Hôm nay,  

Tình Bạn

07/11/201400:00:00(Xem: 16108)

Tác giả: Phan
Bài số 4381-14-29781vb6110714

Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài viết về nước Mỹ, luôn cho thấy tấm lòng cùng sức viết mạnh mẽ, và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013.

* * *

Có lẽ trong mỗi người chúng ta đều có ước mơ thầm kín là có được một người bạn - sẵn sàng làm cái thùng rác cho chúng ta trút bỏ những muộn phiền của đời sống, tâm tư, tình cảm... Và lẽ công bằng của những người đã nghĩ đến điều đó là chính chúng ta cũng sẵn sàng làm cái thùng rác cho bạn khi bạn cần trút bầu tâm sự. Người bạn không có tuổi ấy vì hai người thật trẻ mà thân nhau vẫn giới thiệu với người thứ ba "đây là bạn già của tôi". (Chữ "già" nói lên sự gắn gó, thân thiết, không phải tuổi tác của người được giới thiệu). Tại sao chúng ta lại cần một người bạn thân mà từ bình dân gọi là "bạn già"; từ ngữ văn chương gọi là bạn tri âm, tri kỷ... như sự tích Bá Nha-Tử Kỳ ngày xưa; Tử Kỳ chết thì Bá Nha đập đàn vì trên đời có rất nhiều người nghe được tiếng đàn của ông, nhưng hiểu được Bá Nha thì chỉ có Tử Kỳ.

*

Cô Sue và Johnsy là 2 nữ họa sĩ trẻ sống trong cùng khu nhà trọ. Behrman là một họa sĩ già cũng sống ở đó; cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Johnsy bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống sẽ là lúc mình lìa đời. Sue vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích. Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Johnsy, cụ Behrman âm thầm thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Johnsy nghĩ lại, cô hy vọng và muốn được sống. Tuy nhiên, cụ Behrman lại chết vì bệnh sưng phổi sau một đêm đội mưa đội gió để vẽ hình chiếc lá cuối cùng lên tường nhằm cứu Johnsy.

Sau khi Sue được thông báo rẳng Johnsy đã thoát khỏi nguy hiểm, cô lặng lẽ đến bên bạn báo cho bạn về cái chết của cụ Behrman và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Câu chuyện hư cấu hay có thật, hay sự thật vài chục phần trăm, đã được thiên tài O Henry dùng phép thuật để bắt những con chữ vô nghĩa kết nối tình người khốn cùng của giới "sĩ" đời nào cũng nghèo như đời nào, nhưng phi thường cá tính. Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng - The last leaf" có thể để lại cho mỗi chúng ta những suy tư riêng về tình bạn; vì thế tôi nghĩ riêng cho mình một lối suy tư về việc quá khao khát thành tựu to lớn để thất vọng vì sức người có hạn - thậm chí nhỏ bé so với thời gian.

Hãy sống trọn đời bình thường đã là một kiệt tác khó ai sánh được vì ai chẳng lao theo tiền tài, danh vọng trong đời thường, để có câu "tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên". Câu thơ được nhiều người ca tụng về ý chí nhưng ở một góc nhìn nào đó thì có lẽ nhiều người hiểu cho lòng tham không đáy của kẻ bất tài.

Dù sao câu chuyện cảm động về tình nghệ sĩ trong truyện Chiếc lá cuối cùng cũng xứng đáng đi vào văn học thế giới để mọi thế hệ đều được rút tỉa ra bài học cho bản thân từng người trong thời đại đi qua, văn minh đi... về đâu, khoa học thì ngày càng mở ra những bức màn thần bí của các tôn giáo mà nhiều đời của loài người đã tin theo...

Tình bạn rải rác trên những trang chữ mà tôi góp nhặt được vào thư viện riêng trong bộ óc mình còn có tình bạn sẵn lòng làm cho bạn được hạnh phúc, bất chấp nỗi khổ của riêng mình như hai ngưòi đàn ông nọ đều bệnh nặng, ở chung một phòng với nhau trong bệnh viện. Một người được phép ngồi dậy mỗi ngày một giờ vào buổi chiều để thông khí trong phổi. Giường ông nằm sát cái cửa sổ duy nhất của căn phòng. Trong khi người kia phải nằm suốt ngày trong góc tối, và không ngồi dậy nổi.

Hai người đã nói với nhau rất nhiều về vợ con, gia đình, nhà cửa, công việc, những năm tháng trong quân đội và cả những kỳ nghỉ đã trải qua.

Mỗi chiều, khi được ngồi dậy, người đàn ông cạnh cửa sổ dành hết thời gian để tả lại cho bạn cùng phòng những gì ông thấy được ngoài cửa sổ.

Người kia, mỗi chiều lại chờ đợi "một tiếng đồng hồ được sống ngoài cửa sổ" với sinh hoạt đời thường mà bạn ông kể lại cho nghe...

Cái cửa sổ nhìn ra công viên, có hồ nhỏ xinh đẹp. Vịt, ngỗng đùa giỡn trên mặt hồ trong khi trẻ con thả những chiếc thuyền giấy. Cùng với tuổi thơ của bọn nhỏ là những cặp tình nhân tay trong tay... đi dưới những cây cổ thụ tỏa bóng mát, và xa xa là đường chân trời báo hiệu ngày sắp tàn...

Khi người đàn ông bên cửa sổ mô tả đến những chi tiết nhỏ nhặt, người kia có thể nhắm mắt và tưởng tượng ra cho riêng mình một bức tranh sống động...

Một chiều, người đàn ông bên cửa sổ mô tả một đoàn diễn hành đi ngang qua. Dù không nghe được tiếng nhạc, người kia vẫn như nhìn thấy được một đoàn quân danh dự trong trang phục đại lễ...

Ngày tháng êm trôi... Đến một sáng, khi mang thức ăn sáng đến phòng cho họ, cô y tá phát hiện người đàn ông bên cửa sổ đã qua đời êm ái trong giấc ngủ. Cô báo cho người nhà đến mang ông ta về để chôn cất.

Một ngày buồn... tiếp một ngày buồn, người đàn ông còn lại yêu cầu được chuyển đến cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý để ông được yên tĩnh một mình. Ông gắng sức nhổm dậy ngắm nhìn thế giới bên ngoài cửa sổ. Nhưng chỉ là một bức tường xám.

Ông từ tốn chuyển đổi cảm giác bị lường gạt sang trạng thái chấp nhận để hỏi cô y tá cái gì khiến cho người bạn cùng phòng của ông đã mô tả cho ông nghe những điều tuyệt diệu qua cửa sổ.

Cô y tá cho biết, người đàn ông đó bị mù và thậm chí ông ta cũng không thấy được bức tường nữa. Nhưng trong những lời cô nói, có điều nên nghe: "Có lẽ ông ta muốn bạn mình được vui và có thêm hy vọng để sống."

Khép cuốn sách lại, cảm giác cảm động về tình bạn của một người mù không có chỗ mấy trong tim đen vì trái tim thời đại của tôi đã ngập tràn xấu hổ vì vừa nói láo người bạn này buổi sáng để từ chối lời mời đi ăn sáng; lại nói dối người bạn kia buổi trưa để được ở nhà xem đá banh thay vì sang giúp người bạn mù tịt về điện - cách nhận ra và gạt lại cầu chì bị overload ngoài vách tường;

Đổ lỗi cho hoàn cảnh thì mỗi người sống trên đời đều là một kịch sĩ tài ba. Nhưng đổ lỗi cho chính mình để thay đổi thì cũng giành nhau cái hèn của tôi mới là nhất! Vì thế người ta có bạn đời để duy trì nói giống hơn là một người bạn thực sự biết lắng nghe và chia sẻ. Người ta cần một bạn già để bổ khuyết cho bạn đời ở những chuyện khó nói nên lời với người chung chăn. Người bạn già tuy không đình đám, ồn ã như bạn đời. Nhưng lại có chỗ đứng không thua bạn đời trong từng người chúng ta. Chỉ là tìm bạn đời đã khó thì tìm bạn già khó hơn vì chơi với bạn già là chấp nhận cho đi; trong khi ai cũng muốn nhận về phần mình nhiều hơn để không bị thiệt. Nên người bạn già mãi ngủ yên trong mơ, để "bè", để "lũ" với nhau trong đời thường trí trá danh xưng là bạn hữu. Thực chất kết bè trong đời sống là điều không nên thì ai cũng biết nhưng vì sự sống thì ai cũng tự dối mình là bạn. Thật ra khác vì tình bạn không cần gặp cũng được, hiểu nhau qua con chữ từ nửa vòng trái đất vẫn là bạn nhau được, thân thiết được. Trong khi bè chỉ là những người chia chung quyền lợi, khi quyền lợi ấy hết, bẹ tự động rã là chuyện thường ngày ở huyện.

Đâu phải mâm cao cỗ đầy, ly cao, rượu ngọt mới là bạn. Có hai người bạn đi trong sa mạc. Buổi sáng, vì bất đồng ý kiến với nhau. Người này tát vào mặt người bạn kia. Người bị tát lặng lẽ khoả cát, viết lên cát phẳng "Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã đánh tôi".

Buổi chiều, người bị tát chìm lún trong vũng lầy khi thấy được nước uống. Người tát bạn ban sáng nhanh chân tìm được cành cây đến cứu bạn.

Người bị tát ban sáng sau khi thoát hiểm đã khắc lên đá bằng lưỡi dao hộ thân dòng chữ, "Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã cứu tôi".

Điều không phải của người bạn nóng nảy thì hãy để gió cuốn đi nên chỉ viết trên cát; nhưng điều anh ta làm đúng đắn với tình bạn, nhất là lúc nguy nan thì phải khắc trên đá để ghi nhớ muôn đời...

Đọc câu truyện ngắn ngủi, khô khan như sa mạc. Nhưng nhìn lại mình và tự hỏi khi bị người bạn tát tai - mình viết lên cát hay khắc lên đá; khi được bạn cứu, mình cố tìm cách cho nó đừng kể ơn thì phải! Mình trách ai cũng như mọi người đang trách mình không cho nhau tình thân đủ để trút bầu tâm sự mà chỉ cho nhau hoài nghi, đề phòng nhau tốt hơn trong đời trở mặt như trở bánh tráng nướng.

Chỉ còn người bạn chân thành là những con chữ vô nghĩa của người không quen và ta cũng là một người không quen của những người bạn gặp nhau qua con chữ vô tình đồng cảm.

Phan

Ý kiến bạn đọc
18/11/201405:42:36
Khách
Kính gởi anh Hai Hoàng
Xin gởi đến anh lời cảm ơn về những đóng góp ý kiến của anh cho mục Viết về nước Mỹ, và cho riêng tác giả Phan.
Trên tinh thần của chuyên mục VVNM thì người viết và người đọc đã rõ - chỉ vì cố giữ gìn tiếng Việt ở hải ngoại mà tôi-ráng viết; anh-ráng đọc. Tôi với anh chỉ được yên lòng khi viết và đọc.
Đọc "đóng góp ý kiến" thứ hai của anh, làm tôi khó ngủ nên trở dậy - đôi lời.
Cảm ơn anh, và...
Phiền anh mất thời giờ thêm về một chuyện tôi mới nhớ ra... cũng là chuyện xưa như trái đất...
...Đức Phật Thích Ca của chúng ta, khi người đi hoằng pháp qua một thị trấn mà đa số dân chúng theo đạo Bà La Môn. Không biết ngài nói gì, nhưng nhiều người cải đạo theo ngài. Làm cho một vị là đạo sĩ của Bà là Môn tức giận!
Người này đón đường Đức Phật mắng nhiếc...
Người đi hoằng pháp cứ đi...
Ông đạo sĩ của đạo Bà là môn giận quá! Chận đường Đức Phật Thích Ca và nói rằng: "Này ông Cù Đàm. Tôi chửi ông đó. Sao ông không lên tiếng?"
Đức Phật chỉ ôn tồn, nói" "Khách tới nhà. Chủ cho quà. Khách không nhận. Quà về đâu?"
Kính anh Hai Hoàng.
Trong đời sống không thể vừa lòng mọi người. Anh là bạn của sự cho. Nhưng không có người nhận... thì quà về đâu? Nên tôi xin nhận những đóng góp xây dựng của anh.
Tôi chân thành càm ơn sự chia sẻ của anh - như động lực giúp tôi đi tiếp con đường tôi đã chọn. Vì thế xin anh, (mong anh) bình tâm.
Khách tới nhà. Chủ cho quà. Khách không nhận. Quà về đâu?
Mong anh Hai Hoàng tiếp tục chia sẻ với những tác giả của chuyên mục VVNM. Chúng ta đang làm một việc cho mai sau. Những hòn cuội không cản nổi những tấm lòng. Đạ tạ.
Kính chúc anh và gia đình một mùa lễ bình an.
Kính
Phan
17/11/201400:37:04
Khách
Có lẽ "khach" là người còn trẻ tuổi, chứ ai đã từng đi học, đọc sách báo trước năm 75 đều có biết nhiều tác giả...hay dùng từ "con chữ". Mình thì chỉ là độc giả thôi nhưng có thể tạm hiểu đó là một loại danh từ mà ngày nay ít dùng chắc cũng có vay mượn một phần từ tiếng Hán-Việt xa xưa? Xin dành cho các bậc trí giải nghĩa dùm. Có thể search trong wikipedia hay các tự điển Việt-Việt xưa nay vẫn dùng sẽ có lời giải.
13/11/201406:02:32
Khách
"Con" chữ là gì? Nghe cứ như người Thượng nói/ viết tiếng Việt !
08/11/201405:33:32
Khách
Bài viết sưu tầm từ một số bài viết khác nói về tình bạn rất cảm động dù đọc lại thêm lần nữa. Mong bài viết sau của tác giả. Cám ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến