Hôm nay,  

Chuyện kể của người "cho mượn lỗ tai"

23/01/201510:27:00(Xem: 12764)

Bài số 4443-14-29843vb5012215

Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết mới của cô.
***

Chuyện Mở Đầu
Phòng tang lễ đậm mùi nhang. Từ chỗ ngồi, một góc nhỏ nơi hàng ghế cuối, tôi có thể nhìn thấy toàn bộ khung cảnh. Hai hàng ghế trên cùng là người nhà của T, với đồ tang trắng. Các hàng ghế sau, chừng vài ba chục người, có lẽ bà con và bạn bè, đa số mặc đồ đen. Hai đứa con của T, đeo khăn tang, chạy loanh quanh, vô tư cười đùa. Chúng hãy còn quá bé để biết nỗi buồn đau mất mát quá lớn lao nầy.
T đã nhắm mắt xuôi tay, buông bỏ sự đời. Hình hài T đang nằm trên kia. Tôi biết T đã được trang điểm, mà trang điểm như thế nào thì tôi không thể hình dung, vì không bao giờ tôi nhìn khuôn mặt của người đã ra đi.
Tôi khe khẻ bước ra ngoài. T ơi, mình đến thăm bạn như thế nầy thôi nhé! Mình không muốn lên chỗ bạn nằm. Mình muốn, đọng lại trong trí nhớ và trái tim mình là hình ảnh T khi còn sống. Phần mình, mình sẽ dặn dò người thân, rằng đừng để ai nhìn thấy khuôn mặt mình lúc mình đã ra đi.
Khuôn viên nhà quàn rộng thênh, râm mát bóng cây, vắng lặng. Dưới đất, lác đác những chiếc lá khô thỉnh thoảng lăn tròn theo chiều gió. Trên cao, vài sợi mây trắng yên lặng trong bầu trời trong xanh. Xa tít đằng phía tây, một đám mây nhỏ hình cái nấm lấp lóa ánh nắng chiều vàng.
T ơi, sao lại chọn cái chết như thế hở bạn hiền? Có phải bạn quá mệt mỏi để sống tiếp? Có phải bạn không chấp nhận, thỏa hiệp được với nghịch cảnh? Hay bạn không đủ mạnh mẽ để đối phó?
Không dưng tôi nghĩ, phải chi tôi dành chút thời gian trò chuyện với T, biết đâu T đã nói gì đó với tôi, biết đâu T sẽ nhẹ lòng? Ừ, biết đâu?
T và tôi cùng sống trong một khu apartment. Nhà chúng tôi đối diện nhau. Chúng tôi vẫn thường gặp nhau, chào hỏi nhau. Thỉnh thoảng rảnh rỗi, chúng tôi dừng lại trò chuyện, đủ biết sơ nhau về công việc và gia đình. Ừ, phải chi T được ai đó cho mượn cái lỗ tai? Và biết đâu T đã không tìm đến cái chết?

Câu chuyện thứ nhất
MỘT CUỘC DẠO CHƠI
1.
- Chào cô Một! Cô khỏe không? Hôm nay cô ra ngoài nầy sớm hơn mọi lần?
- Tàm tạm. Cám ơn em. Tôi ra đây sớm để đợi em. Em ngồi trò chuyện với tôi được không?
- Dạ được ạ. Em rất thích nghe cô nói chuyện ạ.
Với ánh mắt buồn thăm thẳm, cô Một bắt đầu, giọng trầm xuống:
- Như em đã biết, cuộc đời tôi là một bi kịch...
Cô ngưng lại. Lắc đầu. Vài tia nắng len lỏi qua kẽ lá, đậu hờ hững trên vai cô.
- ... Rồi... bây giờ tất cả như đã bão hòa. Đặc quánh. Tôi đã sẵn sàng mọi sự. Có nghĩa là... nếu bây giờ, ngay giây phút nầy, tôi đươc ra đi...- Cô gật gù- Ừm, được hay bị? Tiếng Việt mình thật phong phú ha? Thôi thì sao cũng được; bỏ qua cái dzụ "được" hay "bị" đi cho đơn giản cuộc đời. Nếu bây giờ, ngay giây phút nầy...Tôi ra đi, thật nhẹ nhàng và êm ái. Vậy là rất tuyệt vời cho tôi.
- ...
Khu Nursing Home thật yên tịnh. Thỉnh thoảng vài chiếc xe chầm chậm vào ra. Đa số họ là những người có thân nhân đang sống ở đây. Họ đến thăm và ra về. Tôi cũng đến đây thăm bố tôi và sắp về. Đâu đó trên dãy hành lang vắng vẻ, vài người già đang tha thẩn đẩy cái walker, chầm chậm, cẩn trọng từng bước chân.
- Cuộc đời tôi là một bi kịch, thấm đẫm nước mắt. Rồi giờ đây, mắt tôi đã cạn khô, ráo hoảnh... thậm chí đôi khi tôi thèm vài giọt chỉ để khóc cho chính mình, cho vơi bớt nỗi lòng, cũng không vắt ra được. Ừ, mà thôi! Có nghĩa gì đâu? Phải không em?
- Dạ...
Cô chợt thở dài:
- Sắp tròn bốn mươi năm rồi đó em.
- Bốn mươi năm?
- Ừ! Bốn mươi năm... Cơn lốc xoáy!
- Dạ...
- Bi kịch đời tôi bắt đầu từ cơn lốc xoáy đó! Cơn lốc xoáy kinh hoàng của lịch sử đã xảy ra! Nó điên cuồng cuốn đi mọi thứ! Nó điên cuồng hủy diệt biết bao điều tốt đẹp, biết bao giá trị vật chất lẫn tinh thần. Và hàng triệu người đã bị thổi tung vào cát bụi mịt mù. Hàng triệu người đã bị ném lên tận chốn lam sơn cùng cốc, chướng khí nặng nề. Hàng triệu người bị quẳng vào đại dương hung hãn sóng gió, cướp biển, đói khát, chết chóc...
- Dạ...
Cô thở dài:
- Vậy là... sắp tròn bốn mươi năm rồi đó em. Bốn mươi năm. Bi kịch của cả một dân tộc, và cũng là bi kịch đời tôi.
- Dạ.
- Em à... Chuyến tàu đó chật kín người. Tôi và ba người bạn thân. Trong hành trang của chúng tôi, thứ quan trọng nhất là thuốc ngừa thai và quần áo rách, và lọ nghẹ tẩm dầu hôi. Có nghĩa là chúng tôi sẵn sàng chấp nhận chuyện kinh hoàng kia... Bọn chúng tôi, đen đúa và hôi hám, vẫn không thoát được đám quỷ dữ đội lốt người. Không biết bao nhiêu lần, bọn hải tặc đã dày vò, hành hạ thân xác chúng tôi. Chúng tôi trần truồng và đầy thương tích...
- ...
- Thân phận của người Việt Nam chúng ta sau cơn lốc xoáy, hẳn em đã biết? Có lẽ đó là nỗi thống khổ tột cùng của kiếp người.
- Dạ...
- Dù sao, tôi vẫn còn may mắn hơn biết bao người trên con đường vượt biển. Tôi đã được đặt chân trên đất nước nầy. Rồi tôi đã bắt đầu mọi thứ với thân xác và tâm hồn tơi tả. Tôi đã bắt đầu bằng những bước chân trong những đêm tuyết rơi trắng xóa để đến trạm xe bus. Tôi đã từng nín thở, chạy hụt hơi vì sợ ai đó đang rượt đuổi sau lưng. Đêm đêm, tôi thường bị những cơn ác mộng vật vã hành hạ. Cũng may là tôi không có phút giây nào để nghĩ đến bản thân mình. Bốn giờ sáng mỗi ngày tôi đi làm. Tôi lao vào việc kiếm tiền. Tôi đã làm rất nhiều nghề để kiếm tiền, từ việc chui vào thùng rác lựa ra những thứ có thể bán được, đến việc đi lau chùi nhà; từ việc rửa chén trong nhà hàng đến việc bỏ báo. Rồi hễ gom được một món tiền lớn là tôi đi mua hàng gửi về quê nhà giúp đỡ gia đình. Đó là mục đích, là mộng ước, là niềm vui của tôi.
- Dạ...
Cô chợt mỉm cười, nụ cười rất kỳ lạ, nụ cười không buồn không vui.
- Rồi tôi lấy chồng, sinh con. Các con tôi không bao giờ biết được hành trình tìm tự do của mẹ chúng. Tôi muốn các con tôi tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tràn đầy tình yêu thương và hơn hết thảy là sự bình an. Tôi muốn hành trang vào đời của các con tôi là những năm tháng tuổi thơ tinh khôi trong trẻo. Tôi không muốn các con tôi bị ám ảnh về hình ảnh người mẹ hoảng loạn với thân xác rách mướp, hơi thở mỏng manh như tơ nhện trước gió, bẹp dí sau cơn say mồi của lũ thú dữ. Cũng như, tôi đã không muốn cha mẹ, anh chị em tôi biết được những thùng hàng tôi gửi về hàng tháng là sự đánh đổi như thế nào.
- Dạ...
Cô im lặng hồi lâu. Cắn môi. Nhìn đâu đó trên bầu trời chiều. Vẻ tiều tụy già nua hiện rõ trên khuôn mặt chồng chất những bước chân thời gian.
- Ủa, hình như tôi đã kể em nghe chuyện nầy nhiều lần rồi phải không?
- Dạ... nhưng không sao ạ... Em vẫn thích nghe cô kể ạ.
- Ừ! Thì nghe! Rồi một bi kịch khác. Chồng tôi... Ông ấy...
- ...
- Ông ấy nghỉ hưu... về Việt Nam chơi...
- Dạ ...
- Ông ấy lấy vợ trẻ.
- ...
- Ông ấy đã ở hẳn bên ấy!
- ...
- Ông ấy ngụy biện với lý do rằng... tôi đã không còn nguyên vẹn khi làm vợ ông ấy...
- ...
- Tôi bị sốc nặng... Tôi như khùng khùng điên điên. Rồi tôi bị té ngã trong buồng tắm... Rồi tôi vào đây để khỏi làm phiền con cái. Tôi giấu kín mọi điều. Tôi không muốn các con tôi buồn. Tôi không muốn dâu rể tôi chê cười.
- ...
- Tôi yêu cầu ông ấy giấu kỹ chuyện vợ con của ổng ở bển. Nhưng rồi không hiểu sao, chúng cũng biết. Tôi đã quá mệt mỏi để vượt qua bi kịch nầy. Em ơi, tôi muốn chết quách đi cho rồi.
2.
- Chào cô Một! Cô khỏe không ạ?
- Tàm tạm. Bố em khỏe không?


- Dạ, bố em rất khỏe. Cám ơn cô. Hôm nay em tới sớm để chuyển phòng cho bố.
- Tại sao?
- Dạ, bố em muốn được ở cùng phòng với người cùng đơn vị của bố ngày xưa.
- À, ra vậy. Chúc mừng bố em. Giờ em phải về?
- Dạ, nhưng nếu cô không phiền, em muốn ở chơi với cô một lát ạ.
- Ồ, tuyệt lắm! Tôi bây giờ dư thừa thời gian. Tôi rất thèm có ai đó để trò chuyện, tâm sự. Được nói chuyện với em, tôi vui lắm. Chỉ sợ phiền em. Tôi hiểu những người trẻ ở đây rất thiếu thời gian.
- Không sao ạ. Theo em nghĩ, thời gian sẽ không bị thiếu nếu mình biết sắp xếp.
- Tuyệt. Vậy thì em ngồi xuống đây. Tôi rất cần em.
- Cô ơi, em rất vui vì được cô kể chuyện đời cô cho em nghe.
- Hôm qua tôi đã kể với em tới đâu rồi?
- Dạ... Ông ấy về Việt Nam...
- À... tôi nhớ rồi... Các con tôi, dâu rể tôi đã biết chuyện ông ấy. Cũng may, chúng không đặt nặng vấn đề. Chúng đều rất ngoan, hiếu thảo, lễ phép. Cũng may...
- Dạ... em có đọc đâu đó rằng, trên đời nầy không ai được tất cả, và cũng không ai mất tất cả.
- Ừ, có lẽ vậy.
- Cô ơi, cô có thể kể chuyện vui của cô cho em nghe được không. Chẳng hạn tuổi học trò của cô...
Cô Một vỗ hai bàn tay vào nhau kêu rõ to:
- Ồ! Tuổi học trò! Đúng rồi! Hồi đó vui lắm! Bữa nào em thiệt rảnh, ngồi với tôi, tôi sẽ kể em nghe! Vui lắm!
Cô cười, tiếng cười chợt dòn tan, trẻ trung. Đôi mắt cô chợt sáng bừng trong khoảnh khắc.
- Người ta vẫn gọi đó là tuổi thần tiên, phải không cô?
- Đúng vậy! Tuổi thần tiên. Vui thiệt. Biết bao nhiêu là chuyện.
- Em nghe bố em nói: "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò".
Cô cười to:
- Quỷ ma nhằm nhò gì. Theo tôi thì, thứ nhất là học trò đó. Tôi cũng nghịch dữ lắm à nghen.
Ánh mắt cô xa xăm. Một khoảng lặng:
- Ừm... Thật ra... nói một cách công bình, đời tôi không hẳn hoàn toàn là bi kịch em à.
- Dạ.
- Hình như tôi đã không công bình khi bi kịch hóa đời tôi. Thật ra... tôi đã từng có những giây phút vô cùng hạnh phúc em à.
- Dạ...
Nét mặt cô bừng sáng:
- Ví dụ những buổi chiều mát rượi ngày xưa xa lơ xa lắc, tôi và người ấy ngồi bên nhau trước hiên nhà, cạnh đó là luống hoa cúc vàng nở rộ. Chúng tôi, hai người trẻ, chập chững yêu nhau. Chúng tôi chỉ ngồi bên nhau, mà sao lòng vui tràn trề. Chúng tôi chỉ vài lần ngập ngừng nắm tay nhau, mà sao hạnh phúc tràn trề. Ừm, thực ra thì người ấy nắm tay tôi, còn tôi, chỉ biết để yên bàn tay mình trong bàn tay người ấy, run rẩy. Rồi...Em biết không, lần nọ, người ấy hôn vội lên má tôi. Ngộ ghê! Chỉ một lần thôi... mà nụ hôn đó đi suốt đời tôi mỗi khi tôi đau buồn, nhắm mắt lại, nhớ về, để vơi bớt nỗi niềm. Tôi nghĩ, rất may mắn là người ấy chỉ dừng lại ở đó, một nụ hôn, trên má tôi. Để tôi có một tình yêu sáng trong trẻ thơ, êm đềm hạnh phúc.
Vẻ sung sướng, cô đưa tay xoa nhẹ bên má, đôi má gầy gò với nhiều nếp gấp và nhiều đốm nâu mà thời gian đã gửi lại. Dường như nụ hôn xưa kia vẫn còn in dấu trên đó. Ánh mắt cô lấp lánh niềm vui tươi trẻ.
- À, còn nữa, một buổi trưa nọ, tôi đến nhà người ấy để mượn sách học, cũng là một cớ để được gặp người ấy. Rồi người ấy đưa tôi về. Con đường làng buổi trưa hôm ấy râm mát bóng cây. Gió nhè nhẹ quấn tà áo tôi. Tay tôi, vừa giữ tà áo, vừa giữ quai nón, khép nép đi cạnh người ấy. À, hồi đó, mỗi khi ra đường, tôi thường mắc áo dài trắng, cũng là đồng phục của nhà trường. Tôi còn nhớ, lúc đó tôi ước gì con đường cứ dài thêm ra, dài mãi... đến vô tận.
- Ôi chao! Dễ thương quá cô ơi!
Nụ cười của cô càng sáng rỡ:
- Ừ, dễ thương lắm em à. Đến nỗi... con đường hôm ấy, màu nắng hôm ấy, hương gió hôm ấy, hàng cây hôm ấy... vẫn đọng mãi trong tôi.
- Người ấy của cô giờ ở đâu?
- Giờ ở Việt Nam, đang sống với vợ trẻ.
- Ủa? Vợ trẻ? Sao vẫn là vợ trẻ?
- Ừ! Sau khi ổn định cuộc sống, tôi đã liên lạc được với người ấy. Rồi tôi đưa người ấy sang đây. Người ấy là chồng của tôi đó, là ông ấy đó.

3.
- Chào cô Một. Cô khỏe không ạ?
- Khỏe re. Cám ơn em. Bố em khỏe không?
- Dạ bố em rất khỏe ạ.
- Em vào thăm bố mỗi ngày như vậy, bố vui lắm đó. Em là đứa con có hiếu. Em là người tốt.
- Dạ, cám ơn cô. Bố em cần em mỗi ngày chỉ là để nghe bố kể chuyện.
- Chuyện cổ tích?
- Dạ không, chuyện đời bố. Bố kể hoài mà vẫn chưa hết đó cô. Bố nói, chỉ cần em ngồi lắng nghe bố kể, là bố vui. Mà bố vui thì bố khỏe.
- À... Hèn chi... Hèn chi từ bữa nói chuyện với em, lòng tôi nhẹ hẳn.
- Dạ...
- Em biết không, hổm rày tôi chợt nghiệm ra rằng cuộc đời chỉ là một cuộc dạo chơi.
- Cuộc dạo chơi? Ồ! Hay quá! Em rất thích cách so sánh của cô.
- Ừ, cuộc đời mỗi người, đơn giản chỉ là một cuộc dạo chơi, phải không em? Chỉ là một cuộc dạo chơi thôi mà- Cô cười nhẹ, nụ cười an nhiên tự tại- Cuôc dạo chơi trên con đường tròn. Mỗi một bước chân ta đang đi cũng là mỗi một bước chân ta đang trên con đường trở về, phải không em? Có ai may mắn bước đi thong dong, bình an suốt cuộc hành trình ấy? Con đường có thể thử thách bàn chân ta với những con dốc lởm chởm đá nhọn, hoặc khúc sông cuồn cuộn sóng dữ? Có thể lúc nào đó, trên đầu ta, trời nổi cơn sấm sét bão giông? Và còn nhiều thách thức khác nữa...
- Dạ...
- Mà thôi, dù sao tôi cũng gần trở về khúc cuối của con đường. Có gì đâu. Chỉ là một cuộc dạo chơi thôi mà. Tuy nhiên, cuộc dạo chơi có lúc vui lúc buồn, có lúc hạnh phúc, lúc khổ đau, khi ảm đạm khi tươi sáng, phải không em?
- Dạ...
Trên cao, bầu trời vẫn xanh, xanh mênh mông và độ lượng. Từng đàn chim đang bay về tổ của chúng đâu đó trên những tán cây rộng.
- Ừ, khúc cuối con đường sẽ thấy lòng nhẹ thênh. Ta thong thả bước, không vội vàng gấp gáp. Có điều nầy, hình như sau khi nói ra được với em, tôi cảm thấy như trút bỏ cả gánh nặng. Cám ơn em nhiều lắm.
- Dạ, không có gì ạ... Em cám ơn cô đã cho em niềm vui được chia sẻ với cô.
- Và trên hết thảy, giờ đây tôi cảm nhận được hạnh phúc.
- Hạnh phúc?
- Ừ, hạnh phúc. Em biết không, đến giờ phút nầy trái tim tôi vẫn ấm nóng yêu thương. Lòng tôi vẫn rưng rưng khi nghe chim hót, khi ngắm những bông hoa, khi nhìn lên bầu trời cao rộng. Em biết không, có những điều mình tưởng là cho đi, thực ra mình đã nhận lại được rất nhiều. Ngộ ghê, từ trong những cuộc trò chuyện với em, tôi bỗng nhận ra điều đó, ví dụ như, thuở tôi chân ướt chân ráo trên đất nước nầy, nếu không có tình yêu thương gửi gắm qua những thùng hàng gửi về quê nhà, làm sao tôi có thể vượt qua được những cơn bão tuyết giá lạnh chốn quê người, hay những ác mộng kinh hoàng hằng đêm. Phải, chính lòng yêu thương đã giúp tôi bước đi mạnh mẽ, để hôm nay, tôi ngồi đây, thảnh thơi vui sống. Hình như ai đó nói, nursing home là thiên đường của người già trên đất Mỹ. Riêng tôi, chỗ nầy là bậc thềm để tôi nghỉ chân trước khi tôi trở về nơi chốn ấy. Rồi tôi sẽ thảnh thơi ôm nắng, gối mây mà mơ mộng, thảnh thơi hít thở hương gió thơm lành, thảnh thơi nhớ về những kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào. Và rất vui vì ngẫm lại, thấy mình đã sống không đến nỗi nào.
- Dạ, em cũng nhận thấy điều đó. Cô đã làm được nhiều điều kỳ diệu trong cuộc dạo chơi.
Cô Một lại cười, nụ cười tỏa sáng niềm vui:
- Không kỳ diệu gì đâu em, chỉ chút xíu thôi. Rất cám ơn em đã bỏ thời gian, ngồi đây với tôi. Lắng nghe tôi.
- Không có gì ạ. Câu chuyện của cô sẽ là những kinh nghiệm cho nhiều người khác, ngay cả em đây, để hoàn tất tốt đẹp cuộc dạo chơi. Giờ em phải về. Mà, trời lạnh rồi đó cô. Em đẩy cô về phòng nhé.
- Cám ơn em. Tôi mong em tiếp tục cho những ai cần "mượn lỗ tai của em". Tôi nghĩ, rất nhiều người cần đến em đó.
- Dạ, cám ơn cô.
Tịnh Tâm

Ý kiến bạn đọc
27/10/202100:16:32
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis online</a> cialis without a doctor prescription
21/02/202121:18:05
Khách
cholorquine <a href=https://chloroquineorigin.com/#>hydroxychloroquine aralen</a> chloroquine phosphate medicine
29/08/201811:53:27
Khách
ĐỌC BÀÌ NẦY LÀM MÌNH XÚC ĐỘNG QUÁ :MÌNH BUỒN DA DIẾT ĐỒNG THỜÌ HỌC THÊM Ý NGHÍÃ CUỘC ĐỚÍ .CÁM ƠN TÁC GIẢ
24/01/201504:47:30
Khách
Bài viết hay lắm! Xin cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,036,167
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến