Hôm nay,  

Trại Hè “Shake a Leg” Và Trẻ Tự Kỷ

20/07/201400:00:00(Xem: 7987)
Tác giả: Y Châu
Bài số 4280-14-29680vb8072014

Tác giả là cư dân Miami, tiểu bang Florida, thường góp những bài viết rất ngắn có nội dung cô đọng, tinh tế. Mong Y Châu sẽ tiếp tục viết và viết đầy đủ chi tiết hơn, dài hơn.

* * *

Người bạn thân của chị tôi chuẩn bị mọi thứ cho đứa con đầu lòng ra đời. Ngày đứa bé sinh ra ở bệnh viện như là ngày hội của gia đình quyến thuộc. Đứa bé bụ bẫm, dễ thương,...nhưng gần đến thôi nôi, sinh nhật đầu tiên của bé thì mọi người phát hiện ra những triệu chứng khác thường. Bác sĩ nhi đồng, bác sĩ chuyên khoa đều nói rằng cháu bị bệnh tự kỷ "Autism" bẩm sinh.

Người bạn của chị tôi bị một cơn chấn động. Họ làm đơn thưa bác sĩ, bảo sanh viện. Vì từ lúc người mẹ mang thai đều được bác sĩ hộ sinh theo dõi cho tới ngày sinh nở. Từ cách ăn uống, dinh dưỡng, trọng lượng cho đến những lần siêu âm... nếu thai nhi có những biểu hiện bất thường thì với những kỹ thuật tân tiến, bác sĩ sẽ phát hiện dễ dàng. Họ sẽ có những lời khuyên với thai phụ, để coi họ có muốn giữ lại bào thai hay không.

Vụ kiện cáo giữa gia đình người bạn của chị tôi với bệnh viện hiện còn kéo dài, không hiểu sẽ ra sao. Nhưng thường thường, theo như tôi biêt, thì cha mẹ luôn giữ lại, mấy ai đành lòng bỏ đi giọt máu của mình!

*

Tại Hoa Kỳ, mọi gia đình nào có con bị bệnh tự kỷ, "si khờ", đều được chánh phủ trợ giúp từ chăm sóc y tế, trường học, tiền bạc... Các em bị bệnh tự kỷ còn được lo cho đi dự trại hè.

Trong các dự định của mùa hè nầy, tôi chọn "Summer Camp Shake A Leg". Trại hè nầy giúp các em bị bệnh "tự kỷ ám thị"; một mùa hè vui tươi, nóng bỏng, trên bến dưới thuyền, giữa trời nước mênh mông.

Trại hè rất đông người nên được chia ra từng nhóm nhỏ, tôi thuộc nhóm "Papers". Nhóm tôi dành riêng cho các em tiểu học ( từ 8 tuổi đến 12 tuổi). Đứng đầu là ông "Pen", nhóm trưởng; phụ tá cho ông là cô "Pencil", chúng tôi ba người là thiện nguyên viên, gọi là "Crayons", và nhiều trại sinh... đặc biệt có ba em không thể đi được phải ngồi trên xe lăn. Ông "Pen" và cô "Pencil" chỉ huy, điều động kiêm luôn thay tã, vì các em không thể tự làm được.

Ngày đầu họp lại, ông "Pen" nói rằng năm nay sức khỏe của ông không được tốt lắm, vì do một lần bị té ngã để cứu một em sắp rơi xuống biển. Ông giải bày, thật là khổ sở cho ông nếu ông không còn ở đây, vì suốt cuộc đời của ông là "sóng nước và trẻ thơ". Không phải là "Ngư ông và biển cả" tác phẩm nổi tiếng của E. Hemingway, dù ông ta từng đến nơi nầy.


Ông cũng than phiền là mọi người cho là ông ưa thưa kiện, ông nói ông chỉ muốn đem lại sự công bằng!

Về sinh hoạt của nhóm, ông nói:

- Mọi người trong nhóm đều như nhau, thứ tự. Tất cả đều là thành viên, không thể viện dẫn bất cứ lý do gì để "xé rào", dành quyền ưu tiên, kể cả ông.

Tôi đẩy một em ngồi trên xe lăn, em nói không được, chỉ nghe âm khàn khàn từ thanh quản, em thường đưa tay vào miệng như đứa trẻ còn "bú tay". Khi không vừa ý hay cần gì em phản ứng, bằng đôi chân đá tới đá lui.

Giữa trưa, nước biển trong xanh, gió nhẹ xa xa những chiếc tàu bập bềnh, lênh đênh, về đâu... thì đến lượt tôi cùng em xuống xuồng "kayak", do hai người thủy thủ cầm chiếc dầm bảng lớn, sơn phết đầy màu sắc sặc sỡ. Tôi ngồi sau lưng, hai tay nắm chặt cái áo phao em mặc, trong sự hồi hộp lo lắng! Chúng tôi quá nhỏ bé giữa trời nước bao la. Hai người thủy thủ, nhẹ nhàng tay chèo từng nhịp một, đưa chiếc xuồng lướt tới, ra khơi... Những bông nước tạt vào mặt, tôi trấn an mình: hãy bình tĩnh, đừng sợ hải, mình còn có trách nhiệm là phải bảo vệ em.

Vào mỗi ngày, từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều có xe "bus" đưa và rước, hôm nay quá 10 giờ nhưng không thấy em, mọi người lo lắng thì xe "bus" tới. Ông tài xế giải thích là hôm nay kẹt xe và ông còn phải đưa thêm vài em khác nữa. Nhìn em mệt mõi và bay mùi hôi, thật là tội nghiệp... thì ra đến giờ đi vệ sinh, nhưng không nói được nên không ai giúp được gì! Ông "Pen" đùng đùng nổi giận, gọi điện thoại và kêu gia đình em cùng ông kiện hảng xe vì làm việc tắc trách.

Sau những ngày nghỉ cuối tuần dài lê thê, tôi mong sớm đến ngày thứ hai để gặp lại các em. Trong chương trình tuần nầy có thêm tiết mục đưa các em ra một hòn đảo nhỏ, cách đất liền hơn một cây số ngàn... Ở nơi đây, không khí trong lành, sóng nước rì rào, chúng tôi cùng vớt nhiều phiêu sinh vật... có cả "seaweed", mà người Nhật, người Đại Hàn ưa thích làm thực phẩm.

Sau khi ra đảo trở về, mọi người đều mệt mõi ở cầu tàu để lên bờ, thì bỗng nhiên có tiếng nói khàn khàn lạ hoắc của ai đó:

- Em muốn chị "Crayon" T.V. đẩy em.

Cả nhóm "Papers" tìm coi ai vừa nói! Thì ra em "bú tay" đã nói được. Mọi người vui mừng, riêng ông "Pen" chạy đến ôm em mà hai mắt đỏ hoe, và la thật lớn:

- Em sẽ là nhà hùng biện "Demosthenes".

Chữ De-mos-thenes vang dội nhiều lần trước khi nó hòa lẫn vào tiếng rì rào của đại dương mênh mông.

Y Châu

(theo Tường Vi)

Ý kiến bạn đọc
22/07/201417:05:53
Khách
- Khái niệm về “bệnh tự kỷ” khác với khái niệm “tự kỷ ám thị”. Tôi chưa bao giờ nghe nói đến bệnh “tự kỷ ám thị”.
- Một số bạn đọc có thể hiểu lầm rằng bệnh tự kỷ bao gồm luôn cả những trẻ em bại liệt, phải ngồi xe lăn. Hai thứ này riêng rẽ, một cái tâm thần và một cái bại liệt về thể lực; đôi khi có trẻ bất hạnh hơn thì bị cả hai. Theo sự hiểu biết hạn hẹp của tôi thì trại hè cung cấp cho trẻ em khuyết tật của cả hai loại trên.
- Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ chưa tìm ra. Dù đó là bệnh bẩm sinh nhưng các bác sĩ không thể chẩn đóan khi còn là bào thai như hội chứng Down Synchrome được nên sự kiện được nêu ra trong bài là cha mẹ đang kiện bệnh viện thì đúng là con kiến kiện củ khoai.
- Mong tác giả và bạn đọc tìm đọc/đọc lại một bài viết xuất sắc, có giá trị cùng những lời thảo luận đặt sau bài viết, đó là bài "Vết Thương Xát Muối" của tác giả Thanh Lê. Phải mất ít nhất một tiếng đồng hồ để đọc, ngẫm và cảm nhận nội dung sâu sắc của bài viết cũng như đề tài thảo luận. Nhưng đáng giá.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,764,574
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và được giải danh dự. Bài viết mới nầy là một bút ký viết về đời sống các sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ trong lúc Miền Nam bị sụp đổ năm 1975.
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư, chiến tranh, di tản, làm vợ, làm mẹ trên đất Mỹ.
Tác giả sinh ra và lớn lên tại thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam; Cựu nữ sinh Trung Học Trần Quý Cáp, Hội An, niên khóa 1964-1972. Chồng là một quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân:
Nước Mỹ đang là mùa ra trường, và ngày 18 tháng Sáu 2017 sẽ là Father's Day in 2017 is on Sunday. the 18th of June (18/6/2017). Xin mời đọc bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của Tín Thất Tôn.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corpo-ration;
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu. Ông bà hiện là cư dân Brooklyn Park, Minnesota. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis và Ngôn Ngữ Việt Nam tại Đại Học Minnesota.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn.
Nhạc sĩ Cung Tiến