Hôm nay,  

Những Tờ Bạc Trăm

23/02/201500:00:00(Xem: 15139)
Người viết: Cánh Chuồn Chuồn
Bài số 3417-12-2877vb5120111

Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi," một trong những truyện "độc" nhất của 12 năm giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài cho đầu năm vui ve.

* * *

"Một trăm, em ơi!
Chiều nay một trăm phần trăm!
Một trăm, em ơi!
Chiều nay một trăm phần trăm!"

Miệng vừa nghêu ngao vài lời trong bản nhạc xưa, tay tôi vừa rút tờ giấy bạc một trăm đô la trong két sắt bỏ vào túi quần đùi bên phải; xong rồi lấy tờ giấy copy hộ chiếu bỏ vào túi quần bên trái.

Ở Thái Lan, có làm mà không có chơi là một cái tội rất lớn, nên một thằng con trai cô hồn, trẻ dại như tôi không bao giờ muốn phạm. Khi làm xong việc lúc tám giờ sáng tôi vội chạy ngoài chơi mà không cần ngủ hay nghỉ dù đã thức làm việc suốt đêm. Dân chơi bất cần thân thể!

Thảy cái chìa khoá phòng lên quày tiếp tân, tôi phóng ra khỏi khách sạn gọi xe taxi đi qua thành phố biển khác chơi. "Quậy" gần chổ làm, có gì xảy ra, mấy người làm chung hãng biết thì khá phiền phức và tôi không muốn gặp người quen khi tôi "quậy".

Nữa tiếng đồng hồ sau, khi xe taxi chạy gần tới thành phố biển thì tôi nói với anh tài xế là tôi muốn ghé vào hớt tóc và nếu tiện thì đấm bóp (massage) luôn trước khi vào phố.

"Chuyện nhỏ, ông thầy!" Anh tài xế đáp, rồi sau vài phút thì ghé xe vào một tiệm hớt tóc thanh nữ kèm đấm bóp.

Sau phần hớt tóc, tới phần đấm bóp (massage). Nhìn thấy anh tài xế ngồi đọc báo chờ tôi, tôi không nỡ nên nói với anh ta là tôi bao anh ta phần đấm bóp. Khi tôi hưởng thụ thì người khác cũng phải hưởng thụ.

Vui vẻ cả làng tôi, tài xế taxi và hai em "tẩm quất" Thái Lan!

Hớt tóc và đấm bóp không có gì để đáng nói, nhưng chuyện trả tiền thì đáng được kể.

Tôi thọc tay vào túi quần đùi bên phải, trống rỗng!

Thọc tay vào túi quần bên trái, ngoài tờ giấy copy hộ chiếu ra không có thứ gì khác!

Túi áo, túi quần sau, cũng trống rỗng luôn!

Tuy vậy tôi vẫn bình tỉnh nói anh tài xế ra xe coi - có thể tôi làm rớt tiền trên ghế ngồi.

Sau vài phút, anh tài xế với vẻ mặt xụi lơ, bước trở vào tiệm nói không tìm thấy tờ một trăm đô la trong xe.

Tờ một trăm đô la không cánh mà bay; nó từ biệt tôi mà không có một lời từ giã!

Vậy thì tam thập lục kế, năn nỉ vi thượng sách. Tôi đành nói thiệt với người tính tiền, có lẽ kiêm chủ tiệm hay quản lý tiệm gì đó là tôi có đem theo tờ một trăm đô la nhưng tôi đánh mất nó rồi, vậy cho tôi về khách sạn lấy tiền đem tới trả. Cô tính tiền/quản lý tiệm nói tiếng Anh cũng thành thạo nên tôi không gặp khó khăn trong công việc năn nỉ. Có lẽ tôi ở hiền nên gặp lành, vì tôi nói bao anh tài xế taxi nên anh ta cũng thiếu tiền đấm bóp như tôi; thế là anh ta phụ với tôi năn nỉ "trối chết" với người tính tiền; tôi không hiểu anh ta đã nói gì nhưng tôi đoán là anh ta bán cái phần trả tiền qua cho tôi, đại khái là anh ta nói biết khách sạn tôi ở và hứa hẹn đem tiền tới trả.

May cho tôi là người dân Thái thật thà, hiền lành và chất phát, nên sau vài phút nói chuyện - cô tính tiền/quản lý tiệm đấm bóp thông cảm cho tôi hớt tóc và đấm bóp thiếu.

Thế là tôi và anh tài xế vui vẻ ra xe taxi.

- Bây giờ ông thầy tính sao? Anh tài xế hỏi tôi trước khi đề máy cho xe chạy.

- Trở về khách sạn xa quá, lỡ rồi cho tôi xuống phố luôn. Mai lấy tiền đem tới trả. Tôi đáp.

- Được thôi, ông thầy!

- Anh biết khách sạn tôi ở mà! Anh tin tôi không? Tôi nói để củng cố lòng tin anh tài xế taxi.

- Chuyện nhỏ mà ông thầy! Anh tài xế nói rồi đề máy lái xe chạy vô phố.

Năm bảy phút sau thì tôi nói với anh tài xế dừng xe để tôi xuống.

- Mai gặp tôi sẽ trả tiền và còn phải nhờ anh chở tôi trở lại tiệm hớt tóc để trả tiền. Tôi nói.

- Chuyện nhỏ mà ông thầy!

May cho tôi là người dân Thái quá thật thà, hiền lành và chất phát.

Thế là tôi tà tà bát phố khi trong túi không có một đồng xu.

Bấy giờ khoảng chừng mười giờ hay mười một giờ sáng - giờ tốt cho tôi uống bia và tán/chọc ghẹo những cô gái Thái bán bar.

Bước vô những quán bar, tôi nói với những người bán bar là tôi có đem theo tiền nhưng mất rồi và hỏi họ có cho tôi uống bia rượu thiếu được không. Theo trí nhớ thiếu ngủ, kém cỏi của tôi thì không có quán bar nào từ chối tôi. Thân chủ xịn mà!

Tới trưa khi bụng đói, tôi ra chợ đi tà tà ngắm những hàng quán bán đồ ăn bình dân cho người dân Thái. Tới quán hủ tiếu, thấy bà chủ tướng phốp pháp, hiền lành, vui vẻ, tôi đứng lại nhìn thế là bà chủ quán hủ tiếu trúng kế ăn thiếu của tôi, khi bà ta cất tiếng hỏi/mời/chào tôi. Tôi không nhớ là tôi đã nói tiếng Thái, tiếng Anh hay tiếng Việt với bà chủ quán nhưng tôi nhớ là tôi được ăn hai bát hủ tiếu thiếu. Xin đừng trách tôi quá tham ăn, cái bát hủ tiếu chỉ lớn hơn cái chén cơm một chút và nhỏ hơn cái tô canh rất nhiều!

Tôi tuy ngu nhưng cũng không dại dột xin ăn thiếu ở những nhà hàng sang trọng ngoài bờ biển phục vụ cho khách du lịch. Làm như vậy chỉ chọc cho họ chưởi!

Khi ăn xong, no bụng thì tôi lại buồn ngủ. Làm việc thức suốt đêm rồi uống bia rượu, voi cũng chịu không nổi, đừng nói gì đến sức của tôi. Tôi ra bờ biển tiếp tục ca bài ca "Con Cá" để được ngủ thiếu trên ghế bố.

May cho tôi là người dân Thái quá thật thà, hiền lành và chất phác.

Xế chiều, khi đang ngồi uống bia thiếu trong một quán bar, tôi nói với cô gái bán bar là tôi muốn đi xuống cuối phố chơi. Không nói không rằng, cô gái bán bar móc túi quần jean, đưa cho tôi chìa khóa chiếc xe Honda Dream đang đậu trước cửa bar. Chuyện cho mượn chiếc xe Honda chạy đơn giản như "đang giỡn" vậy đó!

Đây là lần đầu tiên tôi lái xe máy, ngà ngà rượu bia rồi chạy xe phía bên tay trái (ở Thái Lan) chứng tỏ là tôi quá trẻ dại và ngu hết biết. Nhưng đó không phải là điểm đáng kể, chuyện còn dài, còn hấp dẫn...

Tôi lái xe xuống cuối phố, vào mấy quán bar ca bài ca "Con Cá" và như ở đầu phố họ cho tôi uống bia rượu thiếu.May cho tôi là người dân Thái quá thật thà, hiền lành và chất phác.

Bảy tám giờ tối phải chạy về đầu phố, trả xe, kiếm đồ ăn chiều, chuẩn bị cho đêm vui chơi còn dài.Chuyện hấp dẫn là đây. Tôi nhớ chỗ tôi đậu xe, nhưng tôi không nhớ mình đã lái chiếc xe nào khi tôi đứng nhìn hai mươi mấy, ba chục chiếc xe Honda Dream đang đậu trên lề đường. Đèn đường mờ mờ không đủ sáng, đầu óc tôi ngà ngà bia rượu. Tôi phải làm sao? Ước gì tôi được gởi xe thiếu để họ tìm xe giùm tôi!

Tam thập lục kế, tra chia khóa từng xe vi thượng sách. Thế là tôi lọ mọ thọc chìa khóa vô từng ổ khóa cổ xe vặn thử. (Chuyện y như vậy cũng xảy ra với một người bạn của tôi khi anh ta làm việc ở Thái Lan).

Có lẽ tôi ở hiền nên gặp lành, sau khi thử năm ổ khóa thì tôi tìm được chiếc xe mượn.

Mấy năm trước khi kể chuyện cho mấy người bạn nghe, đến đoạn này thì có người bạn chặn ngang câu chuyện bằng một câu hỏi.

- Vậy anh V. có ngủ "thiếu" không?

Con gái nhà ai vô duyên, xí xọn hết sức! Chuyện như vậy mà cũng hỏi được! Nhưng đã dám hỏi thì tôi cũng dám trả lời... một cách ỡm ờ.

- Tôi đang kể chuyện tôi thiếu tiền chứ tôi không nói là tôi thiếu tình!

Lỡ rồi! Lao đã phóng! Mèo đã sổng! (The cat is out of the bag!) Xin quý đọc giả vui lòng bỏ ra ba giây động não, đoán thử tôi đã qua đêm "thiếu" với ai.

Theo cái trí nhớ mơ hồ, say xỉn của tôi, thì người mà tôi ngũ "thiếu" có lẽ là cô chủ của cái xe Honda Dream. Đơn giản như đang giởn!

Trở lại với câu chuyện thiếu tiền. Ngày hôm sau về lại khách sạn, tôi lấy hai tờ trăm đô la bỏ vô túi; bước ra khỏi khách sạn thì thấy anh tài xế taxi chở tôi hôm qua đã đợi sẳn.

Chắc quí đọc giả thắc mắc là vì sao tôi đem theo hai tờ trăm đô la? Một tờ để trả tiền thiếu, còn một tờ thì để xài ngày hôm đó.

Sau khi chạy một vòng trả tiền sòng phẳng cho các bars, quán ăn, người cho tôi thiếu; tôi tự hứa với mình là sẽ không để chuyện như vậy tái diễn nữa.

Tôi không thể sống ỷ y vào chuyện ở hiền nên gặp lành được!

*

Sau khi nghỉ việc ở Thái Lan, tôi bay về Việt Nam.

Đã chơi thì chơi cho tới bến!

Nói vậy cho oai một chút, chứ khi về nhà với cha mẹ thì tôi chỉ là một thằng con trai ngu khờ, đuổi ruồi không bay!

Mẹ tôi ở bên Mỹ, nhưng năm đó về Việt Nam thăm cha tôi. Về tới Việt Nam thì mẹ tôi ngã bịnh, vì vậy từ Thái Lan tôi về Việt Nam để sắp xếp, tính chuyện "hộ tống" mẹ tôi trở về Mỹ.

Khi mẹ tôi ở Saigon thì có cặp vợ chồng bạn của em gái tôi thường xuyên ghé thăm và chăm sóc sức khỏe cho mẹ tôi. Cặp vợ chồng này lanh lẹn, tháo vát, xông xáo theo lối sống của người Saigon. Thấy họ đối xử tốt với mẹ tôi (gần như thay mặt anh em tôi lo lắng, chăm sóc sức khoẻ cho mẹ tôi) thì tôi đối xử tốt lại với họ. Người chồng lớn tuổi hơn tôi nên tôi coi như một người anh, còn người vợ thì bằng tuổi em tôi nên tôi coi như một người em trong gia đình.

Khi có dịp rảnh, tôi mời gia đình họ đi ăn nhà hàng, đi khu vui chơi Đầm Sen, đi chơi bowling - một trò chơi mới phổ biến ở Saigon lúc đó, đi uống cà phê, nghe nhạc, v.v...

Gần ngày tôi về lại Mỹ, hai vợ chồng có mời tôi tới nhà ăn cơm trưa.

Tới nhà họ, tôi cởi giày (boat shoes) để trong cửa, đi chân không trong nhà, ngồi bệt dưới đất ăn một bữa cơm khá thịnh soạn. Khi đang ăn thì người chồng nhìn ra phía cửa một cách chăm chú, rồi bất ngờ buông chén bước tới cửa cầm chiếc giày của tôi lên. Anh ta đưa tay vô rút tờ một trăm đô la dưới đáy giày ra. Anh ta là ảo thuật gia? Không! Đó là tiền tôi để trong giày. Có lẽ tờ trăm đô la để dưới đáy giày ló lên nên anh chồng nhìn thấy nên tới lấy ra. Thiệt là quá tinh mắt!

Hai vợ chồng hỏi vì sao tôi để tiền trong giày như vậy. Tôi thú thật là tôi để tiền dưới đáy giày từ bên Thái Lan, để phòng khi rỗng túi và tránh kẻ gian móc túi khi đi lòng vòng Saigon. Tôi đã từng là nạn nhân bị móc túi nên cẩn thận dấu tiền phòng thân. Tôi không đem quà cáp khi tới nhà họ ăn trưa, sẵn thấy hai vợ chồng chuyền nhau coi tờ trăm đô la, tôi biếu họ một cách tế nhị là tặng một trăm đô cho hai đứa con của họ ăn kẹo.

Mẹ tôi mặc dù đang bịnh nhưng không muốn về lại Mỹ với tôi. Trước ngày rời Việt Nam, tôi gởi một số tiền khá lớn (khá nhiều tờ trăm đô la) cho hai vợ chồng người bạn của em tôi và nhờ họ đưa lại dần cho mẹ tôi tiền mua thuốc men hay nếu cần thì trả tiền bệnh viện.

Chuyện gì đến, đã đến! Mẹ tôi không nhận được số tiền tôi gởi hai vợ chồng đó và họ cũng không còn liên lạc hay giao tiếp với gia đình tôi. Đây là chuyện "Tái Ông Mất Ngựa"; chuyện có phần tế nhị, nên tôi xin miễn kể về chuyện này.

Lòng tin và sự giáo dục mà tôi biết thì - Giữa người có của và người lấy của thì tội của người có của nặng hơn tội của người lấy của. Vì sao? Người có của đã tạo ra cái lòng tham cho người kia! Đây hoàn toàn là tội và lỗi của tôi!

*

Về lại Oakland, California đi làm.

Nói là đi làm nhưng phần nhiều khi về trụ sở thì hãng gởi tôi đi học tu nghiệp. Thời gian đi học thì vui vẻ, nhẹ nhàng và thoải mái vì không có trách nhiệm của công việc.

Mỗi chiều thứ sáu, tôi từ Oakland đi xe điện BART (Bay Area Rapid Transit) xuống San Jose ở chơi với anh bạn. Tối Chủ Nhật thì anh bạn chở tôi ra trạm xe điện Fremont để đi về lại Oakland.

Khuya tối Chủ Nhật, sau khi anh bạn thả tôi trước trạm BART Fremont, tôi bước vào mua vé chuyến xe BART cuối lúc mười hai giờ đêm. Trạm xe vắng queo như chùa Bà Đanh. Đêm khuya Chủ Nhật mà!

Móc bóp ra lấy tiền bỏ vào máy bán vé, cái bóp trống trơn! Những tờ tiền của tôi bỏ tôi đi từ lúc nào mà tôi không hay biết; chúng nó từ biệt tôi mà không một lời từ giã! Nhìn quanh, trạm xe điện trống trơn. Người bán vé cũng không? Làm sao đây? Lúc này chưa có điện thoại di động để gọi anh bạn của tôi. Tôi có hai đường lựa chọn - một là chờ mười lăm hay hai chục phút rồi gọi điện thoại công cộng "thiếu" (collect) cho anh bạn ra đón tôi. Hai là tôi sẽ ngủ trên ghế đá ở trạm xe BART chờ đến sáng rồi tính sau.

Có một điều là tôi thường ỷ y và tin rằng tôi ở hiền nên hay gặp lành và theo số Tử Vi thì tôi thường được quí nhân phù trợ. Đứng sớ rớ trước máy bán vé năm bảy phút thì quí nhân của tôi từ đâu hiện ra trong thân xác một người Mễ trẻ.

Kiên nhẫn chờ anh ta mua vé xong thì tôi lên tiếng.

- Tôi không có tiền. Anh làm ơn mua cho tôi một cái vé về Coliseum Oakland được không?

Tôi không nhớ là tôi đã nói tiếng Mỹ, tiếng Mễ hay tiếng Việt với anh ta.

Không biết anh Mễ có hiểu hay không, nhưng anh ta đưa mắt nhìn tôi từ đầu đến chân; rồi không nói, không rằng gì hết anh ta móc mấy đồng tiền nhàu nát trong túi quần ra bỏ vào máy mua cái vé đưa cho tôi.

Cầm vé trong tay tôi mừng hết biết, nhưng tôi không quên cám ơn anh ta. Cả hai chúng tôi lên cùng toa xe. Một đoàn xe dài nhiều toa mà chỉ có hai người chúng tôi đi. Chúng tôi ngồi đối diện với nhau ngay cửa ra vào. Sau khi ngồi xuống, anh Mễ móc túi áo lấy ra một tràng hạt Mân Côi rồi nhắm mắt, tay vừa lần, miệng vừa lẫm nhẫm cầu nguyện hay đọc Kinh.

Xe chạy ghé một vài trạm, có người lên kẻ xuống, nhưng toa chúng tôi ngồi thì vẫn chỉ có hai người chúng tôi. Tôi ngồi nhìn anh Mễ nhưng đầu óc thì miên man suy nghĩ người phàm mắt thịt như tôi đâu biết nhiều khi người trước mặt mình là bồ tát hay thiên thần hiện ra cứu giúp chúng sanh, nhân loại. Họ có thể hiện ra dưới muôn ngàn hình dáng, nam nữ, nghèo giàu, sang hèn, tùy duyên mà cứu độ.

Anh Mễ này giúp tôi giữa đêm khuya thì chắc chắn là một vị bồ tát hay thiên thần.

Mười lăm, hai chục phút trôi qua, thấy anh Mễ vẫn còn nhắm mắt, cầu nguyện/đọc kinh, lần tràng hạt; tôi từ từ rút chân ra khỏi giày, đưa tay xuống rút tờ trăm đô la lên cầm trong tay. Chắc quí đọc giả thắc mắc là vì sao tôi không dùng tờ trăm đô la đó để mua vé xe BART. Có hai lý do, thứ nhứt máy bán vé chỉ nhận tờ hai mươi đô la trở xuống; thứ nhì vì an toàn cho bản thân, trong trạm xe vắng đêm khuya tôi không muốn tạo ra cái lòng tham để cho người khác phạm tội. Một trăm đô la là số tiền lớn.

Tiếng loa vang lên báo tin xe sắp ghé trạm San Leandro (một trạm trước trạm tôi xuống ở Coliseum), anh Mễ mở mắt ra, cất tràng hạt vào túi, đứng lên bước tới cửa đứng chờ. Tôi đứng lên theo. Trong tay cầm tờ trăm đô la, tôi đưa ra bắt tay chào từ biệt và cám ơn anh ta.

Thấy cồm cộm trong tay khi tôi để lại tờ trăm đô la, anh Mễ nhìn lòng bàn tay rồi cất tiếng.

Tôi không biết là xe vào trạm thắng lại hay lời nói của anh Mễ làm tôi thiếu điều té ngửa. Tôi phải lấy tay vịn thành ghế để lấy lại thăng bằng. Khi nhìn lại thì anh Mễ đã rời xe và đi mất rồi.

Tôi không nhớ là anh Mễ đã nói với tôi tiếng Mễ, tiếng Mỹ hay tiếng Việt.

- Anh có phải là thiên sứ Thượng Đế gởi đến để thử tôi không? Tôi hết tiền rồi! Tối nay tôi không biết làm gì và sẽ đi về đâu! Cám ơn anh nhiều!

Thiên sứ hay quỉ sứ chắc tôi phải chờ Thượng Đế xét rồi phán! Nhưng lúc đó lòng tôi lâng lâng hạnh phúc.

Ai ơi gắng ở cho lành,

Kiếp này chưa đặng, để dành kiếp sau!

Cánh Chuồn Chuồn

Giáng Sinh 2014

Ý kiến bạn đọc
29/11/201711:04:57
Khách
Lơ mơ. Tơ ngơ. Bơ bơ...
Nên thơ!
09/03/201516:10:28
Khách
Great humor. From my personal experience, Hispanic Catholics who practice their faith are kind, generous, and helpful even when they themselves are poor, and down and out. They give frrom what they have ( not just from their surplus.)
06/03/201504:57:39
Khách
Bài viết hay nhưng đọc xong lại cảm thấy buồn buồn trong cách cư xử giữa người Việt với người Việt. Riêng tui và bà xã có đi du lịch qua Thailand 1 lần trong khoảng chừng 1 tuần lễ có nhận xét dân Thái đa số hiền lành, thật thà,.. ngoại trừ một số ít cũng láu cá nhất là dân buôn bán nhỏ ở thủ đô Bangkok. Hình như nhờ dân họ mộ đạo (Phật giáo là quốc giáo)?.
Cám ơn tác giả. Mong đọc bài viết sau.
03/03/201523:35:52
Khách
Cánh Chuồn Chuồn ơi, bài viét hay lắm! Người Mỹ có câu "PAY IT FORWARD"...Mình nhận ơn ai không nhất thiét phâi đền ơn cho người đã làm ơn cho mình, mà mình có thể làm ơn cho một người khác như một hành động trả ơn. Tôi rất thích đọc những bài viết có hàm ý của bạn.
THỊNH HƯƠNG
02/03/201519:12:00
Khách
Mễ sao biết tiếng Việt??????????
01/03/201516:14:06
Khách
Quá là hay
28/02/201522:22:24
Khách
Cam on tac gia, bai viet that hay, song gan 50 trai nghiem 2/3 doi nguoi, minh nhan ra rang, neu minh that su can su giup do of nguoi khac, thi dung bao gio ngan ngai nhan su giup do tu nhung nguoi chua quen, boi vi minh cung se lam lai nhu vay doi voi nhung nguoi can su giup do neu minh co the lam duoc cho ho khi can.
24/02/201505:34:56
Khách
tấm lòng anh Mễ thật là bao la
24/02/201504:18:56
Khách
Xuất sắc.
Cảm ơn tác giả
TNBX
23/02/201518:04:18
Khách
Hay, có ý nghĩa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,614,607
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến