Hôm nay,  

Người Đóng Thế Vai

21/03/201500:00:00(Xem: 15303)
Tác giả: Orchid Thanh Lê
Bài số 3491-16-29891vb7032115

Tác giả định cư tại Hoa Kỳ tháng 9 năm 1997, hiện là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ thuộc Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Monterey, California. Với bài "Đi Tìm Tên Một Người Vô Danh", cô đã nhân giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2014. Đồng thời với bài “Thầy Việt Trò Mỹ”, cô nhận thêm giải viế văn Trùng Quang 2014.

* * *

- Tôi á, tôi khuyên gì được anh? Anh dư tuổi quyết định chuyện đời của anh rồi cơ mà. Bằng mọi giá anh đem người ta sang đây rồi bây giờ anh phụ bạc. Anh đúng là cái đứa cà chớn nhất mà tôi biết từ trước đến nay.

- Cháu là thằng khốn nạn, bác ơi! Cháu khổ lắm.

- Ứm ừm, tôi đã muốn dùng cái chữ anh vừa tự trách mình đấy. Ối dào, khối người khổ hơn anh, tại anh không muốn thừa nhận đấy thôi! Thử giả nhời xem tôi có nói quá về anh không.

Lòng dạ rối bời, anh cúi đầu trước lời trách móc mỉa mai của bà bác. Anh biết bà bác đang nói đến chị. Đúng là so với anh, chị khổ hơn gấp bội. Bây giờ chị ở nơi nao để nghe anh nói lời thống hối chăng? Anh đã từng có những tháng ngày vật vã khổ đau không có chị kề bên. Khi nhớ chị tột cùng, anh đã từng mơ sống lại thời trẻ chỉ để yêu chị mà không phải băn khoăn về những phức cảm của riêng mình.

Anh học võ thuật từ nhỏ và thường thích mạo hiểm. Không mặn mà chuyện học văn hóa cho lắm, anh bỏ học ngang ở lớp 11 dù gia đình có khuyên lơn cách mấy. Anh thích phim hành động, mơ tưởng được đóng vai người hùng trong phim ảnh nhưng nghề diễn viên không mỉm cười với anh. Không có điều kiện học diễn xuất hay được đo t?o bi b?n, anh không được tuyển làm diễn viên chuyên nghiệp.

Tuy vậy, niềm đam mê mãnh liệt đã tạo cơ hội để anh đóng thế cho diễn viên chính trong các pha hành động, nhất là trong các cảnh quay mạo hiểm. Dù được phục trang hệt như diễn viên chính nhưng nghề đĩng th? vai của anh chỉ xuất hiện ở mảng tối của phim trường nên nào ai bi?t danh tính của anh. Có chăng thành tích cụ thể của anh là số vết sẹo lưu lại trên thân thể sau mỗi tai nạn của nghề đóng thế vai.

Một khi theo nghề, anh hiểu mình đang chấp nhận sự liều lĩnh. Cách anh bảo vệ bản thân tốt nhất là tập luyện thật kỹ trước khi đóng thế vai bởi chỉ một sơ xuất nhỏ về kỹ thuật là có thể nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ anh lúc đó tuy đã định cư tại Mỹ nhưng vẫn thường gọi điện thoại ngăn cản anh đeo đuổi cái nghề hết sức rủi ro này. Hồi còn ở Việt Nam, bà chỉ thấy anh suốt ngày luyện đánh đấm, đua xe, nhảy lầu, lao mình vào khói lửa. Anh cương quyết bám nghề mình thích. Âu đó cũng là cái nghiệp anh mang.

Ngày nọ, anh gặp chị bên gánh trái cây bán rong bị rượt đuổi với lý do chiếm cứ lòng lề đường. Ra tay anh hùng cứu mỹ nhân, anh phải lòng chị từ lần đầu chạm mặt, chị có chút gì đó yếu đuối mong manh để cần anh che chở, bảo vệ. Mỗi lần chị kéo thấp chiếc nón lá nghiêng vành, anh lại được thấy miệng chị cười thật hiền. Ngày qua ngày, anh tìm cớ lượn lờ qua phố chợ để biết chắc chị và gánh hàng được yên ổn. Từ dăm ba mẩu chuyện thường ngày cho đến khi tình cảm tiến xa hơn, anh và chị cảm thấy cần có nhau. Chỉ có điều anh kém chị 5 tuổi. Tại sao phải phán xét?

Điều khác biệt cũng có những lý lẽ riêng trong hôn nhân, nhưng dư luận xã hội thì chưa đồng thuận. Một cuộc hôn nhân lệch gia thế đã đành, còn lệch tuổi giữa anh và chị lại càng khó được yên thân một khi dư luận xã hội luôn tạo làn sóng thông tin. Họ tiên đoán cuộc hôn nhân của anh và chị sẽ không đầu, không đuôi. Nhưng hôn nhân phải chăng là kết quả của sự tìm kiếm hạnh phúc? Hạnh phúc này anh và chị tự tìm kiếm, cảm nhận và hưởng thụ, thế thì tại sao người đời lại có thể đánh giá về nó.

Ấn tượng về một người hùng che chở kẻ yếu đuối đã hình thành tình yêu nơi chị. Vì vậy khi yêu anh, chị đã vượt qua tất cả mọi rào cản bất kể tuổi tác. Khi người thân và bạn bè biết về tuổi thật của hai người, đa số đều khuyên chị nên dừng lại bởi lẽ yêu người trẻ quá sau này chị sẽ là người chịu thiệt. Họ bàn ra với lý lẽ người chồng kém tuổi sẽ ít kinh nghiệm sống và không có sự thấu hiểu vợ bằng người đàn ông nhiều tuổi hơn. Chị đã bỏ ngòai tai và tin tưởng vào quyết định của mình.

Riêng anh khi nhìn lại, anh đã thấy con người mình lúc đó còn trẻ, tự tin rằng anh đủ bản lĩnh để chinh phục người phụ nữ lớn tuổi hơn anh. Bản chất của người đàn ông trong anh thích sự thách thức và rủi ro. Anh đã cho rằng yêu thì không toan tính vì một khi đã tính thì không còn là tình yêu. Anh khẳng định rằng không có gì bất hạnh hơn là sống mà không có chị và cảm thấy mọi chuyện thoải mái khi bên chị.

Ngày đó, chàng thanh niên trẻ tuổi trong anh chưa hề trằn trọc đêm nào để hỏi lòng mình có đủ tự tin về cuộc hôn nhân với người hơn tuổi.

Khi sang Mỹ đoàn tụ với gia đình, anh kiên quyết làm thủ tục kết hôn để bảo lãnh chị sang. Dù gia đình phân tích và viện dẫn đủ mọi lý do để ngăn cản. Cô em kế anh từng nói không nể nang:

- Con người ta không có điều kiện định cư ở Mỹ thì phải mất vài chục ngàn đô làm hôn thú giả may ra mới sang được, đó là chưa kể bị lừa. Đằng này anh mình hào hiệp không công.

Cô em gái út thẳng thừng hơn:

- Anh ấy thích làm phi công trẻ lái máy bay bà già.

Anh giận run. Đau. Nghẹn. Người bạn đời lớn tuổi hơn anh bị ví von như một máy bay bà già. Người anh yêu không phải là một cỗ máy. Chị là một thực thể nhân sinh. Anh chỉ còn biết nín nhịn, trừng mắt với hai đứa em gái chua ngoa.

Riêng mẹ anh thì không biết bao lần gợi ý:

- Dễ con nhớ bác Trung ngày trước làm chung sở với bố bây giờ cũng ở thành phố này? Mẹ muốn kết thông gia đấy. Trang con gái bác ấy thật dễ thương. Ý con thế nào?

- Con biết cô Trang nhưng không biết cô ấy dễ thương.

- Tôi nuôi anh khôn lớn đến ngần này để anh đối đáp với tôi đấy à?

- Con xin mẹ. Sự lựa chọn của con có thể sai, nhưng ít nhất con đã công khai và sẽ có trách nhiệm với quyết định của mình bằng một cuộc hôn nhân.

Sau cùng, anh xem chừng quá mệt mỏi, nói buông thõng:

- Giả như sai, con vẫn có thể làm lại.

Lần đó bố anh nghe hai mẹ con đấu lý. Ông vốn dĩ kiệm lời, vắn gọn:

- Một đứa lãng tử bất định như con mình nên cần một hậu phương vững chắc. Nên chúc phúc cho hai đứa nó hơn là tạo áp lực vì chúng đã chịu nhiều phản đối từ dư luận.

Ông chờ anh quay lưng đi khỏi, hạ thấp giọng, nói vừa đủ bà nghe:

- Vả lại, con mình chẳng học hành đến nơi đến chốn, nghề ngỗng lại không ổn định trong khi con bé Trang sang Mỹ từ nhỏ, có bằng cấp hẳn hoi. Bà xem nếu phải chọn lựa giữa cao học và cao tuổi, con mình hợp cái nào?

Trong gia đình, mẹ anh luôn phục tùng chồng. Bà yên lặng không đáp lại, dáng chừng bằng mặt mà chẳng bằng lòng. Bản chất của một kẻ đóng thế vai trong anh là không chùn bước trước những thách thức. Anh đã vượt qua dư luận và lời ra tiếng vào của một số người thân trong gia đình để cuối cùng đem được chị qua Mỹ sống chung.

Lấy một người đàn ông kém tuổi mình đòi hỏi chị sự tinh tế trong việc giữ gìn tổ ấm. Chị kiềm chế được những tranh cãi không cần thiết từ cá nhân anh và phía gia đình chồng. Chị cũng tìm một nghề hợp với khả năng khiêm tốn của mình để kiếm sống. Đối với chị thế là an phận. Nếu ông trời cho vợ chồng anh chị một đứa con thì đó là diễm phúc vì tuổi chị không còn trẻ nữa. Thời gian chung sống hạnh phúc bên nhau của anh và chị bằng với số tuổi lệch nhau giữa hai người.

Đến khi anh 38 tuổi với phong độ của người đàn ông chín chắn thì chị ở ngưỡng tuổi 43. Chị vẫn đối với anh bằng tấm chân tình nhưng trớ trêu thay một cuộc sống phẳng lặng không thách thức thì không phù hợp với tính cách của anh. Anh đã qua rồi thời kỳ theo đuổi và chinh phục, chỉ còn là cuộc sống vợ chồng quen thuộc đến nhàm chán.


Đã không ít lần anh phải tự vượt qua mặc cảm bị ngộ nhận quan hệ chị em trước đấm đông mỗi khi vợ chồng đi bên nhau. Phần lớn anh đủ bản lĩnh làm tan biến mặc cảm khi hai người quay trở về nhà nơi chỉ có họ với nhau. Thi thoảng, anh không tự chủ được đâm ra hằn gắt chị vô cớ. Nhận ra sự lạc điệu trong hạnh phúc chồng vợ, anh không tìm cách khắc phục mà trượt xa hơn để tìm kiếm những thứ khác bù đắp cho sự thiếu sót này. Anh cũng như bao người đàn ông khác thích đam mê cái mới, say cái lạ, và không muốn bỏ qua cơ hội trải nghiệm bởi vì "của lạ bằng tạ của quen". Nhưng anh đã quên đi quy luật tự nhiên rằng cái mới rồi cũng trở thành cái cũ sau một thời gian nào đó. Cuộc sống êm đềm của vợ chồng dần dầnn có những hòa âm trái tai.

Ở thời điểm một lúc nào đó, hạnh phúc hoà nhập trong anh và chị nhưng rồi lại tách ra do sự lạc điệu. Lạc điệu càng nhiều thì tách ra càng nhanh. Trái tim anh và chị bần thần hụt nhịp yêu thương. Anh viện giải trơn tru những lần về thăm lại Việt Nam mà không đưa chị theo cùng. Điều nghịch lý là gia đình anh hiện ở hết bên Mỹ trong khi chị còn mẹ và em gái bên quê nhà. Chị đã nhìn ra nơi anh sự thích đổi mới. Cả thèm chóng chán. Chị đã từng tự vỗ vai mình an ủi “sẽ quen”, rồi mím môi “cố quen”, và run rẩy tự nhủ “đã quen.”

Vẫn là tật rượu chè, anh nào có bỏ được. Lúc xưa chị nhắc nhở thì anh tự biện hộ rằng mình uống để gọi là có thêm dũng khí khi sắp nhận một vai liều lĩnh trong phim hành động. Sang Mỹ anh chẳng theo được nghề mình yêu thích, vốn liếng tiếng Anh hạn chế, cộng thêm vóc dáng vừa tầm của người Á Đông khó đóng thế vai cho các diễn viên Mỹ, anh đành ngậm ngùi bỏ nghề. Anh không muốn đi học thêm mà cũng chẳng bằng lòng với việc làm lương thấp. Anh có đủ lý do để hậm hực, để thiếu kiên nhẫn với chị. Anh đã quên đi một điều rằng hạnh phúc của hai người tựa như chiếc vé có hạn sử dụng. Anh đã không nghĩ rằng người bạn đồng hành trong hạnh phúc với anh có thể bất chợt dừng lại ở một khoảng nào đó để mặc anh chơi vơi phía trước cuộc đời.

Ngày đó đã đến. Chị lặng lẽ rời anh với dòng chữ vỏn vẹn “Từ biệt Cascadeur. Nếu không thể sống chung thì đành chia tay.” Thông điệp của chị rõ ràng: bền vững hay không do sức chịu đựng của hai người với nhau và nay sức chịu đựng nơi chị đã quá ngưỡng. Anh đọc lời chị viết khi vẫn còn ngầy ngật hơi men sau một đêm cuối tuần say bét nhè với đám bạn rượu. Anh chưa đủ tỉnh táo để nhận biết những gì sẽ xảy ra cho anh khi chị ra đi.

Cái biệt danh “Cascadeur” chị thường âu yếm gọi anh như nhắc nhớ cái nghề cũ anh vẫn còn đam mê. Yêu nhau lệch tuổi, ngôn từ nhân xưng giữa vợ chồng dường như triệt tiêu. Đã qua rồi cái thưở “em và chị” lúc mới quen. Khi giao tình càng lúc đậm đà, anh và chị xưng tên với nhau nghe đủ ngọt mềm. Lấy nhau rồi xưng hô “anh và em” nghe sao ngượng ngập chưa đủ tự nhiên nên thôi thì vẫn ở chừng mực gọi tên nhau.

Mượn rượu quên sầu. Đến một lúc nào đó rượu đốt cháy gan anh. Bác sĩ chẩn đoán anh bị xơ gan cần được thay ghép. Bác sĩ giải thích rõ cho gia đình anh tiến trình phẫu thuật phức tạp. Ngoài xếp hàng trong danh sách chờ được ghép gan, điều kiện yêu cầu gan người hiến tặng phải tương hợp với gan người nhận. Theo thống kê, gần một nửa trong số các bệnh nhân cần được thay gan thường chết trong thời gian chờ đợi. Anh không là ngoại lệ nên cũng phải trong danh sách chờ. Chờ bao lâu không biết, nhưng anh cần có nghị lực để nuôi hy vọng.

Trong các ca ghép gan, thường chỉ thấy những người có quan hệ thân thích như cha mẹ, con cái cho một phần gan để cứu mạng người thân. Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra với anh khi phải giằng co giữa cái chết và sự sống bởi vì người hiến tặng nửa lá gan cứu anh không chảy chung một dòng máu ruột thịt.

Ca phẫu thuật kéo dài 12 tiếng đồng hồ. Anh được cứu sống. Lúc tỉnh dậy, anh khẩn khoản muốn gặp ân nhân để nói lời tri ân tận đáy lòng. Ân nhân đã cho anh một dịp bắt đầu lại cuộc đời. Bệnh viện đã không tiết lộ thêm một thông tin nào theo yêu cầu của người cho. Thôi thì anh đành mang nợ người ta trọn đời mà không biết đền đáp như thế nào.

Sau này trong những lúc khắc khoải nhớ đến người bạn đời, anh thảng thốt ngộ ra rằng anh chỉ là người đóng thế vai trong sân khấu điện ảnh nhưng chị mới chính là người đóng thế nhiều vai trong cuộc đời anh. Một người chị. Một người bạn. Một người vợ hiền. Anh nào có trân trọng mà đinh ninh xem đó là người phụ nữ do trời định để lo cho anh. Chia tay Cascadeur, chị đoạn tuyệt những vai đóng thế trong sân khấu cuộc đời.

Giờ đây, sau những hành động sai lầm, anh mong được người bạn đời cho một cơ hội để tạ lỗi của mình. Anh tìm đến người bác già để cầu may biết đâu bà có thông tin gì về chị. Ngày còn nhỏ, anh thường chạy qua bà bác tâm sự khi giận hờn bố mẹ. Dù bà bác không phải lúc nào cũng nuông chiều anh nhưng anh lại đặc biệt yêu quý bà.

Lúc mới quen chị, anh đã bạo dạn đưa chị đến giới thiệu với bác và được bà ủng hộ. Bà khen chị hiền thục, biết đường ăn ý ở. Sau đó vài năm bà bác đi định cư ở Mỹ thì chị vẫn giữ liên lạc thân thiết với bà. Giờ đây anh lái xe nhiều dặm đường xa chỉ để nghe bà bác trách tội, chì chiết về cái hạnh phúc anh để vuột đi. Lời bà rỉ rả:

Có phước lấy được vợ già
Sạch sửa sạch nhà lại ngọt cơm canh

Bà bác từng trải bao chuyện đời, anh chưa thấy câu nào bà nói là không phải, ngay cả khi bà lý giải về một quan niệm được mặc nhiên công nhận từ xưa đến nay:

- Anh không biết đấy thôi, cách đây 65 năm, thầy mẹ tôi gả tôi về làm dâu nhà bác trai lúc tôi 16 tuổi còn bác trai mới 14 tuổi lúc ấy. Các cụ vin vào cái câu “gái hơn hai, giai hơn một” để tác hợp chúng tôi. Sau này tôi hiểu biết hơn, tôi không đồng ý cái câu ấy đâu. Chẳng qua đất nước ở vào thời kinh tế nông nghiệp, đàn bà chúng tôi bị thiệt thòi lắm. Bị gả như thế chẳng qua là có thêm nhân lực về làm việc phụ gia đình chồng đấy thôi. Chậc! Tôi nói nhiều nói ít cũng thế. Thôi anh về nhé, tôi cần nghỉ. Lúc khác đến thăm thì tôi cám ơn.

Bà bác đuổi khéo. Bà kết thúc cuộc nói chuyện giữa hai bác cháu bằng lời chào tạm biệt. Bà dường như không quan tâm anh lái xe đường xa đến thăm bà thì sẽ dùng bữa ở đâu và nghỉ qua đêm chốn nào. Bà ngả lưng ra chiếc ghế dựa, nhắm nhẹ mắt. Anh phải đi thôi. Anh còn có thể thốt ra lời nào than thân trách phận được nữa, đành ủ rũ đứng lên chào về.

Biết chắc anh đã đi xa khỏi, bà bác từ từ ngồi dậy. Chậm rãi hớp ngụm nước chè, bà quay người nói vọng vào nhà trong:

- Chị không cần phải tránh mặt anh ấy nữa, nó đi hẳn rồi. Ra ngồi đây bác bảo. Phào! Mỗi lần nói chuyện với nó là bác rõ đứt hơi. Nó là đứa cháu thân thiết nhất của bác nên bác có phần nào hiểu nó. Đối với bố mẹ đẻ nó còn chưa tâm sự nhiều như với bác đâu. Chị nghe rõ bác cháu tôi chuyện trò đấy chứ? Hỏi lòng xem chị có tha thứ cho nó không. Đàn ông dăm bảy lá gan, chị ạ. Bây giờ nó chẳng còn cái lá gan nào mà dám to nữa đâu, họa chăng nó được ghép gan hùm. Chị âm thầm chia sẻ cho nó một phần lá gan của chị rồi. Nó chưa biết đấy thôi, nếu biết ra thì nó ơn chị cả đời vì cứu mạng sống của nó. Này, chị khóc đấy ư? Chị chưa biết phải làm thế nào thì cứ ở đây với bác như hồi nào đến giờ, bác vẫn xem chị như con, con ạ!

Vẫn chỉ là tiếng thổn thức. Dáng chừng chị muốn lắng nghe con tim mình quyết định.

Hồi lâu, như đã kiềm chế được cảm xúc, chị ngập ngừng, khe khẽ hỏi bà bác:

- Bác ơi, anh ấy có nói khi nào quay lại?

Xem ra nhân gian còn vướng víu nhau trong duyên nợ. Cái nợ tình là nợ lớn nhất, càng gỡ càng vướng. Người xưa đã dạy như thế.

Không biết chị đã hết nợ anh hay anh vẫn còn nợ chị./.

Orchid Thanh Lê

Ý kiến bạn đọc
28/04/201519:52:23
Khách
Thú thật khi đọc đến đoạn anh ta được một người ân nhân giấu tên hiến tặng nửa lá gan tôi đã không khỏi thốt lên "Oh-No!" (như một thói quen nghiêm nhiễm ngôn ngữ Mỹ khó tránh), và không khỏi "hơi" thất vọng một cách ích kỷ vì kết quả đã đúng như tôi đã suy diễn....đơn giản là vì tôi cũng là phụ nữ và tôi đương nhiên cảm thấy bất bình cho cánh phụ nữ chúng tôi trong tình huống này! Tuy nhiên, tôi tin đây là một trong biết bao nhiêu chuyện đã xảy ra và có thật vì "duyên-nợ" hiện hữu trong cuộc đời.
Là "tín đồ" của những kết thúc có hậu, tôi cũng đồng ý với bạn đọc HTTH, hy vọng anh Cascadeur trong truyện sẽ "dốc hết tình này ta trả nợ người" (như ca từ của một bài hát) để có thể tái hợp và sẽ sống bên nhau trong hạnh phúc đến cuối đời.
Bài viết hay và mang một màu sắc mới lạ so với những bài viết khác (trước và sau), rất hoan nghênh ngòi bút phong phú và đa dạng của chị. Mến chúc chị thật nhiều sức khoẻ!
28/03/201515:00:12
Khách
Không biết đây là một truyện được sáng tác, hay là một câu chuyện thật, nhưng tác giả đã trình bày rất hay với cách viết văn rất xuất sắc. Xin cám ơn tác giả.
26/03/201510:36:55
Khách
Cam on tac gia da chia se mot mau doi buon trong xa hoi. Hy vong doi vo chong trong truyen se som tai hop va cung song quang doi con lai ben nhau trong hanh phuc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,982,264
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến