Hôm nay,  

Ranh Giới

14/10/201400:00:00(Xem: 13482)

Bài số 4360-14-29760vb3101414

Đây là một truyện ngắn về ranh giới giữa tỉnh và điên, giữa sống và chết. Tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: chuyên viên Sở Xã Hội tại Salem Oregon.

***

Tôi vẫn nghĩ giữa cái sống và cái chết có ranh giới rõ rệt.
Ngày còn là cậu thanh niên 17 tuổi, trong tôi ngoài trăn trở về tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì, tôi còn khắc khoải về những biến động của xã hội, về con người và con người, cách đối xử của họ với nhau dựa vào tình người hay chỉ là những giả thiết về nhau, dựa vào tưởng tượng hay là sự thật, hay có khi dựa vào sự đồn đặt, mơ hồ hay là vào thực tế họ nhìn thấy được trước mắt.
Trước nhà tôi có một gia đình, người ta gọi bà chủ nhà là bà Phỉ. Sau Tết Mậu Thân người ta đồn chồng bà chết trận. Tuy nhiên trong những ngày chết chóc cuả cuộc tổng tấn công không thành công vào Sàigòn, hàng xóm trông thấy lính nón cối vào nhà bà rồi đi ra tự nhiên. Người ta còn đồn rằng gia đình bà nằm vùng và trong xóm không có một ai muốn liên lạc hay giúp đỡ bà cả khi bà cần đến ... Bà có bao nhiêu người con, tôi không hề biết. Anh chị nào từ căn nhà đó ra, tôi cũng nhìn thấy sự lặng lẽ. Họ như đoán biết được phản ứng của hàng xóm đối với họ và không muốn sự đối xử này tệ hơn hay sao đó. Những người con trở về nhà bà thưa dần. Theo tôi nhận thấy. Từ căn nhà ngày càng trống và lạnh lẽo của bà, tôi vẫn thường nghe được những tiếng la hét thất thanh của một phụ nữ, không phải là bà. Ngày qua ngày, tôi biết được đó là từ chị Hai, người con gái đầu lòng của bà. Tôi không hề biết tuổi chị, chỉ thấy chị còn trẻ lắm, người tầm thước, nở nang, tuy khuôn mặt thì không còn thần sắc vì chị hay nhìn xa xăm rồi cười, lúc lại lẩm bẩm những điều không ai nghe được. Chỗ tôi hay nhìn thấy chị là khung cửa sổ trên lầu và trước cổng nhà. Chị hay ngồi đó, như chờ đợi, như trông ngóng, có khi cả một ngày mà tôi chẳng thấy ai đến. Xóm tôi gần chợ, người đi chợ qua lại rất đông, không chỉ là phụ nữ, thanh niên trai tráng phụ vợ bán hàng hay làm công cho các gian hàng lớn, cũng hay đi qua. Một lần tôi đi học về nhưng tôi không sao dắt được chiếc xe đạp của mình len qua đám đông trước nhà chị. Tôi ráng nhìn hé qua những kẻ hở của những cái đầu và những cánh tay người thì nhìn thấy chị Hai đang khỏa thân đứng trước mọi người. Chị như không nhìn thấy đám đông, chị đứng đó bất động vẫn với đôi mắt nhìn xa xăm. Một số người chỉ xem chuyện gì, khi biết chuyện thì bỏ đi, bọn trẻ con thì la lớn " Bà khùng hỏng mặc quần áo tụi bay ơi !". Đám đông càng đông, lúc đó bà Phỉ đi chợ về, kéo chị Hai vào trong. Bà thật khó khăn khi làm điều đó. Chị Hai nhất định không chịu vào và la hét như bị hiếp đáp dữ lắm. Một vài người đàn ông với ánh mắt tham lam và ham muốn, tôi buồn cho chị Hai, lòng tự hỏi, chị đang ở đâu, cõi sống hay cõi chết ....
Một ngày tôi thấy chị ngoài đường, nước mắt đầm đìa trên mặt, chị chỉ mặt quần dài, không mặc áo. Một đám trẻ con theo chọc chị, chị như đuổi đánh chúng và như muốn van lạy chúng đừng chọc chị nữa. Cảnh nhìn mà rơi nước mắt. Tôi không làm ngơ được nhưng muốn cứu chị, biết làm sao đây? Một thanh niên mới lớn như tôi, và chị, người phụ nữ mất trí, nữa thân lõa lồ. Lương tâm vẫn không cho phép tôi làm ngơ. Tôi chạy đến chị, nhìn thẳng vào mắt chị. Tôi cố gắng nói to "Chị à theo em em dẫn về nhà." Đang khóc mếu máo, cũng chưa biết tôi là ai, chị cũng chưa từng biết tôi là ai, bất ngờ chị đưa tay tát mạnh vào má tôi, nước dãi và nước mắt của chị khắp mặt tôi. Tôi vẫn kiên trì "Chị à em đưa chị về nhà," tôi nhẹ nhàng nâng cánh tay của chị. Chị Hai lúc đó như hiểu ra, chị đưa tay chỉ tôi lũ nhỏ, tôi nói với chúng , "Các em đi về đi, có biết chọc chị Hai vậy tội lắm không? Có đưá trong chúng thanh minh, "Bả rượt tụi tui mà ... Tôi kết thúc với chúng, "Thôi về đi mấy em ."
Chị Hai bỗng ngưng khóc. Nhìn tôi, tôi nhận ra trong ánh mắt chị một chút cõi sống, ánh mắt đó vẫn hiểu được đúng sai, nhưng tia nhìn đó biến đi đâu thật nhanh, tôi hơi lạ nhưng không có đặt suy nghĩ nhiều về cách nhìn này của chị. Lúc đó, tôi dẫn chị về nhà, lòng thầm mong không bao giờ tôi thấy chị trong cảnh thương tâm như vậy nữa ...


Từ ngày tốt nghiệp phổ thông năm 1983, tôi thi đại học hai lần không đậu do lý lịch không được chế độ đương thời ưu tiên. Tôi không còn tha thiết theo đuổi ước mơ trở thành giáo sư đại học nữa mà đi tìm việc làm phụ giúp gia đình. Tôi đã cận lực đi tìm việc rải rác trong 8 năm chờ đợi được xuất cảnh sang Mỹ đoàn tụ với gia đình. Không có việc làm, dù tôi rất vững tiếng Anh, đời sống chờ đợi đến ngày ra đi của tôi có mà cũng như không, vì tôi không còn biết nhận ra đúng sai rõ ràng cho đến ngày tôi ra đi tháng 1/1990.
Tới Mỹ, tôi thấy mình như vừa mới sinh ra lại chứ không phải hồi sinh như mọi người vẫn nghĩ. Tôi như người câm, người điếc. Chỉ có mỗi nụ cười của tôi còn sống dù tôi không biết người đối diện có nhận ra nụ cười của tôi cũng chỉ là giả tạo qua ngày mà thôi.
Tôi đã làm rất nhiều công việc trong khi chờ được nhập học vào trường dạy nghề chính thức tại trường Community College. Từ công việc dọn dẹp trường học, đưa pizza mỗi tối để tự trang trải cho bao nhiêu chi phí khi chưa có nhận tiền phụ học chính thức. Tôi bắt đầu nhận ra sự sống trở lại với mình.
Hình ảnh chị Hai đôi lúc vẫn trở về trong ký ức của tôi dù không làm tôi buồn nhiều như lúc trước khi còn ở quê nhà.
Tôi cận lực vừa học, vừa làm 6 năm để có công việc và đủ tiền cưới vợ. Tôi cơ hồ nhận ra một đời sống thật sự đang cuốn lấy mình.
Khi có gia đình và nghe tin có con, niềm vui đó tôi không ngờ lớn hơn tôi tưởng tượng ra nhiều. Vợ chồng tôi ao ước những ngày êm đềm trước mặt. Nhưng không may, vợ tôi mang thai nhau bị thấp. Một ngày đang trong giờ làm, tôi nhận điện thoại từ nhà thương báo vợ tôi phải vào cấp cứu vì sanh non.
Khi tôi đến bịnh viện, vợ tôi vẫn còn nằm thiêm thiếp sau khi mổ vì con bị ngộp trong bụng.
Cháu được đưa vào NICU (Neonatal Intensive Care Unit) ngay lập tức với ống thở.
Sau năm tháng tận tình cứu chữa và chăm sóc của bao nhiêu y tá và bác sĩ, cháu ra đi vì thận và gan cháu không đủ chức năng hoạt động cho cơ thể của cháu.
Ngày cháu mất, cơ thể của cháu còn nóng nằm trên tay tôi. Đứa con thiếu tháng đã chiến đấu cho sự tồn tại của mình suốt năm tháng ròng, để rồi cuối cùng ra đi trong đau đớn và tuyệt vọng của vợ chồng tôi. Trên tay tôi, con tôi lạnh dần, tôi mơ hồ nhận ra, dù con vẫn nằm trong cánh tay tôi, nhưng con đã không còn là của tôi nữa. Cái lạnh lẽo toát ra từ con sau một vài giờ đồng hồ chết như là cây kéo hung tàn cắt đứt đi tình phụ tử giữa tôi và con.
Tôi đau đớn đưa xác con cho người ta đi thiêu mà không hề rơi một giọt nước mắt nhưng chỉ trong lòng tôi hiểu, tôi không còn là tôi nữa. Vợ chồng tôi đau buồn về nhà không mang được cháu theo. Tôi lại trở thành người câm, người điếc vì quá bất ngờ và đau đớn. Tôi bỏ nhà đi lang thang mỗi khi cái đau nó dày vò trong tâm.
Cha mẹ anh em la mắng tôi. Khi họ gọi điện thọai đến tôi tôi không trả lời. Trong tôi muốn tìm lại được những phút bình yên trong những kỷ niệm còn xót lại trong đầu với con. Tôi ra đường nằm trước cửa nhà người ta, may mắn cho tôi là chẳng ai đuổi đi. Tôi nhìn lên bầu trời xanh trong mà vui lắm. Tôi như tưởng đang nhìn thấy con cưỡi mây vui chơi trên cõi thiên đường. Mà có không ? Tôi muốn cầm một cái cây khô quơ trên đường, hát những bài hát tôi đã từng hát ru con, những bài hát từ tấm lòng, từ hạnh phúc của một người đàn ông được làm cha lần đầu tiên nay đã bị tước đoạt mất. Cha mẹ tôi kêu tôi về, tôi không về, vợ tôi ngã bịnh liệt giường,tôi biết, nhưng tôi vẫn không về. Tôi đâu có điên. Tôi vẫn còn tỉnh lắm. Tôi hiểu hết những điều xảy ra xung quanh, hiểu tôi, hiểu vợ, hiểu mọi người đang làm gì và đang lo lắng cho tôi ra sao, nhưng không hiểu sao tôi vẫn chưa muốn về nhà.
Giữa lúc tôi bát đầu sắp cầm cái cây lên và hát. Giữa lúc tôi mơ hồ như thấy mình chạm vào ranh giới của sự sống và cõi chết thì tia nhìn lạ lẫm của chị Hai ngày nào chợt loé trong trí tôi. Tôi cười buồn đau đớn. Tôi bỏ cái cây xuống, như hoàn hồn. Sự thật, tôi vẫn muốn bước qua cái ranh giới đó thử xem tôi có hiểu được thêm gì về sự sống và cõi chết hay không nhưng tôi không nỡ. Tôi còn vợ, tôi còn cả cuộc sống trước mặt và con tôi hẳn sẽ xấu hổ lắm khi thấy bố nó hèn nhát bước qua đường ranh đó để trốn tránh khổ đau, trốn tránh thử thách của cuộc sống trước mặt. Tôi chạy vội về nhà, ôm lấy người vợ đang mê sảng trên giường, khóc nấc. Những giọt nước mắt đầu tiên sau khi con mất đẫm hết chiếc áo của vợ tôi.
Sau khi cháu mất, bốn năm sau vợ chồng tôi mới có con. Bây giờ hai con của tôi đã 13 và 11, một trai và một gái.
Đời sống đọng lại những niềm vui và nỗi buồn nhiều hơn trong suốt 24 năm qua tôi cũng không thể nào quên được.
Một điều tôi nhận ra, tôi biết mình còn sống, tôi hiểu mình đang sống và một điều nữa tôi hiểu, giữa cái chết và cái sống không có ranh giới rõ rệt như tôi từng nghĩ.
Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
16/10/201420:57:02
Khách
Bài viết của Vành Khuyên rất hay và có ý nghĩa rất sâu sắc, đâu có thấy kỳ thị Obama gì đâu?
15/10/201402:04:17
Khách
Ông này có thù hận vói Obama, nên luôn tìm cách nói xấu. Tại sao lại gọi là chính quyền Obama? Hãy công bàng và fairplay một chút
15/10/201401:09:19
Khách
Người viết kỳ thị Obama.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến