Hôm nay,  

Từ Khi Bị... Nghẹt Ống

05/08/201500:00:00(Xem: 12201)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 3591-17--30181vb4080515

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ" ông đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Trong một bài viết năm 2015, tác giả kể chuyện ông phải nằm bệnh viện vì tuyến tiền liệt bị biến chứng, và đã nhận sự quan tâm giúp đỡ của cư dân thị xã Lacey. Bài mới, vẫn chuyện bệnh cũ, nhưng nói thêm về tình huynh đệ chi binh của các sĩ quan cùng giảng dạy tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội/TSN tại Việt Nam trước đây.

* * *

Lacey, nơi tôi định cư, là nơi mà vào tháng sáu mỗi năm, cá salmoms tụ tập, chen nhau bơi ngược dòng vào các sông rạch nơi mà chung đã sinh nở khi xưa trong vùng để đẻ trứng rồi chết rã xác khi làm xong nhiệm vụ truyền giống thiêng liêng.

Khác với cá hồi, tôi đã được sống với Lacey nhiều năm tháng hạnh phúc. Đi học, đi làm, lập gia đình tại đây, Lacey với tôi đã thành tổ ấm, thành quê hương đầy tình người tử tế. Trong thời gian phải hạn chế di “con đường mang tên em” Lacey thân thương của tôi nằm trong “khung trời đại học” của trường Saint Martin University. Nhớ thư viện, rồi nhớ khu chợ thực phẩm Á Đông H.P., nơi tôi thường đến để lấy tờ Việt Báo và tờ Người Việt N.N. ở địa phương về đọc cuối tuần, nhứt là các bài viết của anh N.X.Nghĩa và trang Viết Về Nước Mỹ.

Ngoài chợ H.P., tại đây còn hai chợ của người Á châu nữa có bán những đặc sản mà đồng bào ở địa phương này ưa thích. Kế Lacey còn có chợ Nông Gia thuộc địa phận thủ phủ tiểu bang là Olympia, nằm cạnh bến du thuyền đậu. Đây là một thắng cảnh thu hút các du khách từ các tiểu bang khác đến với những sản phẩm tiểu thủ công mỹ nghệ, hải nông sản địa phương và thức ăn của nhiều nước kể cả món mì xào gỏi cuốn Việt Nam.

Trong một bài viết về nước Mỹ trước đây, tôi đã kể về lòng tốt, tình thân thương mà tôi được hưởng từ cư dân nhiều sắc tộc tại Lacey, nhất là từ khi tôi bị bệnh do tuyến tiền liệt biến chứng.

Phải nói thêm ngay là từ khi bị bệnh, tôi còn luôn được thăm hỏi bởi nhiều thân hữu ở xa, nhất là sự quan tâm của nhiều vị huynh đệ chi binh một thời.

Chuyện tôi phải nằm bệnh viện vì sự biến chứng của tuyến tiền liệt đã xảy ra vào ngày cuối của chuyến đi tàu cruise du lãm Alaska hồi đầu tháng Năm năm nay. Buổi sáng hôm đó khi hai tôi đang chờ làm thủ tục xuống tàu thì tôi bị đi tiểu liên tục, cứ khoảng mười phút thì lại bị đi một lần! Đến khi làm thủ tục xong lên xe taxi ra về lúc mười giờ sáng thì tôi bị đau dữ dội.

Tội nghiệp bà xã sợ lo điếng người còn anh tài xế xe taxi cũng xanh mặt. Đáng lý là tôi nên vào binh viện ở Seattle nhưng tôi cố rán về tới Lacey vì e rằng nếu tôi bị nặng và phải nằm lại thì bà xã phải tới lui chăm sóc mà vợ tôi lại không dám lái freeway rồi phải biết nhờ ai đây?. Nghỉ vậy nên tôi cố rán chịu đau cho tới bịnh viện ở gần nhà rồi đi thẳng vào khu cấp cứu.

Sau khi y tá đặt ống thông tiểu vào tôi được cho về nhà mang theo ống thông tiểu và bịt chứa nước tiểu đeo ở bên đùi. Nếu bạn nào có bị đặt ống thông và phải đeo bịt (bịch) chứa nước tiểu thì mới thấy là khổ sở đến như thế nào. Nhứt là tối ngủ mỗi khi trở mình thì bị đau vô cùng, ban ngày khi đi đứng cũng cực hết biết. Vậy mà tôi phải đeo ống tới hơn một tháng trời! Trong khỏang thời gian này tôi bị mất sức nhiều vì ngủ không được. Ban đêm khi bịch nước tiểu đầy tôi lại phải thức dậy đi vào bồn cầu để xả, nhiều lần như vậy.


Sở dĩ tôi phải đeo ống lâu vì ông bác sĩ chuyên khoa đi vacation chưa về. Đến đầu tháng Sáu tôi đến phòng bác sĩ để rút ống thông ra. Bác sĩ nói là sẽ làm nội soi để xem tìng trạng tuyến tiền liệt của tôi như thế nào, có lẽ là vào đầu tháng Tám. Sau khi y tá rút ống ra tôi được cấp thuốc và cho về nhà.

Tưởng như vậy là êm, không ngờ hai bữa sau tôi lại bị bí tiểu lại. May mà trúng vào ngày bà xã nghỉ ở nhà nên chở tôi cấp tốc vào khu cấp cứu lại. Sau đó tôi lại bị đeo ống thông và bịt chứa nước tiểu tiếp. Bị hai lần bị đi cấp cứu như vậy tôi bị mất sức khỏe và xuống tinh thần và không làm được gì như mình đã định, kể cả những sinh hoạt hằng ngày.

Hai tuần sau tôi đi tái khám thì bác sĩ cho tăng liều thuốc uống mỗi đêm và cho y tá hướng dẫn tôi cách tự đặt ống thông ở nhà nếu bất thình lình tôi bị bí tiểu. Vào phòng restroom có y tá đứng kế bên hướng dẫn cho tôi cách tự đặt ống, tôi vừa làm theo vừa xanh mặt vì sợ và vì đau đớn. Sau một hồi đẩy ống và tới tận bọng đái, ống thông tới đâu, tôi thấy mấy ông trời tới đó! Nước tiểu bắt đầu vọt ra. Y tá nói là ok “ về nhà ông cứ y làm như vậy nhe.” Sau đó tôi được cho một mớ ống thông để đem về nhà. Bác sĩ đặt thêm một số ống nữa sẽ được gởi bằng bưu điện cho tôi và dặn tôi rằng mỗi ngày tôi phải tập tự thông hai lần!!! Nghe ổng nói mà tôi muốn xỉu. Tới nay, dù gồng mình, tôi chỉ dám thực tập được có hai lần!

Mà hình như là trong cái rũi nào đều có cái may, nhờ bị bịnh ngặt nghèo mà tôi mới nhận được sự lưu tâm tận tình, chân thành của bà xã và kế đến là từ các bạn cùng đơn vị TSNQĐ/TSN khi xưa. Trước tiên là nhờ sự thông báo về bịnh tình của tôi của anh bạn thân là anh N.P.Lâm ở Florida, cùng lớp với tôi ở trường Chu văn An khi xưa và cùng đơn vị sau này, trên email mà tôi được sự giúp đỡ to lớn ngoài sự mong đợi của mình.

Các bạn cùng đơn vị khi xưa, kẻ thân và người sơ giao đều nhiệt thành đóng góp gíup đở tôi. Nếu không bị bịnh thì tôi không bao giờ biết là mình được anh em lưu tâm nhiều đến như vậy và tình tương trợ của các bạn cùng đơn vị chân thành đến như vậy. Đặc biệt có sự lưu tâm của vị Chỉ Huy Phó của Trường mà anh em thường thân mật gọi là “anh Ba”, qua tấm check của anh gởi từ Virginia nhờ hai anh V.A.Tuấn Và anh N. X. Phiệt đem đến tận nhà cho tôi. Anh Linh ở tận bên Hòa Lan cũng góp phần yểm trợ cho tôi, anh Khy ở Nevada vẫn thường gọi hỏi thăm.

Từ hồi bị đặt ống thông tiểu, sự lưu tâm của bà xã và của các bạn cùng đơn vị làm cho tôi cảm thấy mình quả là có phước và nhận chân thêm được về tình huynh đệ chi binh qúy báu của các bạn cùng chung đơn vị khi xưa dù sau gần bốn chục năm xa cách. Tôi thấy có một nỗi vui thật là to lớn trong lòng mình vì biết là mình không bị bỏ quên, nhứt khi bị bịnh hoạn lúc tuổi gìa sức yếu. Tấm thân tình huynh đệ của những người mặc áo nhà binh con lồng trong đó cái tình tương trợ  không bỏ anh em, không quên bạn bè mà tôi đã nhận được dồi dào qua cơn bịnh nặng này.

Thật là:

Dù bao vật đổi sao dời
Chi binh huynh đệ một đời không quên.

Lacey, July 17, 2015
Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
06/08/201515:27:51
Khách
Anh Thành xin bác sĩ cho đi biopsy (nội soi) coi có ung thư không, và cho toa mua thuốc Tamulosin Hcl Caps 0.4mg uông ngày 1 viên để nhiếp hộ tuyến dãn ra cho nước tiểu thông. Lẽ ra anh đã nên đi thử máu mỗi năm coi PSA quá 4 chưa.Nếu quá 4 thì phải lo đi bac sĩ chuyên môn về urinologist điều trị.
Tôi đã dùng Tamulosin và thấy đi tiểu binh thuờng như trước. Khi PSA tôi lên 4.2 năm ngoái,bác sĩ gia dình đã refer tôi qua bác sĩ chuyên môn liền để khám. Ai trên 70 đều có prostate problem...nhưng bệnh này khó và chậm chết lắm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,474,077
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến