Hôm nay,  

Tượng Đài, Nước Mắt&Đêm Hoa Đăng

04/01/201500:00:00(Xem: 11945)
Tác giả: Ngô VănThu
Bài số 4430-14-29830vb8010415

Toàn bộ câu chuyện và happy ending của Tượng Đài Tưỡng Niệm Cựu Chiến Binh cuộc chiến Việt Nam tại Austin, Texas, được kể lại bởi tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về NướcMỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas.

* * *

blank
Hình ảnh người lính VNCH đầu vấn băng vì bị thương bên đồng đội Mỹ trong Texas Capitol Vietnam Veterans Monument, khánh thành ngày Thứ Bẩy 29, tháng Ba 2014.

Quốc hội Tiểu Bang Texas đã ban hành nghị quyết lấy ngày 11/11 hằng năm làm ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ thuộc cư dân của TX đã từng tham chiến trên khắp thế giới, trong đó có chiến trường Việt nam. Do đó năm 2013, các cựu chiến binh TX đã tổ chức Ngày Cựu Chiến Binh đầu tiên tại thủ phủ Austin, có diễn hành xe hoa rầm rộ của các đoàn thể, có các trường trung tiểu học tham dự qua phố chính, như một phần tri ơn cha chú của họ đã đáp lời kêu gọi của tổ quốc.

Năm nay 2014, ngày Cựu Chiến Binh Mỹ lại về. Cộng đồng người Việt từ Houston cũng được ban tổ chức mời diển hành lần thứ hai. Bất chấp thời tiết bên ngoài khá lạnh 32oF. Phái đoàn Houston vẫn lên đường với 3 chiếc xe bus 170 người (chưa kể số khác đi xe riêng) về thủ phủ Austin để cùng với cựu chiến binh Mỹ diễn hành. Sau đó phiá Việt nam còn có buổi lễ riêng tại tượng đài Mỹ-Việt trong khuôn viên toà nhà quốc hội, nơi mà tượng đài nầy đã được phía Mỹ khánh thành tháng 6/2013. Mặc dù đã trải qua nhiều năm tháng tranh cãi quanh người lính VNCH bị gỡ xuống thay thế vào người lính Á-châu, khiến bùng nổ lên cuộc tranh đấu của người Việt đòi phải phục hồi lại người lính VNCH trên bệ tượng như ban đầu. Cuộc tranh đấu nhiều gay go, rát bỏng khiến nhiều dòng lệ đã rơi vì uất ức trước cách xử sự ngược ngạo của ủy ban xây dựng tượng đài phiá Mỹ gây nên. (sẽ nói phần sau).

Trời vừa vào thu, bỗng dưng trở lạnh, khí lạnh từ Canada tràn về. Nhưng đoàn người từ Houston không chùn bước vẫn khởi hành lúc 4 giờ sáng để vượt đoạn đường dài 160 dặm lên đến Austin lúc 7:30 sáng. Đến nơi, lộ chính hướng về thủ phủ Austin đã phủ kín người và xe cộ sắp theo thứ tự diễn hành. Đứng giữa đường trống, mọi người co ro, run rẩy vì lạnh, cái lạnh càng tăng, càng rát hơn vì gió thổi với tốc độ 15 20 mph/giờ.

Đúng 10: 00AM, cuộc diễn hành bắt đầu. Tiếng trống tiếng kèn của ban quân nhạc trổi lên như thúc dục, như đưa đẩy đôi chân của mọi người rời điểm đứng, chuyển động cơ thể ngỏ hầu thoát được phần nào cái lạnh. Dọc theo đại lộ, thật cảm động, khi thấy các em học sinh trung tiểu học, đầu mình chân tay trùm kín áo ấm, khăn len, cũng có mặt để vẫy tay chào ông cha chú bác họ đi qua. Cư dân của thủ phủ cũng tham dự khá đông và luôn la to: “Thank you Việt nam, Thank you Việt nam!” Khi phái đoàn Việt nam đi qua, có lẽ vì đây là ngày tràn đầy vinh dự cho họ khi có hàng ngàn người từ xa đến góp mặt chung lòng với họ, tạo nên không khí sinh động cho thủ phủ. Phần các cựu chiến binh Mỹ tuy tuổi đã cao nhưng vẫn còn nhịp bước vững chắc hiên ngang theo đoàn. Hai tuổi đời, hai thế hệ trao nhau, gặp nhau mừng vui trong ngày hội.

Riêng đoàn diễn hành của người Việt quả là đặc biệt, với các bà, các cô trong chiếc áo dài mong manh màu xanh da trời, vẫn ung dung tay nâng đại kỳ VNCH đi diễn hành qua đoạn đường dài một dặm mà không hề được che chở bởi áo lạnh phủ ngoài. Họ là những phu nhân của Hội Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức theo chồng tham dự.

Đoàn diễn hành khi đến ngay toà nhà của thủ phủ Austin thì được rẽ qua hai lối và giải tán, sau đó tập trung lại trong khuôn viên trước toà nhà Quốc hội, vì có buổi lễ vinh danh các anh hùng tử sĩ Mỹ-Việt tại đây. Một ban nhạc đại hoà tấu ước chừng 100 nhạc công, hoà tấu bản quốc ca Hoa-Kỳ và các bản anh hùng ca khác, tạo nên không khí trầm hùng thiêng liêng khiến ai nấy lắng lòng tưởng niệm, bất chấp từng làn gió lạnh rít quanh mình. Sau đó nhiều vòng hoa tưởng niệm được các đoàn thể Mỹ- Việt mang lên đặt trước đài, (đài nhỏ được thiết lập cho buổi lễ).

1:00 chiều buổi lễ kết thúc, ai nấy hối hả vào bên trong tòa nhà Quốc Hội thăm thú các công trình kiến trúc danh tiếng nầy, đồng thời cũng là dịp tránh lạnh trong giây lát.

Ý tưởng dựng tượng từ 2005

Trụ sở Quốc hội Texas là toà nhà đồ sộ toạ lạc trên một khuôn viên rộng 22 mẫu tây. Chung quanh toà nhà đẹp nổi tiếng nhất nhì so với các toà nhà chính phủ và quốc hội của 50 tiểu bang của Hoa kỳ, đã có 17 tượng đài từ khi toà nhà được hoàn thành vào năm 1888, gần 126 năm trước đây, để vinh danh những anh hùng hoặc sự kiện đã đóng góp vào việc thành lập và xây dựng nên tiểu bang qua nhiều thời kỳ.

Tượng Alamo được dựng lên lâu đời nhất năm 1891để vinh danh những anh hùng đánh chiếm thành Alamo lập nên thành Cộng Hoà Texas, rồi đến tượng người lính cứu hoả, quân nhân thời Federation, (liên bang) và lính Tiểu bang (Texas Rangers). 13 tượng còn lại vinh danh những người lính của các trận chiến khác nhau: Thế Chiến Thứ Hai, Chiến Tranh Triều Tiên...

Nhưng đặc biệt một tượng đài vinh danh các cựu chiến binh Texas từng tham chiến tại Việt Nam lại bị bỏ quên, mặc dầu Texas đã có 3,417 tử sĩ trong cuộc chiến và hiện đang còn khoảng 8.000 cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam, trong đó có rất nhiều người đang giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền và Quốc hội Hoa Ky, kể cả Thống Đốc Rick Perry và phó Thống Đốc Davis Dewhurst.

Vinh danh chiến binh Texas từng tham chiến tại Việt Nam

Để bổ túc sự khiếm khuyết nầy, tháng 5/2005, Quốc hội Lưỡng Viện thứ 79 của Texas đã bỏ phiếu phê chuẩn nghị quyết số 36 xây dựng tượng đài để vinh danh các chiến binh Texas từng tham chiến tại Việt Nam. (Texas Capital Vietnam War Monument) Kinh phí dự trù là 1 triệu đô, do tư nhân đóng góp. $500.000 còn lại, ngân sách của Tiểu Bang sẽ có qủy tiếp ứng (Maching fund). Điạ điểm được chọn là khu vườn phía Đông-Bắc của khuôn viên toà nhà.

Một số đông đảo các hội Cựu Chiến Binh và Thương Phế Binh (Purple Heart) Texas và một số đông người Mỹ gốc Việt đã tham gia trong trong việc giúp ý kiến cho điêu khắc gia Duke Sundt thiết kế mẫu tượng, và vận động gây qũy. Hai vị dân cử là Thương nghị sĩ Texas, Juan "chuy" Honojosan, Đảng Dân chủ thuộc vùng phía Nam Corpus Christi là một cựu chiến binh đã từng chiến đấu tại VN và Dân Biểu Texas Wayne Smith đảng Cộng Hoà đại diện vùng Vịnh Texas, thuộc phía Nam thành phố Houston, là những người đã bảo trợ cho nghị quyết xây dựng tượng đài, giữ chức vụ đồng chủ tịch cho công trình nầy.

Dân biểu người Mỹ gốc Việt Hubert Võ được mời làm cố vấn từ những ngày đầu. Một ủy ban xây dựng tượng đài đã được thành lập. Đương kim chủ tịch của Ủy Ban là luật sư Robert Floyd hành nghề tại Austin, với sự tham gia của nhiều hội đoàn Mỹ-Việt.

Ngay từ những ngày tháng đầu được thành lập, Ủy ban đã có nhiều ý kiến khác biệt. Phải mất đến 3 năm, việc thiết kế tượng đài với hình biểu tượng của 5 chiến sĩ, và việc tranh đấu cho hình người lính VNCH cũng đã rất gay go. Tựu chung nhóm cựu chiến binh Texas ủng hộ là nhóm hiểu biết về chiến tranh Việt-Nam và sự có mặt đông đảo của người Mỹ gốc Việt tại Texas. Nhóm đối lập là những người có quan niệm khuynh tả, chống chiến tranh VN. Cuối cùng thì mô hình tượng đài có hình người lính VNCH cũng được hoàn thành và chính thức ra mắt ngày 31 tháng 1 năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân 1968, tại thư viện của cố Tổng Thống Lyndon Jhonson với vị khách danh dự là bà Lyndon Baines Jonson ái nữ của cố TT Jhonson.

Buổi tiệc dưới sự chủ tọa của Thống Đốc Rick Perry và chủ tịch Hạ Viện ông Tom Craddick, Dân biểu Hubert Võ cùng với nhiều chính khách quan trọng, doanh gia và đại diện các hội đoàn Mỹ-Việt.

Sau đó, mô hình tượng đài có người lính VNCH đã được giới thiệu tại Thượng Viện vào tháng 3 năm 2011 và tại Hạ Viện tháng 5 năm 2011. Mô hình nầy còn được luân lưu khắp các phần đất của tiểu bang Texas để gây quỹ.

Từ nước mắt cho Tượng Đài

Công việc gây qũy dù khó khăn nhưng cuối cùng vào tháng 7-2012, số tiền gây được lên tới khoảng $400.000 đô. Ủy Ban xây dựng tượng đài ra quyết định bắt đầu cho xây để kịp hoàn tất vào mùa thu năm 2013 như dự trù. Nhưng thật bất ngờ, không hiểu vì lý do gì giờ chót Ủy Ban xây dựng tượng đài đã đơn phương thay đổi tên (Texas Capital Vietnam Veteran Monument) và mô hình có tượng người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà bị đổi thành tượng người lính Mỹ gốc Á.

Trước sự thắc mắc, chống đối của phía cộng đồng Việt, Ủy ban xây dựng tượng đài chỉ gởi ra một số điện thư giải thích với ông Ken Herman chủ nhật báo Austin American Staterman, rằng: "để vinh danh các chiến sĩ Texas tham chiến tại VN, thì việc thay tượng của người líng VNCH thành tượng người lính Mỹ gốc Á-châu không có gì là sai. Và phía chống đối chỉ là thành phần thiểu số, không quan trọng.”

Theo các nguồn tin bên ngoài, tình trạng đáng tiếc này chỉ là hậu quả của thành tích gây quĩ. Ngân quĩ cho tượng đài trên Austin dự trù một triệu đô la. Việc gây quĩ thu được $500.000 và tiền "tiếp ứng- maching fund" của chính phủ tiểu bang $500.000. Số quyên góp được phần lớn từ phía những người Mỹ có lòng, trong khi số thu từ phía người Việt tại Houston, được quá khiêm nhường.

Trong một buổi họp tại văn phòng ông Robert Floyd chủ tịch ủy ban xây dựng tượng đài diễn ra cũng không kém phần sôi nổi, theo một số người tham dự thì ý kiến của hai phe còn nhiều khác biệt. Phần phát biểu của một số người Mỹ gốc Việt khá sôi nổi. Một nhóm cựu chiến binh Hoa-kỳ đã liên lạc với bà Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF để báo tin. Bà Nancy Bùi đã liên lạc thẳng với ông Ken Herman (chủ báo) để lên tiếng phản đối quyết định đơn phương sai trái nầy. Theo bà Bùi thì:- "Tượng người lính VNCH nói lên chính nghĩa của sự có mặt của người lính Hoa-Kỳ tại Việt-Nam là để giúp Miền Nam VN chống CS và bảo vệ Tự-do. Có người lính VNCH thì sẽ đánh đổ luận điệu cho rằng sự có mặt của người Mỹ trong chiến tranh Việt-nam là một sự xâm lăng".

Ông Ken Herman sau đó đã liên lạc với dân biểu Hubert Võ, Bác sĩ nha khoa Alvin Diệu Nguyễn đang làm việc và sinh sống tại Houston, TX và một số cựu quân nhân Mỹ-Việt để tìm hiểu thêm. Bác sĩ Diệu bày tỏ "Tôi đã góp $1.000 bởi vì tượng đài có hình người chiến sĩ VNCH. Tôi không đồng ý sự thay đổi nầy.”

4 năm vận động

Để bảo vệ hình ảnh người lính VNCH trong tượng đài, một cuộc vận động không mệt mỏi đã được thực hiện.

Dân biểu Hubert Võ và đại diện đông đảo các hội đoàn Cựu chiến binh và thương phế binh Puple Heart Texas cùng một số hội đoàn Việt Mỹ mở một cuộc vận động mạnh mẽ suốt 4 năm trời, với hơn 14.000 chữ ký thỉnh nguyện thư, hơn 600 đồng hương khắp các thành phố San Antonio, Dallas, Fort worth và Houston thường xuyên lên xuống thủ phủ Austin biểu tình xa luân chiến. Hội đồng liên tôn cũng có mặt. Kèm theo còn có chiến dịch cờ vàng vận động, do Dr Dược sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thảo lãnh đạo, đã tận lực vận động cho chính nghĩa của người Việt với chính giới Hoa-Kỳ trong tiểu bang.

Cô Diệu Thảo là người ruột thịt của danh tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn 4 đã tuẩn tiết theo thành ngày 30/4/75. Hình dáng bé nhỏ của cô đứng khóc mùi mẫn bên cạnh Thống Đốc Rich Perry to lớn khi trình bày quan điểm chính nghĩa của cộng đồng trong ngày khánh thành tượng đài, khiến mọi người nao lòng.

Sức mạnh của chính nghĩa gia tăng khi các cựu quân nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu ở Việt Nam nhập cuộc, đòi phục hồi lại hình ảnh người lính VNCH trên bệ tượng. Trong số này có ông Patric M. Reilly. Ông bị thương trong trận tết Mậu Thân 1968 tại An-Hoà, Phú Bài (Huế) khi đơn vị của ông ra tiếp cứu một xe đò chở đầy người Việt chạy giặc bị cộng quân tấn công bắn cháy. Trước cảnh mắu đổ thịt rơi, đơn vị ông đang giúp di tản nạn nhân ra khỏi vùng lửa đạn thì bị cộng sản tấn công bằng một B. 40. Ông và một số đồng đội bị thương. Riêng ông đã để lại một chân trái của mình cho đất nước Việt nam. Ông Patric, với những bước chân đi khập khểnh, đã hết lòng sát cánh tranh đấu cho lẽ phải của người Việt. Bạn của ông là ông Duke Sundt (Artist), một điêu khắc gia nổi tiếng đã tạc ra mô tượng chiến sĩ Mỹ-Việt khánh thành tháng 6/2014 tại thủ phủ Austin cùng đồng hành với ông tranh đấu cho ta.

...tới Đêm Hoa Đăng

Sau cùng, Texas Capitol Vietnam Veterans Monument -Tượng Đài Cựu Chiến Binh (cuộc chiến) Việt Nam- đã được chính thức khánh thành ngày Thứ Bẩy 29, tháng Ba 2014.

Kết quả việc hình tượng người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà trở lại với tượng đài, đọc được trên bài báo "Austin Americian Statesman" phần INSIGHT&BOOKS với tựa đe "ONE SCULPTURE, TWO VISIONS" (tạm dịch, một hình tượng, hai cách nhìn). Đại thể, trên tượng đài người lính VNCH vẫn còn nguyên, (cả trong hồ sơ gốc cũng không thay đổ) chỉ khác trước; đầu đội mũ berets (mũ nồi) nay đầu chít vành băng cấp cứu (vì bị thương). Chung quanh bốn người lính khác. Hai người bảo vệ trận địa, một người gọi máy truyền tin xin di tản, một người cấp cứu, nói lên tình chiến hữu Mỹ-Việt trong chiến tranh Việt Nam không phân biệt màu da, chủng tộc.

Tóm lại, mọi sự thay đổi đôi chút không đánh mất ý nghĩa thiêng liêng là người lính VNCH vẫn còn trên bệ tượng như trước. Và sau cùng, cộng đồng Việt đã có thể hân hoan với đêm hoa đăng 11/11 pháo bông sáng rợp trời tại Tượng Đài Việt Mỹ.

Ngô Văn Thu

Ý kiến bạn đọc
08/01/201516:59:39
Khách
Bài viết hay quá xá . Cám ơn vì bài viết hay .
05/01/201505:38:02
Khách
Bài viết hay quá ! Xin cãm ơn anh Thu đả viết bài nầy. Kính.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,036,614
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến