Hôm nay,  

Để Sống Đời Đáng Sống

16/01/201500:00:00(Xem: 12299)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 4439-14-29839vb601615

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới với hình ảnh trong phim “Unbroken”

* * *

blank
"A moment of pain's worth a life time of glory". Một câu nói đáng nhớ trong phim "Unbroken"

Như đã định, tôi bỏ ra ngày thứ sáu, sau ngày Giáng Sinh, để đi ra rạp xem cuốn phim mới trình chiếu "Unbroken" do nữ tài tử nổi tiếng Angela Jolie đạo diễn.

Sỡ dĩ tôi chọn xem cuốn phim này vì nó dựa vào cuộc đời thật của một phi công trẻ bị bắt làm tù binh thời Mỹ Nhật còn chiến tranh.

Mới đây tôi có được xem lần phỏng vấn lão anh hùng này trên TV và thấy là Angela lấy làm tâm đắc với cuốn phim này lắm và kính mến ông cựu tù binh này như một người thân của mình. Mà tôi chắc là sau khi xem cuốn phim ai cũng dành trọn mối cảm tình kính mến đối với ông như vậy. Riêng tôi, cuốn phim đã gây xúc động cho tôi nhiều lần vì tôi cũng đã từng bị lao tù khổ sai trong trại tù như ông nhiều năm sau 75 và đã nhiều lần vượt biển tìm Tự Do.

Vì bị chứng đi tiểu nhiều lần để khỏi phải làm phiền người ngồi xem kế cận và bị mất đi những đoạn trong phim, tôi phải "thủ" theo một cái vỏ chai nhựa để khi phải "làm cái chuyện chẳng đặng đừng" đó! Và xin vô phép nói nhỏ là tôi đã sử dụng cái vỏ chai nhựa đó tại… tại chỗ rất nhiều lần trong khi xem phim đúng như tiên liệu!

Theo như nội dung phim thì tựa đề "Unbroken" xin được phỏng dịch là "Bất Khuất", thì mình nghĩ chắc cũng không sai. Tên sĩ quan Nhựt trưởng trại tù tàn bạo, dã man đến cách mấy cũng đã không bẻ gãy được ý chí của ông trước sự kính phục của bạn đồng tù đối với ông và cả tên trưởng trại.

Ai có bị sống trong cảnh tù đày khổ sai mới thấy thương cảm với số phận người tù và khâm phục ý chí của một con người dũng cảm, "uy vũ bất năng khuất" này.

Ngay khi vào đầu phim, trong khi khuyến khích tập luyện cho em trai, là ông, trở thành một vô địch chạy điền kinh, người anh của ông đã có nói một câu nói đáng cho tôi ghi nhớ là "If you take it, you make it!", xin tạm dịch là "Có gan lì thì việc sẽ thành" và sau đó thêm một lời nhắn nhủ vàng ngọc khác nữa cho ông là: "A moment of pain's worth a life time of glory",, xin được dịch thoát là: "Chịu nằm gai nếm mật thì sẽ có ngày cả đời được vinh quang."

Cuốn phim được dàn dựng chu đáo, sống thực từng chi tiết, các tài tử diễn xuất vượt trội, của đạo diễn lột tả được cá tính và con người của từng nhân vật trong phim. Phải nói là khó có chỗ nào chê được.

Xem phim mà tôi bỗng chạnh lòng nhớ tới những năm tháng trong trại tù khổ sai và những lần vượt biển tìm cái sống trong cái chết khiến tôi thấy thật là bồi hồi, nhiều lần không kềm được xúc động.


Đối với riêng tôi, cuốn phim và cuộc đời của người anh hùng bất khuất này đã tạo được trong tôi niềm hãnh diện là mình đang được sống trong Tự Do vì tôi đã chịu đánh đổi nhiều năm gian khổ, mất đi cả tuổi xuân và đã nhiều lần liều chết để tìm một cuộc đời đáng sống cho mình.

Dù chưa phải chịu lênh đênh trên biển cả hơn bốn mươi ngày như ông nhưng tôi cũng đã hơn sáu lần vượt biển để bị bắt lại nhiều lần và gần mười năm bị tù đày nơi địa ngục trần gian trước khi đến được bến bờ Tự Do. Đã có lần tôi tưởng đã mất mạng khi chiếc tàu đánh cá vượt biển ọp ẹp bị bão đánh dồn dập cả đêm sau đó bị trôi dạt vào đảo Phú Quốc rồi bị nhốt trong nhà giam trên đảo hơn nửa tháng để rồi sau đó bị chở về Rạch Giá làm lao động khổ sai hơn một năm.

Dù chưa bị khổ hình và hành hạ tàn ác về thể xác như ông nhưng tôi phải chịu nhiều hình thức hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần trong mười năm mà sự sống còn của tôi cho đến ngày hôm nay là cả một Ơn Phước thật lớn của Bề Trên.

Cảnh người tù phải xúc than, mang than đá trong giỏ sau lưng lên xuống cầu thang xà lan đi làm khổ dịch trong trại tù khổ sai làm tôi nhớ ngay tới cảnh tôi bị đội thúng đan bằng tre chuyền cát liên tục, hết xuống rồi lại đi lên lấy cát trên chiếc ghe chài lớn chở cát cho một công trình xây dựng của bọn chánh quyền địa phương ở trại lao động khổ sai Bà Bèo, so ra không khác cảnh chuyền than trong phim chút nào. Cứ bước cầu thang lên ghe đổ đầy thúng cát rồi xuống cầu thang ghe đến nơi đổ ụp thúng cát thành đống lớn. Liên tục lên xuống từ sáng đến chiều cho đến khi hết cát rồi đến mờ tối về trại giam ngủ qua đêm để sáng hôm sau lại tiếp tục là những người nô lệ cho bọn cai thầu chủ trại tù và cứ như vậy cả gần ba tháng trường.

Còn nhiều hình thức khổ sai nữa mà chúng dành cho những người bị chúng chụp mũ là "phản quốc" nhưng chúng không làm sao ngăn cản được ý chí của họ khi họ đã quyết đi tìm một cuộc đời đáng sống bằng cách vượt biển và vượt biên, trong đó có tôi. Như vậy há chẳng phải là những người ra đi tìm tự do đã chịu "nằm gai, nếm mật", liều chết đi mãi mà không lui để có một ngày được sống một cuộc đời đúng nghĩa và đáng sống trpng tự do đó sao?

Những người đã từng hy sinh tất cả, liều thân đi tìm tự do dù nhiều lần bị bắt, bị tù đày, hay bị thất bại đến bạn sản tán gia mà vẫn tiếp tục đi thì tinh thần của họ cũng là của một chí khí gan thép "Unbroken". Họ đã được thúc đẩy bằng ý chí đi tìm tự do, thà chết chứ không chịu cuộc sống nô lệ của một đàn cừu hầu để mở đường cho gia đình và cho tương lai của con cháu sau này và cho cuộc đời ngày nay cho chính họ mà gia đình đang được hưởng thành quả của ý chí bất khuất đó.

Tinh thần "Unbroken" của người người vượt biên và vượt biển nói riêng và của dân tộc Việt nó chung là đời đời bất khuất.

Regal Cinema, Lacey, sau Noel 2014

Trương Tấn Thành, WA

Ý kiến bạn đọc
17/01/201502:38:29
Khách
Bài viét rất chân thanh! Tôi cũng sẽ tìm xem phim này. Vậy mà Hollywood tư thù gì với Angelina mà chê lên chê xuóng cuón phim này do cô đạo dĩen. Mà lại thổi phồng cái cô Jennifer Ániton, lên. Đúng là Tinseltown , yêu ghét đều có mục đích cả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,114,267
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến