Hôm nay,  

5 Năm Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ

02/02/201500:00:00(Xem: 10823)

Tác giả: Anthony Hưng Cao
Bài số 4451-15-29851vb2020215

Tác giả đã nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2010. Ông là một nha sĩ hiện hành nghề tại Costa Mesa, đồng thời cũng là người soạn ca khúc và hăng hái tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng.

* * *

Thắm thoát đã gần 5 năm trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in những ngày đầu tiên khi Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ mới được thành lập. Bên hiên của nhà hàng Mon Ami, dưới tàng cây hoa giấy nở rộ, một số văn nghệ sĩ đã có mặt trong buổi ra mắt tuy đơn sơ nhưng ấm tình nghệ sĩ, đúng như tên gọi của một tổ chức vừa mới được ra đời trong thời điểm đó: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ.

Trong buổi ra mắt CLB Tình Nghệ Sĩ, có sự hiện diện của 3 sáng lập viên là Nhạc sĩ Anh Bằng, Nhà văn Việt Hải và cá nhân chúng tôi, Cao Minh Hưng. Tham dự trong buổi ra mắt còn có sự hiện diện của Nhạc sĩ Lam Phương, Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, Ca nhạc sĩ Diệu Hương, Ca nhạc sĩ Nam Lộc, Ca sĩ Paolo, Nhạc sĩ Đinh Trung Chính, Ca nhạc sĩ Hạnh Cư, Giáo sư Song Thuận, Thi sĩ Khiếu Long, Hoạ sĩ Lê Thúy Vinh, Thi sĩ Quỳnh Giao, Nhà văn Dương Viết Điền, v.v.

Mục đích của CLB Tình Nghệ Sĩ được đề ra từ ngày đầu thành lập là đoàn kết các văn nghệ sĩ ở hải ngoại trong việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam ở hải ngoại đồng thời nâng đỡ và phát triển các tài năng trẻ, song song với việc tham gia các sinh hoạt đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam.

Từ ngày đầu thành lập đến nay, với mục đích này, CLB Tình Nghệ Sĩ đã nổ lực không ngừng nghỉ trong việc thực hiện những Tuyển Tập Văn Học Nghệ Thuật Hải Ngoại hàng năm với bài viết của những tác giả đã thành danh cũng như các cây viết trẻ yêu thích bộ môn văn học nghệ thuật và hội họa. CLB Tình Nghệ Sĩ cũng đã giúp tổ chức một số chương trình ra mắt sách của nhiều tác giả ở khắp nơi. Trong lĩnh vực âm nhạc, mặc dầu thiếu thốn về tài chính, nhưng CLB Tình Nghệ Sĩ đã tổ chức các buổi Thi Tuyển Giọng Ca Hay để giúp khám phá những tài năng mới cho vườn hoa âm nhạc ở hải ngoại.

Song song với những buổi tổ chức ra mắt sách, CLB Tình Nghệ Sĩ cũng đã tự thực hiện hoặc phối hợp với một số tổ chức bạn để thực hiện một số quyển sách nhằm vinh danh các văn thi sĩ đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam như Tuyển tập "Mừng Thinh Quang 90", "Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Dưới Mắt Nhìn Của Bạn Bè", "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút", v.v. Nhà văn Việt Hải là người đã miệt mài bỏ nhiều thời gian và công sức để đứng ra thực hiện các dự án sách này với việc kêu gọi các bạn bè, các văn thi sĩ ở khắp nơi viết bài và gửi bài về tham dự.

Ngoài 4 quyển Tuyển Tập do CLB Tình Nghệ Sĩ thực hiện, còn có thêm 4 CD chung với các nhạc phẩm của các nhạc sĩ trong CLB Tình Nghệ Sĩ với các chủ đề như "Quê Hương và Tình Yêu" (CD chung số 1), "Em & Anh - Kẹo Hồng" (CD chung số 2), "Hương Thời Gian" (CD chung số 3) và "Niềm Nhớ" (CD chung số 4).

Chương trình "Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ Talk Show" do cá nhân chúng tôi thực hiện trong nhiều năm qua trên làn sóng TV 57.8 cũng đã giúp các văn nghệ sĩ giới thiệu nhiều chương trình sinh hoạt trong các lĩnh vực âm nhạc và văn học nghệ thuật đến với nhiều khán giả đồng hương Việt Nam cũng như tạo một nhịp cầu để các văn nghệ sĩ có dịp chia sẻ với khán giả về những hoạt động trong các lĩnh vực của mình đến với khán giả ở khắp nơi.

Một trong những sinh hoạt của CLB Tình Nghệ Sĩ đã gây tiếng vang và mang tên tuổi của CLB Tình Nghệ Sĩ đến với cộng đồng người Việt ở khắp nơi là sự ra đời và phát triển của Ban Hợp Ca CLB Tình Nghệ Sĩ.

Nhìn lại lịch sử của nền âm nhạc Việt Nam, chúng ta thấy có sự xuất hiện của một số ban hợp ca gắn liền với những giai đoạn lịch sử. Trước năm 1975, chúng ta có những ban hợp ca nổi tiếng như Ban Hợp Ca Thăng Long với các giọng hát chủ lực như Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Hoài Trung, Thái Thanh và Thái Hằng; Ban Hợp Ca Tiếng Tơ Đồng do Nhạc sĩ Hoàng Trọng thành lập cũng như trong giới sinh viên học sinh, có Đoàn Văn Nghệ Nguồn Sống do Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát thành lập và hướng dẫn, v.v.

Sau biến cố năm 1975, theo dòng người Việt tị nạn cộng sản bỏ nước ra đi tìm tự do, chúng ta có một vài ban hợp ca được thành lập và sinh hoạt trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại như Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi, Ban Tù Ca Xuân Điềm, v.v. Ban Hợp Ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ tuy ra đời sau một vài ban hợp ca khác, nhưng với sự dìu dắt hướng dẫn của những nhạc sĩ dày dặn kinh nghiệm đi trước như Nhạc sĩ Anh Bằng, Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, v.v. cộng với tấm lòng nhiệt tình của các anh chị em trong Ban Hợp Ca của CLB Tình Nghệ Sĩ, ban hợp ca đã có những bước tiến đáng kể và đã nhận được sự quý mến và đón nhận của cộng đồng Việt Nam ở khắp nơi, đặc biệt là ở quận Cam, thủ phủ của người Việt tị nạn.

Nhân đây, tôi cũng xin nhắc lại về sự ra đời của Ban Hợp Ca CLB Tình Nghệ Sĩ. Sau khi bản nhạc "Vùng Lên Cứu Nước" được sáng tác xong vào năm 2011, tôi nhờ đôi song ca Lan Hương và Xuân Thanh hát để thâu bản nhạc này. Sau khi thâu bản nhạc xong, hai anh chị đề nghị hát bài này trong chương trình của Hội Đền Hùng sau đó. Trong lần đầu tiên trình diễn, ban hợp ca chỉ có một vài người là anh Vũ Hùng, anh chị Lan Hương - Xuân Thanh, chị Mindy Hà, chị Ninh Thuận và cá nhân chúng tôi. Không ngờ sau khi trình diễn xong, chúng tôi đã nhận được nhiều tràng pháo tay từ khán giả. Có hai vị quan khách đến gặp tôi ngay sau đó và cho biết họ hoạt động trong các hội đoàn trong cộng đồng và mời chúng tôi tham dự hai chương trình của họ vì thích bài hát mà chúng tôi vừa mới trình diễn xong. Đó là điểm khởi đầu cho Ban Hợp Ca của CLB Tình Nghệ Sĩ được cá nhân chúng tôi chính thức thành lập. Sau đó để tiện việc tập hợp và tập dợt cho các anh chị em chuẩn bị cho các chương trình mà chúng tôi được mời sau đó, những bài hát mới cho ban hợp ca cũng đã được ra đời sau đó để phù hợp với chủ đề của các chương trình mà Ban Hợp Ca của CLB Tinh Nghệ Sĩ được mời tham dự.


Trong khuôn khổ của bài viết này, thật khó mà có thể kể ra hết tất cả các chương trình mà Ban Hợp Ca của CLB Tinh Nghệ Sĩ đã tham dự hoặc đứng ra tổ chức trong suốt 5 năm qua. Chúng tôi xin điểm qua sơ lược một vài chương trình mà Ban Hợp Ca đã tham gia.

Trong những chương trình văn hóa xã hội, Ban Hợp Ca của CLB Tình Nghệ Sĩ đã có mặt trong các chương trình Hội Chợ Tết, Diễn Hành Tết của cộng đồng, các chương trình bảo tồn văn hóa của Hội CLB Hùng Sử Việt, buổi lễ khánh thành Tượng Đức Thánh Trần, các buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ Vu Lan, chương trình Giáng Sinh, Năm Mới, v.v. do các đài TV tổ chức hàng năm. Trong các chương trình thiện nguyện, Ban Hợp Ca CLB Tình Nghệ Sĩ cũng đã góp mặt trong các chương trình gây quỹ cho các nạn nhân của cơn bão Sandy, Đạị Nhạc Hội "Cám Ơn Anh", chương trình Hội Bạn Người Cùi, những buổi tiệc gây quỹ của cộng đồng, tham gia văn nghệ trong các chiến dịch vận động ghi danh bầu cử, v.v.. Đặc biệt trong các chương trình văn nghệ đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho quê hương Việt Nam, mọi người thường thấy những tà áo dài đồng phục của Ban Hợp Ca CLB TNS xuất hiện, từ những chương trình đốt nến cho Tự Do và Nhân Quyền cho quê hương Việt Nam, yểm trợ tinh thần cho các giáo dân, các dân oan, đến các buổi văn nghệ đấu tranh và yểm trợ tinh thần cho các nhà đấu tranh trong nước, cho các bạn trẻ sinh viên như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, hay cho Nhạc sĩ Việt Khang, v.v.

Chúng tôi cũng muốn chia sẻ những sinh hoạt "phía sau hậu trường" mà chỉ có những người trong cuộc mới biết hết những tấm lòng nhiệt tình, những hy sinh của các anh chị em trong Ban Hợp Ca của CLB Tình Nghệ Sĩ. Cứ vào mỗi Chủ Nhật cuối của tháng, các anh chị em trong Ban Hợp Ca tập hợp lại để tham gia một buổi tập dợt. Thường thì buổi tập này để chuẩn bị cho các bài hát sẽ được trình diễn trong các chương trình kế tiếp. Những bài hát được các anh chị phụ trách trong Ban Văn Nghệ như anh Hạnh Cư, chị Thanh Thanh, anh Châu Hiệp và cá nhân chúng tôi giúp tập dợt cho các anh chị em từng nốt nhạc, từng câu hát, từng động tác phụ họa cho lời nhạc, v.v. để giúp các anh chị em trong Ban Hợp Ca sẵn sàng cho các buổi trình diễn sắp tới. Ngoài ban hợp ca, trong thời gian gần đây CLB Tình Nghệ Sĩ còn phát triển thêm các bộ môn múa, kịch, fashion show, v.v.

Hầu như cuối tuần nào, Ban Hợp Ca của CLB Tình Nghệ Sĩ cũng được mời tham dự các chương trình văn nghệ của cộng đồng, của các Hội đoàn hoặc những chương trình do chính CLB Tình Nghệ Sĩ tổ chức. Có những cuối tuần, các anh chị em trong Ban Hợp Ca phải chạy đến 2-3 nơi để tham gia các chương trình vì không muốn phụ lòng Ban Tổ Chức mặc dầu đôi khi Ban Điều Hành của CLB Tình Nghệ Sĩ buộc lòng phải từ chối một số chương trình vì sự trùng hợp giờ giấc. Đôi khi các anh chị em phải ăn qua loa những ổ bánh mì, không kịp nghỉ ngơi để kịp đến nơi trình diễn. Những buổi tập dợt cũng không thiếu những giọt mồ hôi và nước mắt. Ví dụ như trong màn nhạc cảnh "Vì Sao?", các diễn viên trong vai đoàn biểu tình như anh Bình Trương và chị Phi Loan phải chịu những cú đánh bằng dùi cui của những tên "công an" và vì khi diễn tập quá nhập vai, nên những lúc té cũng làm cho các anh chị bị trầy sước chân tay. Trong một màn hoạt cảnh khác dựa theo bài hát "Lời Nguyện Cầu Đêm Noel", "cô dâu" Thúy Quỳnh cũng phải rơi nước mắt nhiều lần khi tập và trình diễn cảnh chia tay người mẹ già đang đau bệnh để cam chịu cảnh lấy chồng xa xứ để có tiền giúp cho gia đình, v.v.

Tuy bận rộn cho các chương trình văn nghệ, nhưng các anh chị em trong Ban Hợp Ca luôn gắn bó, chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong quá trình tập dợt và thỉnh thoảng Ban Điều Hành vẫn tổ chức những chương trình sinh hoạt cho các anh chị em như chương trình mừng sinh nhật chung mỗi 3 tháng, chương trình countdown vào cuối năm hay những chương trình du ngoạn, v.v.

Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ cũng có sự tham gia sinh hoạt của các văn nghệ sĩ ở một số chi nhánh trong các thành phố lớn có đông người Việt như San Diego, San Jose, Houston và các quốc gia khác như Úc, Đức (Châu Âu), và sắp tới đây là chi nhánh ở Canada.

Năm năm, một chặng đường tuy không dài lắm, nhưng CLB Tình Nghệ Sĩ đã để lại dấu ấn trong nền văn học nghệ thuật ở hải ngoại bằng sự nhiệt tình và tinh thần hy sinh dấn thân phục vụ cho cộng đồng và cho quê hương Việt Nam.

Những tuyển tập văn học nghệ thuật qua bài viết của những ngòi bút của các thế hệ khác nhau, những CD giới thiệu những nhạc phẩm mới của các nhạc sĩ sáng tác ở hải ngoại cũng như những bài hát trong dòng nhạc đấu tranh cho quê hương mà Ban Hợp Ca của CLB Tình Nghệ Sĩ đã trình diễn trong các chương trình văn nghệ suốt 5 năm qua, v.v. chắc chắn sẽ lưu lại cho những thế hệ mai sau được biết thêm về một chặng đường lịch sử mà người Việt tị nạn của chúng ta đã đi qua. CLB Tình Nghệ Sĩ hãnh diện đã góp phần vào công việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt ở hải ngoại, như trong lời bài hát "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc" mà các anh chị em thường hay hát trong các buổi sinh hoạt "cùng chung tay dựng xây văn hóa, cho tương lai tiếng Việt của ta mãi vươn cao tựa ngàn tiếng ca...".

Con đường phía trước còn đòi hỏi nhiều vất vả, hy sinh, nhưng chắc chắn các anh chị em trong Ban Hợp Ca của CLB Tình Nghệ Sĩ vẫn tiếp tục cất cao tiếng hát, tiếp tục thắp sáng ngọn lửa đấu tranh cho đến ngày quê hương Việt Nam được Dân Chủ, Tự Do, Nhân Quyền.

Anthony Hưng Cao

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,357,880
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến