Hôm nay,  

Chuyện Tình Của Hân

15/04/201500:00:00(Xem: 15776)
Tác giả: Châu Hà
Bài số 4510-16-29910vb4041515

Tác giả thuộc lớp tuổi 50 hiện là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề giữ người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, truyện kể "Ông Ngoại Của Thu Đi Lấy Vợ," Châu Hà đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010. Sau đây là bài mới của tác giả kể về một thời xách giỏ thăm nuôi anh trong nhà tù cộng sản.

* * *

blank
Cái giỏ đệm tìm thấy trên internet.

Dịp Lễ Tết ở Mỹ vừa qua, đi loanh quanh trong Shopping Mall, Hân ngạc nhiên trong tiệm Macy có bán những giỏ đệm, còn gọi là giỏ cói, giỏ lác, giỏ lát. Hân bâng khuâng tự hỏi. Đây là loại giỏ đệm mà các bà vợ miền Nam một thời thường dùng mang đồ đi thăm nuôi các ông chồng sĩ quan tù cải tạo. Chúng cũng từng cùng Hân đi thăm anh trong tù, dù ngày ấy Hân chưa hề là “bà”.

Mấy cái giỏ đệm làm Hân gợi nhớ những ngày cũ.

*

Anh gửi thư về từ chiến trường Đông Hà, Quảng Trị, nơi địa đầu giới tuyến của miền Nam VN.

"Năm Mới, anh chúc Hân luôn chăm học và thi đậu. Tổng thống Thiệu đọc chưa xong bài diễn văn đầu năm, anh đã ngủ mất tiêu... Nơi anh ở là cái Poncho (cái lều nhỏ), Hân mà chui vào cái lều này phải cúi gập người xuống, còn chị PN sẽ đi thẳng vào lều dễ dàng hơn..."

Chị PN là con gái của bác chủ quán cà phê NM ngay bên cạnh viện đại học Vạn Hạnh, gần ngôi chợ Trương Minh Giảng, chuyện của anh và Hân cũng bắt đầu từ quán này. Hân cho chị PN đọc ké thư của Hân, chị giận anh quá chừng và nói:

"Ý nó chê ta không được cao?

Những lần về phép của anh luôn là bất ngờ, ngạc nhiên không biết trước.

Chiều tan trường, ngày nào cũng vậy dòng xe kẹt cứng khó qua. Hân cùng nhóm bạn chiều nay qua đường dễ dàng hơn. Hôm sau vào lớp, các bạn lao xao kể, chiều hôm qua có ông lính rằn ri Thủy Quân Lục Chiến, giang tay đứng giữa đường chặn dòng xe cộ cho tụi mình qua...nhỏ bạn khác nói _ Nhưng mà ổng đứng chặn xe có một lúc à...Hân nghe các bạn nhao nhao kể, và tự mắc cở nghĩ lại chiều hôm qua, anh chạy theo chiếc xe Cady của Hân, đến ngã tư Yên Đổ và Trương Minh Giảng, vì đèn đỏ phải dừng Hân gặp anh ngừng xe bên cạnh, anh nói vội "Mai anh đi, tạm biệt nhé...".

Anh luôn là ngạc nhiên và bất chợt đối với Hân.

Lần về phép kế tiếp, anh cùng hai người bạn trên một chiếc xe Honda, ba người lính trên một cái xe, anh là người ngồi ngoài cùng nhảy phóc xuống khi thấy Hân giờ chiều tan trường. Hân đang lúc đi bộ một mình. Anh bình thản đi bên Hân, còn Hân thì sợ, sợ cái sánh bước chung đôi, sợ lời dị nghị của các bạn trong xóm, vì sắp về đến xóm nhà rồi. Sợ quá, đến nỗi chiếc hài của Hân văng ra giữa đường, chân Hân luýnh quýnh sai nhịp bước...? Anh thản nhiên ra nhặt lại chiếc hài dùm Hân. Mồ hôi của Hân nhỏ giọt rồi. May quá, hai anh bạn vòng lại đón anh về. Anh vội vã nói “Ngày mai anh đi, hết phép rồi, chúc Hân thi đậu.".

Thư gửi về, anh viết “Anh đọc được cái lúng túng của Hân rồi, xin lỗi làm Hân sợ. Hân nghĩ thầm, sợ thật chứ, mắc cỡ nữa, tại sao chiếc hài lại văng ra giữa đường vậy Kỳ quá...Nghĩ vậy thôi là đôi má của Hân lại đỏ bừng lên.

Hân thi đậu Tú Tài Một, mừng và báo tin cho anh, ngày gửi thư. Thùng thư bên cạnh cây xăng góc ngã tư đường, Hân cứ đứng tần ngần mãi, mắc cỡ, sợ ai đó bắt gặp Hân đang "hình như là tình yêu".

Thư đến tay anh, thêm ngạc nhiên, anh về một ngày phép bất ngờ đúng vào ngày gia đình có bánh kem nhỏ mừng Hân thi đậu. Anh về vội chỉ để nói hai điều thôi, chúc mừng thi đậu và Hân không nên mặc cảm nhà nghèo. Ánh mắt nhìn Hân và lại vội vã đi ngay.

Thư về, anh viết:

"Hân nói, Hân là con số không, không là gì cả, anh cũng vậy, anh cũng là con số không, hai chúng ta cộng lại là số tám, là cái còng, còng đời nhau lại, và sẽ có thêm bao nhiêu cái còng con con nữa...", đọc đến đây Hân đỏ mặt ngượng ngùng.

Thư thưa dần.

Mặt trận Hạ Lào, rồi Mùa Hè Đỏ Lửa, anh miệt mài bạc màu áo trận. Chiến trường đến hồi khốc liệt, Hân mong thư anh và Hân đọc câu thơ của ai đo:

Ta vẫn biết dân mình phiêu bạt, ta biết em mang hoài bão trong lòng, ta muốn em cùng dân tộc long đong, đừng yên ngủ suốt đời bên sách vở.

Hân phải làm gì cho anh cho đất nước?

Với câu thơ “Đừng yên ngủ suốt đời bên sách vở...?” Hân viết thư cho anh nhiều hơn và ôm chiếc radio nhỏ nghe tin tức từ chiến trường ngày càng khốc liệt.

Và rồi sau 1975, Sàigon sụp đổ. Như mọi sĩ quan của VNCH, anh vào trại tù của cộng sản.

Ngày đó, khoảng hai giờ sáng, xe lam chở Hân đến bến xe Chợ Lớn.Ông xe lam giúp Hân đem hai giỏ đệm đầy thức ăn xuống trước, hai giỏ đệm đã sẵn sàng dưới sân, Hân ngước cổ nhìn lên nóc xe lam, chờ thêm một giỏ đệm nữa. Bỗng Hân nghe tiếng chân chạy nặng nề sau lưng. Như có linh tính, Hân quay lại. Ôi, một tên trộm xách hai chiếc giỏ đệm của Hân chạy rồi kìa! Nhưng có lẽ hai giỏ đệm của Hân quá nặng, có lẽ tiếng hét của Hân quá to, nên tên trộm vội bỏ lại hai giỏ đệm và chạy thục mạng vào xóm tối.

May mắn Hân gặp được những người cùng cảnh với nhiều giỏ đệm, họ có thân nhân cùng chung trại tù với anh. Xe đò vào đường đất đỏ bụi mù, vượt đường dài đến Phước Long, Sông Bé, thả những người thăm tù xuống căn nhà gỗ nhỏ trống vắng giữa rừng. Phải thêm một chuyến xe nữa, chỉ chở những người thăm tù vào trại chính, xe mệt mỏi chạy qua những đồi, những suối, qua những hàng cây lồ ô xoay quanh vùng đất đỏ. Gần đến trại tù, mưa và gió rất mạnh, nước mưa ào ào trút xuống từ trên mỏm đồi cao, cây cầu nhỏ bị những cành cây lớn văng vào đổ sập xuống, con đường vào trại tù bị chặn lối.

Ông tài xế khuyên bảy người khách trở về lại căn nhà gỗ nhỏ lúc nãy, chờ sáng mai mưa tạnh, và ông sẽ liên lạc với những "cai tù" xem sao. Hân muốn theo ông ta về lại căn nhà gỗ, nhưng trong nhóm sáu người còn lại không ai chịu đi. Hân sợ phải ở giữa núi rừng một mình qua đêm, đành ở lại theo nhóm.

Bay ba, gồm cả Hân nữa, sợ trễ giờ thăm nuôi, vội vàng nhặt những cành cây to còn chắc, móc các quai giỏ đệm vào cành cây vững chắc đó, lội theo dòng nước để kịp qua bờ bên kia. Anh thanh niên còn lại hét to ngăn cản. Các bà quay trở lại ngay, nước đang chảy mạnh, các bà sẽ bị nước mạnh chảy xiết cuốn lôi đi mất..., phải lội ngược về lại bờ bên này.

Lội nước an toàn, Hân nghĩ chắc cũng nhờ những giỏ đệm quá nặng. chắc vậy, cơn sóng nước phải chịu thua?

Nhóm người trở ngược về bờ cũ, nằm vật ra trên sườn đất đỏ. Mưa vẫn tiếp tục nặng hạt, cả nhóm được che trên đầu một cái áo che mưa, bảy người chui vào để chỉ che được bảy cái đầu, cứ ngồi như vậy suốt đêm Trời gần sáng, những phút khó thở giữa đêm hôm đó, Hân phải lòi đầu ra ngoài áo che mưa để thở, ngạc nhiên thấy một người, rồi hai người, rồi ba người...núp sau những rặng cây um tùm gần vách đồi, họ cầm cái rựa to lắm, họ nhìn trừng trừng vào nhóm bảy bà... Sợ họ giết, sợ họ cướp những giỏ đệm, cả nhóm lầm rầm đọc kinh xin Chúa Phật che chở. May mắn, họ bỏ đi. Chắc họ là nhóm người Thượng trong rừng.

Mưa tạnh, mờ mờ sáng, những người tù phải lội qua sông bên này, vác giỏ đệm trên vai. Về bờ bên kia, các anh còn phải đi bộ thêm một quãng xa nữa mới về đến trại tù chính.

Xe đò trở lại, nhóm thăm tù chưa được từ giã những người thân, vội vàng lên xe để kịp về thành phố.

Hân vẫn còn "duyên" với những chiếc giỏ đệm, khi nghe tin anh chuyển trại tù. Lần này Hân phải đi xa lắm tận trại tù Gia Trung ở Gia Lai-KonTum. Lại thêm những chuyến xe đò. Trên xe có các chị buôn bán hàng chuyến, các chị ăn me ngào quết trong những cái bánh tráng (bánh đa) tròn nhỏ màu vàng, các chị cắn cái bánh tráng cùng me ngào nghe rộp rộp.... các chị đau bụng, xe phải ngừng nhiều lần, thời giờ dài thêm ra.

Thêm một đêm ngủ trên xe, thỉnh thoảng xe ngừng cho khách vào những quán ăn bên lề đường, khách được rửa mặt lau bụi đường. Hành khách lại lục đục lên xe, các chị vẫn ồn ào, xúm nhau đánh bài cào xì phé gì đó, các chị cười lớn tiếng. Cùng các hành khách khác trên xe, Hân cũng không chợp mắt được, nhìn ra cửa kính, phải tự thốt lên...Ồ, lần đầu tiên được thấy trăng sáng to giữa biển Đại Lãnh, trăng đẹp và buồn quá đối với Hân lúc này, biển và trăng làm Hân xúc động vô cùng.

Trời sáng hẳn, xe đò tăng tốc độ vào đèo An Khê, nhìn xa xa trên khúc đèo cao kia có chiếc xe đò đang trên đó, lát nữa xe của Hân đang ngồi đây cũng sẽ lên đến đó, xe lên cao rồi xe lại đổ dốc đèo ngoằn ngoèo, cảnh đèo quanh co làm Hân sợ. Xe đang đổ dốc, các chị buôn hàng chuyến muốn xe ngừng vì đau bụng. Chao ơi, anh lơ xe nhảy phóng ra khỏi xe, xe chậm lại và ngừng hẳn. Anh xe lơ cầm sẵn khúc gỗ to dài chặn cái bánh xe đằng trước lại. Nhìn cảnh này Hân thêm hãi hùng, thêm sợ.

Đến gần cuối dốc đèo, xe ngừng, chỉ có mình Hân cùng những giỏ đệm xuống xe. Trại tù Gia Trung ở đâu tuốt trong rừng sâu, nhìn ba giỏ đệm những người bạn thân thương của riêng Hân. Làm sao bây giờ? Làm sao để xách, để vác hết "các bạn" vào đến nơi, vì đường bộ còn xa lắm. Hân phải ôm một giỏ trước, khi mệt Hân để giỏ xuống, quay lại giỏ thứ hai, rồi thứ ba. Từng đoạn, từng đoạn, cứ tiếp tục như the,.đến giỏ đệm thứ ba là gió núi bắt đầu lạnh ban chiều.

Nhà thăm nuôi tại K1 trại tù Gia Trung. Cái bàn gỗ hình chữ nhật, dài khoảng bốn mét, anh và Hân ngồi đối diện, cai tù công an ngồi giữa phòng. Nói gì được với anh trong hoàn cảnh này. Nhìn anh người tù khốn khó, ánh mắt anh vẫn giữ bình tĩnh cam chịu.

Khi Hân ôm những giỏ đệm đến gần tay anh, cai tù lạnh lùng lớn tiếng ra lệnh cho Hân đem từng món ra khỏi giỏ. Hân nghĩ chắc hắn muốn khám xét gì đây? Đã khám ở ngoài cổng chính rồi mà? Gã cai tù đột ngột nói ngừng...không được đưa thêm gì nữa, vì người tù đang bị kỷ luật. Anh chỉ có được vài thức ăn mà Hân "vô tình " không biết trước để chọn đưa anh.

Ánh mắt của anh và Hân muốn rực lửa, nhưng rồi cũng đành phải dịu lại, chịu đứng. Cả anh lẫn Hân đều đang như cá trên thớt của "kẻ chiến thắng hợm hĩnh". Phải "né" phải nhịn, nhưng không tuyệt vọng đâu, phải không anh, Hân thầm nghĩ như vậy.

Anh đã bị đưa lại vào trại tù. Chiều rồi, Hân phải ngồi lại ở nhà thăm nuôi đó chờ sáng. Anh và Hân đang cùng chung một mảng trời tưởng chừng là vô vọng.

Sáng hôm sau, thêm khách thăm nuôi, Hân phải ngồi đó để chứng kiến cảnh người tù gãy một chân cùng đôi nạng, tiếng khóc của vợ con rồi sau đó là chiếc giỏ đệm trên vai khập khiễng vào nơi không bản án cho người tù.

Rời khỏi trại tù, ra được ngoài lo, đáp xe đi được một đoạn rồi bị bỏ nhưng không còn chuyến xe nào để về. Đành cùng nhóm người thăm nuôi hôm qua, tất cả phải ngủ lại ở nhà trọ gần bến xe Pleiku.

Chiều tối hôm sau, có chuyến xe lúc 9 giờ. Đường về, xe lao vào đèo An Khê tối om. Bà già thăm con cùng trại tù, bà ngồi hàng ghế cạnh bên Hân, bà đang lần tràng hạt cầu nguyện, Hân nhắm mắt cầu nguyện. Hân sợ vì đã thấy cảnh đèo quanh co vào ban ngày.

Xe dừng ở ga Diêu Trì, Quy Nhơn vào khoảng trưa hôm sau. Không thể nào mua được vé xe lửa. Cùng nhóm người, Hân phải ngủ bụi qua đêm trước sân những căn nhà gỗ gần sân ga. Đêm nghe tiếng kêu cứu cướp...cướp... tên cướp nhảy ngang qua đầu Hân. Sáng ra, bằng mọi cách Hân phải mua cho được vé xe lửa. Hân soạn lại những thức ăn trong ba giỏ đệm, tìm những thức ăn khô còn giữ được lâu để dành cho lần thăm kế tiếp, gom vào một giỏ. Hai giỏ đệm còn lại, bạn đồng hành cùng Hân được đổi một vé tàu "chợ đen " và Hân phải đưa thêm ít tiền nữa.

Gần sân ga, nhìn thằng bé cầm mấy bàn chải đánh răng có sẵn kem đánh răng, rao to "Cho mướn bàn chải đánh răng đây..." Hân ngạc nhiên. Tưởng thằng bé giỡn chơi, ai dè, Hân thấy có người đưa tiền cho nó và nó thối lại tiền, rồi họ vào một góc sân nhếch nhác có vòi nước công cộng và họ xúc miệng đánh răng xong, trả lại bàn chải răng cho thằng bé.

Tiếng còi tàu, tiếng lao xao nhiều người lên tàu, Hân chợt tỉnh leo lên xe lửa. Trên toaxe lửa, người và người chen chúc. Hân không nhớ được là phải ngủ trên tàu bao lâu nữa mới về đến sân ga Bình Triệu, SàiGòn.

Về nhà, Hân còn lại chiếc giỏ đệm làm bạn chờ ngày anh về hay chờ thêm lần thăm nuôi nữa?

Ngày đó, Hân chỉ biết chờ và chờ. Sau 8 năm chờ đợi, thêm mấy lần thăm nuôi, rồi cũng đến ngày anh trở về.

Khi loan báo lễ cưới, các đồng nghiệp dạy cùng trường ai cũng ngạc nhiên, thấy Hân lâu lâu mang giỏ đệm đi thăm tù, cư tưởng Hân đã là vợ. Hai bà sui gia ra Chùa tìm Thầy xem tuổi xấu tốt của hai đứa anh và Hân. Hân nghĩ lỡ ông Thầy nói hai tuổi không hợp, không thể đến với nhau...? Đến tình cảnh này, sau tám năm đợi chờ mà hai bà sui còn đi xem bói?

Anh ra Chùa hù ông Thầy và nói "Thầy ơi, dần thân tỵ hợi tứ thành thương...chứ không có cái vụ tứ hành xung nha Thầy... Thế là hai bà sui được Thầy mời đến, để Thầy nói lại cho rõ theo ý anh "Dần Thân Tỵ Hợi Tứ Thành Thương."

*

Anh và Hân giờ không còn trẻ, đang hưởng tuổi già về hưu nơi xứ người, nước Mỹ là quê hương. Bao năm đã qua, một ngày bỗng thấy lại cái giỏ đệm, giỏ lát treo bán ngay trong mail. Có phải chúng tới từ Việt Nam quê cũ?

Châu Hà

Ý kiến bạn đọc
23/04/202016:29:08
Khách
Chị có một chuyện tình nên bột nên hồ qua bao trắc trở của xã hội Việt Nam sau 1975, thật đẹp! Không những đẹp mà còn hiếm quý bởi vì rất chân thành...Chúc tác giả luôn hạnh phúc!
27/04/201503:35:13
Khách
Hay quá chị ơi , chuyện tình của chị và anh Châu thật đẹp . Qua bài viết nầy chị Hà gặp lại chị Tuyết , người bạn đã lạc nhau từ 40 năm ,,
Em chúc mừng cuộc hội ngộ của 2 bà chị nhé ....
Ánh
20/04/201505:03:13
Khách
Tuyet N
Bai viet qua hay nhan ra Ha nguoi ban hoc nam xua 4o nam roi tui minh lac nhau tuyet


Tuyet N
Bai viet qua hay minh nhan ra Ha nguoi ban nam xua da lac nhau 40 nam Tuyet day Ha oi goi cho minh nhe 626 246 2397
16/04/201518:36:14
Khách
So de thuong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,477,149
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến