Hôm nay,  

Vườn Quê Việt Giữa Little Saigon

13/12/201400:00:00(Xem: 26042)
Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 4408-14-29808vb7121314

Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo ngay từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới, một cảnh ngộ bên đường phố Mỹ cho thấy tấm lòng của tác giả.

* * *

blank
Chủ nhân khu nghỉ dưỡng Trường Xuân dâng nhang trước miếu thờ thần hoàng.

Tôi có anh bạn thân làm nghề châm cứu bốc thuốc rất mát tay tên Hùng ở Little Saigon. Hùng người Nam, mặt mũi phúc hậu,đẹp trai, chưa tới 45, nhưng lại thích chơi cây kiểng, đồ cổ, đồ gỗ điêu khắc, chim chóc, đồ sứ, uống trà Tàu như mấy ông già xưa. Bước vào nhà anh như lạc vào một căn nhà gỗ của Nhật, có buồng Phật trang nghiêm hương hoa thoang thoảng, có bàn trà, kệ tủ chưng nhiều tượng gỗ, bình trà Nhật, đồ sứ sành cổ hiếm quí, trên tường treo nhiều bức tranh cổ.

Mỗi lần tới chơi, Hùng thường mời ngồi ghế chơi ngoài sân dưới giàn hoa thiên lý rủ thòng lá xanh bông trắng, bên bụi trúc xanh, tượng Phật bằng đá, hòn non bộ đóng rêu xanh, nước chảy róc rách... Ngồi xuống là thấy tâm hồn êm ả hẳn lại. Rồi mau mắn pha trà mời uống, bộ đồ trà nhỏ xíu, tách nhỏ như hạt mít, mùi trà thơm là lạ.

Sau vườn nhà, Hùng có xây cái thiền thất nhỏ bằng gỗ yên tịnh, sàn gỗ bóng, có bình phong nhỏ gỗ kết tre mây vẽ hình tùng trúc, tượng Phật, bàn gỗ, miếng nệm nhỏ thiền tọa và tấm nệm mỏng dài để khách có thể ngủ lại nếu cần. Tôi cũng có nhiều sở thích giống Hùng nên mỗi lần lái xe qua Bolsa đều tạt xuống Euclid ghé nhà chơi. Ở thủ đô tỵ nạn nguời Việt, dễ gì có khung cảnh vườn Nhật dạo chơi và ngồi hưởng thú trà đạo yên ả như vậy.

Những lúc gần nhau, Hùng hay nhắc chuyện Tàu, nói về nghệ thuật điêu khắc Chàm ở Phanrang sắp mai một mà anh bỏ tiền ra mướn các nghệ nhân nắn tạo để khôi phục lại hầu giới thiệu cho khách Mỹ sau này. Hùng có bạn làm chủ hotel ở biển Phanrang, mỗi lần về nước, ra Phanrang ghé ngủ đó rồi đi làng Chàm lo công chuyện, có lần ghé nhà mẹ tôi ở đường Thống nhất thăm làm quen.

Bẵng đi một dạo, lại nghe Hùng nói về một khu nghỉ dưỡng "có khung cảnh làng quê Bắc việt trước chiến tranh" đang hợp tác với một người bạn mở ở đường Wesminster gần Goldenwest. Ở đó có dịch vụ bắt mạch, cho toa, xông hơi, bấm huyệt, châm cứu cho khách, có phòng trà, bán trà, hàng hóa, thuốc men, chỗ ngồi đánh cờ, ngắm cảnh làng quê Bắc việt, cây đa miếu cổ, hoa đào nở dịp Xuân về... để thả hồn sống lại ở quê hương thuở thanh bình trước chiến tranh. Hùng nói:

- Em muốn cho quí vị cao niên và bệnh nhân có chỗ thư giãn, chữa bệnh, gặp gỡ nhau trong không khí phong cảnh quê nhà. Em sẽ ra bắt mạch, bấm huyệt, xông hơi, bốc thuốc, chữa bệnh, chứ không chữa ở nhà nữa. Mình có thể giới thiệu bán thêm nhiều mặt hàng khác ở đó. Tụi em định 8 tây tháng 12 này khai trương, hôm nào tiện, mời anh qua, em đưa tới xem.

- Sao lại là phong cảnh miền Bắc, mà không miền Nam? Đa số người Việt tỵ nạn sang đây từ miền Nam, thuộc VNCH...

- Miền Nam là đất mới, phong cảnh bằng phẳng, con trâu cục đất, tập quán...giống bên Cambuchia, đâu có gì là bản sắc dân Việt... Em là người miền Nam, nhưng thấy cảnh làng miền Bắc mới thật là quốc hồn quốc túy. Có cây đa, miếu thờ, bụi chuối, lũy tre, hàng cau, quán bán nước chè, dân đàn ông ngày lễ mặc áo the khăn đóng, đàn bà mặc yếm, tóc đuôi gà, áo dài tứ thân... không giống láng giềng bên Tàu, bên Lào, nhìn vô là biết ngay quê hương mình.

Tôi hơi tò mò về cái sáng kiến business có vẻ tài tử của anh bạn nghệ sĩ này, kinh doanh kết hợp nghệ thuật, lại nhắm vào giới cao niên "hưởng tiền già" thì chắc chắc chắn không phải mục đích kiếm tiền làm giàu. Giới trung niên có tiền thì thích vô quán uống cà phê, nghe nhạc, coi đá banh trên tivi. Tuổi trẻ, sinh viên lớn lên bên này thì chắc chắn không mấy thích thú gì với phong cảnh quê hương, nhâm nhi uống trà, vì chẳng có kỉ niệm gì, và trên mạng cũng đã coi hoài các videos, tài liệu, hay hình ảnh VN. Nhưng sáng ngày 1-12 tôi cũng lái qua cho Hùng đưa đi coi. Chạy trên Wesminster về phía tây, qua Olive, Cherry, sắp tới Goldenwest thì ngó bên phải thấy tiệm Trường Xuân, ngay căn đầu bìa góc Cedar, số 7167, bên hông có khỏang đất trống rộng lún phún cỏ xanh, Hùng nói sắp tráng xi măng làm parking.

- Mặt tiền em để bảng Trường Xuân là tên hiệu thuốc, bán thêm nhiều mặt hàng khác, cho khách vào khám bệnh, xông hơi, bấm huyệt, nằm giường massage, mua thuốc... còn muốn uống trà và phong cảnh làng quê thì đi luôn ra sân sau dạo chơi, có vườn và các túp nhà tranh, bụi tre, cây chuối, cây đào, gốc đa, chuồng gà, ụ rơm, miếu cổ. Bên hông tiệm, phía sau parking, cũng có một cửa rộng treo bảng "Quán TRÀ Vietnam" để vào thẳng trong sân vườn.

Tôi vào tiệm thấy phòng khách bên trái trang hoàng cổ kính ấm áp, bàn ghế, chậu cây, hồ cá, bên phải là quầy front desk, với nhiều ngăn kệ gỗ nâu áp tường, chưng bày bình sứ, lọ hoa, bình trà đất sét nung cổ xưa. Đi ra sau, hai bên có các phòng nhỏ để khách nằm, bấm huyệt, châm cứu, xông hơi, phòng bày các mẩu hàng trên mấy tầng kệ gỗ cho khách chọn mua, thuốc sụn cá mập, ong chúa, ngủ ngon...soong chảo, nồi cơm, trà hộp... Ra sau là cả một cái sân rộng, khoảng hơn 200 mét vuông, ở đó đã bầy biện sơ khởi mấy túp lều tranh, bụi chuối, cây đào, đu đủ, khóm tre, chuồng gà, đống rơm cao quá đầu người, vài ba lu nước... Có những bàn tre vuông vức và ghế cây mộc mạc ngồi uống trà trong túp lều tranh hay lộ thiên. Giữa sân là cây đào già sần sùi sắp nở hoa.

Hùng dẫn tôi tới chỉ trong góc vườn cái miếu thờ thần hoàng cổ kính bên gốc cây đa cao hơn 4 thước, có bát hương thắp nhang nghi ngút, đất trước mặt lót các miểng mẻ sành sứ bể, lấy làm đắc ý, tâm sự mất mấy tháng trời mới tìm ra một cái miếu thờ độc đáo như vậy.

Hùng còn nói đang trù tính việc sẽ thuê thêm đất trống kế bên mở rộng hơn, để đủ diện tích tạo nên khung cảnh một làng quê kiểu miền Bắc. Tôi biết Hùng đã bỏ ra nhiều thì giờ đọc sách, tham khảo, không hẳn vì mục đích kinh doanh, mà có lẽ do tâm huyết, sở thích. Với vẻ tự tin về dự án đang làm, anh thao thao nói:

- Ai muốn hưởng các dịch vụ, hay mua sắm ở đây phải vô membership. Năm đầu tiên, em tính 1000 khách hàng đầu tiên chỉ đóng 1$ membership, sau số đó là 50$. Có membership thì mua thứ gì ở đây đều đuợc bớt 20% trên giá mọi mặt hàng, gạo, thức ăn, thuốc dược thảo, soong chảo, nệm hồng ngoại tuyến ngừa cảm cúm, còn dịch vụ bấm huyệt, xông hơi thì vào phòng, có người phục vụ free. Sẽ tổ chức thêm dịch vụ chở khách đi tới các điểm sinh hoạt nổi tiếng hay du lịch loanh quanh Little Saigon cũng free luôn. Sau một năm, giá membership sẽ tăng lên 50$.

Hùng cho biết mấy ngày tới mưa to, nhưng thợ vẫn làm, hy vọng mọi sự sẽ hoàn tất trước ngày 8 tây, và bảo tôi: Mời anh lại ủng hộ mở hàng, ngày 8 là ngày tiệm em khai trương.

*

Sáng thứ Hai 8 tây tôi lái qua Little Saigon, chở cô Hằng đại lý giường và nệm hồng ngoại tuyến Ceragem 10 năm nay, mang hai cái xách bự đựng nệm mẫu và 24 hộp trà Nhật uống tẩy độc tố trong người (mà tôi đã dùng thử, thấy kết quả khỏe rõ rệt) tới hiệu Trường xuân cho Hùng bày biện giới thiệu khách như đã hứa.


Trà này là Natural Green Tea, một thứ trà bột mịn nhỏ đựng trong túi, xé ra trút vào tách nước nóng sôi thì tan ra bốc lên mùi thơm thoang thoảng, uống vào thấy khỏe khoắn lâng lâng dễ chịu, dư vị trên môi không chát, không ngọt. Một hộp có 15 gói, giá chưa tới 15 đồng. Từ khi quen với trà này thì tôi không thích uống các loại trà lá sấy khô nữa,trà sấy có mùi hơi nồng chát và có gia hương vị giả tạo.

Còn nệm mỏng "Ceragem" hồng ngoại tuyến thì tôi dùng đã bốn năm nay, về mùa lạnh cắm điện nằm ấm áp cả đêm, đặt lưng xuống là ngủ liền, mà còn có công dụng tẩy chất độc của một ngày làm việc mệt mỏi trong người ra. Từ khi quen ngủ với nệm hồng ngoại tuyến này rồi thì tôi không cần chích ngừa "flu shot"mỗi khi gió đông về, cũng chẳng sổ mũi hay cảm cúm rề rề như xưa. Phải công nhận, người lớn tuổi nên có một cái nệm như vậy về mùa đông, có thể bỏ bao xách mang theo đi khi du lịch xa, ngủ chỗ lạ không sợ lạ chỗ, mất ngủ.

Ngày khai trương có khác, người đâu mà đông đen, dễ có tới bốn năm chục người, các ông các bà tấp nập từ trong hành lang nhà ra ngoài sân sau. Trên các tầng kệ bày hàng mẫu, tôi thấy nhiều soong chảo, ấm nước, thuốc dược thảo hộp, chai, lọ đủ loại, thức ăn khô, trà, bánh... xen lẫn với những tác phẩm điêu khắc mỹ thuật Đông phương. Hùng và anh partner cũng tên Hùng, hiền lành vui vẻ, mặc áo dài gấm xanh lụng thụng đầu đội khăn đóng lăng xăng bưng mấy khay heo quay, gà luộc, xôi gấc, trà rượu trái cây bày các bàn thờ trong phòng khách, sân sau, và miếu thờ thành hoàng ở góc vườn, thắp nhang đốt đèn vái lạy.

Tôi thấy luật sư Nguyễn Hoàng Dũng, có đi chơi chung mấy lần, bèn tới cười chào bắt tay. Dũng xưa có thời làm cố vấn về Á châu sự vụ cho tổng thổng Bush mấy năm, sau mở 2 offices chuyên về luật kinh doanh ở Little Saigon. Người hiền, nhìn mặt là thấy mến ngay.

Dũng ngồi với đám đông bạn bè Hùng trên các ghế tre, quanh bàn uống nước ngoài sân. Trong lều tre mái tranh dài 5 thước, có mười mấy người lớn tuổi ngồi bàn trong mát, uống trà nhìn ra. Nhiều cô gái áo dài đủ màu tha thướt ríu rít ngoài nắng, nói tiếng Mỹ pha lẫn tiếng Việt. Hai cô gái rất đẹp mặc áo lụa tứ thân bốn màu thoăn thoắt đi lại giữa vườn phong cảnh làng quê Bắc việt. Mấy chàng trai mặc áo dài gấm đội khăn đóng, qua lại xen lẫn với các tà áo hồng ngó như chú rể và phù rể trong đám cưới hỏi ở làng quê. Cô Hằng nhìn quanh quất, trầm trồ khen giống y cảnh làng quê ngoài Bắc thật. Có nhiều ghế nhựa, ghế tre, 5 sáu khúc gỗ tròn để rải rác khắp nơi làm ghế ngồi quanh các gốc cây hay trong chòi tranh. Trên hai bàn rộng thức ăn bày la liệt trong khay, heo quay vàng rụm, gà luộc, chả giò, xôi gấc, xôi vò, gỏi nem cuốn Brodart, chè ngọt, bên cạnh có mấy chai sô đa, xá xị và chồng ly nhựa. Trong quán nhỏ mái tranh, có mấy khay gỗ để bình trà nóng và tách sành, có một cô túc trực ngồi châm trà hầu khách.

Một lát nhang tàn, đám đệ tử Hùng dọn đồ cúng xuống, chủ nhân mời quan khách tự nhiên nhập tiệc self-service. Hai chị mang dĩa muỗng nỉa nhựa và giấy napkin đi các nơi trao cho từng người khách. Tôi thấy có 2 anh cameramen đặt máy quay phim trong góc, rồi một cô áo dài lụa đỏ tha thướt nhanh nhẩu và một anh của đài truyền hình tới thay phiên phỏng vấn Hùng. Hỏi ra là đài "Việt Tivi 24"của bạn bè, Hùng nhờ tới quay để phát sóng quảng cáo trên đài. Một cameraman đứng cạnh cây camera, dọi đèn sáng vào mặt Hùng, cô gái áo đỏ và Andy Quách đeo kính đen (không phải Andy Quách nghị viên). Mạnh ai ăn nấy ăn, mạnh ai làm nấy làm, chả ai để ý ai.

Cô ký giả đài tivi hỏi Hùng lập ra làng quê này với mục đích gì. Hùng nói, "...như một dạng hội thân hữu bình dân, hay câu lạc bộ, cho bà con người Việt họp mặt, chia sẻ tâm sự, tin tức quê nhà, bày tỏ thắc mắc, chữa bệnh, mua sắm thuốc men, đồ dùng gia dụng, hay tham dự những chuyến đi chơi tập thể toàn đồng hương với nhau".

Mấy người Tivi 24 phỏng vấn xong, kéo luật sư Dũng ra làm khách danh dự, đại diện mọi người chúc mừng công việc làm ăn phát triển thành công để quay phim. Gần bên tôi có 2 bà tỉ tê vừa ăn vừa trò chuyện, khen tài thày Hùng châm cứu giỏi. Một bà nói:

-Bữa nọ, ông Bảy anh họ tôi chóng mặt xỉu,vợ con sắp chở vô nhà thương may nhờ thày Hùng chạy tới châm cứu có 5 phút mà tỉnh lại, xoa bóp một lát nằm nghỉ khỏe lại.

Bà kia nhớ lại đám tiệc mừng hôm tháng trước:

-Thày Hùng thờ Phật, cử sát sanh, đãi tiệc "order" tiệm đem heo quay gà luộc lại, chứ cái ông Hưng ở Santa Ana bên nhà tôi, mới đây bảo lãnh anh em ruột cả chục người qua Mỹ một lúc mà mua nguyên một con bò làm thịt đãi bà con lối xóm cả hơn trăm người.....

Bỗng một chàng đẹp trai có râu quai nón ngó mặt quen quen bước vào. Thì ra là Andy, cháu Hùng, 26 tuổi, đại lý bán xe Toyota, không hiểu sao kỳ này phát tướng bệ vệ.

Hiệu thuốc Truờng Xuân chủ yếu nhắm vào giới cao niên mà sao khách tới dự hôm nay thấy đa số là nguời trẻ, chắc là bạn bè và đệ tử Hùng tới chơi, giúp đỡ, chưa có nhiều nguời ở xa biết đến. Nay mai biết chỗ này, chắc sẽ kéo tới đông hơn.

Bỗng có hai người khệ nệ từ cửa trước bưng vào một chậu cây trường xuân cao hai thước, lá tươi xanh, thắt nơ đỏ chói, làm quà khai trương. Hai anh Hùng chủ nhân tươi cười cảm ơn rối rít. Nhiều món quà khác nhỏ hơn, gói giấy thắt nơ, sắp la liệt trên bàn uống trà. Tiếng nói cười vui vẻ lác đác khắp nơi trong khung cảnh quê mùa no ấm, ai cũng có vẻ thỏai mái tự nhiên, người ăn, kẻ uống, ngắm cây cối xanh non, đàn gà dưới chân ríu rít, hít không khí mát mẻ dễ chịu.

Chốc chốc lại có thêm một hai người tới, nhập vào ăn uống tự nhiên, hình như đa số ai cũng đều biết nhau trước cả rồi. Giới thanh niên ngồi tụm ngoài sân cười đùa to tiếng. Giới trung niên đạo mạo lại ngồi trầm ngâm trong quán tre dài mái lợp tranh,yên lặng uống trà nhìn ra mảng sân ấm áp nắng vàng mùa đông. Bạn của Hùng thấy người nào cũng từ tốn, hòa nhã, hiền lành. Đúng là "Dis-moi qui tu frequentes, je te dirai qui tu es"(Hãy cho tôi biết anh chơi với ai, tôi sẽ cho biết anh là loại người nào).

Khoảng 2 giờ, tôi cáo từ 2 anh cùng tên Hùng và Andy, chở cô Hằng về. Cô có khách gửi hàng về VN đang chờ ở tiệm đường Dillow, góc Bolsa.

Ở Little Saigon đông người Việt nên ai cũng nhiều business chuyên các mặt hàng mà chợ Mỹ không có, như dịch vụ gửi tiền về VN, tiệm phở, tiệm nails, dược thảo trường thọ, giảm cân, đau khớp, giường massage điện, thau ngâm chân, facial... quảng cáo liên tục rầm rộ trên tivi, báo giấy.

Còn như cái business "vườn quê Việt độc đáo mà Hùng vừa tạo ra thì chưa thấy ai làm. Bà con mình nếu muốn đổi không khí phố xá ồn ào, có thể tìm tới nhà nghỉ dưỡng Trường Xuân của thày Hùng, kế bên Little Saigon mà ngả mình "relax" cho thày bắt mạch, xông hơi, bấm huyệt cho khỏe, rồi nhẩn nha dạo ngắm cảnh vườn quê thanh bình uống trà phía sau vườn, hay shopping trong tiệm coi có mua đựợc món gì ngộ nghĩnh giá rẻ hay không.

Số cell phone thày Hùng là (951) 892-9700. Tiệm thuốc và nhà nghỉ dưỡng là số 7167 Wesminster, thuộc Midway city, kế bên Little Saigon.

Chúc mừng vườn quê và trà thất "Trường Xuân" sớm được nhiều người biết tới và phát triển lớn mạnh. Best wishes!

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
20/12/201406:30:08
Khách
Xin ông liên lạc bằng email với anh Trần Hùng ở Little Saigon, Nam California, về cách gửi Nệm hồng ngoại tuyến và cách trả tiền;
kingand2queen@yahoo.com
(951) 892-9700 cell phone
Nệm giá 450 USD chưa kể tiền gửi. Cảm ơn ông.
16/12/201422:08:07
Khách
Kinh goi toa soan,tôi o Phap doc bài trên tôi muôn mua nêm hông ngoai tuyên,xin vui long cho tôi dia chi nguoi dai diên hang,tôi co thê tra qua paypal duoc không ? Xin da ta
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,175,395
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến