Hôm nay,  

Sự Thật Phũ Phàng

14/05/201500:00:00(Xem: 15532)

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 3513-16-29913vb5051415

Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải danh dự từ năm 2000, và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Lời người viết: Nhân Tháng Tư quốc hận vừa xong,, tôi thuật lại chuyện của người con trai bạn tôi kể về anh họ của cháu dã chết ở Sàigòn. Anh ta là mot tiến sĩ tốt nghiệp tại Pháp, cả tin vào cái bẫy tuyên truyền của mấy vị trí thức Việt kiều yêu nước tại Paris. Tháng Sáu năm 2000, anh tình nguyện về Sài gòn dạy ở các trường dại học kỹ thuật của cộng sản Việt nam. Kết quả là bị trọng bệnh không đủ tiền chữa trị rồi mất mạng. Sau đây là lời người cháu kể lại.

“...

Cháu có người anh họ con bà dì ruột học rất giỏi, anh rất hiền lành, chơn chất, thật thà. Mẹ anh là chị ruột của má cháu. Ông bà ngoại cháu chỉ có hai người con gái. Dì cháu có nhan sác nên khi đi học thường bị các bạn trai cùng lớp đón đường chọc ghẹo, trao thơ tình. Dì nhận thơ nhưng về trao hết cho ông bà ngoại. Ngoại thấy đường học vấn của con gái lớn ở Sài gòn không êm; nên liền gởi dì ra Trung ở đậu nhà người anh ruột của ngoại tên gọi là ông Cử Nhiều.

Cụ Nhiều có ba người con trai đều là quân nhân QLVNCH. Những ngày nghỉ phép thường niên, họ thường về thăm nhà cha mẹ, và lần nào về cũng dẫn theo bạn bè cùng đơn vị về chơi. Trong số bạn bè ấy có anh Quảng (sau nầy là dượng Hai) thường giúp dì giải những bài toán khó của chương trình dệ nhị A, và họ tỏ ra rất tương đắc, hợp nhau. Tuy vậy, hè năm 1956, dì Hai thi rớt Tú tài 1 nên bị ngoại gọi về Sài gòn, và tính gả chồng cho dì. Chàng trai là con trai người bạn thân của ngoại. Dì Hai cương quyết phản đối, và nói nếu ngoại ép gả thì dì sẽ thí phát cạo đầu đi tu ở chùa. Ông bà ngoại hoảng quá nên lấy lời khuyên bảo:

"Gái lớn thì nên lập gia dình. Cậu Khải con bác Siêu là người lo chí thú làm ăn. Hơn nữa bác Siêu là bạn thân với cha mẹ lâu năm đó con.”

Dì trả lời:

"Thưa cha! Con không quen biết với ông Khải nào đó, bỗng nhiên cha gả con cho họ. Không biết họ ra sao, con sợ lắm!”

"Trước lạ, sau quen mà con. Chứ hồi trước cha mẹ có quen biết nhau đâu mà cũng thành vợ chồng dó. Rồi sinh ra con và em con nữa đó.”

"Trời ơi! Thời bây giờ cha còn nói chuyện hôn nhân hồi xưa nữa, câu "cha mẹ dạt dâu con ngồi dó" dã lồi thời rồi cha."

Ông ngoại cháu vốn là người Tây học. Hồi nhỏ ông có theo học trường Pháp ở Sài gòn. Đậu xong Brevet, ngoại bỏ ngang ra theo bạn bè buôn bán làm ăn, và dần dần khá lên rồi cưới vợ. Tuy có của an, của dể, nhưng ông chỉ sinh ra dược hai người con gái là dì Hai và má cháu. Thấy con gái lớn trả lời vậy, ông nghiêm nghị bảo:

"Vậy con có quen biết ai nói cho cha xem nào! Họ là người thế nào? Tướng tá, tính nết ra làm sao?”

Thế là anh Quảng có dịp ra mắt và được ông bà ngoại chấm, trở thành rể nhà họ Từ, và là Dượng Hai của cháu. Đám cưới tổ chức liền sau đó. Chỉ một năm sau, anh cháu ra đời.

Hè năm 1974, anh T. vừa đỗ xong Tú Tài Hai Ban B ở Sài gòn với hạng ưu. Thời gian đó, có nhiều sinh viên VNCH du học tại các nước trong thế giới tự do như Tây Đức, Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Tân Tây Lan về thăm Việt nam, và được Bộ Quốc Gia Giáo Dục cùng với Bộ Dân Vận Chiêu Hồi mời đi thăm các tỉnh thành và tiền đồn nơi các chiến sĩ QLVNCH đang ngày đêm kiên trì chống giăc cộng. Họ được chính phủ và dồng bào niềm nở đón tiếp. Thật là niềm hãnh diện cho họ và gia đình nữa.


Sau lần được gặp gỡ đoàn sinh viên du học, anh cháu luôn ao ước được du học ngoại quốc như các anh chị sinh viên Việt nam vừa về thăm quê. Với thành tích học vấn và hạnh kiểm rất tốt ở trung học, cùng sự giúp đỡ tận tình của dượng Hai và ông bà ngoại, anh cháu dễ dàng xin đi du học Pháp tại Ecole dIngenieurs ESIEA ở Paris.

Tháng Tư năm 1975, cộng sản Bác Việt chiếm gọn miền Nam, anh không liên lạc được với gia đình nên cuộc đời sinh viên của anh trở nên khó khăn, vất vả, không được gia đình tiếp tế nữa. Sau nầy, tin tức nhận được là dượng Hai đã bị bắt di tù ngoài Bắc, và đã bỏ thân ngoài đó. Hai năm sau đó, dì Hai vì buồn quá, khủng hoảng tinh thần, cũng đã ra người thiên cổ. Ông bà ngoại thì bị cộng sản đánh tư sản mại bản, cướp hết nhà cửa, tiền bạc, đuổi đi vùng kinh tế mới. Ông bà vì quá uất ức, buồn bã nên cùng nhau uống thuốc rầy tự tử.

Phần anh T. ở Paris, anh phải tự túc, vừa làm vừa học nên ngày tốt nghiệp kéo dài ra. Mãi tới năm 2000, anh mới tốt nghiệp văn bằng tiến sĩ điện tử. Có nhiều công ty ở Pháp sẵn sàng mời anh làm việc; nhưng anh từ chối vì nghe lời dụ dỗ của cán bộ cộng sản đang hoạt động ở Pháp, và những sinh viên thân cộng còn nàm mơ chế dộ cọng sản là ưu việt của loài người (sic)!: công bàng, bác ái v...v...

Anh nhẹ dạ cả tin nên theo về dạy tại các đại học kỹ thuật ở Sài gòn. Tuy lương tiền rất khiêm nhường nhưng anh vui vẻ chấp nhận. Có lần trong câu chuyện bằng điện thoại, anh còn giảng cho cháu nghe là "Nước mình mới chấm dứt cuộc chiến, còn nghèo lắm, mình hy sinh giúp được gì thì giúp miễn ngày có hai bữa là được rồi." Cháu hết lời khuyên bảo là anh nên suy nghĩ lại khi làm việc với cộng sản, nhất là cộng sản Việt nam. Bọn họ là loại người vắt chanh bỏ vỏ, luôn luôn tráo trở, đổi trắng thành đen. Hai bác và cả ông bà ngoại cũng chỉ vì ở lại với họ mà cả nhà tan nát. Cháu còn nói anh nên nghĩ lại đi, mấy ông du học trong hội trí thức yêu nước gì đó ở Paris mà anh từng tin tưởng họ chỉ hô hào miệng thôi, đâu có ông nào dọn nhà về Việt Nam ở đâu. Anh mà nghe họ rồi sẽ thấy sự thật phũ phàng. Cháu nói đủ cách mà anh vẫn không tin lời trần tình hơn thiệt của cháu.

Sống tại Sài gòn, anh thuê một phòng nhỏ phòng trên gác ở đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, có cầu thang bên ngoài. Mỗi sáng di làm bằng xe gán máy. Xe trước hè, khoá rất cẩn thận, dây xích niền vô cái cột hàng ba, thế mà sáng hôm sau; cả xe và xích không cánh mà bay. Bà chủ nhà không cho dể xe trong nhà vì nhà dã chật quá rồi. Anh phải di xe ôm mỗi ngày dể dến trường. Với số lương ít ỏi, anh không đủ trả tiền xe ôm, tiền thuê phòng, tiền ăn uống, anh phải mua chiếc xe đạp cũ để dùng hàng ngày.

Năm 2004, cháu có về Sài gòn ghé thăm anh, gặp lúc anh vừa đi dạy về, đang khệ nệ vác chiếc xe đạp lên thang gác. Thấy cháu nhìn có vẻ ngạc nhiên, anh giải thích: "Chịu khó một chút nhưng an toàn hơn, chú ạ!".

Tháng Bảy năm 2010, cháu nghe tin anh bị bệnh nặng. Người thân trong họ kể là anh thiếu tiền đóng cho nhà thương nên gặp nhiều khó khăn, cháu vội ra dịch vụ gởi tiền về giúp anh thì cũng vừa nghe tin anh mới mất.

...”

Kể xong câu câu chuyện, người cháu bảo tôi:

“Bác coi, thế có đau lòng không. Mấy ông trí thức gì đó ở Paris chắc chẳng bao giờ bận tâm tới hậu quả sự tuyên truyền của họ. Cháu nhớ Dì Hai, nhớ ông bà ngoại mà thương anh cháu quá.

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
05/12/201801:00:55
Khách
đừng bao giờ quên lời tuyên bố tâm đắc nhất cũa cố tổng thống Nguyễn văn Thiệu < đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ cái gì chúng nó làm > cái giõi của chúng là ngon ngọt tuyên truyền , chụp mủ rồi ăn cuớp .......có nguời xuống lỗ mới sáng mắt ra
02/06/201520:41:03
Khách
Người anh họ này có lẽ sống đơn độc quá lẻ loi ở xứ người, nên tinh thần yếu đuối mới bị bọn Việt Kiều yêu nước dụ. dỗ dễ dàng như vậy. Có ai mà cha mẹ , ông bà chết vì cái họa cọng sản, mà không thù ghét chúng lại còn để chúng lợi dụng nữa ?
18/05/201513:17:29
Khách
Đỗ tú tài hai hạng ưu , con của quân nhân mà đi du học tự túc ư?
15/05/201516:35:48
Khách
Có học nhưng hơi ngu, ở với tụi nó một thời gian mà không sáng mắt ra thì cũng lạ
14/05/201518:08:16
Khách
Thật là tội nghiệp cho những người vì thương đồng bào mình vất vả nên trở về giúp và cuối cùng bị thê thảm như vậy. Cám ơn bài viết rất thật và rất cảm động của anh, anh Thời.
PH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến