tâm huyết và dũng cảm đứng lên tranh đấu bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ vì đất nước VNCH đã mất rồi, nay chúng ta chỉ còn lá cờ vàng là biểu tượng TỰ Do + Dân Chủ của tập thể người Việt TNCS tại hải ngoại.
Mong rằng tuổi trẻ như Anthony Hưng Cao hãy đứng lên bảo vệ là cờ vàng thay mặt cho cha của anh và những người lớn tuổi đã mệt mỏi vì tranh đấu suốt 40 mươi năm dài mà trước khi nhắm mắt không biết lá cờ vàng của chúng ta có bị bọn cộng sản VN và bọn cộng sản nằm vùng tại hải ngoại cố tình xé bỏ hay không.
Hãy mạnh dạn đứng lên Anthony Hưng Cao. Chúng tôi sẽ ủng hộ anh !!!
Mời xem buổi hội luận giữa Đỗ Hùng và Nguyễn Xuân Nam của báo Calitoday. Tôi tin tưởng Đỗ Hùng sẽ là người đấu tranh đến cùng để bảo vệ lá cờ vàng giống như Anthony Hưng Cao. Còn những người khác tôi chưa tin tưởng lắm ….
*** Đại Sứ Ted Osius và cờ vàng: Sau thư trả lời của Bộ Ngoại Giao, còn vấn đề gì?
http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/cong-dong/dai-su-ted-osius-va-co-vang-sau-thu-tra-loi-cua-bo-ngoai-giao-con-van-de-gi.html
Tôi đã có comments trên trang mạng Đàn Chim Việt online để phản bác lại bài viết:
*** “Định Nguyên: Chống cộng, thôi thúc yêu nước hay mù quáng hận thù?”
http://www.danchimviet.info/archives/97740/dinh-nguyen-chong-cong-thoi-thuc-yeu-nuoc-hay-mu-quang-han-thu/2015/08
*** Nguyễn Khoa Thái Anh “ Tuổi trẻ Mỹ-Việt đang đứng ở đâu?”
http://www.danchimviet.info/archives/97792/tuoi-tre-o-dau/2015/08
NTH
25/08/201519:13:33
Khách
Cám ơn anh Anthony Hưng Cao. Bài viết thật cảm động và lập luận vững vàng. Ted Osius đã quá vụng về trong việc cư xử như thế. Nếu sợ hãi, Ted không nên đến gặp gỡ cộng đồng Việt Nam. Và lần sau nếu Ted muốn đến, chúng ta yêu cầu Ted không đeo huy hiệu có cờ Mỹ và cờ Việt cộng trên áo. Nếu không chúng ta không nên tiếp ông ta. Mong anh Anthony Hưng Cao vui mạnh. Lý Nhân Bản.
25/08/201518:40:07
Khách
Đồng ý kiến với những điểm tác giả nêu lên trong bài viết .
25/08/201518:26:51
Khách
Một bài viết thật hay và rất cảm động! Cám ơn bs Hưng đã bỏ thời gian viết lên bài viết nầy. Tôi nhiều khi tự hỏi hôm đó tại sao bà nghị sĩ Janet Nguyễn lại đồng ý với yêu cầu của ông đại sứ xăng pha nhớt Ted đó? Thay vì bà ta, đúng ra nên nói thẳng vào mặt ông đại sứ đó rằng: "Tôi mời ông đến nhà tôi, nếu ông không thích lá cờ vàng 3 sọc đỏ, thì ông đừng đến". Bà tha chỉ cần nói như vậy thôi là đủ rồi, sao bà ta lại hèn quá, để cho ông đại sứ đó có quyền thay đổi cách trang trí của sân nhà mình chứ. Thật là hèn quá! Không biết bà thượng nghị sĩ nầy có thân cộng không đây ta?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến