Hôm nay,  

Ngày Tháng Khó Quên

21/01/201500:00:00(Xem: 13121)

Tác giả: Nguyên Phương
Bài số 4442-14-29842vb401915

Tác giả là một cựu viên chức hưu trí tại Little Saigon. Với nhiều bài viết đặc biệt, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ.

* * *

Gần đây một video clip ngắn đăng tải trên youtube với lời giới thiệu "....được lan truyền một cách nhanh chóng, chỉ trong hai ngày đã có tới hơn 10 triệu người xem. Tác giả là Josh Paler Lin. Lin nói rằng anh đã bí mật làm một thử nghiệm để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi "chuyện gì sẽ xẩy ra nếu đưa tiền cho một người vô gia cư"".

Câu chuyện xẩy ra thật bất ngờ và cảm động, từ nghi ngờ khi người vô gia cư vào một tiệm liquor và đi ra với một bịch đen trên tay, hồi hộp theo rõi xem ông ta làm gì. Cảm động khi thấy ông ta đã dùng tiền đó để mua thực phẩm và chia sẻ cho những người đồng cảnh với ông và ông đã kể lại hoàn cảnh đáng thương của ông ta, bố dượng bị ung thư, tiền chi phí cho bảo hiểm quá lớn, ông ta mất việc, căn nhà phải bán và ông trở thành vô gia cư....

Câu chuyện này gợi cho tôi nhớ tới một người đàn ông mà tôi đã quen trong quá khứ.

Trong một lần đi làm thiện nguyện tôi đã gặp ông. Ông ta thật it nói, ông lặng lẽ gói những gói quà, trịnh trọng trao đến tận tay những người vô gia cư, với một ánh mắt đầy trìu mến như muốn nói lên một tâm sự gì, ông vuốt đầu những em nhỏ một cách thân thương.

Trong suốt ngày hôm đó ông không ngừng tay trong mọi công tác khuân vác, chuyển đồ đạc lên, xuống xe... Tình cờ tôi lại được xếp đi trên chiếc xe của ông lái. Bản tính tôi cũng ít nói nên gần như suốt cuộc hành trình chúng tôi chỉ lặng lẽ suy tư. Đến cuối ngày tôi chào và ngỏ lời cám ơn ông cho cuộc hành trình dài trong ngày hôm đó.

Về nhà tôi vẫn bị ánh mắt nặng trĩu buồn của ông ám ảnh. Sau đó một thời gian trong một buổi gây quỹ cho chùa, tôi tham dự và gặp lại ông ta.

Trong không khí ồn ào của buổi tiệc ông vẫn ngồi im lặng như chìm đắm trong một cõi xa vắng.....

Sau một thời gian khá lâu do một sự tình cờ ông lại cùng tu học trong một đạo tràng với tôi. Sự tình cờ nối tiếp nhau hình như đến để cho tôi được biết nguyên nhân của ánh mắt u uẩn của người đàn ông. Qua những mẩu tâm sự, tôi được biết những ngày tháng khó quên, những ngày tháng đau thương của ông.

Trước đây khoảng hơn 10 năm, ông cũng như bao nhiêu người thành công khác, có nhà cửa, có vợ, có một cô con gái bé bỏng thật xinh. Rồi kinh tế đi xuống, hãng ông làm đóng cửa, ông nộp đơn rất nhiều chỗ nhưng vẫn không nơi nào nhận ông. Dịp may mà ông chờ đợi hình như còn xa lắm.

Tiền thất nghiệp hết, số khách làm nail của vợ ông cũng giảm dần, tiền mang về không đủ cho bà mua sắm quần áo. Thấy vợ lạnh nhạt và thường đi, về không có giờ giấc, ông rất buồn, nhưng đành vậy thôi, ông bắt đầu bị bệnh, một bệnh mà bác sĩ không tìm ra, người ông tím bầm lên như người bị đòn, bác sĩ không tìm ra bệnh và kết luận là ông bị tress.

Vợ ông thường có những buổi đi về thất thường, ông cũng không giám hỏi, chỉ lặng lẽ lo việc nhà và lê gót đến sở thất nghiệp để mong tìm việc. Thời gian trôi, tiền nợ nhà không thanh toán nổi, nhà bị xiết, gia đình ông phải vào ở trong một shelter. Nhưng shelter không phải là một cái khách sạn, mỗi sáng họ cho ăn sáng rồi phải đi ra ngoài đi kiếm việc làm, để đến chiều tối quay trở lại ăn tối và giang sơn chỉ là một khoảng trống đủ để trải tấm vải xuống ngả lưng, có những hôm về trể, mọi chỗ đều đã có người chiếm, gia đình ông phải nằm cạnh cầu tiêu, đêm về tiếng giựt nước làm cho ông mất ngủ. nhưng đó vẫn không phải là điểm đáng ngại bằng mỗi sáu tháng lại phải tìm cho ra một shelter khác để xin vào. Vào dịp lễ cũng có những nhà hảo tâm đến phát quà, đồ chơi cho trẻ con....


Khi ấy con gái ông đã ba tuổi, nỗi lo ngại cho việc đi học của con làm ông càng lo lắng thêm, người ông gầy dộc đi, bệnh ông nặng thêm, không có bảo hiểm, không có việc làm, ông phó mặc cho định mệnh. Ông đi xin phụ cấp nhà cửa để cho con có một chỗ nương thân ổn định. Danh sách chờ dài dằng dặc, không biết chờ đến bao giờ.

Họa vô đơn chí, một ngày nọ vợ và con ông đã không trở lại shelter vào buổi chiều, có lẽ bà vợ chịu không nổi cảnh đọa đầy bên người chồng không có nhà cửa, không có việc làm, phải chuyển từ shelter này qua shelter khác. Từ đó ông trở thành một người không nhà cửa, không gia đình. Anh em ở xa và ông cũng không muốn nhờ vả. Cứ như thế sống một cuộc sống vô vọng, ông nộp đơn xin làm bất cứ việc gì để có tiền dù ít để trả tiền share phòng.

Ông đã dấu đi bằng cấp để xin một chân bồi bàn trong một tiệm phở, tiền vừa đủ cho ông share một căn phòng và ăn uống. Một hôm ông đang dọn bàn, một ông khách vỗ vai ông reo lên:

- Tuân, ông nhận ra tôi không, Vũ đây.

Vũ là một đồng nghiệp của ông ở sở cũ.

Ông giật mình quay lại, mừng tủi giữa khách hàng và người bồi bàn, nhưng Vũ đã đánh tan sự ngỡ ngàng bằng thái độ vui vẻ.

- Tôi tìm ông mấy tuần nay, hên quá hôm nay gặp ông ở đây. Ông về làm resume gấp, hãng tôi đang làm cần một người có bằng cấp như ông, mai tôi ghé lại lấy resume của ông để đưa cho phòng tuyển người.

Ông có mơ không? Cấu vào tay mình một cái thật mạnh để biết đây là sự thật tuy rằng kết quả chưa biết ra sao. Khi đang tuyệt vọng trong sự tìm kiếm việc, lời nói của Vũ như một tia nắng trong trời thu.

Sau khi nhờ Vũ nộp bản resume ông hồi hộp chờ đợi, qua bao nhiêu thất vọng, niềm tin của ông gần như lịm tắt.

Cuối cùng thì ngày ấy cũng đến ông được gọi đi phỏng vấn, và được nhận vào làm.

Cuộc đời lại mở rộng vòng tay chào đón ông, ông lại được sống lại cuộc đời của một người đi làm việc.

Nhưng mất mát lớn nhất của ông là vợ và con ông, không biết giờ này họ phiêu bạt nơi nào. Ông có ý tìm kiếm và mong vợ trở về để ông được ôm đứa con gái bé bỏng của ông vào lòng, được hôn lên chiếc má phinh phính của cô bé và được nghe cô bé gọi tiếng "daddy".

Sự tìm kiếm không còn hy vọng, ngày tháng qua mau, giờ đây con gái ông đã ở vào tuổi "teen" và chắc đang ở một tiểu bang nào xa xôi.

Một mình trong căn nhà rộng nhưng ông không hề nghĩ đến việc tìm một người đàn bà khác. Ông chỉ sống như một cái bóng, là một thiền sinh Phật tử, chìm đắm trong sự tìm hiểu Phật pháp. Ông thường chạnh lòng nghĩ đến những ngày qua để thương cho những người không nhà, biết đâu họ cũng gặp cảnh khổ như ông đã gặp

Đó chính là những lý do khiến tôi thường thấy ông trong những buổi làm thiện nguyện nhất là những buổi giúp cho những người không nhà.

Ông kết luận:

- Hoàn cảnh nào cũng có thể xẩy đến cho mình. Cuộc đời luôn luôn thay đổi, mình sẽ không bao giờ tìm được những gì tuyệt đối như mình mong muốn, tôi chỉ biết chấp nhận mọi chuyện đến với mình không than trách hay oán hờn và cố gắng làm những gì để phần nào giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình mà thôi.

Nguyên Phương

Ý kiến bạn đọc
26/01/201517:26:27
Khách
Cuộc đời thật khó mà lường trước được! Cám ơn tác giả Nguyên Phương đã chia sẻ một câu chuyện rất " thật" trong xã hội ngày nay!
23/01/201506:34:18
Khách
Đọc xong bài này thấy buồn vì thái độ của người vợ .
Nhưng cũng xin chúc mừng ông đã đón nhận được ấnH sáng cuối đường hầm .
Cám ơn tác giả
22/01/201504:21:07
Khách
Nói ổnglên FB tìm thử coi. Lâu quá rồi, không biết bả còn là vợ mình nữa không, nhưng đứa nhỏ vẫn là con của mình chớ! Chúc ông may mắn trong viẹc tìm lại đứa con thân yêu.
22/01/201500:53:19
Khách
Xin cám ơn quí vị Việt Lê, Nguyên, Nguyên Vũ đã đọc bài viết và chia sẻ cảm tưởng.
Vâng như một câu nói mà tôi rất thích "tôi không thể thay đổi được hướng gió nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buổm của tôi để đến nơi tôi đã định".
21/01/201517:26:47
Khách
Cảm thấy đời mình còn may mắn hơn nhiều người.
Cám ơn tác giả.
21/01/201517:02:57
Khách
Cám ơn tác giả Nguyên Phương đã chia sẽ đến với mọi người một câu chuyện rất " thật" trong xã hội hiện nay. Đời người ai cũng có lúc thăng trầm...qua cơn mưa trời lại nắng hay sẽ chìm sâu vào vũng lầy khó ai biết được? Cái khó là sự chấp nhận thực tế và giữ mình sống trong chánh đạo lúc sa cơ thất thế. Lời kết luận của ông ...thật là hay. Chúc ông sẽ tìm lại hạnh phúc bên cháu bé và luôn được mọi sự bình an.
21/01/201513:43:03
Khách
Đọc bài này vào buổi sáng thật là tuyệt, hôm nay sẽ cố làm được một việc thiện. Cám ơn tác giả Nguyên Phương.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,361,013
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến