Hôm nay,  

Một Chuyến Nam Du

22/08/201400:00:00(Xem: 12119)

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 4308-14-29708vb6082214

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Riêng bài “Vượt Biển Một Mình”, tự truyện của cô học trò một mình vượt biển giữa thập niên 80, trên Việt Báo Online từ tháng 2, 2010, hiện đã có gần 350,000 lượt người đọc.

* * *

Không biết có phải vì phải sống tha hương quá lâu, nhiều lúc tôi bị "lùng bùng lỗ tai" khi nghe những từ mới từ trong nước như: khiên cưỡng, tiêu chí... Đó là văn viết, khi nghe ngôn ngữ hàng ngày còn bị ù tai, hoa mắt như nghe một ngôn ngữ lạ, chứ không phài là tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ mà cũng như tất cả mọi người Việt Nam, "tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời".

Ai cũng biết không có điều gì không thay đổi, cố định mãi mãi nhưng thay đổi kiểu lai căng, hay lạm dụng ngôn ngữ như cách nói "ngu như cái lu" thì vừa tội nghiệp cái lu không biết suy nghĩ mà bị chụp mũ là ngu dốt, vừa tội nghiệp người nói không phân biệt được giữa một sinh vật cao cấp (con người) biết suy nghĩ và một đồ vật bằng đất nung như cái lu đựng nước.

Và vì như vậy tôi vẫn thu xếp về dự họp mặt hàng năm của các tác giả "Viết về nước Mỹ" ở Nam California vào mỗi tháng 8 hàng năm. Những tác giả nghiệp dư, không phải là nhà văn, nhưng ít ra, tiếng Việt của họ không làm cho người đọc phải nhíu mày, nhăn mặt. Năm nay lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.

Đúng ra trên hành trính xuôi Nam năm nay, bên cạnh tôi, ngoài chị Châu Hà, một tác giả Viết Về Nước Mỹ đến từ tiểu bang thông xanh Oregon, còn có chị Camli Nguyễn Thị Mỹ Thanh, một trong vài Nhà văn thường xuyên góp bài cho "Viết về nước Mỹ". Giờ cuối, chị Thanh phải bay qua Georgia đi công tác, không về kịp, tôi mất dịp học hỏi kinh nghiệm viết của Chị khi có dịp ngồi bên nhau trên hai lượt đi và về. Tôi gởi email xin Chị một lời khuyên cho việc viết lách, như đã từng xin lời khuyên từ các Nhà Văn mà tôi ngưỡng mộ. Và tôi đã học được từ cây bút Tuồi hoa năm xưa từng là thần tượng của tôi, từ một nữ sinh Gia Long đã đạt giải văn chương nữ sinh toàn quốc năm 1970, nguyên tắc duy nhất của Chị "viết bằng trái tim".

Đến Orange County vào một chiều thứ bảy giữa mùa hè, tôi thầm phục sự kiên nhẫn của người dân địa phương. Xe ở đây lúc nào cũng đông, đông từ ngày thường đến cuối tuần, từ lúc mặt trời mới mọc đến "nửa đêm giờ Tý canh ba". Nơi tôi ở cuối tuần không đông, dù xa lộ cũng đan vào nhau, cầu này bắc ngang cầu kia, nhưng dân miền Bắc California ở rải rác hơn, không quần tụ như miền Nam nên có lẽ chúng tôi thiếu đi tính kiên nhẫn khi lái xe. Một người bạn học từ thời "khi xưa ta bé", đúng ra là bạn cùng khối lớp, vì bạn học lớp nam sinh, tôi học lớp con gái ra đón tôi ở bến xe đò Hoàng. Giữa một nơi "ngựa xe như nước, áo quần như nêm", chúng tôi thấy nhau từ xa, và dơ cao tay ra hiệu nhận người quen. Sống ở Mỹ dài gần gấp đôi thời gian sống ở quê nhà, chúng tôi không có thói quen nói lớn ở chỗ đông người, không bắt người khác phải nghe những chuyện không đâu vào đâu của mình. Bạn chở chúng tôi về nơi "ngủ đổ" trong hai đêm một ngày ở Westminster.

Lần này xuôi Nam chỉ để dự họp mặt với các tác giả của mục "Viết về nước Mỹ", và để ủng hộ tinh thần một đàn chị Ngô Quyền được vào chung kết của giải thưởng VVNM 2014, tôi không dám thông báo cho ai biết vì sẽ không có thì giờ đi thăm viếng. Nhưng vẫn dành thì giờ hạn hẹp của mình để đi thăm Thầy dạy Công dân ngày xưa. Chúng tôi có mặt ở ngưỡng cửa nhà Thầy với hộp bánh Trung thu Đông Hưng Viên mới làm từ một xưởng bánh ở Nam Cali. Lúc mua bánh, cô bán hàng vui vẻ mời chúng tôi ăn thử, chúng tôi cùng lắc đầu cảm ơn. Giá mà ngày còn học Ngô Quyền, được mời ăn thử như vậy, chúng tôi sẽ ăn tận tình, ăn đến nơi đến chốn.


Từ trái: Châu Hà, Võ Quách Tường Vi, Nhã Ca và Nguyễn Trần Diệu Hương.

Thầy già đi theo năm tháng nhưng phong cách mẫu mực của một nhà giáo thời Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn, và dĩ nhiên chúng tôi vẫn giữ phận học trò vì chưa bao giờ quên câu ngạn ngữ "Không Thầy đố mầy làm nên". Thầy tiễn học trò cũ ra cửa, vẫn điềm đạm, vẫn mẫu mực như năm xưa, Thầy còn trẻ trung đứng trên bục giảng. Cây sứ trắng trước cửa nhà Thầy chưa ra hoa nhưng trong ký ức của tôi kỷ niệm học trò kéo về thơm ngát mùi hoa sứ, hoa ngâu thời thơ dại ở Biên Hòa.


Đêm đó sau khu đi lang thang ở phi trường John Wayne đón tác giả Võ Quách Tường Vi, một đàn chị Ngô Quyền của chúng tôi từ Houston (Texas), mấy chị em đi thăm chợ đêm ở Little Saigon để tìm lại một chút hình ảnh quê nhà. Chúng tôi phải đi bộ từ một khoảng cách khá xa để đến ngôi chợ đêm chỉ mở vào mùa hè (đầu tháng 6 đến cuối tháng 8). Không chỉ có người đến từ Portland và Houston "mê mẩn" chợ đêm, mà tôi từ San Jose cũng tròn mắt ngỡ là mình đang đi chợ đêm ở Saigon xưa. Trong thời tiết nóng của mùa hè, giá mà có những chậu hoa cúc, hoa mai, vạn thọ, mẫu đơn..., có tiếng loa đọc bài vè lô tô, có hàng dưa hấu, hàng mứt thì không cần phải "nhắm mắt cho tôi tìm về một thoáng hương xưa, chợ Tết Saigon ngày xưa hiển hiện giữa miền Nam California vào mùa hè.

Chúng tôi nếm đủ món của quê nhà như chả ốc cuốn lá lốt, mực nướng chấm tương ớt, đu đủ bò khô... Vừa đi vừa ăn, mặt mày hớn hở như con nít được ăn quà, chúng tôi tròn mắt nhìn thiên hạ, nhìn thức ăn như thời còn nhỏ. Đến phần tráng miệng, chúng tôi chọn món chè bưởi - thật ra phải gọi là chè hoa cau trộn vỏ bưởi mới đúng- vì tò mò hơn là vì muốn ăn. Chúng tôi ra về với hình ảnh chợ Tết quê nhà đong đầy ký ức hơn là những món ăn Việt Nam lấp kín bao tử. Lần sau có dịp trở lại Orange County vào mùa hè nếu có thì giờ tôi vẫn đi chợ đêm một lần nữa để thấy lại chợ Tết ngày xưa.

Sáng hôm sau dậy sớm, chúng tôi đi bộ trên đường Beach ở Westminster, sáng sớm Chủ nhật đường phố vắng vẻ, ít xe qua lại. Những lúc như vậy, lòng bình yên hơn, và quê nhà luôn hiển hiện rất gần trong tâm tưởng. Về lại khách sạn, chúng tôi lại được thưởng thức món cháo lòng home-made được bày bán trước cửa một nhà thờ Việt Nam. Chị Vi đi lễ ra thấy cháo lòng, thấy mận đỏ trồng ở sân nhà mua về bao nhiêu là túi thức ăn. May mà có đàn em Ngô Quyền đưa đón chị, nên chúng tôi được thưởng thức đủ món quê nhà. "Đại tiệc" bày ra trên nền phòng ngủ trong khách sạn, chúng tôi ngồi bệt xuống sàn, ăn đủ món quê nhà: cháo lòng, măng cụt, chôm chôm, mận, nhãn, xoài xanh chấm muối ớt... không sợ bị đau bụng vì có bác sĩ "in house", quên cả việc phải diet để buổi chiều còn mặc áo dài. Chợt thấy đời rất bình yên, và trẻ ra, vì kỷ niệm thời đi học kéo về tươi hồng hạnh phúc.

Chiều hôm đó ở họp mặt năm thứ XIV của "Viết về nước Mỹ" chúng tôi được gặp lại những Nhà Văn, Nhà Thơ, những khuôn mặt nổi tiếng của miền Nam trước năm 75 trong văn học nghệ thuật cũng như trong chính trị, được nghe những lời khuyên chân tình mà chúng tôi sẽ nhớ đến khi mở Laptop gõ bài. Cũng có dịp gặp lại những "cây viết đồ cổ" góp mặt từ năm đầu tiên (2001), trong số các tác giả Viết về nước Mỹ. Ước gì thế hệ chúng tôi sẽ giữ được gia tài văn hóa mà những cây cổ thụ của văn chương Việt Nam đã khuất bóng hay còn khỏe để dẫn dắt chúng tôi để lại.

Ở một khoảnh khắc họp mặt, tôi rời phòng ăn, đến nơi trưng bày bộ sách 14 quyển Viết về nước Mỹ từ năm 2001 đến nay, lật từng trang thăm lại một trong số những đứa con tinh thần của mình trên giấy trắng mực đen và nhớ đến nhà báo Ngô Vương Toại. Mới năm 2005, ông còn bắt tay chúc mừng, ân cần dặn dò chúng tôi "nhớ tiếp tục viết đều đặn nhé". Ông đã qua đời ngày 3 tháng Tư năm 2013, "người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?".

Xin chân thành cảm ơn độc giả "Viết về nước Mỹ" đã cho chúng tôi những cái tên mới như: "32 năm người Mỹ và tôi" của tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân, "Cây chuối sứ" của Lê Như Đức, "Về Nhà" của Lê Tường Vi, "Vượt biển một mình" của Nguyễn Trần Diệu Hương, "Thầy giáo cũ và lá cờ vàng" của Nguyễn Duy An, "Thị trấn Chula Vista" của LM Nguyễn Trung Tây, "Điều Mẹ không quên" của Camli Nguyễn Thị Mỹ Thanh... Và mới đây, Võ Quách Tường Vi vừa có thêm tên "Chai dầu gió xanh". Ở họp mặt tháng 8, chị đã được gọi là "Chai dầu gió xanh" như độc giả của Viết Về nước Mỹ đã nhớ chúng tôi bằng tên tác phẩm đi vào lòng người đọc thay vì tên cha mẹ đặt cho chúng tôi.

Ước mong mỗi năm sẽ có các cây bút mới hay hơn, và các "tác giả đồ cổ" sẽ viết thường xuyên hơn, hay hơn để nếu không làm phong phú hơn thì cũng giữ được ngôn ngữ Việt Nam chuẩn mực, giữ được cả văn hóa và văn học quê nhà bên đời lưu vong.

Nguyễn Trần Diệu Hương
(@ Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2014 Westminster, CA)

Ý kiến bạn đọc
22/08/201422:53:47
Khách
Cám ơn tác giả Diệu Hương đã nói lên điều mà tôi đã từng viết email, hoặc gọi thẳng vô đài truyến thanh (radio), hoặc viết lời ý kiến (comment) trên báo bên Mỹ nầy, để khiếu nại những chữ mà họ đang dùng 1 cách ngu si theo bọn vc ở VN đang dùng hiện nay. Nhưng tiếc thay tôi đã làm 1 công việc như nước đổ lá môn, vì tôi vẫn thấy những người làm công việc thông tin, tuyến thanh Việt ngữ bên nầy vẫn không thay đổi, mà trái lại họ càng ngày lại càng dùng nhiều hơn... Chắc là họ bị bọn vc lấy tiền ếm vô miệng rối, nên sẳn sàng làm những điều có lợi cho bọn vc!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,389,244
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến