Hôm nay,  

Khi Đường Nhân Trở Về

18/07/201500:00:00(Xem: 10137)
Tác giả: Túy Trước
Bài số 3575-17-30125vb7071815

Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, hiện là cư dân Austin, Texas. Với bút hiệu Chúc Chân, cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt từ 2001. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Gần đây, cuối 2014, cô có bài “Lục Bình ở Sapa” thấm đẫm tình quê với Bạc Liêu. Bài mới nhất được viết nhân có luận trình của một tiến sĩ người Việt gốc Hoa tại Hồng Kông, cho biết tác giả cũng là người gốc Hoa ở miền Nam Việt Nam nhưng không biết tiếng tàu.

* * *

Hybrid diaspora and identity-laundering: a study of the return overseas Chinese Vietnamese in Vietnam

Dr Yuk Wah CHAN
(Trần Ngọc Hoa)

Texas tháng Năm 2015vừa qua mưa phá kỷ lục, được khoảng 140 tỷ lít nước, nếu trải đều ra trên toàn diện tích 696,000 cây số vuông của Texas, đổ đồng nước ngập cở 2 tấc (8 inch). Cái xứ lúc nào cũng dao to búa lớn có khác. Còn bên Ca-li đang hạn hán bà con ước gì Texas gởi qua cho chút đỉnh ơn mưa móc. Hè nóng! Nhưng năm nay hứa hẹn sẽ đổ lửa hơn.

Chúng tôi anh em nhà họ Hùng ở Texas và Ca-li cũng đang nóng với đề tài Hybrid Diaspora, tạm dịch Tản Cư Ghép. Bài luận trình của Dr Yuk Wah Chan (tiến sĩ Trần Ngọc Hoa), City University of Hong Kong. Lục Gu Gô, Yuk Wah Chan có khá nhiều bài viết về di dân Á Châu và Việt Nam. Bài “Banh Cuon and Cheung Fan” khiến tôi nghi có thể cô có “dính liếu” khá nhiều tới xứ Việt Nam.

Bài viết Hybrid diaspora …, là một bài viết Anh ngữ chuyên ngành, chử dùng khá “siêu” nhưng anh tôi bảo phải vậy mới “đáng giá” trí thức. Để vui vẻ cả làng, tôi đồng ý và công nhận mặc dù bài vết khá dài và hơi phức tạp, nhưng nội dung bài viết khá lý thú về bà con người Việt gốc Hoa. Tôi xin viết lại đại ý cùng những gì tôi biết về gốc gác của mình thành một bài viết hội nhập thôi, chứ không phải một bản dịch.

Diaspora không có chữ Việt tương đương. Diaspora gốc La Tinh có nghĩa phân tán (disperse). Theo Wikipedia, chữ nầy nguyên dùng để chỉ những đợt di cư tập thể lớn trên thế giới trong những thế kỷ trước, như của dân Irish qua Bắc Mỹ, của dân Do Thái đi khắp nơi, của dân Trung Hoa và dân Ấn Độ qua các nước Á Châu láng giềng. Bài Hybrid diaspora … viết về người Việt gốc Hoa, trong thập niên 70s/80s rời Việt Nam tị nạn chính trị hay kinh tế, đã phân tán sống khắp thế giới.

Tôi tạm dùng Tản Cư cho diaspora, với “tản” dịch nghĩa chử disperse.

Hybrid được hầu hết tự điển on line dịch là “lai”. Tuy nhiên “lai” là pha kết tận chủng tử DNA đi ra, toàn thể từ trong ra ngoài, như cây lai giống, hay con lai. Tôi nghĩ “ghép” hay “tháp”, có thể gần nghĩa hơn. Khi ghép hay tháp ngọn dưa hấu vào gốc bầu chẳng hạn, dây dưa mạnh hơn, nhưng ra trái vẫn là dưa hấu, hình thể trái dưa không thay đổi, DNA dưa vẫn 100% nguyên vẹn giống dưa. Bà con người Việt gốc Hoa, hay gọi theo phương pháp tháp cây là người Việt gốc Hoa, phần đông rất lưu loát cả hai ngôn ngữ Hoa và Việt, hoặc chỉ lưu loát tiếng Việt thôi, như anh em chúng tôi, nhưng theo diện mạo và DNA, chúng tôi là 100% người Hoa.

Người Hoa khi còn ở nguyên quán là “Thoòng dành”(âm Quảng Đông) hay “Từng nán” (âm Tiều Châu) - Đường nhân, người Đường. Nhà Đường là một trong những thời văn minh thịnh trị nhất của Trung Hoa nổi tiếng với nhiều thứ, như thơ Đường chẳng hạn. Qua thời Minh có nhiều Đường nhân đi tị nạn bằng thuyền vì lý do chính trị hoặc kinh tế, đã tới các nước đông nam Á. Những Đường nhân qua Việt Nam được Chúa Nguyễn cấp đất cho định cư ở Đàng Trong, đã trở thành người Tàu (người đến từ những chuyến tàu), khi bị chế riễu thì thành Ba Tàu - Boat People - bà con ta ở hải ngoại nghe rất quen thuộc. Thời đệ nhứt cộng hoà, người Tàu buộc phải nhập Việt tịch và được gọi là Hoa kiều. Yuk Wah Chan nhận xét, khi ở Việt Nam những người Hoa nầy là Hoa kiều. Vào thập niên 70s, 80s, 90s khi rời Việt Nam ra khắp thế giới thì những người Hoa nầy thành người Việt gốc Hoa.

Khi qua Mỹ người Việt gốc Hoa nhập tịch lần nửa, lần nầy tự nguyện tự giác chứ không bị bắc buộc, thì bà con ta trở thành người Mỹ-gốc-Việt-gốc-Hoa. Qua Pháp thì thành người Pháp-gốc-Việt-gốc-Hoa. Qua Úc thì thành người Úc-gốc-Việt-gốc-Hoa. Qua Canada thì thành,…. Vân vân và vân vân,…

Qua thập niên 90s, 2000s, Yuk Wah Chan nhận xét, khi người Việt-gốc-Hoa-gốc-Thế Giới nầy về Việt Nam, đi chơi du lịch, hay đi “làm ăn” thì trở thành Việt kiều. Việt kiều nói chung thời gian đầu về Việt Nam không được “cưng” cho lắm. Mãi đến khi Việt Nam vì lý do kinh tế, đổi chính sách từ chuyên chính qua Đổi Mới, Việt kiều được “cưng” hơn để thu hút vào Việt Nam du lịch hay đầu tư nhiều hơn. Yuk Wah Chan sống ở Hồng Kông, nên bài viết nghiêng nhiều về Hoa kiều từ Việt Nam sống ở Hồng Kông và Đài Loan. Từ những Hoa kiều ở miền Nam “đi chuôi” vì lý do quân dịch trên những chuyến tàu hàng qua Hồng Kông trước năm 1975, đến Boat People đi bán chính thức sau trận chiến Hoa Việt 1979, vượt biển trên các tàu đánh cá nhỏ bé. Khi nói về những Boat People thời nầy phần lớn cộng đồng người Việt hải ngoại chỉ nghĩ đến dân miền Nam thôi. Ở miền bắc thời nẩy dân Hoa kiều cũng được đăng ký “đi” như trong nam. Phần lớn những Boat People từ miền bắc trôi qua Hồng Kông, trong khi phần lớn Boat People từ miền nam trôi qua các nước đông nam Á như Thái Lan, Mã Lai, In-Đô.

Tôi cám ơn Yuk Wah Chan đã viết về những người tị nạn Hoa kiều từ miền bắc lúc đó. Lâu nay khi nói tới bà con Boat People vào thời nầy (trong đó có gia đình tôi), tôi chỉ nghĩ đến bà con ra đi bán chính thức ở miền nam thôi, và không dè trong đó có Hoa kiều ra đi từ miền bắc.

Thập niên 80s chuyện những thãm cảnh của dân tị nạn ở trại tị nạn Hồng Kông tôi có nghe. Lúc đó tôi có qua Hồng Kông trong những chuyến đi làm trong hảng. Có lần tôi tới gặp một ông cụ người Hồng Kông tên Michael Lee, một nhà sản xuất búp bê nghệ thuật. Ông có một tấm lòng thiện nguyện to lớn, mỗi tuần ông vào trại tị nạn dạy bà con Việt Nam làm bùp bê, rồi ông mang ra bán để đổi thực phẫm và đồ đạc cần dùng mang về cho bà con. Nhưng vì tôi không có vào trại nên không rỏ gốc gác dân tị nạn ở đây.

Yuk Wah Chan có qua Việt nam phỏng vấn một Hoa kiều ở phố hàng Buồm, Hà Nội. Ông sinh năm 1957 và lớn lên ở Hà Nội, giọng nói nghe châm biếm hơi cay đắng ông bảo:

“Mấy đường phố nầy trước đây người Tàu ở đầy … năm 1979 đi hết. Hồi đó có nhiều gia đình người Tàu bán vịt quay ở đây, nhưng chỉ gia đình tôi bị rớt lại sau 1979… hồi 1979, người Tàu chạy hết… Vâng, có nhiều bạn bè tôi trở về thăm từ khắp nơi trên thế giới. Một số từ Anh, một số từ Hồng Kông, cũng có từ Canada … chúng tôi gặp lại nhau mừng lắm. Chúng tôi nói tiếng Tàu, thỉnh thoảng tiếng Việt…. Nhưng họ là Việt kiều rồi, còn tôi vẫn là một Hoa kiều!”

Theo Yuk Wah Chan những người Việt kiều Hoa gốcViệt tị nạn nầy, khi về Việt Nam được gọi là người Việt hải ngoại, khi qua Trung Quốc được gọi là người Hoa hải ngoại. Sau 1975, có ba đợt người Hoa ở Việt Nam chạy tị nạn. Đợt đầu 1976-1978 ở miền nam (trong đó có tôi) chạy khi thấm mùi chuyên chính - bị đánh tư sản. Đợt nhì 1979-1982, sau trận chiến Hoa Việt ở biên giới hai nước, Hoa kiều ở cả hai miền, được cho “về nước” hoặc lên tàu vượt biên bán chính thức. Đợt ba từ 1988 tới 1989, phần lớn ở miền bắc, đi tị nạn vì kinh tế khó khăn.

Ngày nay những người Thế giới-gốc-Việt-gốc-Hoa nầy, là Hoa kiều, là Việt kiều, hay là Thế Giới kiều, đã đi vì tự do, đã về vì thân hửu, đôi khi không biết nhận danh mình sao cho đúng. Nhưng dòng lục bình trôi bây giờ đã bắt gốc rồi, có nên nhổ để trôi tiếp hay không? Nhổ hay không tùy người, tùy ý. Các thế hệ hậu duệ kế tiếp chắc không hơi sức đâu mà thắc mắc.

Tôi có người bạn Mỹ, họ OBrien. Năm ngoái anh cùng gia đình đi Âu Châu chơi. Anh bảo có “về xứ” Ireland (Ái Nhỉ Lan) của họ OBrien, có tìm ra được gốc gác mấy đời cố. Những người tị nạn Irish đầu tiên đã ra đi giửa thế kỷ 19, hơn 150 năm trước trong đại nạn đói Great Famine, qua Mỹ vào thời đó. Anh nói ở Mỹ, lên Boston thấy mấy nhà cổ trên trăm năm trầm trồ, qua Island, so với những kiến trúc còn lại từ hồi thế kỷ 15, 16 thấm tháp gì. Tôi hỏi anh có gặp lại bà con nào không. Cười hiền anh nói có biết ai bà con đâu, họ OBrien hà rầm. Tìm thì tìm cho vui thôi. Cũng may cho anh dòng họ còn sổ sách để dò.

Những người Mỹ gốc Hoa có tổ tiên đi tìm vàng ở San Francisco xưa chắc cũng có thể tra đăng bạ tìm các cụ cố của mình. Còn những Đường nhân trôi qua nam Á, theo dòng đổ qua Việt Nam tị nạn, về sau đám hậu duệ rời Việt Nam thành Boat People đi tị nạn lần nửa, có khi đựơc qua Pháp định cư, sau đó đoàn tụ gia đình ở Mỹ. Những Việt kiều nầy, người Mỹ-gốc-Pháp-gốc-Việt-gốc-Hoa (một nhận danh đầy đủ!), muốn tìm về gốc gác cụ cố cũng khó, vì đâu có hồ sơ gì khi Chúa Nguyễn cho các cụ nhập cư Việt Nam khi xưa.

Tháng Sáu, 2015

Túy Trước

Ý kiến bạn đọc
18/07/201513:52:26
Khách
Xin cám ơn bài viết rất hay và cung cấp nhiều kiến thức giá trị của tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,339,779
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến