Hôm nay,  

Không Phải Người Mỹ Nào Cũng Biết

16/07/201500:00:00(Xem: 12890)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3573-17-30123vb5071615

Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002 và sẽ nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, từ 13 năm qua, ông hiện là cư dân Greè đã có hai tác phẩm xuất bản: "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beond" do tác giả viết vằng Anh ngữ. Bài mới của tác giả đề cập tới “Sách và Sử Liệu” về Việt Nam tại Mỹ. Tựa đề được trích từ một câu trong bài viết.

* * *

Bạn lái xe và có xe, điều này là bình thường vì ở bên Mỹ mà. Nhưng có xe bạn cũng phải chăm sóc cho thật tốt. Mỗi lần lên xe, cho nổ máy thấy tiếng máy chạy đều là yên tâm lái xe đi làm, đi chợ hoặc đi chơi!

Còn gì khoái cho bằng!

Sau những giờ làm việc cực nhọc trong hãng, khi lái xe trở về với mái ấm gia đình bằng chiếc xe thân yêu, khi nó chạy ngon lành thì khoan khoái làm sao tả hết!

Nhưng kỳ này, cái xe của tôi máy chạy đều nhưng cứ lối 10 ngày là icon lại bật sáng báo một trong 4 cái vỏ xe bị mất hơi.

Tôi lại phải xuống xe và kiểm tra lại xem cái bánh xe nào là “thủ phạm” và khi tìm ra nó tôi lại phải bơm cho đủ số lượng hơi cần thiết.

Chuyện này cứ lập đi lập lại hoài. Lần này vì bực mình tôi lên xe, rồ máy chạy ra tiệm sửa xe nhờ coi lại xem sao.

Từ nhà tới tiệm sửa xe tôi chạy với vận tốc cho phép trong thành phố là 45mph cũng phải mất lối 30 phút. Chẳng mấy lúc xe đã đến nơi.

Sau khi trao đổi mấy câu chào hỏi xã giao theo thông lệ, T., viên manager mới, tiếp khách rất vui vẻ và có duyên.

Ông ta hỏi tôi một câu hỏi lạc đề chẳng dính dáng gì đến việc sửa xe cả như để xua tan cái không khí buồn chán của công việc:

- Ông đoán tôi bao nhiêu tuổi?

Tuổi người Mỹ đố ai mà đoán cho đúng được nên tôi phán đại một câu cho “vui cửa tiệm”:

- Tuổi của ông hả? 60 chưa?

Ngay lập tức ông ta phản pháo:

- Tuổi của tôi hả? Mới 50 thôi mà? Còn trẻ chán phải không?

Để đáp lễ tôi “bắn” lại:

- Thế thì tuổi của tôi là bao nhiêu, Ông thử nói xem sao?

- Tuổi của ông à? Lối 40 thôi?

- Sai rồi. Tôi 75 tuổi.

Vừa dứt câu trả lời tôi bật lên một tràng cười rộn rã và ông ta cũng cười ròn tan phụ họa.

Tôi nói tiếp như ông thấy đấy, khó mà đoán tuổi của người Mỹ cũng như người Mỹ chẳng bao giờ đoán đúng tuổi của người gốc Á Châu như tụi tôi.

- Thế ông người nước nào vậy?

- Tôi là người gốc Việt Nam mà.

- Thế thì làm sao ông tới đây được chứ?

Nghe đến đây tôi chợt hiểu ra không phải người Mỹ nào cũng biết về chiến tranh Việt Nam và biết lý do tại sao lại có người Việt hiện diện trên đất này. Tự nhiên tôi thấy cần phải nói rõ sự thật một cách vắn tắt cho T. hiểu một chút lý do tại sao tôi và đồng bào tôi lại có mặt trên nước Mỹ. Tôi cho T. biết sau một thời gian chung lưng chống lại cuộc xâm lăng của quân đội Bắc Việt, chính phủ Mỹ đã bỏ cuộc cắt hết Quân, Kinh Viện khiến Việt Nam Cộng Hòa xụp đổ trước sự xâm lăng tàn bạo của Cộng Sản. Việt Nam được “thống nhất” nhưng đã trở thành thuộc địa trá hình của Cộng Sản Tàu và mở màn cho thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư.

Nghe tôi nói thế T. có vẻ rất xúc động. T. thú thật là ông không hề biết hay chưa bao giờ nghe được một tiếng nói trung thực nào về cuộc chiến tại Việt Nam và sự can dự của nước Mỹ vào cuộc chiến này cũng như việc nước Mỹ quay lưng lại với Đồng Minh Miền Nam Việt Nam.

Tôi cho T. biết tôi có viết một cuốn hồi ký, đó là cuốn “Within & Beyond” về những ngày trong lao tù Cộng Sản. Nghe đến đây T. có vẻ mừng nhưng không kịp nói gì vì khách ra vào tấp nập cộng với tiếng điện thoại reo liên tục. Sau đó, T. ngỏ lời mời tôi đi ăn để có dịp nói chuyện thêm.

Theo lối sống của người Mỹ mời nhau đi ăn thường theo kiểu ai ăn người nấy trả này người Mỹ gọi là “a Dutch treat”, nếu tôi không lầm này, rất phổ biến và tiện dụng trong xã hội Mỹ. Để tránh hiểu lầm vì tôi là người Việt Nam T. không quên nhấn mạnh T. sẽ trả tiền phần ăn của tôi.

Vậy là chúng tôi có một bữa ăn trưa đúng kiểu người Mỹ và tôi có dịp kể cho T. nghe về bản chất khủng bố của cộng quân trong cuộc chiến, từ việc cho nổ xe bom giữa những phố đông, bắn hỏa tiễn vào những thành phố, mìn xe chở khách, pháo kích vào trường học. Mặc cho người dân chết mà không cần biết!

Ghê tởm nhất là trong trận Tết Mậu Thân vào năm 1968 chúng đã giết và chôn sống lối 6 ngàn dân ở Thành Phố Huế mà không gớm tay!

Tôi kể cho T. kể về những năm tháng cuối của cuộc chiến, khi bị đồng minh Mỹ cúp xầu, cúp đạn, quân đội VNCH đã phải chiến đấu trong điều kiện khổ cực ra sao. Tôi cũng thuật lại điều nhà báo Vi Anh từng viết trên trong bài “Ngày Quân Lực” đăng trên Việt Báo, theo đó thì trong một cuộc nghiên cứu ở Đại Học Texas, nếu Quân Lực Mỹ bị cúp Quân Viện như người Mỹ đã xử sự với đồng minh Việt Nam thì Quân Lực Mỹ chỉ chịu đựng được 3 tháng mà thôi, chớ không phải 3 năm như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”

T. hỏi tôi sau khi các ông bị buộc phải buông súng và Sàigòn sụp đổ thì chuyện gì xẩy ra. Tôi trả lời sau đó có một thông cáo của cái gọi là “Ủy Ban Quân Quản Thành Phố Saigon” nói rằng sĩ quan cấp Úy mang theo 10 ngày tiền ăn và sĩ quan cấp Tá mang theo 1 tháng tiền ăn để đi “học tập cải tạo”. Kết quả là tất cả đều tự đi trình diện để rồi bị giam cầm đầy đọa nhiều năm.

Vậy là chỉ với cái thông cáo nói ở đoạn trên chúng đã lùa được cả triệu Quân Cán Chính của Việt Nam Cộng Hòa vào trại tù mà không phải đi bắt từng người một.

Khi các sĩ quan miền Nam bị đưa đi đầy trên núi rừng Việt Bắc, trong một kỳ tái khai lý lịch một anh bạn tù đã nói với viên cán bộ là “Các anh lừa tụi tôi khi nói là chúng tôi mang theo tiền ăn 10 ngày!” Viên cán bộ phụ trách việc khai lý lịch đã trả lời trẹo họng ra điều thích thú, rằng “Không lừa thì sao bắt hết các anh cùng một lúc được! Chúng tôi nói các anh mang theo tiền ăn 10 ngày chứ đâu có nói các anh đi “học tập 10 ngày”! Tiếp theo đó hắn răn đe anh bạn trước mặt mọi người: Khôn hồn thì “học tập cho tốt” để còn có dịp trở về với vợ, với con!

Mà “học tập cho tốt” là gì?

Là cứ yên tâm ở tù cho đến ngày ra. Mà ngày ra thì chẳng biết ngày nào! Sau đó chúng còn trả thù vợ con của những người tù bằng cách nói dối cả đàn bà con nít: “Các chị đi Vùng Kinh Tế Mới thì Đảng và Nhà Nước sẽ cho chồng các chị về xum họp với gia đình!”

Mà Vùng Kinh Tế Mới là gì? Chỉ là vùng rừng rậm sình lầy để chúng đầy ải vợ, con các gia đình Quân Cán Chính để trả thù, và để cướp nhà của những người vợ chân yếu tay mềm, những đứa con nít còn thơ dại!

Thời gian bữa ăn lunch không thể đủ cho việc ôn lại biết bao oan trái mà những người cộng sản đã gây ra cho đất nước Việt Nam. Khi trở lại tiệm sửa xe để lo tiếp công việc, T. còn dặn tôi khi có dịp thuận tiện hãy ghé tiệm mang theo cuốn hồi ký “Within & Beyond” để T. ủng hộ tôi tiền in. T. còn nhấn mạnh là muốn đọc để tìm hiểu thêm sau khi nghe tôi nói về cuộc chiến anh dũng và cam go bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa của toàn dân Miền Nam ngay cả khi Quân Kinh Viện bị cắt đứt.

Đúng là không phải người Mỹ nào cũng hiểu biết sự thật về cuộc chiến Việt Nam.

Rời tiệm sửa xe về nhà, tôi dự tính lần tới khi mang sách lại cho T, đề tài câu chuyện chúng tôi trò truyện sẽ phải đề cập tới hâu quả của phong phản chiến tại Mỹ tai hại như thế nào, không chỉ đối với số phận Việt Nam Cộng Hòa, mà còn ảnh hưởng tới sự suy xét của các lớp người trẻ, khi sử sách Mỹ dạy về cuộc chiến Việt Nam hầu như hoàn toàn được soạn theo kiểu phản chiến thân cộng.

Tôi nhớ câu chuyện “Ông Giáo Sư Dạy Sử” của Thiết Tá Long mà tôi đã đọc trên mạng internet. (Quý vị chưa đọc, xin vào Google đánh chữ Vương Mộng Long sẽ tìm thấy bài viết).

Câu chuyện cảm động mà Thiếu Tá Long kể cũng đã được ông Ngô Nhân Dụng nhắc tới trong một bài xã luận trên báo Người Việt: Thiếu Tá Vương Mộng Long đã dùng kinh nghiệm chiến đấu và cuộc đời của chính ông, để giúp sửa sai cho thầy Dan, ông giáo dạy sử bằng sách sử phản chiến. Sau nửa khóa học và chịu đựng đủ thứ xuyên tác của sách Mỹ, thầy Mỹ, ông Long yêu cầu được nói chuyện tay đôi với ông thầy. Với những bằng chứng, tài liệu, các kinh nghiệm chiến đấu và 13 năm bị giam cầm trong các trại tù “cải tạo,” ông đã chinh phục được vị thầy giáo tại Shoreline Community College WA. Thầy Dan dạy sử thành thật nói: “Tôi tin lời ông, vì chẳng có lý do gì để ông nói dối. Có điều là, từ đó tới nay, hơn hai mươi năm dài, kể từ ngày những gia đình người Việt Nam đầu tiên tới định cư ở Hoa Kỳ, chưa ai nói cho tôi nghe những điều này... Tôi đã hiểu, và tôi phải cám ơn ông. Ông quả là một chiến binh thực thụ.” Trong buổi lễ lãnh bằng Cử Nhân (BA) của Thiếu Tá Vương Mộng Long tại Đại Học Washington, Giáo Sư Dan nói: “Long, Im proud of you” (Long, tôi hãnh diện về ông), và “My soldier, Im loving you!”

Từ câu chuyện về thầy Dan dạy Sử tới ông bạn T. mà tôi vừa gặp và trò truyện, tôi thấy ra một điều chung về người Mỹ. Họ có thể không biết, không hiểu, hoặc hiểu lầm về chiến tranh Việt Nam, nhưng vẫn sẵn sàng nghe và sẵn sàng phục thiện.

Nhưng đến bao giờ thì những loại sách sử mà các ông thày dùng để dạy sinh viên một cách sai lạc về Việt Nam mới được loại ra khỏi các Thư Viện ở hàng ngàn các Trường Đại Học khác trên toàn nước Mỹ đây hả Trời?

Đến bao giờ thì những sinh viên thuộc những thế hệ tiếp nối hay những người ham đọc sách mới nhận ra sự sai lầm ghê gớm đang nằm yên trong những quyển sách này.

Trường học đã thế, nói gì đến T., một người thợ sửa xe bình thường như hàng trăm ngàn và hàng triệu những công nhân người Mỹ khác hàng ngày vất vả với cuộc sống trên xứ sở đầy rẫy cạnh tranh này!

Bảo vệ được sự thật không phải là điều dễ. Tôi ước mong mọi người Việt chúng ta lưu ý về điều này, để ít ra cũng sẵn sàng nói về sự thật của chính mình, cho những người bạn Mỹ mà chúng ta có dịp gặp cùng hiểu.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
06/02/202022:45:40
Khách
Nguoi My khong hieu gi ve VN thi chinh nguoi VN cung khong hieu gi ve dan chu cua My nen chung ta moi bi chon song Mau Than roi mat nuoc. My noi voi cac tuong lanh va quan doi mien Nam la nhung thanh phan sinh vien hoc sinh va tu si tranh dau chong chanh phu nam 1963 khong phai la cong san, ho la nhung nguoi yeu nuoc nen quan doi phai theo sv tranh dau lat do chanh phu NDD de tao doan ket chong cong san. Roi dao chanh xay ra, thanh phan can bo cs trong hang ngu tranh dau duoc tra tu do, chanh quyen dia phuong so hai khi doi pho voi cong san trong sinh vien hoc sinh tranh dau va tu si. Nhat tuong, nhi su, tam cha. Roi mien Nam roi loan chia re tram trong khong con doan ket nhu nguoi My noi. Den Mau Than thi sinh vien hoc sinh tranh dau Hue tra thu giup VC chon song 5000 dan Hue. Neu khong co dao chanh 1963 thi sinh vien hoc sinh tranh dau da bi dep tan, Hoang Phu Ngoc Tuong, Ton that Duong Ky, va sinh vien tranh dau da khong co kha nang giet 5000 nguoi. My va cac tuong lanh da giup CS giet quan minh. Den thang 3/75 thi sinh vien hoc sinh tranh dau ra duong mang sung deo bang do giai gioi tan quan vnch, bat giam tat ca quan can chanh tai Danang. Chinh nguoi My luong gat quan doi VNCH tu giet lay minh. Den thang 4/75 thi sinh vien dai hoc Van Hanh chiem truong, mang sung AK 47 keu goi linh Biet Cach Du buong sung ve voi "cach mang". Neu nguoi My va lanh tu dao chanh Duong Van Minh hieu ro cong san va khong luong gat nguoi mien Nam ve nhung nguoi "anh em phia ben kia" thi VNCH da khong dau hang, khong ai dai dot o lai trinh dien di cai tao. Neu My khong dao chanh roi bo chay thi DVM da khong lam TT, va ong TTa Vuong M Long da khong di cai tao. Noi theo mot tac pham cua TU BDQ Tran Thy Van, cong san khong co ba dau sau tay ma chinh My va chung ta va lam ta mat nuoc khon cung. My khong hieu Viet khong hieu My ma thua tran.
17/07/201506:44:09
Khách
Thưa Ông Nguyễn Thanh
Cám ơn Ông đã dành thì giờ quý báu để đọc và góp ý.Thăm Ông khỏe.
Trân Trọng
17/07/201503:11:41
Khách
Và không phải người dân Miền Nam trước năm 75 nào cũng biết Cộng sản Hà nội là bọn " đánh Mỹ là đánh cho Trung- Xô", và rằng Cộng sản Hà nội là bọn thâm độc . Bởi vậy, nên Miền Nam lúc đó không ít kẻ dù có bằng cấp đại học- kể cả thạc sĩ tư pháp cạo đầu Vũ văn Mẫu- vẫn ngây thơ hoặc ngu dốt cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến, họ - hợp cùng nhóm phản chiến bên Mỹ - kêu gào đòi Mỹ rút quân và ngưng oanh tạc miền Bắc để hai miền Nam Bắc bắt tay nhau hòa bình .

Kết cuộc ra sao ? Bọn Cộng sản Hà nội là bọn tráo trở. Chờ sau khi Mỹ rút quân, chúng vét gần hết quân tung hết vào Miền Nam .. . Cuối cùng là tác giả bài viết bị chúng nhốt tù 13 năm. Còn tôi nếu không nhảy tàu thoát thân được ngày 30 tháng Tư Đen, thì nhiều phần chắc sẽ bị chúng nhúm ném sang chiến trường Kampuchea chôn xác bên nớ !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,050,252
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến