Hôm nay,  

Hạnh Phúc Trong Ta

08/01/201500:00:00(Xem: 10777)

Tác giả: Diệu Hằng
Bài số 4433-14-29833vb5010815

Tác giả định cư tại Mỹ từ 1975, hiện là cư dân Westminster, công chức hồi hưu. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà kể về một tình bạn. Mong bà tiếp tục viết.

* * *

Tối hôm qua nói chuyện với Hà, sáng sớm ngày mai, hai vợ chồng tôi sẽ khởi hành lên thăm bạn. Hà dặn dò rất kỹ lưỡng, nào là mày nhớ đem theo thức ăn để nếu gặp những đoạn đường phải tránh bão lâu sẽ không bị đói, nào là lái xe phải rất cẩn thận, mưa to quá thì phải dừng xe lại đừng vội vã, ôi thôi, trăm thứ dặn dò.

Tuy hai đứa học chung lớp và Hà chỉ hơn tôi vài tháng tuổi nhưng lúc nào cô nàng cũng ra vẻ đàn chị, lo cho em gái. Có lẽ vì Hà là chị lớn của một bầy em, còn tôi thì gần áp út, cha mất sớm được mẹ và các anh chị nuông chiều nên rất đoảng. Khi Hà còn nhỏ đã phụ giúp mẹ chăm sóc cơm nước và lo việc nhà nên có thể đây cũng là những kinh nghiệm giúp cho sự thành công trong cuộc đời bạn tôi sau này.

Chúng tôi qua Mỹ cùng một thời điểm nhưng mỗi đứa định cư một nơi. Nước Mỹ rộng lớn nên những năm đầu chúng tôi không găp mặt nhau mà chỉ liên lạc bằng điện thoại, thật là hạnh phúc khi được tâm sự rồi cười khúc khích với nhau trong những cuộc điện đàm. Mấy đứa con tôi còn nhỏ không nhớ bác Hà, nhưng cứ nghe mẹ nói chuyện "mày, tao" ríu rít, riết rồi chúng nó đều gần gũi với bác Hà dù đã lâu không gặp mặt. Các con tôi khi nhấc điện thoại nghe tiếng Hà là vui mừng gọi: "Mẹ ơi, mẹ ơi, bác Hà, bồ của mẹ nè."

Vì không có người thân bên này, mặc nhiên các con tôi coi Hà là một phần đời sống của mẹ nên các cháu cũng rất trân quý tình bạn của mẹ.

Hà đã cho tôi một tình bạn chân thành, bình dị, không đắn đo, suy tính hơn thiệt.

Tôi chỉ biết bạn mình làm ở một hãng lớn trên San Jose và đi công tác rất nhiều nơi trên thế giới, còn tôi là một công chức nhỏ ở miền Nam Cali. Cho tới khi hai vợ chồng tôi lên San Jose dự đám cưới con gái đầu lòng của Hà, mới biết bạn mình đang ở một căn nhà khang trang trong khu Milpitas. Hơn thế nữa, khi lên phòng ngủ Hà dành cho vợ chồng tôi, tình cờ thấy tấm danh thiếp của Hà trong bàn giấy mới biết bạn mình oai quá, làm "Vice President" cho một hãng điện tử. Hà nói là: "Tao cần gì phải nói với mày công việc của tao vì nó có can dự tí tị nào tới tao và mày trong cuộc sống này đâu." Tuy đã về hưu, nhưng chúng tôi vẫn cứ "mày tao" tíu tít như ngày còn bé.

Có một lần Brian, một trong hai cậu con sinh đôi của tôi đã khuyên mẹ: "Mẹ đừng mày tao vơi bác Hà như thế nữa, thật là rude quá. Mẹ dặn tụi con không được mày tao với ai mà."

Thấy tôi đông con (6 đứa), khi Brian và Chris vừa lên high school, Hà hỏi hai đứa có muốn lên San Jose học không bác sẽ nuôi, hai đứa còn đặt điều kiện: "Bác phải cho tiền tiêu mỗi tuần mới chịu". Bây giờ cả hai cậu sinh đôi đã lập gia đình, tất nhiên Hà và anh Lâm tham dự đám cưới cả sáu cặp, ngược lại vợ chồng tôi cũng thế.

Chúng tôi không kết nghĩa chị em nhưng có một sự ràng buộc rất đặc biệt. Ngày còn nhỏ, gia đình hai đứa đều là công chức nghèo, hạnh phúc đơn sơ nhất là những lần qua nhà Hà buổi trưa được ăn cơm nguội chan nước dưa... chua chua... mặn mặn... mát cổ họng. Những hương vị thanh bạch đó đã không còn nữa, nhưng kỷ niệm và nhớ nhung thì vẫn đầy ắp.

Từ lúc nhỏ, Hà đã rất thông minh và chăm học nên thường có tên trong bảng danh dự. Có lẽ tôi lười học cũng là do Hà chăng, khi nào phải học thi, tôi chỉ học qua loa, thường nhật thì ỷ y đã có Hà cho mình copy rồi.

Một trong những kỷ niệm khó quên mà khi nào quây quần với mấy người bạn cũ tôi đều kể lại cho mọi người cười vui là khi còn ở Tuy Hòa, chúng tôi học toán với thầy Toản, thầy rất nghiêm và khó. Giờ học nào của thầy cũng có vài cặp bị xé vở và đuổi ra đứng ngoài hành lang. Sở dĩ tôi nói vài cặp vì khi nào thầy cũng kêu một tên con trai đi cùng với một tên con gái. Khi kêu đến tôi thầy gọi: "Bà ốc tiêu kia, lên đây giải bài toán này." Tôi bước lên bục gỗ đứng như trời trồng vì nào có biết giải ra sao. Toàn là công lao của Hà đó mà. Thầy đã biết như vậy nên mới kêu tôi lên, thầy quăng quyển vở của tôi xuống đất và dõng dạc phán: "Bà ốc tiêu, bà chỉ biết nắn nót copy cho đẹp mà không biết cái quái gì phải không? Thôi mời bà theo chân ông kia đi." Tôi vội vàng cầm vở bước ra hành lang vui mừng vì vở không bị xé. Trong suốt cuộc đời học toán với thầy Toản tôi chưa bị thầy xé vở bao giờ, có lẽ thầy cũng thương tình cho con học trò ốc tiêu này, mắt lúc nào cũng mở to như ngây thơ dù vô số tội. Còn Hà thì thầy gọi lên, Hà giải bài toán vanh vách. Thầy cầm vở của Hà hơi mỉm cười và nói: "Bà ốc tiêu này khá lắm, bà được ăn mười điểm của tôi ngon như óc chó, bà về chỗ ngồi đi." Cho tới bây giờ, cả hai chúng tôi đều không hiểu tại sao thầy lại bảo 10 điểm là ngon như óc chó. Cả hai đứa đều lăn ra cười và nghĩ chỉ có thầy mới biết câu trả lời. Thầy còn sống ở Việt Nam, cả hai định bụng sẽ viết thư thăm thầy, tiện thể xin thầy giải thích điều này.


Di cư vào miền Trung chưa được bao lâu thì bố tôi lâm bệnh phải vào nằm bệnh viện Nha Trang. Mẹ tôi quyết định dời gia đình về Nha Trang để tiện đường săn sóc bố tôi. Lúc đó tôi chỉ mới học đệ thất trường Võ Tánh. Vì còn quá nhỏ, hơn nữa phương tiện thông tin còn hạn chế nên Hà và tôi đã không còn liên lạc nữa. Nằm bênh viện được mấy tháng thì bố tôi mất, mẹ lúc đó mới 48 tuổi cưu mang một đàn con. Không còn bố nên đươc mẹ nuông chiều, anh Cả tôi vẫn còn làm việc tại Tuy Hòa, sợ tôi ham chơi nên cuối năm đệ ngũ đã bắt tôi trở lại Tuy Hòa để kèm học thi trung học. Thế là cá lại gặp nước, chim lại có đôi, tôi và Hà lại mỗi ngày tung tăng tới trường, chiều lại đi đi về về tâm sự vụn băng qua bãi tha ma mà chỉ sợ khi chỉ còn một đứa phải quay quất nhắm mắt nhắm mũi chạy cho mau về nhà.

Hà và tôi đã bắt đầu trổ mã của tuổi dậy thì, cũng là lúc táy máy tập làm thơ và vào ban hợp ca của trường Nguyễn Huệ vì Hà hát rất hay. Còn có thêm Nhân, một giọng ca nam của trại di cư, ngày ngày lẳng lặng xách đàn theo Đại cô nương và Tiểu cô nương cổ võ và tập hát cho chúng tôi. Đó là những ngày thần tiên ở học đường, một tình bạn êm đềm, trong sáng thuở ấu thơ.

Qua Mỹ, gần hai chục năm, Hà và tôi đều mất liên lạc với Nhân mà chúng tôi gọi đùa là "công tử" xách đàn bảo vệ hai tiểu thơ. Lâu lâu ngồi ôn chuyện cũ, cả hai đứa đều thắc mắc không biết "công tử" giờ ở nơi mô. Nhưng trái đất tròn, nào ngờ Nhân và tôi đều làm công chức tại Orange County và cuối cùng chúng tôi đã liên lạc được với nhau. Tôi vội vàng điện thoại cho Hà và một màn trùng phùng đã xảy ra ngay sau đó. Hà đã từ San Jose xuống, tay bắt, mặt mừng. Nhân là một nhạc sĩ có tên tuổi nhưng không thích đình đám.

Tôi lại bắt đầu làm thơ, Nhân phổ nhạc và Hà thì hát. Bây giờ cả ba đều đã có gia đình, con cháu đầy đàn, ai cũng có một đời sống riêng, nhưng khi có cơ hội gặp nhau thì vẫn là "ta của ngày xưa," đùa giỡn với những tràng cười như pháo nổ.

Từ khi qua Mỹ, tôi chưa về thăm Tuy Hòa để nhìn lại con đường số 6 năm xưa mà mỗi chiều phải có một đứa ù té chạy qua bãi tha ma, trước

khi về tới nhà còn phải qua con đường làng nhỏ với hai hàng tre rậm rạp, rì rào tiếng gió, càng thêm hãi hùng kinh sợ. Tôi chẳng hiểu tại sao người ta không gọi là nghĩa trang cho nhẹ nhàng, có lẽ ở đây không có mộ xây với bia đá đề tên, mà chỉ là những cái mả thấp lè tè. Bây giờ cái bãi tha ma khiếp hãi, từng là một phần kỷ niệm trong cuộc đời ấu thơ của chúng tôi chắc chắn không còn nữa mà đã được thay thế bằng những tòa nhà cao tầng nguy nga. Không biết những linh hồn, xương cốt của các ngôi mộ đó đã trôi dạt về đâu.

Lâu lâu tôi lại ngồi xe đò lên thăm Hà, thỉnh thoảng Hà lại đáp xe đò xuống thăm tôi, dĩ nhiên là có hai ông xã tháp tùng. May mắn là hai ông chồng chúng tôi cũng rất quý nể nhau.

Một hôm chồng tôi nhận một kiện hàng lớn qua UPS, thì ra bạn tôi còn muốn tôi yêu đời hơn nên đã mua cho tôi cái đàn key board mới toanh. Tôi biết làm thơ nhưng nhạc lý thì chả biết tí nào, Hà nói: "Có sao đâu, thì mày ghi tên đi học nhạc là xong ngay. Thư dãn cho tâm hồn nữa." Cây đàn còn nguyên trong thùng, nhưng bước qua năm mới thế nào cũng ráng dành thời gian làm cô bạn tôi vui, nếu sức khỏe cho phép.

Bây giờ cả hai đứa tôi đã cùng về hưu, cùng có những niềm vui gia đình riêng nhưng có một niềm vui chung là còn có nhau trong cuộc đời với đầy ắp ân tình.

Trong đời sống, cả Hà và tôi đều có rất nhiều bạn... bạn học, bạn cùng sở, bạn trên đường đời, dù thân thiết nhưng tôi tin chắc trong tim hai đứa tôi đều dành một ngăn rất đặc biệt cho nhau suốt đời.

Bạn thân mến ơi!

Còn nhiều, rất nhiều kỷ niệm chúng ta đã chia sẻ với nhau trong tình bạn suốt sáu chục năm qua, kể sao cho hết. Hẹn bạn hôm nào dù trên đó hay dưới này, ta làm một ngày tâm sự nữa nhé. Nhân ngày lễ Giáng Sinh và Năm Mới, chúc Hà cùng gia đình những ngày an bình và hạnh phúc.

Noel 2014

Diệu Hằng

Ý kiến bạn đọc
09/01/201504:48:05
Khách
Một bài viết trôi chẩy, dễ đọc, nhưng nội dung đâu có liên quan gì tới đời sống tại Hoa Kỳ, hoặc lập nghiệp tại Hoa Kỳ đâu . Cốt chuyện chủ tâm về kỷ niệm thửo ấu thơ tại Tuy Hoà
08/01/201520:57:34
Khách
Bài viết dễ thuơng, văn rất hay đầy tình cảm chân tình của tuổi học trò...
Tình bạn hiếm quý và cao cả, mong tác giả tiếp tục viết để chúng ta có những bài hay, giá trị và ôn lại một thời áo trắng ngây thơ.
08/01/201520:26:56
Khách
Tiểu thư nói chuyện thật từ tốn, hiền hòa, ý nhị. Cám ơn Diệu Hằng đã thì thầm cho đọc giả một tình bạn chân thành, thắm thiết. Thi sĩ viết văn nghe cũng có chút thơ trong đó!
Hoàng.
08/01/201518:24:58
Khách
"Giai nhân dễ kiếm, tri kỷ khó tìm", chúc mừng tác giả đã có một tình bạn thật đẹp, thật lâu...
Cám ơn và mong bài viết sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,148,799
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến