Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 3578-17-30128vb3072115
Tác giả bài viết đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài viết và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số vừa thành sách "Xin Em Tấm Hình." Có thể coi thêm nhiều hình ảnh và các bài viết của tác giả trên http://saigono-cean.com/trang NTN.
II. St. Petersburg
Sau khi ở Moscow ba đêm, chúng tôi đi Saint Petersburg. Với dân số 5 triệu, St Petersburg to thứ nhì ở Nga, sau Moscow, nhưng là thành phố Nga du khách đến viếng thăm nhiều nhất. Saint Petersburg gần Finland, cách Moscow 714 km phía Tây Bắc, lái xe mất 8 tiếng rưỡi đồng hồ. Bợm nhậu ở Nga vừa lái máy bay, vừa lái xe hơi gây bao nhiêu tai nạn (vào Youtube, tìm "Car accident, Russia") nên để bảo toàn sinh mạng trên xa lộ Konstantin Chernenko, chúng tôi đi xe lửa chuyến 23:30 giờ đêm, ngủ 8 tiếng sáng mở mắt dậy thì đến nơi.
Tôi cũng như mọi người khác, từ thưở bé bị hớp hồn mê xe lửa. Xe lửa là một khoảng không gian bị giới hạn, ngõ ngách khắp nơi, nếu chơi năm mười bảo đảm người bị bắt không bao giờ tìm được người khác vì có trăm chỗ để trốn nên xe lửa thường là bối cảnh cho những phim gay cấn. Hai phim tôi xem thật là thích: phim thứ nhất là Giết người trên chuyến tầu hỏa Orient Express - Murder on the Orient Express (1974), chuyện gay cấn hồi hộp về một người Mỹ bị giết qua đêm trên chuyến xe lửa đi từ Istanbul đến London. 13 người trên chuyến xe lửa ấy đều có liên quan đến người chết nên cả 13 người đều bị tình nghi có động cơ giết người. Một người thám tử đi cùng chuyến phải tìm ra ai là thủ phạm.
Phim thứ hai là Chuyến xe lửa tốc hành của Von Ryan - Von Ryan's Express (1965). Thời Đệ Nhị Thế Chiến, tù binh Đại Tá Joseph Ryan (Frank Sinatra) hướng dẫn lính tù Anh và Mỹ cướp một xe lửa chở hàng hóa di chuyển từ Ý (lính Đức chiếm đóng) về xứ tự do Thụy Sĩ. Phim này vừa gay cấn, vừa hồi hộp, vừa đấm đá, vừa bắn nhau tưng bừng, bảo đảm khán giả sẽ không ngủ gục như xem tuồng cải lương "Đời Cô Lựu".
Có hai loại xe lửa, một loại cao tốc đắt tiền hơn, thời gian đi rút ngắn còn một nửa, bốn giờ đồng hồ. Loại thứ hai đi chậm gấp đôi thời gian. Chúng tôi lấy chuyến đi chậm vì muốn ngủ qua đêm, và mua vé Hạng Nhất có giường nằm.
Nói đến xe lửa, tôi chỉ nghĩ đến chuyến xe lửa kinh hoàng tôi đã có dịp đi vào năm 1995 từ Sài Gòn ra Nam Định 44 tiếng đồng hồ. Nó chỉ là một khối sắt lăn bánh trên đường rầy nóng chẩy mỡ, và tôi vẫn còn nhớ tiếng loa phóng thanh phát âm vang dội nửa giờ đồng hồ trước khi con tầu vào bến: "Xin các đồng chí khóa cửa nhà vệ sinh", vì sợ khi xe lửa đỗ ở nhà ga, khách vào tiểu tiện thì của phế thải đi thẳng trực tiếp từ sàn xe lửa xuống đường rầy ngay trong trạm. Vì thế, tôi không biết nghĩ thế nào khi đi xe lửa từ Moscow, nhưng rất nhanh chóng tôi khám phá ra thiên đường và địa ngục khi nói về tầu hỏa của Nga và của Việt Nam tôi đi vào năm 1995.
Chúng tôi đến trước giờ đi một tiếng. Nhà ga Moscow khá tươm tất và tương đối sạch sẽ. Trên lầu và dưới nhà có đủ ghế cho khách ngồi đợi. Có tiệm cà-phê và nhà hàng cho ai đói bụng. Tôi để ý khắp nơi dán hình minh họa, chỉ dẫn và cảnh cáo trong trường hợp nhà ga hay xe lửa bị khủng bố tấn công. Tôi nghĩ sự cảnh báo này chỉ phát động sau khi quân kháng chiến của nhóm dân tộc vùng North Caucasus, giữa Black Sea và Caspian Sea, gần Georgia, Thổ-Nhĩ-Kỳ, tung ra một loạt nổ mìn nhắm vào đường xá ở Moscow. Năm 2009, chiếc xe lửa tốc hành Nevsky Express chạy từ Moscow đến Saint Petersburg trúng mìn nổ giết chết 27 người.
Vì thế lo ngại cho hệ thống tầu hỏa bị đặt mìn bất cứ lúc nào, ở khắp trạm metro Moscow luôn luôn có điện thoại, đường dây nối liền với sở cảnh sát.
Trước nửa giờ, tầu hỏa cho hành khách lên toa. Xe lửa khá dài, có 20 toa. Để giữ vững an ninh và tránh tình trạng chợ đen, mua vé xe lửa phải có chứng minh nhân dân nếu là người nội địa, và nếu là du khách thì phải có passport. Mỗi một toa có một nhân viên xét vé, phần đông là phụ nữ.
Mỗi toa hạng nhất có 6 phòng, mỗi phòng hai giường nằm. Toa của chúng tôi chỉ có mỗi một cặp trẻ người Nga ở một đầu tầu nên xem như cả toa chúng tôi là của riêng mình không ai quấy rầy, thật là thích. Tuy là con tầu này cũ so với tầu tốc hành vì chạy chậm gấp đôi thời gian, thế nhưng tất cả mọi sự trên toa giữ rất mới và sạch sẽ. Kẹp vào tường trên chiếc ghế ngồi là giường nệm. Mở khóa thì nó hạ xuống với nệm chăn đầy đủ. Tôi nằm trên giường, chiều dài vẫn còn dư ra độ một tấc. Vợ chồng có Giờ Tí canh Ba thì thoải mái vô tư: tiếng động của bánh xe sắt nghiến trên đường rầy liên tục không ngừng suốt đêm, phòng kế bên hoàn toàn không nghe tiếng động ái tình từ phòng bên này, mà có nghe thì cũng tưởng là tiếng rục rịch của xe lửa quá êm tai nên sẽ ngủ quên đi mất.
Tôi cũng đã định để kỷ niệm 31 năm lấy nhau đêm nay sẽ là đêm tuyệt đỉnh ái tình. Thứ nhất là tôi sẽ thức trắng suốt đêm xem xe lửa chạy vì quá thú vị, thứ hai là tôi sẽ ân ái suốt đêm; thế nhưng ta có câu "người tính không bằng trời tính": vừa đặt lưng xuống giường, tôi đã nhắm mắt đi vào nghìn thu đến sáng.
Cuộc đời tôi ám ảnh vì toilette. Theo tôi, giá trị của một người, một cửa hàng không phải vì quần áo đẹp, vì cá tính hiền hậu, vì thức ăn ngon, mà vì toilette bẩn hay sạch. Và toilette trên chiếc tầu hỏa Moscow-Saint Petersburg này thì sạch hết sẩy. Nó như trên máy bay, vì không có bồn chứa nước chẩy từ trên xuống nên có máy trợ hút mỗi lần giật nước.
Sáng sớm dậy tôi đi toilette, sạch vô cùng, thấy mết.. nước Nga.
Định đi tìm toa nhà ăn, tôi mở cửa liên tiếp hai toa kế bên nhưng chỉ thấy phòng ngủ nên quay lại toa của tôi. Ở đầu toa có một phòng nhỏ, một bà Nga phục vụ toa của tôi ở phòng đó (phòng tôi là giường ngủ 1 và 2 sát bên). Khi đi trở lại thì bà đã thức nên tôi hỏi phòng ăn ở đâu. Bà ta không biết tiếng Anh nên lắc đầu. Biết thế, tôi hỏi tiếp một chữ ngắn gọn: "Coffee?" Chữ "Coffee" như chữ "taxi", cả thế giới ai cũng hiểu nên bà ta mỉm cười, sổ một tràng tiếng Nga rồi dùng hai tay ra dấu như đuổi tôi đi. Tôi chẳng hiểu bà ta nói gì nên về phòng, nhưng năm phút sau bà ta mang hai ly cà-phê vào phòng, rồi kế tiếp là mang thức ăn sáng thì tôi hiểu đây là toa hạng nhất, không có phòng ăn riêng. Nhân viên sẽ dọn điểm tâm ngay vào phòng của mình.
Chọn phòng Phương Dung kế bên làm trung tâm ăn sáng, chúng tôi kéo tất cả vào phòng uống cà-phê tán chuyện gẫu, ngồi ngắm qua cửa sổ trong khi xe lửa chạy qua hầu hết là cánh đồng, thỉnh thoảng có vài làng mạc ở vùng ngoại ô. Một kinh nghiệm vui thú ngộ nghĩnh hoàn toàn khác hẳn với những chuyến du lịch khác làm tôi không bao giờ có thể quên chuyến đi xe lửa này.
Tầu hỏa đến nhà ga Saint Petersburg đúng 8 giờ như chương trình đã ấn định. Bên trong nhà ga có chữ Nga in trên tường, có nghĩa là Saint Petersburg, và một bức tượng của Đại Đế Peter, Peter The Great.
Thành phố St Petersburg từng là thủ đô của nước Nga, được sáng lập vào ngày 27 Tháng Năm 1703, nhờ công ơn một người, Đại Đế Peter. Ông ta tài giỏi khôn cùng về mặt lãnh đạo nhưng lận đận về đường tình duyên: Peter ghét người vợ đầu mà mẹ đã tìm gả cho ông ta. Năm 1698, ông bắt bà ta trở thành nữ tu sĩ, cho bà ta vào tu viện Novodevichi sống trọn đời. Tu viện Novodevichi cũng là nơi mà Đại Đế Peter bắt giam Sophia Alekseyevna vĩnh viễn vì đã tước quyền cai trị nước của ông ta (Sophia là chị cùng cha khác mẹ). Peter có một tình nhân sau đó, nhưng rồi cũng không thích cô này, cho lính bắt quản thúc ở nhà. Khi lấy người vợ thứ hai Martha Skavronskaya thì ông ta mới thật sự yêu. Bà ta sinh 11 đứa con, nhưng chỉ có hai đứa sống đến tuổi trưởng thành.
Đại Đế Peter giỏi xuất chúng, chẳng những có công dẹp Đông đánh Tây, bành trướng lãnh thổ Nga, làm khắp các quốc gia láng giềng kính trọng, mà còn có công cải cách văn hóa lẫn kinh tế, áp dụng sự tân tiến của Âu Châu, bỏ thói cổ hủ của Nga, bắt mọi người phải học lịch sự nề nếp. Người Nga ngày xưa áo quần dài luộm thuộm, râu mép xồm xoàm. Trong quân đội, ông bắt cạo đầu tất cả quân lính, và cho họ mặc đồng phục ngắn gọn như Âu Châu. Để diệt thói cũ triệt để, ai để râu tóc và mặc quần áo Nga luộm thuộm cũ thì bị đánh thuế.
Đại Đế Peter không để cho những người phản đối mình cản đà tiến của sự tân hóa: ai cãi lệnh, ông ta bỏ tù hay chém đầu. Vì thế, với một khải tượng tân tiến Nga đến mức huy hoàng, Peter The Great thành công đem danh tiếng Nga lên hàng bá chủ thế giới.
Ông muốn thiết lập một hải cảng quốc tế để giao thiệp hàng hải với các quốc gia khác nên chọn St Petersburg với con sông Neva chạy len lỏi để tạo dựng nên một thành phố. Chẳng những dùng kiến trúc gia của Âu Châu: Thụy Sĩ, Pháp, Đức, ông ta còn dùng ý của riêng mình và kiến trúc gia Nga để tạo nên một thành phố có sắc thái riêng biệt của Nga, huy hoàng, tráng lệ, vĩ đại.
Khung cảnh tuyệt đẹp, vị trí lợi hại cả về phương diện quân sự lẫn kinh tế làm St Petersburg là sự ham muốn của nhiều các quốc gia khác xua quân xâm chiếm, xẩy ra bao nhiêu chiến tranh mà trận nổi tiếng nhất xẩy ra vào Đệ Nhị Thế Chiến.
Trên đường tiến quân vào Moscow, ngày 8 Tháng Giêng 1941 quân đội Đức của Hitler dừng ở Leningrad (tên gọi St Petersburg lúc bấy giờ). Thay vì tấn công thẳng, Hitler muốn tiết kiệm quân lực, quyết định bao vây để bức tử Leningrad. Chỉ một ngày 19 tháng 9 năm 1941, Đức dùng 276 phi cơ oanh tạc thành phố, giết chết 1000 người. Thế nhưng dù 641000 người tử mạng sau khi trận chiến chấm dứt (có nơi ước đoán đến 800000 người chết), dân thành phố quyết chiến tử thủ. Ngày 27 Tháng Giêng năm 1944, sau 872 ngày bị cầm hãm, nhờ sự trợ giúp của mùa Đông khắc nghiệt, Nga đánh bật quân xâm lăng Đức.
Khách sạn chúng tôi ở là The Official State Hermitage Hotel. Hermit là người khổ hạnh tu hành. Hermitage là nơi của người khổ hạnh tu hành tu, một religious retreat, nơi cho người có niềm tin tôn giáo trốn vào, xa lánh trần đời để tu hành.
Nghe tên khách sạn, quý vị đừng tưởng chúng tôi đến đây lên núi Tà Lơn tu luyện niết bàn. Đây là một khách sạn năm sao tráng lệ để cho khách "trốn" vào, độc hưởng sự sung sướng! Nó thuộc về The State Hermitage Museum, chỉ mới khánh thành hai năm trước đây với 126 phòng, và đã được nhiều giải như là một trong những khách sạn đẹp nhất của St Petersburg, của nước Nga.
The State Hermitage Museum: Viện Bảo Tàng này còn gọi là Cung Điện mùa Đông, do Catherine The Great sáng lập vào năm 1764 và mở cửa cho công chúng vào năm 1852. Nó có hơn ba triệu bảo vật, và có nhiều tranh vẽ lưu giữ nhất thế giới. Trong sáu building thì năm mở cho công chúng vào xem. Tôi vào xem chỉ có một rồi gấp rút đi ra ngoài vì ngột ngạt hơi người.
St Petersburg là một thành phố thật đẹp, kiến trúc không khác gì những thành phố cổ ở Âu Châu. Đường xá sạch sẽ, rộng lớn, mọi thứ có vẻ ngăn nắp. Tôi thích thú khi tìm được một nhà sách khá lớn. Tôi mua được vài quyển sách bằng tiếng Anh.
Vào mùa hè những thành phố nằm càng gần Bắc cực thì đêm càng ngắn. St Petersburg cũng thế, 11 giờ đêm trời vẫn chưa tối và 2:30 đêm thì trời đã tỏ sáng. Buổi tối đầu tiên tôi đi bộ ra đường chụp hình từ 12 giờ đêm đến 1 giờ rưỡi sáng. Nhiều tiệm ăn mở cửa đến 2:30 đêm.
Đêm hôm sau 12 giờ rưỡi đêm chúng tôi đi một tour thuyền trên sông Neva. Họ nói tầu chạy đến 1:25 AM thì sẽ xem cầu mở ra. Tôi không hiểu cầu mở ra thì có gì để xem, thế mà khi đến nơi, trên sông thì đầy những thuyền khác, và trên bờ thì lúc nhúc những người đợi giây phút cầu mở. Chụp hình mà tôi kinh ngạc vì cầu mở chẳng có hứng thú gì lắm, bên Mỹ thiếu gì thành phố có cầu mở, thế mà cả trăm, hay có lẽ nghìn người thức khuya chờ đợi để xem!
Ai thích viện bảo tàng, kiến trúc lâu đài vĩ đại kiểu bên Pháp thì sẽ thấy St Petersburg là thiên đàng, có lẽ đi ít nhất ba tuần mới xem được tất cả.
Catherine Palace, Cung Điện Mùa Hè: Cung điện của Nữ Hoàng Catherine I ban đầu do một người Đức vẽ, nhưng khi con gái bà ta lên ngôi, nữ hoàng Elizabeth ra lệnh phá hủy và dùng một người Ý ở Nga, Bartolomeo Rastrelli, thiết kế lại. Ở đâu cũng thấy mạ vàng. Khi khởi công nguyên thủy, người ta dùng đến 100 kí-lô vàng.
Có một căn phòng lợp toàn bằng hổ phách (amber). Họ cấm chụp hình nhưng tôi chụp lén được vài tấm. Căn phòng này xây vào năm 1701 do kiến trúc gia người Đức Andreas Schluter và phần mài đẽo hổ phách thì do người một người Đan-Mạch và hai người Poland phụ trách.
Căn phòng nguyên thủy rộng 55 thước vuông (590 square feet), dùng sáu tấn hổ phách, trị giá tiền bây giờ là 142 triệu dollars. Trong chiến tranh thời Đệ Nhị Thế Chiến, lính Đức Quốc Xã vào ăn cắp gỡ ra hết. Đến bây giờ người ta vẫn không biết những hổ phách đó ở đâu.
Năm 1979, với 11 triệu dollars tài trợ từ chính quyền Đức, Nga tu sửa căn phòng hổ phách này lại.
Nhà thờ Saint Isaac: nhà thờ Chính Thống Giáo to nhất ở St Petersburg, và là nhà thờ to thứ tư trên thế giới, tên đặt theo vị Thánh Saint Isaac của thời Đại Đế Peter. Hoàng Đế Alexander I ra lệnh xây nhà thờ này (1818-1858), với một ủy ban người Nga xem xét thiết kế dự tuyển. Tuy rằng đa số Ủy Ban không thích thiết kế của kiến trúc gia người Pháp Auguste de Montferrand, cho rằng nó đơn sơ, vuông vức, không đặc thù kiến trúc Nga, Alexander I phủ quyết tất cả, chọn kiến trúc của Montferrand.
Church of the Savior on Spilled Blood, Nhà thờ Chúa Cứu Thế xây trên đất đổ máu: vào ngày 13 Tháng Ba năm 1881, khi xe ngựa của Nga Hoàng Alexander II đi trên bờ của con kinh Griboedov, điểm bây giờ là nhà thờ, thì quân ám sát ném lựu đạn. Alexander II hơi run nhưng không hề hấn gì, xuống xe để lùng bắt kẻ gian. Một người khủng bố thứ hai quăng lựu đạn một lần nữa, giết chết chính hắn ta và làm trọng thương Alexander II. Lính chở ông ta về Cung Điện Mùa Đông nhưng vài giờ sau ông ta tắt thở. Con ông ta, Hoàng Đế Alexander III cho xây nhà thờ mới với kiến trúc Nga giống như nhà thờ St Basil ở Moscow ngay trên nơi bố mình bị ám sát để làm kỷ niệm.
Cung điện Yusupov: dọc theo giòng sông Moika có một ngôi nhà dài mầu vàng, xưa thuộc về một gia đình giầu có và quyền thế Yusupov.
Nơi đây đã chứng kiến một dữ kiện lịch sử của nước Nga: cuộc ám sát Grigory Rasputin vào đêm ngày 16-17 Tháng 12 năm 1916. Rasputin là một người nông quê, nhưng tự phong cho mình là thánh, hớp hồn cả Hoàng Đế Nicholas II và người vợ nổi tiếng là cứng rắn Alexandra Feodorovna. Có tin đồn trong dân gian lúc bấy giờ là Rasputin đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng Nicholas II trong những quyết định về quốc gia. Vì thế, Yusupov và một số người trưởng giả bàn âm mưu giết Rasputin. Biết rằng Rasputin mến chuộng vợ mình là Công Chúa Irina, Yusupov mời Rasputin đến nhà dự tiệc và nhân thể gặp vợ mình đi xa sẽ về. Khi Rasputin đến, Yusupov phục rượu cho Rasputin say và cùng với những người khác bắn chết Rasputin, quăng xác ngay xuống sông trước mặt nhà.
Cung điện Peterhof: hof tiếng Hòa-Lan là sân. Peterhof là sân cỏ của Peter Đại Đế. Nơi đây có một số cung điện và sân cỏ, phông-tên nước do chính Đại Đế Peter ra lệnh xây cất. Tôi không vào bên trong cung điện. Bên ngoài những sân cỏ với phông-tên nước đẹp quá sức tưởng tượng.
Chiều cuối cùng ở Saint Petersburg, chúng tôi ghé vào The Four Seasons Hotel ăn tối.
Chẳng những nhà hàng đắt tiền, xe đậu ở bên ngoài toàn là BMW, Mercedes. Có cả chiếc xe Bentley, ở Mỹ bán khoảng $350,000 đến $400,000 dollars.
Ba ngày ở đây, tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu của chế độ Cộng Sản mà chỉ thấy mầm móng của chế độ tư bản: nguy nga, sang trọng và tráng lệ.
Kỳ tới: Trở lại Moscow.
Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 3578-17-30128vb3072115
Tác giả bài viết đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài viết và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số vừa thành sách "Xin Em Tấm Hình." Có thể coi thêm nhiều hình ảnh và các bài viết của tác giả trên http://saigono-cean.com/trang NTN.
* * *
II. St. Petersburg
Sau khi ở Moscow ba đêm, chúng tôi đi Saint Petersburg. Với dân số 5 triệu, St Petersburg to thứ nhì ở Nga, sau Moscow, nhưng là thành phố Nga du khách đến viếng thăm nhiều nhất. Saint Petersburg gần Finland, cách Moscow 714 km phía Tây Bắc, lái xe mất 8 tiếng rưỡi đồng hồ. Bợm nhậu ở Nga vừa lái máy bay, vừa lái xe hơi gây bao nhiêu tai nạn (vào Youtube, tìm "Car accident, Russia") nên để bảo toàn sinh mạng trên xa lộ Konstantin Chernenko, chúng tôi đi xe lửa chuyến 23:30 giờ đêm, ngủ 8 tiếng sáng mở mắt dậy thì đến nơi.
Tôi cũng như mọi người khác, từ thưở bé bị hớp hồn mê xe lửa. Xe lửa là một khoảng không gian bị giới hạn, ngõ ngách khắp nơi, nếu chơi năm mười bảo đảm người bị bắt không bao giờ tìm được người khác vì có trăm chỗ để trốn nên xe lửa thường là bối cảnh cho những phim gay cấn. Hai phim tôi xem thật là thích: phim thứ nhất là Giết người trên chuyến tầu hỏa Orient Express - Murder on the Orient Express (1974), chuyện gay cấn hồi hộp về một người Mỹ bị giết qua đêm trên chuyến xe lửa đi từ Istanbul đến London. 13 người trên chuyến xe lửa ấy đều có liên quan đến người chết nên cả 13 người đều bị tình nghi có động cơ giết người. Một người thám tử đi cùng chuyến phải tìm ra ai là thủ phạm.
Phim thứ hai là Chuyến xe lửa tốc hành của Von Ryan - Von Ryan's Express (1965). Thời Đệ Nhị Thế Chiến, tù binh Đại Tá Joseph Ryan (Frank Sinatra) hướng dẫn lính tù Anh và Mỹ cướp một xe lửa chở hàng hóa di chuyển từ Ý (lính Đức chiếm đóng) về xứ tự do Thụy Sĩ. Phim này vừa gay cấn, vừa hồi hộp, vừa đấm đá, vừa bắn nhau tưng bừng, bảo đảm khán giả sẽ không ngủ gục như xem tuồng cải lương "Đời Cô Lựu".
Có hai loại xe lửa, một loại cao tốc đắt tiền hơn, thời gian đi rút ngắn còn một nửa, bốn giờ đồng hồ. Loại thứ hai đi chậm gấp đôi thời gian. Chúng tôi lấy chuyến đi chậm vì muốn ngủ qua đêm, và mua vé Hạng Nhất có giường nằm.
Nói đến xe lửa, tôi chỉ nghĩ đến chuyến xe lửa kinh hoàng tôi đã có dịp đi vào năm 1995 từ Sài Gòn ra Nam Định 44 tiếng đồng hồ. Nó chỉ là một khối sắt lăn bánh trên đường rầy nóng chẩy mỡ, và tôi vẫn còn nhớ tiếng loa phóng thanh phát âm vang dội nửa giờ đồng hồ trước khi con tầu vào bến: "Xin các đồng chí khóa cửa nhà vệ sinh", vì sợ khi xe lửa đỗ ở nhà ga, khách vào tiểu tiện thì của phế thải đi thẳng trực tiếp từ sàn xe lửa xuống đường rầy ngay trong trạm. Vì thế, tôi không biết nghĩ thế nào khi đi xe lửa từ Moscow, nhưng rất nhanh chóng tôi khám phá ra thiên đường và địa ngục khi nói về tầu hỏa của Nga và của Việt Nam tôi đi vào năm 1995.
Chúng tôi đến trước giờ đi một tiếng. Nhà ga Moscow khá tươm tất và tương đối sạch sẽ. Trên lầu và dưới nhà có đủ ghế cho khách ngồi đợi. Có tiệm cà-phê và nhà hàng cho ai đói bụng. Tôi để ý khắp nơi dán hình minh họa, chỉ dẫn và cảnh cáo trong trường hợp nhà ga hay xe lửa bị khủng bố tấn công. Tôi nghĩ sự cảnh báo này chỉ phát động sau khi quân kháng chiến của nhóm dân tộc vùng North Caucasus, giữa Black Sea và Caspian Sea, gần Georgia, Thổ-Nhĩ-Kỳ, tung ra một loạt nổ mìn nhắm vào đường xá ở Moscow. Năm 2009, chiếc xe lửa tốc hành Nevsky Express chạy từ Moscow đến Saint Petersburg trúng mìn nổ giết chết 27 người.
Vì thế lo ngại cho hệ thống tầu hỏa bị đặt mìn bất cứ lúc nào, ở khắp trạm metro Moscow luôn luôn có điện thoại, đường dây nối liền với sở cảnh sát.
Trước nửa giờ, tầu hỏa cho hành khách lên toa. Xe lửa khá dài, có 20 toa. Để giữ vững an ninh và tránh tình trạng chợ đen, mua vé xe lửa phải có chứng minh nhân dân nếu là người nội địa, và nếu là du khách thì phải có passport. Mỗi một toa có một nhân viên xét vé, phần đông là phụ nữ.
Mỗi toa hạng nhất có 6 phòng, mỗi phòng hai giường nằm. Toa của chúng tôi chỉ có mỗi một cặp trẻ người Nga ở một đầu tầu nên xem như cả toa chúng tôi là của riêng mình không ai quấy rầy, thật là thích. Tuy là con tầu này cũ so với tầu tốc hành vì chạy chậm gấp đôi thời gian, thế nhưng tất cả mọi sự trên toa giữ rất mới và sạch sẽ. Kẹp vào tường trên chiếc ghế ngồi là giường nệm. Mở khóa thì nó hạ xuống với nệm chăn đầy đủ. Tôi nằm trên giường, chiều dài vẫn còn dư ra độ một tấc. Vợ chồng có Giờ Tí canh Ba thì thoải mái vô tư: tiếng động của bánh xe sắt nghiến trên đường rầy liên tục không ngừng suốt đêm, phòng kế bên hoàn toàn không nghe tiếng động ái tình từ phòng bên này, mà có nghe thì cũng tưởng là tiếng rục rịch của xe lửa quá êm tai nên sẽ ngủ quên đi mất.
Tôi cũng đã định để kỷ niệm 31 năm lấy nhau đêm nay sẽ là đêm tuyệt đỉnh ái tình. Thứ nhất là tôi sẽ thức trắng suốt đêm xem xe lửa chạy vì quá thú vị, thứ hai là tôi sẽ ân ái suốt đêm; thế nhưng ta có câu "người tính không bằng trời tính": vừa đặt lưng xuống giường, tôi đã nhắm mắt đi vào nghìn thu đến sáng.
Cuộc đời tôi ám ảnh vì toilette. Theo tôi, giá trị của một người, một cửa hàng không phải vì quần áo đẹp, vì cá tính hiền hậu, vì thức ăn ngon, mà vì toilette bẩn hay sạch. Và toilette trên chiếc tầu hỏa Moscow-Saint Petersburg này thì sạch hết sẩy. Nó như trên máy bay, vì không có bồn chứa nước chẩy từ trên xuống nên có máy trợ hút mỗi lần giật nước.
Sáng sớm dậy tôi đi toilette, sạch vô cùng, thấy mết.. nước Nga.
Định đi tìm toa nhà ăn, tôi mở cửa liên tiếp hai toa kế bên nhưng chỉ thấy phòng ngủ nên quay lại toa của tôi. Ở đầu toa có một phòng nhỏ, một bà Nga phục vụ toa của tôi ở phòng đó (phòng tôi là giường ngủ 1 và 2 sát bên). Khi đi trở lại thì bà đã thức nên tôi hỏi phòng ăn ở đâu. Bà ta không biết tiếng Anh nên lắc đầu. Biết thế, tôi hỏi tiếp một chữ ngắn gọn: "Coffee?" Chữ "Coffee" như chữ "taxi", cả thế giới ai cũng hiểu nên bà ta mỉm cười, sổ một tràng tiếng Nga rồi dùng hai tay ra dấu như đuổi tôi đi. Tôi chẳng hiểu bà ta nói gì nên về phòng, nhưng năm phút sau bà ta mang hai ly cà-phê vào phòng, rồi kế tiếp là mang thức ăn sáng thì tôi hiểu đây là toa hạng nhất, không có phòng ăn riêng. Nhân viên sẽ dọn điểm tâm ngay vào phòng của mình.
Chọn phòng Phương Dung kế bên làm trung tâm ăn sáng, chúng tôi kéo tất cả vào phòng uống cà-phê tán chuyện gẫu, ngồi ngắm qua cửa sổ trong khi xe lửa chạy qua hầu hết là cánh đồng, thỉnh thoảng có vài làng mạc ở vùng ngoại ô. Một kinh nghiệm vui thú ngộ nghĩnh hoàn toàn khác hẳn với những chuyến du lịch khác làm tôi không bao giờ có thể quên chuyến đi xe lửa này.
Tầu hỏa đến nhà ga Saint Petersburg đúng 8 giờ như chương trình đã ấn định. Bên trong nhà ga có chữ Nga in trên tường, có nghĩa là Saint Petersburg, và một bức tượng của Đại Đế Peter, Peter The Great.
Thành phố St Petersburg từng là thủ đô của nước Nga, được sáng lập vào ngày 27 Tháng Năm 1703, nhờ công ơn một người, Đại Đế Peter. Ông ta tài giỏi khôn cùng về mặt lãnh đạo nhưng lận đận về đường tình duyên: Peter ghét người vợ đầu mà mẹ đã tìm gả cho ông ta. Năm 1698, ông bắt bà ta trở thành nữ tu sĩ, cho bà ta vào tu viện Novodevichi sống trọn đời. Tu viện Novodevichi cũng là nơi mà Đại Đế Peter bắt giam Sophia Alekseyevna vĩnh viễn vì đã tước quyền cai trị nước của ông ta (Sophia là chị cùng cha khác mẹ). Peter có một tình nhân sau đó, nhưng rồi cũng không thích cô này, cho lính bắt quản thúc ở nhà. Khi lấy người vợ thứ hai Martha Skavronskaya thì ông ta mới thật sự yêu. Bà ta sinh 11 đứa con, nhưng chỉ có hai đứa sống đến tuổi trưởng thành.
Đại Đế Peter giỏi xuất chúng, chẳng những có công dẹp Đông đánh Tây, bành trướng lãnh thổ Nga, làm khắp các quốc gia láng giềng kính trọng, mà còn có công cải cách văn hóa lẫn kinh tế, áp dụng sự tân tiến của Âu Châu, bỏ thói cổ hủ của Nga, bắt mọi người phải học lịch sự nề nếp. Người Nga ngày xưa áo quần dài luộm thuộm, râu mép xồm xoàm. Trong quân đội, ông bắt cạo đầu tất cả quân lính, và cho họ mặc đồng phục ngắn gọn như Âu Châu. Để diệt thói cũ triệt để, ai để râu tóc và mặc quần áo Nga luộm thuộm cũ thì bị đánh thuế.
Đại Đế Peter không để cho những người phản đối mình cản đà tiến của sự tân hóa: ai cãi lệnh, ông ta bỏ tù hay chém đầu. Vì thế, với một khải tượng tân tiến Nga đến mức huy hoàng, Peter The Great thành công đem danh tiếng Nga lên hàng bá chủ thế giới.
Ông muốn thiết lập một hải cảng quốc tế để giao thiệp hàng hải với các quốc gia khác nên chọn St Petersburg với con sông Neva chạy len lỏi để tạo dựng nên một thành phố. Chẳng những dùng kiến trúc gia của Âu Châu: Thụy Sĩ, Pháp, Đức, ông ta còn dùng ý của riêng mình và kiến trúc gia Nga để tạo nên một thành phố có sắc thái riêng biệt của Nga, huy hoàng, tráng lệ, vĩ đại.
Khung cảnh tuyệt đẹp, vị trí lợi hại cả về phương diện quân sự lẫn kinh tế làm St Petersburg là sự ham muốn của nhiều các quốc gia khác xua quân xâm chiếm, xẩy ra bao nhiêu chiến tranh mà trận nổi tiếng nhất xẩy ra vào Đệ Nhị Thế Chiến.
Trên đường tiến quân vào Moscow, ngày 8 Tháng Giêng 1941 quân đội Đức của Hitler dừng ở Leningrad (tên gọi St Petersburg lúc bấy giờ). Thay vì tấn công thẳng, Hitler muốn tiết kiệm quân lực, quyết định bao vây để bức tử Leningrad. Chỉ một ngày 19 tháng 9 năm 1941, Đức dùng 276 phi cơ oanh tạc thành phố, giết chết 1000 người. Thế nhưng dù 641000 người tử mạng sau khi trận chiến chấm dứt (có nơi ước đoán đến 800000 người chết), dân thành phố quyết chiến tử thủ. Ngày 27 Tháng Giêng năm 1944, sau 872 ngày bị cầm hãm, nhờ sự trợ giúp của mùa Đông khắc nghiệt, Nga đánh bật quân xâm lăng Đức.
Khách sạn chúng tôi ở là The Official State Hermitage Hotel. Hermit là người khổ hạnh tu hành. Hermitage là nơi của người khổ hạnh tu hành tu, một religious retreat, nơi cho người có niềm tin tôn giáo trốn vào, xa lánh trần đời để tu hành.
Nghe tên khách sạn, quý vị đừng tưởng chúng tôi đến đây lên núi Tà Lơn tu luyện niết bàn. Đây là một khách sạn năm sao tráng lệ để cho khách "trốn" vào, độc hưởng sự sung sướng! Nó thuộc về The State Hermitage Museum, chỉ mới khánh thành hai năm trước đây với 126 phòng, và đã được nhiều giải như là một trong những khách sạn đẹp nhất của St Petersburg, của nước Nga.
The State Hermitage Museum: Viện Bảo Tàng này còn gọi là Cung Điện mùa Đông, do Catherine The Great sáng lập vào năm 1764 và mở cửa cho công chúng vào năm 1852. Nó có hơn ba triệu bảo vật, và có nhiều tranh vẽ lưu giữ nhất thế giới. Trong sáu building thì năm mở cho công chúng vào xem. Tôi vào xem chỉ có một rồi gấp rút đi ra ngoài vì ngột ngạt hơi người.
St Petersburg là một thành phố thật đẹp, kiến trúc không khác gì những thành phố cổ ở Âu Châu. Đường xá sạch sẽ, rộng lớn, mọi thứ có vẻ ngăn nắp. Tôi thích thú khi tìm được một nhà sách khá lớn. Tôi mua được vài quyển sách bằng tiếng Anh.
Vào mùa hè những thành phố nằm càng gần Bắc cực thì đêm càng ngắn. St Petersburg cũng thế, 11 giờ đêm trời vẫn chưa tối và 2:30 đêm thì trời đã tỏ sáng. Buổi tối đầu tiên tôi đi bộ ra đường chụp hình từ 12 giờ đêm đến 1 giờ rưỡi sáng. Nhiều tiệm ăn mở cửa đến 2:30 đêm.
Đêm hôm sau 12 giờ rưỡi đêm chúng tôi đi một tour thuyền trên sông Neva. Họ nói tầu chạy đến 1:25 AM thì sẽ xem cầu mở ra. Tôi không hiểu cầu mở ra thì có gì để xem, thế mà khi đến nơi, trên sông thì đầy những thuyền khác, và trên bờ thì lúc nhúc những người đợi giây phút cầu mở. Chụp hình mà tôi kinh ngạc vì cầu mở chẳng có hứng thú gì lắm, bên Mỹ thiếu gì thành phố có cầu mở, thế mà cả trăm, hay có lẽ nghìn người thức khuya chờ đợi để xem!
Ai thích viện bảo tàng, kiến trúc lâu đài vĩ đại kiểu bên Pháp thì sẽ thấy St Petersburg là thiên đàng, có lẽ đi ít nhất ba tuần mới xem được tất cả.
Catherine Palace, Cung Điện Mùa Hè: Cung điện của Nữ Hoàng Catherine I ban đầu do một người Đức vẽ, nhưng khi con gái bà ta lên ngôi, nữ hoàng Elizabeth ra lệnh phá hủy và dùng một người Ý ở Nga, Bartolomeo Rastrelli, thiết kế lại. Ở đâu cũng thấy mạ vàng. Khi khởi công nguyên thủy, người ta dùng đến 100 kí-lô vàng.
Có một căn phòng lợp toàn bằng hổ phách (amber). Họ cấm chụp hình nhưng tôi chụp lén được vài tấm. Căn phòng này xây vào năm 1701 do kiến trúc gia người Đức Andreas Schluter và phần mài đẽo hổ phách thì do người một người Đan-Mạch và hai người Poland phụ trách.
Căn phòng nguyên thủy rộng 55 thước vuông (590 square feet), dùng sáu tấn hổ phách, trị giá tiền bây giờ là 142 triệu dollars. Trong chiến tranh thời Đệ Nhị Thế Chiến, lính Đức Quốc Xã vào ăn cắp gỡ ra hết. Đến bây giờ người ta vẫn không biết những hổ phách đó ở đâu.
Năm 1979, với 11 triệu dollars tài trợ từ chính quyền Đức, Nga tu sửa căn phòng hổ phách này lại.
Nhà thờ Saint Isaac: nhà thờ Chính Thống Giáo to nhất ở St Petersburg, và là nhà thờ to thứ tư trên thế giới, tên đặt theo vị Thánh Saint Isaac của thời Đại Đế Peter. Hoàng Đế Alexander I ra lệnh xây nhà thờ này (1818-1858), với một ủy ban người Nga xem xét thiết kế dự tuyển. Tuy rằng đa số Ủy Ban không thích thiết kế của kiến trúc gia người Pháp Auguste de Montferrand, cho rằng nó đơn sơ, vuông vức, không đặc thù kiến trúc Nga, Alexander I phủ quyết tất cả, chọn kiến trúc của Montferrand.
Church of the Savior on Spilled Blood, Nhà thờ Chúa Cứu Thế xây trên đất đổ máu: vào ngày 13 Tháng Ba năm 1881, khi xe ngựa của Nga Hoàng Alexander II đi trên bờ của con kinh Griboedov, điểm bây giờ là nhà thờ, thì quân ám sát ném lựu đạn. Alexander II hơi run nhưng không hề hấn gì, xuống xe để lùng bắt kẻ gian. Một người khủng bố thứ hai quăng lựu đạn một lần nữa, giết chết chính hắn ta và làm trọng thương Alexander II. Lính chở ông ta về Cung Điện Mùa Đông nhưng vài giờ sau ông ta tắt thở. Con ông ta, Hoàng Đế Alexander III cho xây nhà thờ mới với kiến trúc Nga giống như nhà thờ St Basil ở Moscow ngay trên nơi bố mình bị ám sát để làm kỷ niệm.
Cung điện Yusupov: dọc theo giòng sông Moika có một ngôi nhà dài mầu vàng, xưa thuộc về một gia đình giầu có và quyền thế Yusupov.
Nơi đây đã chứng kiến một dữ kiện lịch sử của nước Nga: cuộc ám sát Grigory Rasputin vào đêm ngày 16-17 Tháng 12 năm 1916. Rasputin là một người nông quê, nhưng tự phong cho mình là thánh, hớp hồn cả Hoàng Đế Nicholas II và người vợ nổi tiếng là cứng rắn Alexandra Feodorovna. Có tin đồn trong dân gian lúc bấy giờ là Rasputin đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng Nicholas II trong những quyết định về quốc gia. Vì thế, Yusupov và một số người trưởng giả bàn âm mưu giết Rasputin. Biết rằng Rasputin mến chuộng vợ mình là Công Chúa Irina, Yusupov mời Rasputin đến nhà dự tiệc và nhân thể gặp vợ mình đi xa sẽ về. Khi Rasputin đến, Yusupov phục rượu cho Rasputin say và cùng với những người khác bắn chết Rasputin, quăng xác ngay xuống sông trước mặt nhà.
Cung điện Peterhof: hof tiếng Hòa-Lan là sân. Peterhof là sân cỏ của Peter Đại Đế. Nơi đây có một số cung điện và sân cỏ, phông-tên nước do chính Đại Đế Peter ra lệnh xây cất. Tôi không vào bên trong cung điện. Bên ngoài những sân cỏ với phông-tên nước đẹp quá sức tưởng tượng.
Chiều cuối cùng ở Saint Petersburg, chúng tôi ghé vào The Four Seasons Hotel ăn tối.
Chẳng những nhà hàng đắt tiền, xe đậu ở bên ngoài toàn là BMW, Mercedes. Có cả chiếc xe Bentley, ở Mỹ bán khoảng $350,000 đến $400,000 dollars.
Ba ngày ở đây, tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu của chế độ Cộng Sản mà chỉ thấy mầm móng của chế độ tư bản: nguy nga, sang trọng và tráng lệ.
Kỳ tới: Trở lại Moscow.
Nguyễn Tài Ngọc
- Từ khóa :
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Internet
- ,
- Nga
- ,
- Moscow
- ,
- Sài Gòn
- ,
- Việt Nam
- ,
- passport
- ,
- Mỹ
- ,
- ST. Petersburg
LVN
Ca^u chuye^n ra^t' hay. Ra^t' mong ca^u chuye^n. ve^` Moskova cua? anh la^n` toi*i'.