Hôm nay,  

Kỷ Niệm 40 Năm A74 Hội Ngộ

21/07/201400:00:00(Xem: 12084)

Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 4281-14-29681vb2072114

Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả. Bài viết mới cho thấy tác giả vừa có thêm một chuyến bay sang Bắc Mỹ. Nơi đến lần này không phải Calif. mà là Toronto, nhân họp mặt kỷ niệm 40 năm (1974-2014) của khoá học A74, Đại Học Phú Thọ, như hình ảnh kèm theo cho thấy.

* * *

A 74 là niên khóa cuối cùng của Đại Học Phú Thọ trước khi Sàigòn bị đổi tên, gồm các ngành Công Chánh, Cơ Khí, Hóa Học…, có website http://phu,tho74.com/ luôn cặp nhật thông tin về các bạn cùng khóa, hàng năm có tổ chức họp mặt tất niên, tân niên tại sàigòn.

Phải công nhận niên khóa này gồm những gương mặt “đình đám” nhất hiện nay, nói theo nghĩa nào cũng đúng, và theo ngôn từ của dân làm rượu, thì “lứa 74” đạt yêu cầu chín mùi để ra mẻ rượu ngon lành bảnh tỏng.

Năm 2004 chi nhánh Toronto tổ chức Họp Mặt kỷ niệm 30 năm khoá A74, cựu sinh viên A74 đến từ khắp nơi. Lần này, 2014, mười năm sau, Toronto lại “đăng cai” Bốn Mươi Năm, A74 Họp Mặt. Và các bạn đồng khoá từ Bắc Mỹ, Tây Âu và cả từ Việt Nam đã vui vẻ về dự.

*

Toronto khí hậu oi bức hơn Paris, vừa vào phi trường cái oi tăng thêm một bậc vì nhìn đâu cũng thấy Ấn kiều, một trời Châu Á tỏa nắng từ trong ra đến cổng.

Chờ người nhà bên ngoài phi trường, chín trên mười chiếc xe tấp vào bốc người thân là Ấn kiều, phần còn lại dân bản xứ và các sắc tộc khác.

Xứ Canada cũng như mẫu quốc «Ăng lê», bị dân thuộc địa đeo đẳng từ bên nớ tới bên ni, âu cũng là duyên phận của các mẫu quốc đời xưa, có gieo có gặt, dĩ nhiên hoa trái ở đây đậm màu Bombay xứ Ấn.

Paris cũng rứa, kinh đô ánh sáng chen chúc dân cựu thuộc địa, đi đâu cũng thấy người anh em xứ «Rệp» (đọc trại từ chữ «Maghrep» người Pháp dùng để chỉ ba xứ cựu thuộc địa là Maroc, Tunisie và Algérie) sổ thổ ngữ của họ, tôi nghe như vịt nghe sấm.

Toronto trước ngày họp mặt 2014, tôi khăn gói quả mướp theo chàng đến đây trước là ra mắt hai « nhà sui » hụt, sau là vui chơi họp mặt với bằng hữu của chàng.

Ngày đầu chúng tôi tới nhà bác Hai Bữu, người đã chứa Thăng Long một tháng thực tập năm đó, để cảm ơn hai bác đã lo cơm nước cho cháu.

Vì đến sớm hơn dự định, may mà bác gái vừa nướng xong bánh bò, bánh mới ra lò nóng hổi, vừa thổi vừa ăn, bánh đậm vị nước dừa miệt vườn, bác làm tôi nhớ đến Mỹ Tho quê nội của tôi.

Cũng từ chuyến thực tập của thằng út mà ân tình giữa chúng tôi thêm đậm đà, ban đầu thằng nhóc tá túc nhà bác Bổn, rồi «mu» qua nhà bác Hai Bữu, sẳn đà tạt qua nhà bác Minh vui chơi.

Bác Hai có con gái lớn hơn Cu Beo của tôi, chị đã yên bề gia thất, vì thế thằng út của tôi được hai bác cưng như con trai ngang hông, thằng nhóc sướng mê tơi nhưng hơi buồn vì không có ai cùng trang lứa để tán dóc.

Bác Bổn hơi nghiêm, nhà bác có «giới nghiêm» hẳn hoi, thằng nhóc đi quá giờ là bác thổi tu huýt làm nó rét, nhưng bên bác vui vì có Bòn Bon đá banh với nó, và Minh Tâm để nói chuyện, nói chuyện chi chỉ có trời biết.

blank
Có hôm bác Hà bỏ công chở đám nhóc đi thác Niagara, hỏi Thăng Long thấy sao, nó làm bác cụt hứng,

- Thác đẹp nhưng không vui bằng phố thị đèn hoa sáng rở.

Thằng nhỏ khờ như rứa nên đâu có lọt mắt xanh Minh Tâm, chúng tôi suýt làm sui, thế mà hay, vì lở «con chị ăn hiếp con tui» sớm muộn gì tình bạn chúng ta cũng tan thành mây khói.

Bên bác Minh có đến hai cô công chúa chưa có ai xí phần, tôi lăm le nhưng ngán «con gái nhà anh lăn qua lộn lại đè bẹp xương sườn con trai tui» nên không dám tơ tưởng.

Đùa với anh chị cho vui chứ con nít thời nay, chúng nó đặt cha mẹ ngồi vào chiếc ghế sui gia mà có thèm hỏi ý mình đâu, cũng đành nhắm mắt đưa chân thôi.

Sau khi thăm bác Hai, bác Bổn chở chúng tôi đến nhà bác Lâm ăn thịt bò «bít tết», chiều đó cũng là lần đầu tôi ra mắt phu nhân của hai vị chủ xị «Toronto Họp Mặt 2014».

Hà bà xã bác Bổn đang pha nước chấm trộn xà lách, Trân bà xã bác Minh, liền tay dọn bát đĩa ra bàn, nhìn hai bà tôi không biết mình phải bắt đầu từ đâu để «nhập cuộc», đành liều mạng nhảy vào, rồi cũng xong phút đầu gặp mặt.

Đến lúc nhập tiệc tôi biết thêm phu nhân của bác Lâm, nàng làm việc giỏi đến mờ mắt, nhìn đâu cũng thấy con ruồi vờn tới vờn lui, hy vọng nàng không nhầm lẫn tôi với con ruồi đang trêu ngươi nàng.

Xong bữa tiệc nhà bác Lâm, sáng hôm sau Hà dẫn bác Phú đến từ Úc với hai đứa tôi đi chơi phố Toronto, dĩ nhiên là có bác Bổn, bác Minh và Trân hộ tống.

“Kẻ ở miền xa” như bác Phú và hai đứa tôi chụp hình lia lịa, đi Canada cho biết hè bên ni nóng như ri mà chúng mình cứ nhe răng cười để «măn zê phô tô», mặc cho nắng nóng cháy da.

Đi mỏi chân cả nhóm vào quán ẫm thực Tứ Xứ ăn trưa, thực đơn đủ loại Âu, Á, từ Hải sản đến món địa phương, tôi chọn món «Bouillabaisse» đặc sản nổi tiếng của Marseille xem dân «Cà na diên» nấu làm răng.

Tía ơi, cá chỉ độc nhất một loại, nước sốt lỏng tè, thiếu một chút ớt cay và nước dừa là y chang món Thái Lan, gã Tây nào ăn phải món này chỉ có nước khóc ròng vì đặc sản nổi danh xứ Tây bị «biến Thái đến tội nghiệp».

Trước khi về mọi người ra bờ hồ hóng gío, tàu bè đó đây gợi nhớ một thời thế hệ «sinh nhầm thế kỷ» chúng ta bỏ xứ ra đi với những chuyện hãi hùng trên biển nên có bạn đã ra người thiên cổ dù tuổi đời chưa đến ba mươi.

Xong buổi dạo chơi dưới nắng rám da, chiều đến nhà bác Bổn ăn chơi tới khuya, vui chơi với quý vị vài hôm mà tôi chui không lọt vào mấy quần Tây mang theo.

Tại Hà đãi khách cẩn thận quá, ăn từ sáu giờ chiều đến khuya, xong phần gỏi ăn chơi là phần ăn thiệt với nồi lẫu cá, mực…, trái cây tráng miệng, xôi ăn đêm, kẹo mứt ăn thêm, xong món này Hà bày món khác, ăn mệt nghỉ.

Vì say tình bằng hữu nên tôi ăn hoài không thấy no, bi chừ cái bụng bành trướng mới khổ thân tôi, mấy cái quần tây lắc đầu phản đối, may còn hai cái quần «xơ cua» cú bồ, đúng là cái miệng hại cái thân.

Tối thứ ba phái đoàn Sàigòn đến Toronto, thành phần tham dự Họp Mặt Toronto coi như đầy đủ, từ Úc có bác Phú và hai đứa tôi đến từ Pháp, còn lại là đân địa phương và láng giềng Mỹ, theo chương trình sáng hôm sau, bên Công Chánh sẽ đi chơi thác Niagara.

Sáng ra tất cả tụ tập ở nhà bác Bổn trước khi lên đường, đi ba xe, mấy chị được Hà chở trên một xe, tôi ngồi ghế «phụ xế» phía trên, băng sau Trân ngồi với chị Mai vợ anh Đà đến từ VN.

Đường dài, gío máy lạnh thổi hiu hiu, Trân làm một màn phỏng vấn bỏ túi, chị Mai thành thật khai báo,

- Con trai của mình du học năm đầu ở Hawạ trên một đảo nhỏ, không phải là Waikiki hay Honolulu…nơi du lịch phồn hoa, nhờ ở nhà gia đình bảo trợ người Mễ, sau một năm nó nói tiếng Mỹ như gío, nhổ gìo cao như Mỹ chính hiệu con nai tơ… bi chừ mình đang tìm trường cho cháu qua San José học tiếp lớp 12, nhiêu khê thật.

Tôi ngồi băng ghế trên vui lây với chị, chị hãnh diện có con du học Mỹ nhưng phải chạy tìm trường, chỗ ở cho con và chi phí ăn học không phải ít. Tôi may mắn hơn chị, thằng Cu Beo tự tìm đến đại học Mc Gill, chúng tôi chỉ tìm chỗ ở cho cháu vào kỳ nhập học sắp tới, thằng nhóc tự xoay sở với tiền học bổng của trường để sinh sống.

blank
Đang miên man suy tư, Hà lên tiếng,

- Số tui hết chở con đi thác, bi giờ đưa mẹ đi chơi.

Tôi đưa đẩy,

- Chúng mình có duyên với nhau nên mới được Hà đưa đón như rứa.

Bên dưới Trân tiếp tục phỏng vấn, trên ni Hà tiếp tục nhấn ga, tôi lim dim đi vào giấc ngủ giữa ban ngày.

Xe ghé vào trạm đầu tiên, khách phương xa chúng tôi bấm máy lia lịa, bác Đà liền miệng gọi Mai chụp hình, rồi Đà với Mai ôm nhau chụp ảnh, bác Đà làm tôi tủi thân, sao chàng của tôi lạnh lùng rứa.

Bỗng tôi nổi máu «lay đi phớt», kéo chàng chụp hình «cho bỏ ghét», mà ghét ai tôi cũng không rỏ, dĩ nhiên là không thể ghét chàng, vì chàng có nét «lạnh lùng của riêng anh» làm tôi phát mê hồi hai đứa mới quen.

Khi nào tôi giận chàng đến tím mặt, tôi gọi chàng là «cưng» tự động chàng hiểu tôi bất bình chi đó, chàng bèn dò xem tôi muốn gì, hai đứa tôi đi chơi xa hay tiết kiệm lời nói nên chỉ dùng những từ mã hóa của riêng mình.

Xong trạm đầu tiên, Hà nhấn ga chạy theo xe màu đỏ, nhưng không phải xe Honda đỏ của bác Minh nên xe chúng tôi bị lạc đàng, Hà phải gọi cho «Mít tờ Bôn» hỏi đường để bắt kịp mấy anh.

Giời ạ, ở xứ «lay đi phớt» lờ đờn ông như rứa mà đờn bà phải «chạy theo» mấy anh mới chua.

Sau đó chúng tôi ghé vào chỗ bán rượu, nhìn cho đã con mắt ếch chứ chủ đích vẫn là chụp hình, lúc này có «măn zê phô tô» hay không cứ phải nhe răng cười cho ra hình, để về nhà làm le, phe với thiên hạ, mình đi Canada, mình tới Toronto.

Chạy mỏi mệt đến thác Niagara, thiên hạ đông như kiến hết chỗ đậu xe bên đường, phải vào bãi đậu xe thật xa, cả đám cuốc bộ kiếm cái gì ăn cho chắc bụng trước khi ra thác chơi.

Vào nhà hàng mang tên Tây U, thức ăn có tên gọi hoa lá cành, đọc thực đơn đỏ con mắt mới tìm được món ưng ý.

Bà phục vụ mang bốn ly nước đá lạnh cho chúng tôi, miệng ly vắt thêm một lát chanh, Hà bày món nước đá chanh, cả đám bỏ thêm đường và vắt chanh vào ly, khi bà phục vụ trở lại ghi món ăn chúng tôi chọn, Hà xin thêm chanh cho mọi người.

Tôi chọn món khoai tây phủ thịt bâm với phô mai làm bằng sữa dê tươi, Hà trợn mắt,

- Phô mai làm bằng sữa dê hôi lắm.

Tôi đùa,

- Cũng như mắn muối của mình, cái gì càng hôi càng ngon

Trân chọn mì xào chay, Hà ăn món gì đó có vỏ bánh như bột làm pâté chaud với xà lách…, chị Mai chọn giống Hà.

Tuy chưa ăn nhưng chị Mai bị «bội thực» vì sáng sớm người nhà cho chị dùng một bữa «điễm tâm đại bàng», ngoài bánh mì trứng chiên còn có bánh ngọt, nước cam, cà phê sữa…bao nhiêu thứ đó «đại chiến» suốt đường đến thác khiến bao tử của chị muốn thác luôn.

May mà Trân có một hộp thuốc cứu cấp giúp chị qua cơn bạo hành của thức ăn điễm tâm nên chị mới nuốt nỗi bữa ăn trưa.

Bàn mấy anh chỉ ăn «Hamburger» đủ loại, đã thế mỗi người còn được một ly bia lạnh, tôi chưa kịp phản đối chàng đã nhanh tay chuyễn ly bia qua cho tôi, chàng được cái tính hay «hy sanh» cho vợ hiền.

Dĩa phô mai dê dẫm của tôi tưởng là hôi lắm, hóa ra chỉ là vài hạt phô mai vụng chả có mùi vị chi cả, ăn vào thấy mặn chứ không béo.

Hà hú vía thoát mùi hôi, tôi thất vọng nên chia cho Trân một ít để thưởng thức, may mà có ly bia lạnh để tôi vớt vác cho bữa ăn khỏi lạt lẻo.

Cơm no rượu say, các quan đi ra thác hóng mát, nước rơi từ trên cao văng xa như mưa phùn, tôi đưa lưng đưa mặt tắm thác, mát ơi là mát.

Đi từ đầu này sang đầu kia thác xa lơ xa lắc, máy ảnh nháy lia lịa, đến đầu phố thiên hạ ê càng, một nhóm mấy anh với Hà hy sanh đi bộ về bãi đậu xe để lấy xe trong khi đám rệu rạo chúng tôi ghé vào bóng mát nghỉ xã hơi.

Xe chạy về Toronto, tôi lại ngủ, băng ghế phía dưới tắt đài, chắc mệt nên ai cũng im re, chỉ còn Hà lúc nào cũng vững tay lái đưa mọi người tới bến.

Về đến phố tất cả vào quán tàu ăn cơm tối, cả đám đổi bàn đến hai lần, kết cuộc «lay đi» chúng tôi phải ngồi bàn riêng vì không có bàn lớn cho 16 người.

Gần xong cơm tối nhà hàng nhộn nhịp hẳn lên, nhóm Hóa, Cơ Khí đổ bộ vào với quân số đông hơn bên ni, chủ xị Toronto giới thiệu với bạn bè «bên kia» mấy bà xã «bên này», xong thủ tục chào sân, Hà kéo tụi này rút lui.

Về đến nhà xã hơi ít phút, Hà bày trái cây, thức uống, quý vị đến nhà hai chủ xị Toronto chắc chắn ra về không thể quên, cái bụng căng cứng nhưng lòng mềm nhũn vì tình bằng hữu ngọt ngào như hoa trái đầu mùa.

Sáng hôm sau bác Minh, Trân với bác Phú đưa hai đứa tôi đi ăn phở quán Linh, chủ quán là em ca sĩ Giao Linh, sau đó vào phố Tàu mua áo tee shirt cho thằng cháu nội Cu Lai và vài thứ linh tinh làm quà cho dân Paris.

Chiều nay, Toronto Họp Mặt bạn hiền, tuy số người tham gia ít hơn dự kiến, nhưng có người đến nghĩa là có người muốn gặp lại nhau, chúng mình chừng này người cũng đủ một cuộc vui, vì bác Minh e ngại mai này có ai bỏ cuộc chơi, chúng mình cũng còn chút gì để nhớ đến năm 2014 này.

Mười sáu giờ, mười bảy giờ, mười tám giờ, chim cũng bay về tổ, hai dãy bàn hướng về hai tấm bảng to «Họp mặt A74 Toronto 2014» lần lượt có người ngồi vào chỗ.

Tôi quen thêm Amay bà xã anh Kim, Khéo vợ Tấn Hùng bạn thân của chàng, đặc biệt tôi được chị Phương Anh, hoa lạc giữa rừng gươm Công Chánh, ưu ái nắm tay chụp hình kỷ niệm «ngày mình quen nhau».

Ngoài ra còn có chị Hoàng Yến tặng quà kỷ niệm, chị Phương Lan, Bích thủy và những chị khác mà tôi chưa biết tên đến bên chúng tôi thăm hỏi và chụp hình, cảm ơn các chị làm tăng quân số «lay đi» bên cạnh phái nam với quân số áp đão.

Bác Đà mở đầu kara okê với bài «nợ nần em chi đó…», giọng bác thấp thởm như kẻ đang yêu, bác làm tôi rung động nhớ đến dạo mới quen chàng, chừ mình lên hàng bà nội rồi, già ngẫn ngơ, ôi còn đâu thời hoa mộng.

Trước khi chia tay mấy chị có sáng kiến, chị em chúng mình làm « mấy bô đầy» dơ tay lên cao, nhảy sào «một tị», tôi rét quá, chỉ đưa tay làm dáng chứ không dám nhảy cao, hình như tôi già mất rồi nên không còn hồn nhiên, dù là một tị như mấy chị.

Gần nửa đêm bác Bổn tuyên bố «cuộc vui đã tàn», hẹn nhau lần sau, ai đó hẹn 2024 mình lại tái ngộ, tía ơi lúc đó biết ai còn ai mất mà hẹn, mười năm nữa chúng mình sắp hay đang vào tuổi bảy mươi rồi.

Bác Minh có «em Trân» chỉ đường xe chạy hết sẩy, chỉ đâu đúng đó, hôm nào em uống hơi nhiều, và «đường về nhà tui tối thui» em «tài lanh» chỉ đường hưu chạy trật lất.

Bác Minh gãi đầu chạy vòng vo một hồi mới tới nơi, bác không giận mà vui như tết vì chuyến này bác có cớ «xơi tái» cục cưng, xơi kiểu nào tùy quý vị suy diễn.

Đêm nay bác Minh uống hết mình với bằng hữu, nhường tay lái cho Trân, tôi hoảng vía, liệu em có «tài lanh» bất tử như lần trước mà chở cả đám «đi coi đèn» cả đêm nay chăng, may quá em chạy một mạch là đến nơi.

Hôm sau bạn của chàng đưa chúng tôi đi Montreal xem chỗ ở cho thằng út, ở đây chúng tôi có thêm bạn mới qua bạn cũ của chàng, bà xã anh bạn mới kéo chúng tôi về nhà ăn cơm tối, lại một bữa thịnh soạn.

Trước khi quay về Toronto, chúng tôi ghé vô Ottawa thăm gia đình cô tôi, anh em họ gần bốn mươi năm mới gặp lại, ai nấy đầu đã bạc và lên chức ông bà, mới đó mà bố mẹ tôi, cô chú có người đã ra đi mất rồi.

Chủ nhật 6 tháng 7 chúng tôi trở lại Toronto, chiều ghé bác Minh ăn bữa tiệc cuối với mọi người trước khi ra phi trường, sườn heo nướng với xà lách trộn dấm Balsamic của Hà, bánh mì nướng quẹt sốt dấm ngon ra phết.

Cụng ly và chụp hình với các bạn rồi chia tay, chuyến này chia tay thật đấy, hẹn tất cả mùa Giáng Sinh sắp tới nếu Cu Beo không về Paris thì bố mẹ sẽ qua Montreal và xuống Toronto ăn bánh bche với các bác.

Ôm Trân, ôm Hà hẹn hai bạn lần sau, mới tuần trước, bốn mắt nhìn nhau chưa biết nói chi, bi chừ bốn mắt nhìn nhau đầy hứa hẹn, cuối năm nay nếu chúng mình có duyên sẽ gặp lại.

23 giờ 45 máy bay cất cánh, ngày rời Toronto tôi đã để quên con tim, vâng quá nhiều kỷ niệm trong một tuần gặp gỡ, những khuôn mặt lần đầu «đối diện thấy mến liền», cảm ơn tất cả đã cho chúng tôi những ngày vui bên các bạn.

10 Juillet 2014

Đoàn Thị

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,683,754
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến