Hôm nay,  

Đổi Chỗ, Dọn Nhà

14/05/201500:00:00(Xem: 11915)

Tác giả: Deborah Tường Vân
Bài số 3514-16-29914vb5051415

Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô là nhân viên Sở Xã Hội San Jose từng được cử chăm sóc Bà Trùng Quang liên tục hơn 6 năm cuối đời. Bài mới nhất của cô kể chuyện mấy mẹ con share phòng, mướn nhà, nhiều lần dọn nhà mà vẫn thấy lạc quan, vui vẻ.

* * *

Lần nầy lại dọn nhà sau 14 tháng share master bedroom rất rộng đủ cho Bà ngoại, con gái và cháu ở thoải mái, cô chủ nhà hơn 40 có một con gái mới lớn hai mẹ con đều dễ chịu vì bận trông coi tiệm ăn nên tôi như chiếm trọn cái bếp mới vào ở hơn một tuần liến giao nhà cho chúng tôi để đi về V.N, cô dặn tôi nhớ tưới vườn cây ăn trái thế là trong hơn 2 tháng chúng tôi tha hồ vừa ăn vừa biếu nào là hồng dòn ngọt lừ, đào tiên lớn đỏ hồng hái vào để chưng vừa đẹp mắt lại vừa thơm lừng đến nỗi hôm đi ăn tân gia nhà mới của Donna tôi xách một giỏ mây nhỏ đơm 6 trái tới tặng cô nàng các khách mời đều khen tấm tắc vài người lôi điện thoại ra chụp hình lia lịa còn cây bơ sáp trái xanh bóng lớn hơn bơ của Costco bán ngon đến nỗi khi biếu cho mấy người bạn ăn rồi khen nức nở:

- Tui ăn bắt ghiền luôn chạy đi tìm mấy chợ mà không giống bơ của bà.

Cuối mùa cho thêm 3 trái nhắn rằng "trái cúng cuồi đó! nhỏ cháu cười toe:

- Lần nầy con ăn từng miếng để ngậm mà nghe vì năm sau mới được ăn lại. còn lựu thì khỏi chê đỏ rực bự bằng chén ăn cơm cỡ lớn ngọt lịm táo fuji năm nay nhiều hơn bự hơn thiệt ngọt, ở hơn 1 năm hưởng được 2 mùa trái cây vì năm trước dọn vào mùa hè 2 mẹ con đi V.N gần 3 tháng năm nay lại kéo vali đi nên tô dặn:

- Nhớ về sớm để ăn đào tiên chớ không tụi tui ăn hết à nghen!

Năm nay tôi để dành mấy trái cuối mùa cho hai mẹ con - phải để tủ lạnh cho...lâu chín, cả hai về nhấm nháp hương ví đào tiên lần đầu vì năm ngoái mới có trái chiến (trái đầu mùa) mà đi du lịch lâu quá nên không biết được mùi vị trâí do chính tay mình trồng thế là chủ nhà cám ơn ngưởi thuê nhà rối rít. Tôi cho cô biết cây bơ năm nay trài nhiều gấp ba năm ngoái tòn ten từ trên xuống dưới sát đất luôn, tôi phải kéo mấy cái hàng rào của cái chuồng của thằng cháu ngoại đã phế thải để chống dựng mấy trái đang sà dưới đất,nhìn bắt ham luôn!

Lần này tôi thu dọn đồ đạc váo thùng may mà có lưu trữ mấy chục thùng tả của cháu ngoại nên vừa đủ sức để khiêng,ở Mỹ 16 nâm đây là lần thứ... 13 dọn nhà vừa sắp xếp đồ chợt nghĩ như vầy là "đổi chỗ ở" thì đúng hơn! Cho nên nhờ có "nhiều kinh nghiệm" dọn nhà thùng nào cũng ghi chữ bự tổ chảng để không lẫn lộn đồ vật, con gái đi làm cuối tuần có dịp ngủ nướng trổi dậy ăn trưa xong là tới giờ đi lễ nên chỉ minh ên hằng ngày lặng lẽ đóng thùng,lần này tự calmr nhận sức khỏe mình xuống cấp lom khom cúi xuống đứng lên cả tuần nghe cái lưng muốn còng, chơi luôn 6 miếng salon pass cho ấm lưng. Cũng may chỉ toàn "thời trang mùa hè" của 3 người còn "y phục mùa đông" dày cộm gởi nhà con trai cùng với đồ linh tinh gần...30 thùng, mấy năm trước 3 mẹ con ở chung một cái apartment 2 phòng mới toanh, lần đầu tiên "ra riêng" nên 3 lmẹ con kéo nhau đi Ikea sắm toàn đồ mới từ A tới Z xài bảnh vì mẹ có hai đầu lương, ở thoải mái được vài năm thì con gái "lấy chồng xa" từ bỏ mọi thứ gắn bó 10 năm qua để về quê hương theo chồng! thế là mẹ với con trai ở thêm hai năm nửa đành tră căn hộ thân thương vì lúc này mẹ chỉ còn một đầu lương không đủ chi phi nên con trai mượn sân nhà thờ để mở gâra seo vừa bán vừa cho, vì share phòng không đủ chỗ chứa, lần này lại nghiệm ra một "chân lý đôi khi" trong cuộc sống chẳng phải có nhiều vật chất mới sống được, khi tưởng như thiếu thốn nhưng lại thấy bình thường, hèn chi ông bà mình thương nói "ở bầu thì tròn ở ống thì dài" là phải lắm lắm!

Đến khi cậu út có việc làm part time lại lần nữa "dọn nhà" thế là hai mẹ con đành chia tay mỗi người một ngã, mẹ share phòng ở 95112 con trai ở 95111 mẹ cho con trai mỗi tháng trăm rưỡi để phụ tiền nhà. Lúc này khi ăn một mình tôi cảm thấy trống trãi, hoảng sợ nhớ lại trước kia buổi trưa đón con gái ở trường nó ăn trên xe để tới làm ở văn phòng bác sĩ, đến chiều 2 chị em về nhà trên vai còn đeo túi đã sà vào bếp nhón thức ăn bốc lũm miệng la chói lói đói quá! đói quá..

Hè này con gái bồng con tay xách nách mang trở về Mỹ sống chung với mẹ, ất vui. Cậu út share phòng chung với gia đình người bạn cùng làm chung đi nhà thờ chung, cũng tiện! cậu út mỗi tuần tới chơi với thằng cháu 2,3 lần để nó được ảnh hưởng chất nam tính chứ nhà này chỉ toàn đàn bà con gái chỉ có mình ên, chú nhóc gần 2 tuổi là người đàn ông thôi!

Cậu út sống bình yên đươc 6 tháng thì mẹ của bạn nhận đươc housing số 8, nhà họ vui mừng chuẩn bị dọn nhà mới tiêng cậu út nhà tôi tiu ngỉu báo tin "con phải dọn nhà", tôi đang buồn cho nó thì một tuần sau có tin vui: chúng tôi có thể mướn căn nhà đó để ba mẹ con đươc "đoàn tụ gia đình" sau hơn 4 năm phân rẽ. Lần đoàn tụ nầy lại có thêm thành viên nhí kháu khỉnh làm không khí gia định vui nhộn lên đúng như câu “trẻ lên ba cả nhà tập nói".

Dọn nhà lần này, mỗi ngày hai bà cháu đã có thể cùng nhau đi thăm "vườn rau xanh ngắt một màu", thằng bé hát ngọng ngịu thiệt dễ thương "ài hép ờ rim" I have a dream)

Đầu tháng 9/2014, Bắc Cali

Deborah Tường Vân

Ý kiến bạn đọc
14/05/201518:18:28
Khách
Bài viết rất vui, cho thấy kinh nghiệm dọn nhà dời nhà trên đất Mỹ chỉ là...chuyện nhỏ! "Tiện đâu thì xâu đó", cho nên nếu ai không phải bị cái khổ dọn nhà thì không phải là đang...sống trên đất Mỹ.
Cám ơn Tường Vân đã chia sẻ bài viết nhé!
Chúc gia đình TV vui nơi ỏ mới.
PH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến