Hôm nay,  

Philadelphia, Nơi Khai Sinh Nước Mỹ

02/07/201400:00:00(Xem: 11286)

Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 4264-14-29664vb4070214

Tác giả, cư dân SimiValley, Nam California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012,với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ, trong số này có các bài "Coi Dọn Dẹp Xưởng Chế Tạo Hỏa Tiễn," và "Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên." Nhiều bài viết và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số vừa thành sách “Xin Em Tấm Hình.” Sau đây là một du ký kèm hình ảnh đặc biệt do tác giả ghi lại, nhân mùa lễ Độc Lập 2014.

* * *

Trong vài ngày nữa, ngày 4 tháng 7, Hoa Kỳ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 238. Thành phố nào ở Mỹ được xem như là birthplace of the nation, nơi quốc gia Mỹ thành hình? Nếu các bạn trả lời là Đồng Hới, Phú Bài, Rạch Giá, hay Vũng Tầu, tôi xin lỗi đầu óc bạn đang quá căng thẳng vì biến chuyển biển Đông. Câu trả lời đúng là Philadelphia.

Philadelphia thuộc về tiểu bang Pennsylvania, với 1.5 triệu người là thành phố đông dân thứ năm của nước Mỹ. Không thể nào ra bến xe miền Tây đón xe khách Mai Linh hay Hiệp Thành đi Philadelphia vì Philadelphia gần New York, rất xa Los Angeles. Khoảng cách đường chim bay là 2,391 miles, 3,847 km, đi máy bay mất 5 giờ đồng hồ.

Khi tôi tỵ nạn sang Mỹ vào năm 1975, chính phủ Hoa Kỳ đưa gia đình tôi tạm trú ở trại lính Fort Indiantown Gap gần thành phố Harrisburg, thủ đô của tiểu bang Pennsylvania. Philadelphia cách Harrisburg chỉ có 107 miles (172 km), nhưng tôi chưa bao giờ đến, dù rằng tôi đã trở lại Harrisburg hai lần để thăm lại trại tỵ nạn, lần cuối cùng vào hai năm trước đây. Lý do tôi trở lại trại tỵ nạn là để tìm tung tích vợ Cả, vợ Hai và mười con khi tôi rời trại không bao giờ nhìn mặt.

Hai tuần trước đây, vợ chồng tôi viếng Philadelphia lần đầu tiên.

Philadelphia không có Hột Vịt Lộn Long An, cũng không có tiệm Bánh Xèo Ăn Là Ghiền nên vợ chồng tôi hơi điên đến đây không có bà con, bạn bè thân thuộc. Nhưng nếu nói về phương diện lịch sử, Philadelphia rất quan trọng vì nó được xem là nơi quốc gia Hoa Kỳ thành hình. Vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, chuông nhà thờ ở Philadelphia reng khắp nơi, chào mừng độc lập khi Quốc Hội, lúc bấy giờ chỉ có 13 tiểu bang thuộc địa, tuyên bố độc lập từ Anh quốc qua bản Tuyên Ngôn Độc Lập -Declaration of Independence.

Hai năm trước đó, The First Continental Congress - Quốc Hội Thứ Nhất của 13 tiểu bang thuộc địa đã họp khẩn cấp ở Philadelphia, đệ đơn lên King George III, Anh Quốc, khiếu nại về tình trạng bị ép bức và quyền lợi bị bóp chẹt của dân Mỹ. King George III làm ngơ nên khi Quốc Hội Thứ Nhì họp lại vào ngày 10-5-1775 thì tình thế đã khẩn trương, chiến tranh giữa Anh và Mỹ đã bùng nổ ở hai thành phố Lexington và Concord. 13 tiểu bang thuộc địa Mỹ biểu quyết tuyên chiến và sau nhiều chiến thắng vinh quang ở nhiều chiến trận chống quân Anh gửi sang từ Anh Quốc, Quốc Hội tuyên bố độc lập vào ngày 4-tháng 7-1776.
blankChụp lại tranh vẽ buổi họp lập quốc của các đại biểu 13 tiểu bang. Người đứng giữa là George Washington. Người ngồi giữa là Benjamin Franklin. Ảnh Nguyễn Tài Ngọc

Hiến Pháp Hoa Kỳ sau đó cũng đã được soạn thảo bởi một hội nghị ở Philadelphia vào năm 1787, và được 13 tiểu bang biểu quyết đồng ý.

Mướn khách sạn ở trung tâm thành phố lúc nào cũng đắt. Tôi là chuyên viên du lịch kiểu Tây Ba-lô nên mướn khách sạn chỉ cách phi trường Philadelphia ba cây số, rẻ hơn. Ở phi trường có trạm xe điện chạy vào thành phố, mua vé dùng vô giới hạn chỉ có 12 dollars một ngày, thay vì mua vé một chiều là 8 dollars. Khách sạn có xe shuttle mỗi 20 phút chở khách đến phi trường miễn phí nên chúng tôi dùng shuttle đến phi trường rồi từ đó đi xe điện vào phố, mỗi nửa giờ có một chuyến.

Cũng như các thành phố lớn ở nước Mỹ, Philadelphia có hệ thống metro. Nhưng từ phi trường là một tuyến đường khác hẳn với metro chạy trong thành phố, gọi là Regional Rail. Regional Rail tương tự như R&R ở Paris. Xe điện Regional Rail của Philadelphia rất sạch, thế nhưng còn cổ lổ sĩ vì dùng người đi soát vé và bán vé ở những trạm nhỏ như phi trường. Tôi nghĩ Nghiệp Đoàn Công Nhân ở Philadelphia không cho tân tiến hóa vì sợ nhân viên bị sa thải mất việc: mỗi toa có một nhân viên kiểm soát hành khách.

Người ngoại quốc không nói & không nghe tiếng Anh không thể nào dùng xe điện Regional Rail của Philadelphia. Hầu như tất cả xe điện của các thành phố trên thế giới đều có lộ trình các chuyến stop của chiếc xe đó dán trên hai bên thành xe cho khách biết xe đến trạm nào. Trong khi ở Philadelphia, có toa chỉ có một màn ảnh TV duy nhất ở đầu toa cho biết trạm stop kế tiếp, có toa không có màn ảnh TV. Khách phải lắng nghe tài xế loan báo trên loa phóng thanh tên trạm sắp đến. Gặp một ông Mỹ da đen nói thì... cùi, họ nói vừa nhanh, vừa thổ âm khác, người nào muốn ngừng ở Phan Thiết, bảo đảm xe chạy ra tận Đà Nẵng khách không hề hay biết.


Tôi thích đi metro vì xe điện ngầm nhanh, rẻ, tiện và đúng giờ. Thành phố nào có metro tôi cũng thám hiểm đi cho biết. Nhưng chỉ ở Philadelphia là lần đầu tiên tôi được ngồi ghế số 1 của toa đầu xe lửa, cạnh ngay anh tài xế, xem cảnh trí ngay trước mặt mình, và xem mỗi lần đến giao điểm có nhiều đường rầy, anh tài xế phải chuyển đoàn tầu qua đúng đường rầy mình muốn đi. Thật là một kinh nghiệm thích thú, không thể nào hoàn hảo hơn.

Hmm, có thể hoàn hảo hơn nếu xe điện tôi ngồi ngay ghế số 1 nhìn ra đằng trước này chạy dọc theo bờ biển của thành phố Cannes hay Nice, nơi các cô tắm biển topless.

Ngừng ở trạm Suburban Station hay Market East Station nếu muốn vào trung tâm thành phố. Trạm Suburban có Tòa Đô Chính - City Hall, nhà thờ cổ xưa.

Không nên đi vào buổi chập choạng tối vì có nhiều người homeless, và nhiều người da đen xin tiền. Giống như downtown Los Angeles mỗi chiều tối có nhiều nơi thiện nguyện như nhà thờ cung cấp thức ăn miễn phí, người ta sắp hàng vòng quanh block ở downtown Philadelphia để được phát thức ăn tối.

Ngừng ở Market East Station để đi xem Independence Hall. Trạm Market East Station đi ra ngay một chợ trong một building, rất vui: Reading Terminal Market. Đủ thứ hầm bà lằng bán ở đây. Tiểu bang Pennsylvania là nơi nhóm người Amish - sống kiểu ngày xưa không điện, không nước máy, không dùng máy móc...- ở rất đông nên họ cũng có vài gian hàng bán trong chợ này. Hàng doughnut của người Amish bán rất là ngon.

Đi bộ thêm hai blocks là Chinatown. Có hai nhà hàng Việt Nam, Phở Cali và Bánh mì Cali, đều lấy chữ California là một phần tên tiệm. Tôi đã đi vài tiểu bang trên nước Mỹ thấy, vài tiệm ăn Việt Nam lấy tên Cali.

Đi bộ thêm năm blocks nữa đến đường số Năm là một building trong đó có chiếc Chuông Tự Do, Liberty Bell. Liberty Bell là biểu tượng độc lập của Hoa Kỳ. Năm 1752, tiểu bang Pennsylvania đặt một hãng Anh đúc cái chuông này, để ở tháp chuông trong Independence Hall- Dinh Độc Lập bây giờ. Có tin đồn thất thiệt là chuông này được rung khi Mỹ tuyên bố độc lập vào ngày 4-Tháng7-1776 nên từ đó dù chỉ là một cái chuông bình thường mà nó trở thành nổi tiếng, Liberty Bell. Nó rung chỉ có một thời gian ngắn thì bị nứt, có lẽ là tại vì hãng Anh đặt làm Made in China rồi bán qua Mỹ.
blankVợ chồng tác giả và Chuông Tự Do; Toàn cảnh là phòng họp Quốc Hội đầu tiên của Hoa Kỳ. Tất cả bàn ghế là nguyên thủy, hiện được tu bổ và gìn giữ. Ảnh Nguyễn Tài Ngọc

Independence Hall nằm kế building Liberty Bell. Quốc Hội đầu tiên của Mỹ, lúc bấy giờ chỉ gồm có 13 tiểu bang thuộc địa, họp ở đây. Trong khi White House, Quốc Hội ở Washington DC đang xây cất thì Philadelphia là thủ đô tạm thời đầu tiên của Hoa Kỳ. Tổng Thống George Washington đặt văn phòng ở đây, không bao giờ ở Washington, D.C.

Du khách phải có vé mới vào bên trong xem nơi Quốc Hội hội họp ngày xưa (lấy vé miễn phí ở Visitor Center).
blankHậu cảnh Phila và tượng Benjamin Franklin, người có chữ ký trên 4 văn kiện lập quốc của nước Mỹ. Ảnh Nguyễn Tài Ngọc

Đây là nơi ngày xưa Bản Tuyên Ngôn Độc Lập -United States Declaration of Independence - và Hiến Pháp Hoa Kỳ đã được soạn thảo và chấp thuận. Bức ảnh sau đây, tôi chụp lại một bức tranh vẽ buổi hội họp của các đại biểu của 13 tiểu bang. Người đứng giữa là George Washington. Người ngồi giữa là Benjamin Franklin. Anh kế tiếp là tôi chụp căn phòng này, mở cho dân chúng vào xem.

Philadelphia, ngoài hai di tích lịch sử Liberty Bell và Independence Hall, chẳng có gì khác. Có thể mười năm nữa khi chống gậy tôi sẽ nhận thức sự quý hóa đã được xem được những di tích lịch sử tận mặt, đã được xem Quốc Hội nơi Benjamin Franklin thường hội họp.
blank
(Benjamin Franklin, là một Ông Cha có công sáng lập nước Mỹ, là người có nhiều tài như phát minh, ngoại giao, quản lý bưu điện, cổ động dân quyền, khoa học gia, chính trị gia. Ông là người duy nhất có chữ ký trên bốn giấy tờ quan trọng thành lập nước Mỹ: Bản Tuyên Ngôn Độc Lập - Declaration of Independence, Hiến Pháp -U.S. Constitution, Hiệp Ước Paris - Treaty of Paris, và Hiệp Ước Đồng Minh - Treaty of Alliance. Benjamin Franklin là người đầu tiên khám phá ra điện trong câu chuyện ông thả diều rồi bị sét đánh).

Bây giờ chưa đến nỗi già nên tôi không thấy đến xem Philadelphia nơi ngày xưa Benjamin Franklin hội họp là quan trọng. Điều quan trọng là làm sao tôi có thể có vài chục nghìn tờ giấy (100 đô) có hình Benjamin Franklin.

Nguyễn Tài Ngọc
July 2014

http://www.saigonocean.com/index.php/en/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,244,839
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến