Hôm nay,  

Có Một Ông Chồng Đang Ngoại Tình

21/05/201500:00:00(Xem: 15446)

Tác giả: Tịnh Tâm
Bài số 3521-16-29921vb5052115

Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua. Với nhiều bài viết giá trị, cô đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Tử đầu năm 2015, Tịnh Tâm bắt đầu một loạt truyện mới, với tựa đề chung “Chuyện của người cho mượn lỗ tai”, cách nói riêng để chỉ người biết lắng nghe. Sau đây là bài viết thứ tư trong loạt chuyện kể trên

* * *

1.

- Hello! Dạ chào cậu Tư. Cậu vừa gọi cháu phải không ạ? Cháu thấy missed call của cậu nè.

- Ừ, cách đây chừng một tiếng.

- Dạ, cháu xin lỗi, lúc đó cháu đang trong nhà thờ ạ.

- Lỗi phải gì. Giờ cháu đang ở đâu?

- Dạ cháu đang trên đường về nhà ạ.

- Cháu rảnh không?

- Dạ rảnh. Có gì không cậu Tư?

- À… để coi… Cậu cháu mình đi uống cà phê được không?

- Dạ quá được ạ. Cháu cũng đang thèm cà phê đây!

- À… để coi… Vậy cậu cháu mình gặp nhau ở tiệm cà phê Starbucks ngay góc đường rẽ vào nhà cháu nhé!

- Dạ… Mà, cậu Tư ơi, cậu đang ở đâu?

- Ở nhà.

- Vậy… sẵn tiện cậu cắt cho cháu vài chùm hoa cổ tích nha cậu.

- Trời ơi! Cô cháu quý hóa của tôi vòi vĩnh đúng lúc quá! Cháu có biết là cậu đang đứng cạnh giàn hoa cổ tích đây không?

- Ô ồ! Thú vị nhỉ? Vậy là hôm nay cháu vừa được… uống cà phê ngon, vừa được tặng hoa! Cà phê và hoa! Ôi! Thật là một ngày hạnh phúc của cháu! Cám ơn cậu nha!

- Nhưng cháu ơi, bù lại, cháu sẽ phải nặng lòng vì nỗi niềm của cậu Tư đó! Cậu đang tức cái mình quá chừng đây!

- Ủa? Cậu tức cái mình về chuyện gì thế ạ?

- Cậu đã, và đang ngoại tình!

- Hả? Thế là thế nào? Cậu… Cậu… ngoại tình? Cháu biết cậu đùa cho vui í mà. Cháu chả tin!

- Chuyện cậu ngoại tình là chuyện hệ trọng, không thể đem ra đùa vui được. Thôi, lát gặp rồi cậu kể.

2.

- Nè, hoa cổ tích cho cháu nè!

- Ôi chao! Hoa đẹp quá! Cám ơn cậu Tư nha! Hít hà… Cà phê thơm quá! Cậu Tư biết không, mùi cà phê luôn cho cháu những cảm xúc vừa quen vừa lạ, những cảm xúc của ngày hôm qua, của ngày hôm nay và ngày mai… Những cảm xúc rất ngọt ngào, dễ thương.

- Có vẻ như cháu nghiện cà phê rồi.

- Dạ… Có một chút gì đó để nghiện, mà không hại, cũng vui cậu nhỉ?

- Ừ! Với điều kiện cái nghiện đó không làm phiền ai, ít nhất là những người sống bên cạnh mình.

- …

- Chẳng hạn như nghiện phán xét, bình phẩm ai đó.

- Nghiện phán xét, bình phẩm?

- Ừ, chẳng hạn như đi dự đám tang, mà chỉ nhìn quanh quất xem người ta mặc quần áo ra sao, đội mũ thế nào thế nào, để bình phẩm; thay vì lắng lòng đồng cảm với tang gia, thay vì ngậm ngùi cho thân phận ngắn ngủi mỏng manh của đời người, về cái sống cái chết.

- Dạ…

- Chẳng hạn như trong bữa tiệc cưới, cứ chằm chằm dòm cô dâu, lằm bằm sao tóc cô dâu xấu, sao cô dâu cười không tươi, sao cô dâu không biết cách ôm bó hoa, vân vân và vân vân... thay vì hòa lòng vào niềm vui của hai họ?

- Ủa, cậu Tư đang nói về ai thế ạ?

- Chẳng hạn như ngồi coi TV, cứ trề môi chê bai giọng người nầy chua giọng người kia chát, thay vì cám ơn người ta đã đem những tin tức đến cho mình.

- …

- Còn nhiều nữa. Chừng đó ăn thua gì. Chẳng hạn như sau khi gặp mặt bạn bè cũ, về nhà kể rằng bà đó hồi xưa nghèo rớt mồng tơi, giờ mới mua được cái nhà liền hếch mặt lên trời, thấy phát ghét; hoặc bà nọ mới ly dị chồng, hay ho gì mà cứ toe toét cười; hoặc ông kia đi dự tiệc mà mang đôi dép lê, mất lịch sự dễ sợ… thay vì cảm nhận niềm vui được hàn huyên tâm sự với bạn bè.

- …

- Những chuyện ngớ ngẩn, vớ vẩn đó chui vào tai cháu trong khi lòng cháu đang thẫn thờ vì người dân lành trong nước đang gánh chịu bao nỗi oan khiên, lãnh thổ của cha ông mình đang bị bán dần bán mòn, cháu có tức cái mình không?

- …

- Đặc biệt, trong Tháng Tư đen nầy, bao nhiêu chuyện lớn lao của cả một đất nước, của cả một dân tộc cần được nhớ lại, cần được đọc lại, cần được ghi lại mà bên tai cứ phải nghe ra rả những việc ngớ ngẩn, vớ vẩn như thế, cháu có tức cái mình không? Tháng Tư đen, cháu biết đó, gợi nhớ thảm kịch kinh hoàng của quê hương mình. Nước mất nhà tan! Dân tộc mình đã phải bỏ chạy, tan tác khắp nơi trên thế giới. Biết bao người đã bỏ xác trong lòng biển cả, biết bao người đã phơi thây trên đường bộ, biết bao chuyện bi thương đã xảy ra cho trên con đường đi tìm tự do… thì cháu phải nghe những chuyện kỳ cục đó, cháu có tức cái mình không?

- …

- Ôi thôi, toàn những chuyện gì đâu! Chán ơi là chán! Tại sao hả cháu? Và cháu cũng biết rằng cái người phải nghe những chuyện tủn mủn nặng nề vô nghĩa đó phải khốn khổ, mệt mỏi như thế nào không? Thậm chí nhiều lúc tức cái mình muốn phát điên!

- …

Ủ ly cà phê trong lòng bàn tay, cậu Tư thở dài:

- Thật ra thì người đó đáng trách mà cũng đáng thương, phải không cháu? Tại sao suốt ngày cứ quẩn quanh với những chuyện tủn mủn nặng nề vô nghĩa? Tại sao lại hoài phí cả cuộc đời! Tại sao không tận hưởng hạnh phúc trong từng giây từng phút khi đang được sống trên một quốc gia tự do, một nơi mà bao người mơ ước? Một nơi mà riêng người Việt Nam mình đã phải đánh đổi cái giá quá đắt để đặt được bước chân đến đây? Tại sao hả cháu?

- …

- Chưa hết đâu cháu ơi, chuyện còn tức cái mình hơn nữa là cậu luôn bị cấm đoán đủ thứ chuyện. Chẳng hạn cậu ra đây uống cà phê với cháu, cậu phải nói dối, rằng cậu đi tập thể dục. Cháu ngạc nhiên phải không? Vì nếu nói thật, cậu sẽ không ngồi đây được quá nửa tiếng đồng hồ. Điện thoại sẽ réo liên hồi! Cậu như một tên tù! Cậu đã hết cách rồi! Vô phương rồi cháu ơi!

Cậu Tư gục xuống, hai tay ôm đầu, giọng trầm hẳn, như đang thì thầm với chính mình:

- Cháu ơi, thực ra khi nói với cháu những chuyện vừa rồi, cậu cũng khổ sở lắm. Cậu thấy mình thật tệ hại vì thở vắn than dài chuyện không đâu vào đâu. Cậu có cảm giác bất an, xấu hổ vì mình đang nói về những điều không đẹp về người bạn đời. Có phải cậu hẹp hòi, cố chấp? Ôi! Sao cậu khổ thế nầy hả cháu?

- …

- Cháu ơi, mấy chục năm nay cậu đã giấu kín mọi chuyện, vì cậu thương các con của cậu. Cậu đã từng tính chuyện ra ngoài sống riêng, một mình cậu, với ý nghĩ tự an ủi mình, rằng đâu phải sống xa nhau vì ghét bỏ nhau. Nhưng rồi nghĩ tới nghĩ lui, nghĩ qua nghĩ lại, nghĩ trước nghĩ sau, cậu lại thôi. Cậu yêu các con của cậu. Cậu đã làm bài toán cộng trừ. Con của cậu thì con số 4, mà cậu thì chỉ là số 1. Bọn trẻ cần một gia đình có cả cha và mẹ để lớn lên, phát triển bình thường.

Cậu Tư nhấp một ngụm cà phê, giọng buồn thiu:

- Cho nên cậu đã ngoại tình! Thôi thì… cậu ngoại tình! Cậu tệ quá phải không cháu? Nhưng cuộc tình với Cổ Tích cho cậu niềm vui sống, cho cậu sức lực để tiếp tục chịu đựng.

- …

- Có lẽ cháu rất ngạc nhiên khi cậu tiết lộ điều nầy: Hoa cổ tích đây chính là của cô ấy. Cổ Tích, người tình của cậu, đã gửi hạt giống cho cậu. Cô ấy và hoa cổ tích của cô ấy là tình yêu của cậu… Là hạnh phúc của cậu…

- …

- Đó, cháu nghe không? Điện thoại của cậu réo um lên đó! Cậu giống như một tên tù! Tên tù bị điểm danh từng giờ. Nhưng cháu à, dù thân xác của cậu bị cầm tù, nhưng trái tim cậu, tâm hồn cậu vẫn bay cao bay xa. Cậu tha hồ yêu Cổ Tích, tha hồ tưởng nhớ mơ màng hình bóng Cổ Tích.

-…

- Có thể cháu đang thầm hỏi Cổ Tích có đẹp không mà cậu yêu? Ừ, cô ấy rất đẹp, nhưng không phải vẻ đẹp hình thức, mà là vẻ đẹp tâm hồn cháu à. Cô ấy rất hiền lành, rất đằm thắm và rất dịu dàng.

- Dạ.

- Ngày đó, lâu lắm rồi, cậu và Cổ Tích học cùng lớp. Cậu thường đến nhà Cổ Tích để giúp cô ấy giải toán. Đó là căn nhà nền đất, vách đất, mái lợp tranh. Và quanh nhà cô ấy trồng toàn hoa cổ tích. Cứ vào hè, cổ tích nở rực rỡ, hoa cổ tích nhà cô ấy có màu đỏ của san hô. Đó, cháu xem hoa đúng là màu đỏ của san hô, phải không?

- Dạ.

- Cậu vẫn nhớ như in hình ảnh cô ấy đứng trước hiên nhà, quanh cô ấy là cả rừng hoa cổ tích đang nở tung. Và, cháu biết không, cô ấy đang mỉm cười, nụ cười trong lành như nắng sớm.

-…

- Cậu đoán, khi nghe chuyện nầy, cháu có thể không vui, vì cháu là một người vợ, một người mẹ, đương nhiên cháu sẽ đứng về phía những người vợ, người mẹ. Nhưng cháu ơi, tại sao cậu lại phải ngoại tình với người xưa của cậu? Nhưng cháu ơi, nếu không có hình ảnh cô ấy, không có giàn hoa cổ tích ở góc nhỏ sau vườn nhà cậu, làm sao cậu đủ sức để tiếp tục làm trọn vai người chồng?

-…

- Có lẽ cháu đang muốn hỏi giờ Cổ Tích của cậu đang sống ở đâu? Hoàn cảnh gia đình như thế nào, phải không? Cô ấy cũng đang sống trên đất Mỹ nầy, nhưng không phải ở đây. Cô ấy ở xa lắm! Và cô ấy rất hạnh phúc bên chồng con.

- Dạ… Cháu muốn hỏi, cô ấy gửi hạt giống hoa cổ tích cho cậu để làm gì khi cậu và cô ấy đã có lối đi riêng? Khi cô ấy rất hạnh phúc?

- À, hồi đó, tháng tư năm bảy lăm…ôi, vậy là đã bốn mươi năm rồi đó cháu, cậu và cô ấy cùng chạy xuống bến Bạch Đằng và đã lạc mất nhau giữa biển người đang chen lấn…Rồi cậu định cư ở đây, rồi lấy vợ…. Cháu biết đó, những ngày đầu trên đất lạ, người ta phải để quá khứ sau lưng; người ta phải lao về phía trước, nào đi học, nào đi làm, nào đủ thứ việc để hòa nhập vào xã hội mới.

- Dạ, cháu hiểu. Cuộc sống của người Việt di tản không dễ dàng gì, nhất là những năm đầu.

- Ừ, vậy đó cháu! Thế rồi… một hôm cậu nhận được gói quà, trong đó là một nhúm hạt giống hoa cổ tích, được gửi từ một tiểu bang lạnh. Dĩ nhiên lúc bấy giờ cô ấy không hề biết cậu đã có vợ có con… Một người bạn của cậu cho cô ấy địa chỉ, nhưng không dám nói về gia cảnh của cậu, sợ cô ấy đau lòng…

- Và cậu không thể không kể hết sự thật với cô ấy, cậu xin lỗi cô ấy. Rồi cô ấy liền viết thư xin lỗi cậu, cô ấy e rằng những hạt giống hoa cổ tích có thể gây phiền phức cho hạnh phúc gia đình cậu, đồng thời cũng cho biết cô ấy sắp lấy chồng.

-…

- Từ đó, cô ấy và cậu không liên lạc với nhau, nhưng tình yêu của cậu dành cho cô ấy là mãi mãi. Cậu rất vui mừng được biết cô ấy hạnh phúc.

- Làm thế nào mà cậu biết được cô ấy hạnh phúc?

- Năm ngoái, tình cờ cậu gặp người bạn thân của cô ấy, cậu được biết khá rõ về cuộc sống cô ấy.

Cậu Tư lắc đầu thở dài:

- Cháu ơi, giá như… giá như hàng ngày trong gia đình của cậu có được bầu không gian sáng sủa để làm sáng nụ cười của nhau; có được bầu không khí trong lành để hít thở cho khỏe mạnh, thì cậu đâu phải ngoại tình, đâu phải mang mặc cảm tội lỗi với vợ con. Cậu biết, dù chỉ là ngoại tình trong tư tưởng, nhưng cũng là tội lỗi. Cậu biết… nhưng cậu không thể khác hơn. Cháu ơi, Cổ Tích của cậu rất hiền lành, đằm thắm và dịu dàng; Cổ Tích sống tử tế, phải đạo. Nụ cười của cô ấy trong trẻo như nắng sớm. Lời nói của cô ấy mềm mại như lụa, ngọt ngào như mật ong. Cậu cần hình ảnh Cổ Tích để đóng trọn vai trò và trách nhiệm của người chồng.

3.

- Hello, dạ chào cậu Tư.

- Rảnh không cháu?

- Dạ rảnh.

- Gặp cháu ở tiệm cà phê đó nhé!

- Dạ. Khoảng một tiếng nữa được không cậu?

- OK. Bữa nay hoa cổ tích của cậu đang nở tràn nè. Đẹp quá cháu ơi! Sáng rực cả góc sân sau nè! Sáng rực màu đỏ san hô cháu ơi! Cậu đang thưởng hoa nè! Cậu muốn chia sẻ niềm vui với cháu nè.

- Dạ. Xem hoa nở thích quá cậu nhỉ? Cậu cho cháu vài nhánh được không ạ?

- Tại sao lại không? Bữa nay cậu sẽ cắt nhiều hơn cho cháu. Thôi, lát gặp nhé.

- Dạ.

*

- Cậu khỏe không ạ?

- Khỏe! Khỏe! Ha ha… “Cứ nói khỏe cho khỏe.” Đỡ làm phiền người hỏi. Mà mình cũng khỏe khi trả lời “khỏe”.

- “Cứ nói khỏe cho khỏe.” Dạ… nghe có lý cậu há?

- Lúc nầy mẹ cháu đi lại vững chưa? Cả tháng nay cậu không ghé thăm mẹ cháu.

- Dạ, cám ơn cậu. Mẹ cháu khá lắm rồi ạ.

- Nè, hoa cổ tích cho cháu nè!

- Ôi đẹp quá! Cám ơn cậu! Tên gọi cậu đặt cho loài hoa nầy hay quá!

- Nè, cháu phải nhớ là… coi như cậu đang đi tập thể dục đây nhé!

- Dạ cháu hiểu, cậu yên tâm.

- Đâu phải nói dối luôn là xấu, phải không cháu? Đôi khi cần nói dối cho êm cửa êm nhà.

- Dạ…

- Nhưng dù sao nói thật thì vẫn khỏe hơn nói dối! Nói dối tức là phải đối phó. Mà đối phó thì làm sao dễ chịu được.

- Dạ… À, mùa hè nắng ấm thế nầy gia đình cậu có thường đi biển không?

- Không. Thời gian đâu mà đi biển? Cậu đi một mình thì không thể, vì cậu không được phép vắng mặt quá một tiếng đồng hồ. Mà mợ thì không rảnh!

- Sao thế ạ? Cậu mợ đều nghỉ hưu…

- Mợ rất bận! Suốt ngày mợ shopping… Ngày nầy qua ngày khác, mợ shopping.

- Mợ mua sắm gì nhiều thế ạ?

- Không phải chỉ mua sắm, mà mua xong không thích thì đi trả lại. Trả lại rồi, lại thích, đi mua lại. Và nhiều chuyện linh tinh gì đó cậu không hiểu. Nói chung, mợ bận suốt ngày. Mà cậu thì phải lái xe cho mợ.

- Tại sao mợ không tự đi một mình cho thoải mái hơn nhỉ?

- Mợ muốn cậu luôn luôn bên cạnh mợ. Mà cháu thấy mợ có đáng thương không? Suốt ngày vất vả, bận rộn với ba cái chuyện vớ vẩn! Sung sướng gì cho cam!

- Dạ… Mỗi người có cái thú vui riêng cậu nhỉ?

- Ừ, nhưng với điều kiện đừng để cái thú vui riêng của mình làm phiền người khác.

- Dạ.

- Nhưng cháu à… dù gì đi nữa… cậu vẫn thương mợ, rất thương.

- Dạ… Cháu cũng thấy mợ có nhiều điểm rất dễ thương… Cậu ơi, chỗ mình đang sống thú vị cậu nhỉ? Khí hậu ôn hòa. Muốn biển có biển, muốn núi có núi. Mùa đông, chỉ cần vài tiếng đồng hồ về hướng Red Land, hoặc siêng một chút thì Big Bear, tha hồ chơi tuyết. Mùa hè, chỉ cần lái xe chừng nửa tiếng là được ngồi bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Nào Hungtington Beach, Newport Beach…, tha hồ ngắm biển. Cháu mê nhất là những bãi nhỏ trong vùng Corona Del Mar.

- Chà, xem ra cháu khá rành vùng biển ở đây.

- Dạ, cháu mê biển. Corona Del Mar trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là chiếc vương niệm của biển đó cậu. Corona Del Mar rất yên ả và nên thơ. Cháu mê những ngôi nhà ngói đỏ kiểu cách, phủ đầy hoa ở ven biển đó.

- Có hoa cổ tích không cháu?

- Dạ… Cháu không biết có hay không… Cũng có thể…

- Cậu hỏi cho vui thôi. Chỉ có hoa cổ tích ở nhà cậu mới có ý nghĩa đối với cậu. Ủa, sao bỗng dưng cậu cháu mình lại có đề tài vể biển?

- Dạ, vì đang là mùa hè. Cậu biết không, được ngồi lặng thinh trên cát, nhìn biển, nhìn trời, lặng nghe sóng hát bài hát muôn đời của riêng song; lặng yên hít thở thật sâu hương gió thơm lừng mùi biển, mát rười rượi. Tuyệt vời làm sao!

- Cháu thường đi biển?

- Dạ, cháu nghiện biển. Biển trời mênh mông gợi cháu nhớ rằng cháu không lớn bằng một hạt bụi, và không bằng hạt bụi nên cháu cảm thấy nhẹ thênh, bay bổng. Mọi gánh nặng dường như tan biến hết.

- Chà! Nghe hay đấy! Biết đâu lại đỡ tức cái mình!

- Dạ, biển trời bao la dạy cháu rằng đừng đổ mồ hôi vì những thứ nhỏ nhặt tầm thường, bởi cuộc sống quá ngắn ngủi để bận tâm với chúng, để sống trọn vẹn hơn, an vui hơn. Biển trời vô cùng vô tận nhắn nhủ cháu rằng có một thế giới vĩnh hằng tươi đẹp để cháu hướng về. Biển trời thênh thang rộng mở giúp cháu cảm thấy dễ cảm thông và tha thứ hơn cho chính lỗi lầm của mình và của người.

- Chà! Nghe hay đấy. Nhưng đừng rủ cậu đi biển ngay bây giờ đấy nhé! Cậu sắp phải về. Nếu không, nhà cửa ồn ào, nhức đầu lắm! Tức cái mình lắm!

- Cậu ơi, có khi nào cậu nghĩ rằng cuộc sống hiện đại dễ khiến người ta bị quá tải, bị mất thăng bằng, rồi không điều khiển được chính bản thân mình? Thậm chí đôi khi không biết mình đang nói gì, nghĩ gì, ăn gì, làm gì?

- À… để coi… Cậu cũng đã nghĩ tới điều đó. Chính cậu đây cũng vậy. Và có lẽ nhiều người trong chúng ta có thể vậy. Nhưng như thế cũng có nghĩa là chúng ta sẽ bị ngã nhào nếu thêm vào đó là gánh nặng về cách xử sự của người bạn đời.

- …

- Nhưng… dù sao đi nữa… dù sao đi nữa, cậu vẫn rất yêu thương mợ. Mợ đã sinh cho cậu bốn đứa con ngoan. Nhớ lại cảnh mợ đau đớn khi sinh nở, cậu thương lắm cháu à. Và dù sao đi nữa, những năm tháng đầu ngơ ngác bơ vơ trên miền đất nầy, mợ vẫn là người gần gũi nhất của cậu. Vợ chồng san sẻ vui buồn khó nhọc với nhau. Vợ chồng khi ốm đau bịnh tật có nhau. Tình nghĩa vợ chồng nặng lắm cháu ơi. Cho nên, cậu vừa thương vừa giận, vừa bực vừa buồn. Cháu ơi, cậu đâu muốn làm người chồng ngoại tình? Cậu đâu muốn làm người có lỗi? Sao mà tức cái mình qua, cháu ơi!

Tịnh Tâm

Ý kiến bạn đọc
05/08/201515:46:34
Khách
Chuyện kỳ quái . Nguỵ biện cho sự ngoại tình . It takes 2 to tangle . Lỗi không phải chỉ ở bà vợ thôi . Chỉ trích bà vợ mà không biết tự xét lại bản thân . Nếu thật sự còn thương bà vợ thì đã kêu bà ấy cùng đi marriage counceling . Đã ngoại tình còn bá láp là vẫn còn thương vợ . Nhảm hết biết
23/05/201502:03:01
Khách
Mình thích truyện này , thích lắm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến