Hôm nay,  

Nghé Đi Tìm Trâu

14/06/201500:00:00(Xem: 16080)
Tác giả: Philato
Bài số 3542-16-30092vb8061415

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của ông là một chuyện có thật về người con đi “tìm cha” trên đất Mỹ làm xúc động lòng người.

* * *

blank
Hình của Lạt giữ 45 năm.

Thứ Bẩy ngày 30 tháng 5 năm 2015, lúc 10 giờ sáng, điện thoại reng, reng:

- Alo, Lạt Ma tôi nghe.

- Ma, tao Thái đây, có chuyện muốn hỏi mầy.

- Chuyện gì vậy Thái?

- Có một luật sư vừa mới từ Oklahoma về mở văn phòng ngay bên cạnh văn phòng tao trên đường.., anh ta tên Jimmy Nguyễn. Jimmy Nguyễn sang chào hỏi và làm quen lối xóm, thấy văn phòng tao có cái lọ xin tiền cho thương phế binh (TPB) của mày, Jimmy chăm chú nhìn tấm hình TPB mặc đồ TQLC rồi hỏi tại sao lại để lọ xin tiền cho TPB làm gì? Tao có quen ai là TQLC không? Tao trả lời Jimmy thế này:

- Tôi có quen nhiều anh em TQLC, còn lọ nầy là của bạn tôi gửi ở đây để những khách hàng nào có thiện tâm thì bỏ ít tiền lẻ vào đây, năng nhặt chặt bị, để có được những gói quà nho nhỏ gửi về cho đồng đội là những TPB cụt chân, tay, mù mắt v.v.. nếu anh đi quanh các tiệm thương mại ở vùng này thì sẽ thấy có các hộp tương tự như thế này, hộp thì của hội người nghèo, hội người cùi, của chùa nọ, nhà thờ kia. Bạn tôi đứng ra làm việc này tuy có gặp nhiều hoài nghi và cay đắng, nhưng chưa đắng cay bằng số phận các TPB/VNCH sống trong xã hội “Xạo Hết Chỗ Nói” (XHCN). Có thể trên cương vị luật sư anh thấy những lọ quyên góp như thế này không hợp lệ...

blank
Hình của cháu Jimmy giữ.

Tao chưa nói hết câu thì Jimmy vội vàng xin lỗi và giải thích:

- Không, không, thưa chú, xin chú đừng hiểu lầm câu hỏi của cháu, nghề nghiệp dạy cho cháu biết có những trái tim “Phật” trong tấm áo rách, có những tình đồng đội trên những đôi vai gầy, lưng gù, những ai hoài nghi mới là đáng trách. Cháu hỏi như thế là vì cháu muốn tìm tin tức một người, một người còn thiệt thòi hơn TPB, người đó đã tử trận. Thưa chú, đó là bố cháu. Mẹ cháu cho biết bố cháu tử trận khi cháu mới sinh ra được hơn 3 tháng, bố cháu chưa kịp về phép nhìn mặt con thì đã hy sinh. Cháu muốn tìm các bác các chú TQLC để hỏi thăm tin tức về bố cháu. Bố cháu thuộc ĐĐ3/TĐ2/TQLC tử trận ở Campuchia 1970, tên là Nguyễn Văn Nhung K21 Võ Bị...

Hello Lạt, Jimmy nói như thế, và đưa tấm hình của bố mặc quân phục đứng bên chiếc xe jeep cho tao coi, mầy có biết gì về anh Nhung TQLC không?

Nguyễn Kha Lạt, tục danh Lạt-Ma, bỗng cảm thấy như có luồng điện chạy từ đầu xuống chân, Lạt vội đứng bật dậy cầm khung hình của Nhượng mà Lạt để trên kệ sách, lấy tay xoa lớp bụi trên kính và rồi bỗng dưng nước mắt Lạt ứa ra, đó là hình của người chỉ huy, là đại đội trưởng, là anh hùng của Lạt năm xưa ở ĐĐ2/TĐ7/TQLC, đó là Trung Úy Nhượng, Nguyễn Văn Nhượng chứ không phải Nhung, Lạt hỏi lại Thái:

- Hi Thái, mày hỏi Jimmy xem, không phải Nguyễn Văn Nhung mà là Nguyễn Văn Nhượng ĐĐT/ĐĐ2/TĐ7, Khoá 21 VBĐL, anh Nhượng mất ngày 20/6/1970, nếu đúng thì tao sẽ đem tấm hình của tao đến gặp Jimmy để so sánh.

.....

......

- Hello Ma, đúng là Nhượng, vì Jimmy nói tiếng Việt không rành nên tao nghe Nhượng thành Nhung. Jimmy đang nóng lòng gặp mày để hỏi tin tức về bố Nhượng

* * *

blank
Trung úy Nguyễn Văn Nhượng ĐĐT/ĐĐ2/TĐ7 và Thiếu uý Nguyễn Đức Truyền ĐĐP/ĐĐ2/TĐ7. Hai người đã lần lượt ra đi trong cuộc chiến.

Sau một thời gian thu xếp cái hẹn, khi Nguyễn Kha Lạt và Jimmy gặp nhau, phút đầu ngỡ ngàng, nhưng sau khi cả hai đưa hình ra so sánh thì chú cháu ôm choàng lấy nhau mà khóc!

Khó có thể tưởng tượng được một ông già, một trung niên, những người đàn ông vốn lòng chai đá, không quen biết nhau mà bỗng dưng ôm nhau mà khóc khiến ai trông thấy cũng không tránh khỏi ngạc nhiên và mủi lòng.

Lạt khóc qua hình ảnh của một cấp chỉ huy anh hùng, Jimmy khóc qua hình ảnh của một người cha đáng kính mà con chưa bao giờ gặp mặt cha, và đã gần nửa thế kỷ qua, con đi tìm tung tích thật sự của cha. Những giọt nước mắt buồn xen với vui, vui cũng khóc như cha con gặp nhau. Jimmy nói với chú Lạt:

- Thưa chú, đích thực là bố con rồi, tuy buồn lắm nhưng cả mẹ con và con rất hãnh diện về bố con. Con thường khoe với đồng nghiệp người Mỹ tấm hình này và nói với họ là bố con đã tử trận, họ phục con lắm, nhưng con không biết rõ bố con đã hy sinh trong trường hợp nào, chú có thể kể lại cho con nghe được không?

- Dĩ nhiên là được, nhưng chuyện dài dòng lắm, để sau này chú sẽ kể rõ đầu đuôi cho Jimmy nghe, còn bây giờ thì vắn tắt như thế này: chú đã giữ, đã thờ hình bố cháu gần nửa thế kỷ qua, bởi vì bố cháu đã chiến đấu tới viên đạn cuối cùng, hy sinh mạng sống của một cấp chỉ huy để cứu thuộc cấp, cứu đồng đội. Sự hy sinh nào ngoài chiến trường cũng đáng kính, được Tổ Quốc ghi ơn, quan tài phủ quốc kỳ, nhưng bố Nhượng của cháu còn được phủ bởi tấm lòng thương mến và kính phục của thuộc cấp, của chú...

Sau khi gặp chú Lạt, người trung đội trưởng của bố Nhượng ngày xưa, có cả hình ghi ngày tháng và nơi bố tử trận, Jimmy liền gọi ngay cho mẹ ở Oklahoma báo tin rằng: “mẹ ơi! con đã tìm được bố rồi”. rồi Jimmy tức tốc mang tấm hình mà chú Lạt ghi ngày tháng về cho mẹ xem và cũng là để mẹ con cùng chung nhịp tim đập như khi trông thấy chồng, thấy cha hơn 50 năm về trước.

Cháu Jimmy nói bố Nhượng thuộc ĐĐ3/TĐ2/TQLC, là Tiểu Đoàn Trâu Điên, còn chú Nguyễn Kha Lạt nói Nguyễn Văn Nhượng thuộc ĐĐ2/TĐ7/TQLC, cả hai đều đúng, người viết xin được giải thích:


Trung Úy Nguyễn Văn Nhượng nguyên là ĐĐP/ĐĐ3/TĐ2 của tôi (TVC), khi tôi bị trọng thương, bị loại khỏi cuộc chiến thì Nhượng lên thay tôi làm Đại Đội Trưởng ĐĐ3/TĐ2. Khoảng thời gian 1969-1970, khi Binh Chủng TQLC thành lập thêm TĐ7/TQLC thì Đại Đội 3/TĐ2 của Nhượng được tuyển chọn làm nồng cốt để thuyên chuyển sang tiểu đoàn tân lập và Nhượng trở thành ĐĐT/ĐĐ2/TĐ7/TQLC.

Nguyễn Kha Lạt khi đó là trung đội trưởng của Nhượng, và vì mến phục một cấp chỉ huy tài giỏi, cam đảm, đã quên mình để cứu thuộc cấp nên sau khi Nhượng hy sinh, Nguyễn Kha Lạt giữ mãi tấm hình của Nhượng bên mình, tấm hình đã trôi nổi theo Lạt qua bao nhiêu sóng gió, tù đày, vượt biên, và khi được tỵ nạn trên đất Hoa Kỳ thì Lạt lồng kính tấm hình, để trên kệ sách, như một bàn thờ người anh đã vị quốc vong thân.

Điều cần nói thêm là Nguyễn Văn Nhượng thuộc Khóa 21 Võ Bị, còn Nguyễn Kha Lạt thuộc khóa 9/68 Võ Khoa, đây là tình huynh đệ chi binh vượt khỏi ranh giới quân trường mà một vài cá nhân thường vướng mắc! AK47, CKC, RPD, B40, B41, bêta của VC còn không phân biệt Võ Khoa với Võ Bị thì nỡ lòng nào đồng đội lại phân biệt quân trường!

* * *

blank
Nhượng là gốc Tiểu Đoàn 2/TQLC. Hình: chị Nhượng và Jimmy.

Chúa Nhật ngày 31 tháng 5 năm 2015, lúc 12 giờ trưa.

Điện thoại reng reng:

- Alo...

- Có phải là chú Lạt TQLC không?

- Dạ, tôi là Nguyễn Kha Lạt đây, xin lỗi ai đầu dây?

- Trời ơi! Chú Lạt ơi! Chị Nhượng đây, là vợ anh Nhượng là ĐĐ2/TĐ7/TQLC đây. Chị được cháu Jimmy mang tấm hình về... nên tôi gọi cho chú ngay đây!

Một cảm giác ớn lạnh chụp lên người Lạt, dĩ vãng hiện về rõ như đang xảy ra trước mắt: Ngày 20/6 năm 1970, ĐĐ2/TĐ7 của anh Nhượng có nhiệm vụ bảo vệ đoàn xe tiếp tế trên đường về Preyveng, Kampuchia, đại đội đã đụng rất mạnh với một tiểu đoàn VC, quân số đông hơn, nhưng anh Nhượng đã khéo léo điều động đơn vị tiêu diệt địch, bảo vệ đoàn xe tiếp tế lương thực cho dân, bảo vệ đồng đội và rồi anh hy sinh! Lạt ghi lại ngày và nơi Nhựơng tử trận trên tấm hình mà trước đó Lạt đã chụp cho Nhượng đứng trước cửa văn phòng đại đội ở căn cứ Sóng Thần Thủ Đức.

Đã gần 50 năm qua, anh Nhượng và bao đồng đội đã đi, nhưng không hiểu sao Lạt còn giữ được những tấm hình quý giá thời chinh chiến của những chàng trai trẻ đã đền xong nợ nước. Nợ nứơc các anh đền xong, nhưng những ai còn sống, từng được các anh bảo vệ thì có còn nhớ gì đến món nợ đối với các anh hùng tử sĩ hoặc thiết thực nhất là món nợ đối với các anh em thương phế binh?

Ngoài tấm hình anh Nhượng mà Lạt để trên kệ sách, Lạt còn giữ được tấm hình Đại Đội Trưởng Nguyễn Văn Nhượng và Đại Đội Phó Nguyễn Đức Truyền, cả hai với súng đạn, nón sắt, bản đồ... đang quan sát mục tiêu sẽ phải chiếm. Mục tiêu chiếm xong rồi, thi hành nhiệm vụ xong, nhưng than ôi! Cả hai anh không còn nữa, hai anh đã lần lượt ra đi trong cuộc chiến để hậu phương được thanh bình...

- Alo, alo, chú Lạt có nghe chị nói không?

- Dạ em đang nghe chị nói đây và em cũng đang trông thấy anh Nhượng, anh Truyền đứng quan sát mục tiêu để điều động chúng em vào...

- Quá cảm động chú Lạt ơi, hơn 45 năm rồi mới nghe tiếng nói của chú, người em cùng đơn vị với anh Nhượng. Việc đầu tiên là chị xin cám ơn tất cả đồng đội đã dành cho anh Nhượng một sự thương mến, nỗi đau mất chồng đã nguôi ngoai theo thời gian, nhưng chị và cháu Jimmy vẫn mãi hãnh diện về anh Nhượng. Tấm gương hy sinh của anh đã giúp chị đứng vững và Jimmy hãnh diện về bố nên đã cố vượt qua mọi khó khăn để tạm gọi là học hành đến nơi đến chốn theo nguyện vọng của bố. Chú cho chị gửi lời cám ơn đến Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ7 Phạm Nhã cùng các anh em ở hậu cứ, và đặc biệt là cố vấn Mỹ TĐ7 đã giúp chị vượt qua mọi gian truân khi nách bồng đứa con thơ sau khi anh Nhượng mất...

- Xin chị bình tâm..

- Chú có biết chị và Jimmy theo dõi những tin tức qua TV và báo chí VN, chị đã đọc những quyển đặc san các đơn vị quân đội ta, (rất tiếc là chưa đọc báo của TQLC) để tìm thấy hình ảnh của anh Nhượng, nhất là Jimmy cứ ước mong tìm được đồng đội, đồng khóa cuả bố. Cháu tên thật là Nguyễn Hải Phúc, sinh năm 1970, ngày bố nó mất, cháu mới được 3 tháng rưỡi! Dù không thấy mặt bố, nhưng cháu luôn luôn giữ tấm hình mà chú chụp ngày xưa. Chú có thể không biết nhưng từ nhỏ đến nay lúc nào cháu cũng buồn mà lại thích mặc thích mặc những bộ đồ bông giống của bố..

- Chị và cháu Jimmy..

- Để chị kể cho chú Lạt nghe, sau khi gặp chú, cháu vội vã chạy từ Houston về Oklahoma nói với chị: “Mẹ, con tìm gặp được chú Lạt cùng đơn vị với bố rồi”, cháu còn cười: “nghé đã tìm được trâu*”. Lâu lắm mới nhìn thấy cháu cười.

(*Nhượng là gốc Tiểu Đoàn 2/TQLC. Hình: chị Nhượng và Jimmy).

- Non nước ơi! Lạt nói, thưa chị, em nghĩ anh Nhượng linh thiêng lắm, anh đã dẫn lối đưa đường khiến Jimmy tìm đựơc ước nguyện. Khi Jimmy quay lại Houston, em sẽ đưa cháu đến gặp các chú, các bác ngày xưa cùng đơn vị, cùng khóa để chú bác cùng vui với cháu, nhất là trong dịp Binh Chủng TQLC tổ chức đại hội năm 2015 tại Houston vào những ngày 4&5/7 sẽ có các TQLC khắp nơi về dự, nhất là các Cọp Biển thuộc các TĐ2 và TĐ7/TQLC.

Trước khi kết thúc bài viết này, tôi đã được ban tổ chức đại hội TQLC cho biết đã chính thức gửi thiệp mời đến chị Nhượng và cháu Jimmy, chị và cháu Jimmy rất vui, sẽ đến để cùng các đồng đội cũ ôn kỷ niệm với Nhượng và nói chuyện tương lai cho Jimmy, thế hệ một rưỡi của dân tỵ nạn nói chung và thế hệ thứ hai của TQLCVN nói riêng.

Philato

Ý kiến bạn đọc
07/07/201501:13:58
Khách
Chúc mừng cháu Jimmy đã tìm được các đồng đội của cha cháu ngày xưa. Là cậu Út ở SD đây. Ông nội của mẹ Jimmy là ông ngoại của tôi, Jimmy gọi tôi bằng cậu. Sau khi nghe tin bố của Jimmy tử trận, tôi có đến thăm và nhìn lên bàn thờ tôi thấy cặp lon Thiếu Tá TQLC do quân đội mang đến trong ngày tang lễ. Tôi trước đây là HQ, nên tôi nhận biết lon Thiếu Tá TQLC, giống như của HQ. Hơn thế, đứa em út của mẹ Jimmy cũng TQLC và tử trận ở cổ thánh Quãng Trị. Theo lời cậu tôi (ông ngoại của Jimmy) kể lại khi tôi đến thăm. Đó là ngày TQLC đến báo tin buồn về đứa con út, khi họ nhìn thấy cặp lon TT TQLC trên bàn thờ. Họ đã về trình lại và được tổ chức lể tang long trọng hơn. Vậy thì, trước khi tử trận bố của Jimmy là Trung Úy hay Đại Úy. Chi tiếc này tôi nghĩ cháu Jimmy cũng cần biết thêm về bố mình. Mong quí vị bên TQLC nhớ lại xem, và cho thêm tin tức cho chàu Jimmy.
25/06/201500:32:31
Khách
Cám ơn Tấm Chân Tình của anh Nguyễn Kha Lạt, hỗn danh là "Lạt Ma".
Nhờ tấm chân tình sáng ngời này mà gia đình Cố Đại Úy Nguyễn Văn Nhượng đã tìm được nhau, trong cõi đời này lẫn bên kia thế giới.

Cung Nhật Thành
14/06/201522:01:53
Khách
Chuyện ngỡ giả tưởng nhưng là non fiction. Có những chuyện trùng hợp mình không thể tin được nhưng đúng là có bàn tay sắp xếp của của Đấng Sáng Tạo . Cảm ơn tác giả .
14/06/201511:17:08
Khách
Khen ngợi cháu Jimmy đã khổ công tìm tông tích cha tử trận và được toại nguyện . Những ai vào sinh ra tử bảo vệ miền Nam VNCH dù thua trận, vong quốc vẫn không quên tình Đồng Đội và cuối cùng cháu Jimmy và Mẹ đã tìm được những Đồng Đội của cha (TQLC ), mong từ đây cháu và mẹ cháu tìm lại được tình Người Cha qua các bạn cũ của cha đã anh dũng hy sinh cho miền Nam tự do . Chúc cháu Jimmy và mẹ được an ủi và thương mến của các bạn của cha cháu. Cháu hảnh diện về người cha của mình đã vì nước hy sinh. Mong cháu tiếp tay giúp hội Thương Phế Binh TQLC mà cha cháu một thời cùng họ chiến đấu cho Tự Do Nhân Bản.
Một cựu binh VNCH.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,261,700
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến