Hôm nay,  

Tiễn Con Về Đơn Vị

15/05/201500:00:00(Xem: 12840)

Tác giả: Nguyễn Thị Thêm
Bài số 3515-16-29915vb6051515

Tác giả sinh năm 1948 tại Biên Hòa, Việt Nam, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện định cư tại Riverside, California. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2014, bà viết những tự truyện của người vợ cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, và hiện là bà mẹ của hai quân nhân Hoa Kỳ. Bài mới là chuyện bà mẹ lính.

* * *

Đưa con ra phi trường,
Bốn giờ sáng.
Trời mờ sương.
Lấp loáng đèn đường.
Nhìn cháu say ngủ
Thương thiệt là thương.

LAX sáng thứ hai.
Rộn rịp mỗi phút giây
Các ngả đông tây
Xe cộ tấp nập
Hành khách bươn bả
Hành lý vun đầy

blank
Người lính gốc Việt mang con thơ ra phi trường để bay về đơn vị.

Tôi đã tiễn thằng con Út về đơn vị cách đây một tuần. Thằng con cao lớn, mang trên vai cái túi quân trang to cồng. Con vợ nó kéo một cái valy quần áo. Trong buổi sáng ồn ào của phi trường LAX, hai mẹ con ôm hôn nhau chia tay. Con dâu cũng ôm cả hai người và hôn mẹ chồng. Nó tươi cười:

- Mom đừng lo. Tới nơi con sẽ Face Time cho Mom.

Thằng Út của tôi nói tếu cho mẹ vui:

- Má yên tâm đi. Út má có dzợ rồi, lại đi lính. Sang năm có phép con dìa, con mang cho má món quà đặc biệt. Một thằng bé biết kêu bà nội. Chịu chưa?

Tôi cười mắng yêu "Cái thằng khỉ" rồi ra dấu bảo chúng đi đi. Tôi đứng nhìn vợ chồng nó vào thang máy mà thương con. Đành thôi. Mỗi con chim khi đủ lông đủ cánh phải bay bằng chính đôi cánh của mình. Phải vui vì con đã chọn cho nó một con đường và dù trên đoạn đường đó có gian lao thế nào cũng là những thử thách để nó trưởng thành.

Máy bay vừa đáp xuống phi trường là thằng con đã gọi phone cho mẹ báo bình an. Nó về nhà ngủ một giấc là sáng mai đã vào đơn vị vì đã hết phép.

Hôm nay, sáng thứ hai tôi lại tiển thằng con lớn ra phi trường LAX. Cả đêm không ngủ được. 3 giờ sáng thức dây, đánh răng, thay đồ và gọi con dậy chuẩn bị.

Tội nghiệp cả nhà chỉ chợp mắt được vài tiếng. Biết sẽ rất vội vã nên chúng nó mặc sẳn quần áo sáng mai đi sớm để ngủ. Chúng thức dậy, vệ sinh cá nhân xong là lo chuẩn bị lên đường. Tất cả hành lý đã bỏ vào cốp xe tối qua.

Gia đình cháu trở về đơn vị tại Ý, vé máy bay book sẳn từ lâu. Mấy ngày nay luôn theo dõi các chuyến bay để có thể về đúng thời gian quy định. Chuyến bay quân sự về Ý hay Đức rất giới hạn chỗ ngồi. Cho nên thời gian bay phải chính xác nếu không sẽ trễ phép và nhiều vấn đề kèm theo. Buổi chiều chủ nhật 7 giờ check mail chuyến bay vẫn bình thường. Đồ đạc cho vào hai valy lớn. Còn lại là xách tay và 2 cái ba lô Ngoài ra vì có hai đứa con mọn nên thêm hai cái car seats cho em bé.

Nhìn đống đồ đạc và quần áo lạnh tôi cũng ngao ngán cho cuộc hành trình.

Ăn cơm chiều xong, cả nhà ngồi nói chuyện một chút rồi chuẩn bị đi ngủ sớm để sáng mai 5 giờ sáng lên đường. Đi sớm trừ hao sáng thứ hai đường về Los Angeles kẹt xe. Chuyến bay khởi hành lúc 8:30 Am.

Trước khi vào phòng, thằng con check lại lần cuối và nhận được Email "Chuyến bay đình chỉ vì trục trặc". Tin báo ra cả nhà quay trở lại phòng khách. Thằng con mở computer và mở luôn iphone để liên lạc với hảng máy bay.

Thì ra đó là tin có thật và hảng "American Airline" thành thật xin lổi. Thế nhưng làm thế nào để kịp chuyến bay về Ý mới là điều quan trọng. Thế là nó gọi trực tiếp xin được liên lạc với hảng máy bay và nói rõ về hành trình. Vì là lính phải về đơn vị đúng thời gian quy định, Nếu không lên được chuyến bay quân sự từ Baltimore về Ý thì nó phải đợi ở đó cả tuần. Vấn đề là không phải ngày nào cũng có chuyến bay của lính qua Âu Châu. Nhất là mùa Lễ, quân nhân nghỉ phép đều lo trở về đơn vị. Số người được đi rất giới hạn. Nếu trễ chuyến bay phải 1 tuần ăn ở tại Baltimore nhất là trễ phép, bệnh nhân có hẹn đều là lính rất trở ngại trong vấn đề công tác. Bên kia, hảng máy bay tìm, bên này thằng con cũng tìm các chuyến bay còn trống chỗ ngày mai. Rất khó khăn và tốn kém cho việc bù lỗ nên mấy lần họ gát máy. Thằng con chờ không được lại gọi khiếu nại. Cứ mỗi lần nghe cháu 'Thank you" tôi lại chạy xuống lầu hỏi:

- Được rồi hả con?

Thằng con lại lắc đầu:

- Người ta đang liên lạc để tìm Mẹ ơi!

Mãi đến hơn 11 giờ đêm mới có cách giải quyết. Máy bay chuyển qua hảng US Airway và giờ khởi hành là 7:20 phút sáng. Chuyến bay đáp xuống North Carolina rồi một chuyến khác về Baltimore. Đi thì sớm hơn mà đáp xuống trễ hơn dự định. Nhưng dù sao đó cũng là một cách để trở về đơn vị. Khi con tôi hỏi về hành lý được mang theo thì được trả lời mỗi vali chỉ được 55 lbs.

Thế là lại tháo tung hành lý ra để bỏ thêm vào một cái thùng khác. Lại cân lại dán rồi ghi tên. Loay hoay cả đêm hơn 12 giờ mới vào phòng ngủ.

Tôi nằm trên giường, cố dỗ giấc để sáng mai dậy sớm. Nhưng trằn trọc vẫn không chợp mắt. Ông chồng già vừa ho hen vừa giật từng cơn. Mệt mõi tôi đi vào giấc ngủ chập chờn. 3 giờ sáng tôi trở dây, đánh răng rửa mặt, thay đồ rồi đánh thức con. Thằng cháu còn say ngủ. Ba nó bế nhè nhẹ bỏ vào car seat. Con em nó đã thức dậy. Cháu bú no và cười thật tươi trong chiếc ghế trẻ con của mình.

Thằng con vào phòng cha mẹ, nhìn cha đang say giấc, khẻ lẩm bẩm mấy câu chào từ biệt rồi bước ra ngoài. Tôi pha cho con ly cà phê nóng và gói cho cháu ít trái cây cắt sẳn. Tôi gửi ông chồng già cho đứa con gái ở nhà chăm sóc, cùng con rễ và gia đình thằng con lên đường. Bưng ly trà nóng tôi ra xe. Trời chưa sáng hẳn nhưng freeway cũng đã tấp nập xe cộ. Nhìn ra ngoài, phố xá vẫn le lói đèn đường. Cả thành phố đang vươn vai thức tỉnh. Một đất nước bình yên thịnh vượng đang lùi dần, lùi dần để đi qua một thành phố khác. Trời còn sớm nhưng phi trường LAX vẫn đầy nghẹt xe cộ.

Xuống khu vực dành cho hảng US Airway. Xe tấp lại bên lề. Tôi phụ con trông coi hành lý. Cháu dùng một xe đẩy để bỏ hành lý lớn. Một xe để bỏ Car seats của thằng con để nó có thể tiếp tục ngủ.

Vào trong, hành khách cũng chưa đông lắm. theo dòng người chúng tôi cũng sắp hàng chờ đợi. Thế nhưng khi được gọi tới phiên mình thì cô tiếp tân nói không có tên con tôi trong danh sách chuyến bay. Nói gì cô ta cũng lắc đầu và chỉ về bên hướng trái. Nói con tui qua bên kia mà khiếu nại.

Lại chuyển đồ đạc và dẫn nhau qua bên dãy trái của US Airway. Hành rào đã đóng. Hai phụ nữ người da màu mặc áo Security ngăn lại không cho tiến tới. Bảo chúng tôi phải đi ngược ra phía trước mà vào cổng chánh.

Thằng con bảo cả nhà ngồi đợi và gọi về hảng. Loay hoay khiếu nại một hồi, cuối cùng họ cho số vé và đến xác nhận ở máy tự động tại phi trường.

Lại kéo nhau vào sắp hàng lần nữa. Lại chờ đợi tới lượt mình. Lần này với một bà lớn tuổi. Bà ta dò trong danh sách và lắc đầu, thằng con đưa giấy tờ và trình bày mọi việc. Bà ta ngưng lại gọi tổng đài và một hồi thật lâu mới tiến hành làm thủ tục. Khi được hỏi về hành lý. Bà cho biết với lính có thể chấp nhận 80 lbs một vali.

Để Duy đứng lại hoàn tất thủ tục giấy tờ, tôi, con dâu, con rễ lớn lại kéo hành lý ra ngoài khoảng trống. Một lần nữa tháo băng keo cái thùng mới đóng hồi đêm, dồn tất cả hành lý vào 2 Vali như trước. Bởi vì Vali có 4 bánh xe, thằng con dễ dàng di chuyễn.

Sau khi hai vali được dồn vào khóa lại cẩn thận. Cả nhà lại tới sắp hàng để cân hành lý.

Mọi thủ tục xong xuôi thì đã 7 giờ sáng. Giờ này mọi người lần lượt vào trong phòng chờ đợi. Duy ôm mẹ trong vòng tay rắn chắc. Dặn Mẹ giữ gìn sức khỏe và hôn mẹ thương yêu. Nước mắt con ngân ngấn, nước mặt mẹ quanh mi. Thằng cháu hôn nội từ giả. Con dâu tôi cũng ôm mẹ chồng từ biệt. Con bé Hạnh cười với nội trong cái túi trước bụng mẹ như con Kangaru nhỏ. Thương quá là thương.

Con dâu tôi vai mang một cái backpack. Trước bụng mang con bé, tay đẩy một cái carryon dùng để đựng tả, quần áo và những thứ cần thiết cho một chuyến bay dài.

Thằng con cũng lưng mang Backpack, cõng con trên vai, tay kéo carryon trên để car seats của thằng bé. Thấy hai vợ chồng lỉnh kỉnh đồ đạc và con cái mà thương. Tiển con ở cửa thang máy. Tôi đứng chờ thang máy đóng lại lòng bùi ngùi. Đứng thật lâu, nhìn trên lầu, gia đình nó đã lên tới để vào nơi soát vé. Cháu giơ tay vẫy bà và hôn gió. Các con vẫy tay từ giả và bước vào bên trong.


Tôi ra về lòng thương con vô bờ. Đường bay còn dài, còn nhiều trở ngại trong lúc mọi nơi bão tuyết đang về. Cháu sẽ rất mệt, các con tôi phải đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.

Đúng như dự đoán, chuyến bay về tới North Carolina tới đúng giờ nhưng chuyến bay về lại Baltimore đã bị delay. Máy bay đáp xuống Baltimore là đúng lúc chuyến bay quân sự về Đức đã cất cánh. Thế là con tôi phải mướn khách sạn ngủ lại và chuyến bay đã mua từ Đức về Ý cũng như khách sạn thuê tại Đức kể như mất tiền.

Một ngày, rồi hai ngày ở lại khách sạn trong chờ đợi thật nản. Chuyến bay vẫn không có. Trời lạnh, các cháu mệt mõi và ngày phép đã hết.Con tôi đành mua vé bay qua Illinois, từ Illinois qua Luân Đôn. Từ Luân Đôn về Ý. Illinois là nơi thằng Út tôi đang phục vụ. Thế là thằng em đón gia đình anh về nhà mình. Trên chuyến xe đón anh từ phi trường về nhà anh em nó gọi cho tôi. Tôi thật sự ngạc nhiên khi trên Face Time thấy cả hai thằng con và các cháu.Một cuộc hội ngộ bất ngờ không thể nghĩ ra. Thế mà hai gia đình con tôi có thể ngồi ăn chung, uống bia hàn huyên cùng nhau. Cháu xoay Ipad cho tôi coi, bên ngoài trời thật lạnh, tuyết rơi trắng xóa. Cháu tôi được dịp ra nô đùa với tuyết trước sân nhà. Quần áo lạnh được lôi ra mặc, phù hợp với trọng lượng hành lý sẽ giảm bớt theo quy định khi đáp chuyến bay về Âu Châu. Nhìn các con đoàn tụ ăn uống nói cười vui vẻ bên nhau, làm Mẹ như tôi cũng thấy ấm lòng.

5 giờ sáng, con dâu út đưa gia đình anh chồng ra phi trường vì chồng nó phải vào đơn vị. Tôi lại ngồi ở Nam Cali mà ngóng chờ tin tức đưa về. Chuyến bay qua Luân đôn lại delay vì trục trặc gì đó cần sửa chữa. Con tôi lại một phen chờ đợi trong hồi hộp. Khách sạn tại Luân Đôn đã mướn. Chuyến bay từ Luân Đôn về Ý cũng đã book. Nếu chuyến bay lại đình thì thêm những khó khăn phải đối diện.

Nhưng nhờ ơn trên, máy bay sau mấy tiếng sửa chửa đã sẳn sàng lên đường. Khi tôi được cú gọi Face Time của con tôi thì cháu đang ở khách sạn tại Luân Đôn. Cả mấy đứa cháu lăn ra ngủ mệt mõi trên giường. Con dâu tôi ho từng cơn. Còn thằng con trai thì che dấu cái ngáp dài khi gọi Mẹ báo bình an.

Sáng sớm gia đình con tôi lên máy bay về lại Ý. Cháu không gọi vì không muốn đánh thức Mẹ nửa đêm. Cuộc gọi báo tin gia đình con đã đến nhà bình yên làm tôi mừng quá. Nhìn con mặc áo len đội mũ kín mít trong nhà. Tôi mới biết ngoài trời dưới mấy độ âm, mà trong nhà càng lạnh hơn nữa do đóng cửa suốt thời gian đi vắng.

Con dâu và cháu nội đã vào phòng mở sưởi để cho ấm. Thằng con gọi Mẹ báo bình an rồi cũng sẽ vào phòng ngủ. Vì sáng mai phải dậy sớm vào bệnh viện trình diện.

Tôi tắt máy ngồi yên lặng. Sự lo lắng trong lòng đã dịu xuống. Con tôi đã về đến nơi bình an. Các cháu vẫn bình thường không có chuyện gì lớn.

Một lần về thăm Mẹ và gia đình thật nhiêu khê. Những chuyến bay luôn trục trặc vì thời tiết xấu. Nghe tiếng ho của con dâu và cháu nội, lại được tin sáng sớm mai con phải vào đơn vị liền vì phép trễ làm tôi thương quá là thương. Không lẽ bảo con đừng về vì tốn kém và vất vả thì lòng thương nhớ không đành. Đi thăm con thì ông chồng già bệnh hoạn không thể chịu đựng nỗi cuộc hành trình. Thôi thì khi nào chúng thu xếp được thì chúng về thăm. Mình lo cũng chẳng giúp ích được gì.

Điều tôi mừng vui là trên suốt lộ trình đi về, con tôi đã làm được một việc đáng làm là giúp được một người đàn ông bị tiểu đường ói mữa và bất tỉnh trên chuyến bay. Khi người tiếp viên hàng không chuyến bay US Airway từ LAX về North Carolina gọi loa có một người bất tỉnh. Ai trên chuyến bay là BS có thể giúp. Thế là thằng con giơ tay và đến nơi cấp cứu kịp lúc. Phi hành đoàn rất mừng khi người hành khách đã trở lại bình thường. Họ mang đến cho con tôi một phần thức ăn gọi là cám ơn.

Trước đó một ngày, khi tôi cùng cháu đi chợ Wal Mart cũng có một nữ khách hàng bất tỉnh. Nhân viên nhờ người cấp cứu. Thằng con cũng đến, tìm cách giúp cô ta tỉnh lại và nghỉ ngơi trước khi xe cứu thương tới. Thấy nụ cười của con khi cô gái nói lời cám ơn tôi thật vui và hảnh diện Con tôi đã làm đúng nhiệm vụ và trách nhiệm của một người lính quân y.

Con tôi cả hai đứa đều đã trở về vị trí của mình. Tôi cũng trở về những ngày bận rộn bên ông chồng già. Một năm nữa con tôi mới có thể đủ phép về thăm Mẹ:

- Một năm thôi mà Mẹ. Coi vậy chứ mau lắm. Con sẽ về. Con hứa với Mẹ con sẽ về đúng hẹn.

Ôi! cái hẹn của người lính với mẹ già thật cảm động. Nghe con nói tôi lại nghĩ đến bản nhạc " Xuân này con không về " của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân. Vâng ! Làm lính không thể chắn chắn những điều mình tính sẽ thực hiện như mong ước. Ngày xưa làm vợ lính tôi đã chờ đợi bao lần trong tuyệt vọng nên tôi hiểu rõ ràng những lời hứa của lính thật mong manh. Nhưng đây là nước Mỹ, một xứ sở an bình không chiến tranh. Tôi mong ước lời con hứa sẽ thành sự thật. Dù sao với thời buổi khoa học tân tiến, dù không được ôm con vào lòng, tôi vẫn có thể thường xuyên nhìn con và nói chuyện với cháu qua Face Time.

Người Mẹ nào cũng yêu con một cách mù quáng và mong mỏi con mình ở cạnh bên mình. Có đôi lúc tôi thấy mình vô phước khi con cái đều đi xa mà mình đang cần chúng giúp đở. Nhất là những khi máy móc trục trặc về đường line Internet hay bị Virus tấn công.

Nhưng sau những lúc bực bội tôi lại thấy mình sai. Bởi con cái mình đều đã tự lập, đều là những đứa con hiếu thảo hết lòng yêu thương cha mẹ. Là những người trai, người lính có trách nhiệm với gia đình và đất nước. Chúng hài lòng và hảnh diện với màu áo và binh chủng chúng phục vụ. Cho nên không làm gì được cho con thì mình phải thông cảm cho nó. Yêu thương nó hơn và vui vẻ trong cuộc sống cho con được an lòng.

Tôi đã không làm được điều gì đáng nói để đền ơn đất nước cưu mang mình vậy thì hãy để các con tôi thay cha mẹ làm việc đó. Tôi từng khuyên con tôi như vậy và an lòng khi chúng biết rõ trách nhiệm của mình.

Giờ này ai về vị trí nấy. Cháu tôi sẽ lớn lên trong sinh hoạt của gia đình binh sĩ. Cháu sẽ mang trong tâm hồn những hình ảnh rất đẹp của cha và các chú bác. Cháu sẽ được lĩnh hội nền giáo dục chính thống về lòng can đảm. hy sinh và phục vụ tha nhân của người lính. Tôi hy vọng cháu tôi cũng sẽ là một người có ích cho xã hội. Một mầm non của đất nước đã cưu mang gia đình tôi.

Người Việt Nam thế hệ thứ hai trên nước Mỹ sẽ tô điểm thêm trên màu cờ vàng một niềm vui. Các con tôi không làm nhục chí hướng của cha là phải làm một điều gì để phục vụ tổ quốc. Mặc dù tổ quốc bây giờ con tôi phục vụ không phải là VN. Nhưng con cái người lính VNCH đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ làm cho người Mẹ như tôi đẹp lòng.

Chúng ta đã bất chấp mạng sống đem con cái đến bến bờ tự do. Bây giờ đã đến lúc các con, cháu ta phục vụ và bảo vệ bến bờ ấy. Đem ánh sáng tự do đến những nơi bị áp bức, bóc lột và thiếu nhân quyền. Chúng ta không thể làm điều gì cho đất nước khi chúng ta bị đánh bật ra khỏi quê hương làm thân lưu vong. Nhưng tiếng nói, lý tưởng và chính nghĩa của hai chữ tự do luôn được bảo vệ, phát huy và gìn giữ.

Các con tôi hôm nay đã khác, rắn rỏi và trưởng thành hơn. Khi nghe cháu kể lại những lần tập trận, những điều người lính phải biết và phải làm tôi thấy thật an lòng. Kỷ luật quân đội đã giúp người thanh niên chịu đựng, sống có nề nếp, có lý tưởng và nhân bản hơn.

"Tiển con" ra phi trường để trở về đơn vị là những điều nhỏ nhặt trong đời thường. Nhưng với trái tim một người mẹ thì điều gì của con, của cháu cũng đáng nhớ và yêu thương. Cám ơn các bạn đã đọc những tâm tình lẩm cẩm này. Chúc các bạn luôn được gần con, cháu để hưởng những hạnh phúc thật ngọt ngào. Hãy cùng con thường xuyên ăn những bữa cơm gia đình. Cùng cháu vui đùa, ôm cháu vào lòng hay đưa cháu đi học.

Ôi! những ông bà nội, ngoại tuy già nhưng rất vui vẻ, yêu đời và dễ thương bên các cháu.

Đó là niềm vui ấm áp nhất của tuổi già phải không các bạn?.

Nguyễn Thị Thêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,191,056
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến