Hôm nay,  

Từ DC Đến Cali

28/06/201400:00:00(Xem: 14608)
Tác giả: Nguyễn Thế Bài
Bài số 4261-14-29661vb7062814

Tác giả là cư dân North Carolina, mới định cư tại Mỹ chưa đầy 3 năm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh một người đến Mỹ khi tuổi đã 60, thân mang bệnh tật, tự chọn cho mình cách sống theo kiểu một loài chim đầm lầy vùng sông Nile Ai Cập, là “làm vệ sinh răng miệng cho cá sấu”. Bài thứ hai, “Người Đẹp và Quái Thú” ghi nhận nhiều chi tiết đặc biệt của tổ chức y tế bậnh viện tại Mỹ. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.

* * *

Tôi có một đứa cháu xếp sòng về Nuskin, đã đi khắp Đông Tây Nam Bắc, từ Á Châu, Úc châu đến Âu Châu, nhưng khi hỏi đã đi được bao nhiêu bang trên Hoa Kỳ, nó cười giơ bàn tay chặt đôi, ý nói mới chỉ một nửa mà thôi.

Trao đổi với một số bạn hữu, người quen, ai cũng cho rằng bất cứ người nào một đời sống trên đất Mỹ, mà đi được một phần ba số các bang Hoa Kỳ, thì đã là đáng nể. Như vậy tôi cũng được liệt vào hạng không tệ, vì đã đến hoặc đi qua …hơn một tá tiểu bang. Hành trình khám phá nước Mỹ, dân Mỹ của tôi khởi từ thủ đô Hoa-Thịnh-Đốn, ở phi cảng quốc tế Dulles, nơi tôi đặt chân lên đất Mỹ vào Ngày Tổng Thống gần ba năm về trước (2011).

Ngay khi đón chúng tôi tại phi trường (cùng anh con Cậu và con cháu tôi), người anh vợ báo cho biết anh đã lấy “vacation” mười lăm ngày và sẽ dành toàn bộ thời gian nầy đem chúng tôi đi thăm các nơi. Và anh đã giữ lời, không để chúng tôi có giờ nghỉ ngơi và làm quen với khí hậu Mỹ:

- Phải cố mà đi khi còn sức, còn giờ và những ngày tao xin nghỉ, để đi cho được càng nhiều càng tốt. Ngồi xe tha hồ ngủ,nghỉ. Nay mai có muốn cũng không thể thực hiện được.

Điểm đến đầu tiên là New York. Vốn không có thói quen dậy sớm, nhưng hôm ấy, mới 5: 30 AM, anh đã đành thức chúng tôi và cho 30 phút để chuẩn bị xuất phát. Trên đường đi New York, chúng tôi ghé Delaware, New Jersey. Đến nơi, sau khi gửi xe, chúng tôi hoà vào giòng người lội bộ trên Fith Avenue, thăm Thánh đường Saint Patrick đồ sộ cổ kính, đến Time Square, dạo phố Tàu (ChinaTown), nhìn mấy chú Chệt ở Mỹ mà chẳng khác ở Chợ Lớn là bao: nhà trên ở dưới buôn bán, hàng hoá chất đầy và bày ra cả lối đi, vốn đã chật chội, khiến du khách các bang khác không khỏi thấy lạ và có phần khó chịu. Trời lạnh, từng nhóm bảy tám người co ro trong những chiếc áo dạ, phì phà nhả khói thuốc và đánh bài, tàn thuốc lá vứt bừa bãi, giấy gói thức ăn, giấy lau tay lau miệng, giấy báo rải rác khắp nơi, trông hết sức mất vệ sinh và phản cảm.

Chúng tôi lên xe điện ngầm, sau khi ghé ăn phở Pasteur. Ground Zero là nơi dừng chân lâu nhất, bồi hồi nhìn sự hồi sinh từ những đổ nát do bọn thú đội lốt người gây ra: toà tháp mới – THÁP TỰ DO (cách Tượng Nữ Thần Tự Do 7.5 miles) - đang mọc lên, nghe nói sẽ hùng vĩ hơn toà tháp đôi cũ và sẽ cao nhất nước Mỹ. Vẳng bên tai lời của tổng thống Bush sau vụ tấn công khủng bố “Sự quyết tâm của nước Mỹ vĩ đại đang gặp thử thách. Chắc chắn là như vậy. Chúng ta sẽ cho thế giới thấy chúng ta vượt qua thử thách này”.

Về lại Silver Spring, Maryland, đã gần nửa đêm. Mệt nhoài vì một ngày cuốc bộ. Nhưng hôm sau, anh vợ lôi chúng tôi tiếp tục hành trình khám phá nước Mỹ với việc tham quan một số khu vực ở bang Virginia, thăm các di tích thắng cảnh ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nghĩa trang Arlington, tượng đài Abraham Lincoln, thăm hồ Tidal Basin cạnh dòng sông Potomac và tháp "bút chì" bằng đá cẩm thạch trắng, viếng những địa danh tôn giáo. Tiếc rằng thời giờ không cho phép nán lại xem hoa anh đào nở, chào đón hàng triệu du khách đến thưởng ngoạn. Ngày sau đó, chúng tôi đi thăm một số địa danh ở Baltimore, đi đến Pennsylvania, để thăm Chiến trường Gettysburg. Trong gió chiều lành lạnh, nghe đâu đây tiếng hồn tử sĩ, những người ngã xuống để bảo vệ những quyền cơ bản của con người. Kỳ diệu thay, quân Liên bang đại thắng tại trận Gettysburg ngay trước ngày Độc lập (4 tháng 7), góp phần lớn cho ngày hôm đó được coi là ngày Độc lập huy hoàng nhất của Mỹ Quốc hồi ấy. Chợt như nghe thấy bóng dáng và tiếng nói vang dội của tổng thống Abraham Lincoln đang đọc bài Diễn Văn Gettysburg nổi tiếng với câu kết lừng danh “chính quyền này của dân, do dân, vì dân”.

Chỉ trong mười ngày đầu trên đất Mỹ, chúng tôi đã đi được năm bang và thủ đô nước Mỹ, như câu của hoàng đế La Mã, Cesar:”veni, vidi” (tôi đã đến và đã thấy). Và tất nhiên, chúng tôi đã có nhiều thời giờ, nhiều dịp để tham quan các thành phố ở Bang North Carolina, trong đó có thành phố Greensboro với 257,000 dân, thành phố thứ ba sau thủ phủ Raleigh và thành phố Charlotte, nơi đây có người dân hiền hoà, khí hậu lý tưởng.

Con gái tôi muốn chúng tôi lợi dụng thời gian nầy, để “đi cho biết đó biết đây”, kẻo sau nầy không còn nhiều dịp tốt. Và nhân đám cưới con trai người cháu ở San Jose, Bắc Cali, nó mua vé cho chúng tôi đi Cali và Colorado, nơi gia đình em vợ tôi sinh sống ở thành phố Denver.

Chuyến bay khứ hồi (round trip) giá rẻ có nhiều chặng dừng chân đổi máy bay. Nhờ vậy tôi được đặt chân lên các bang Texas (phi trường Houston), Arizona ( phi trường Phoenix), Michigan (phi trường Detroit). Sáu tháng sau khi tới Mỹ, tôi lại có dịp đi thăm bang Georgia, tham dự đám cưới con gái một người bạn đồng môn. South Carolina là bang “láng giềng”. Ở thủ phủ Columbiia và thành phố Samter có gia đình người cháu và một số bạn hữu, đồng hương sinh sống, chỉ cách Greensboro ba giờ lái xe, vì thế tôi đã có nhiều lần đến bang thơ mộng và ấm áp nầy. Số lần có tuyết rơi – dù rất mỏng – cũng hết sức hiếm hoi và được mọi cư dân South Carolina hân hoan đón mừng như lễ hội.

Nhận xét đầu tiên của tôi, ấy là về quý bà, quý chị. Người phụ nữ đầu tiên tôi gặp lại, là chị dâu của chúng tôi. Gần ba mươi năm trôi qua (anh chị vượt biên năm 1984), bóng thời gian dường như vẫn không ảnh hưởng tới Chị: vẫn dáng người thon thả, vẫn nụ cười rạng rỡ, vẫn giọng Bắc ngọt ngào (truyền lại cho đứa cháu trai tuy không biết đọc biết viết tiếng Việt, nhưng nói thì không chê vào đâu được) của những ngày tháng tôi biêt Chị, trước khi anh chị lên đường vượt biên. Niềm vui lớn nhất của Chị trên đất Mỹ bao năm qua, ấy là diện áo dài. Chị có một bộ sưu tập áo dài hàng trăm cái, được bổ sung mỗi dịp về thăm cha mẹ ở Việt Nam hoặc khi có ai qua lại.


Cũng nhận xét ấy khi gặp một số quý bà, quý chị đồng hương xưa, nay sinh sống tại Greensboro, khi thấy ở tuổi sáu mươi, họ vẫn giữ được “phom” dễ dàng mặc áo dài và gương mặt trẻ trung. Điều đó càng được khẳng định khi vợ tôi gặp lại rất đông bạn bè và đồng nghiệp y tá cũ ở đám cưới tại San Jose. Chúng tôi thật sự kinh ngạc khi thấy chẳng những họ không già hơn, mà dường như còn trẻ trung hơn cách nay vài chục năm. Đa số trong họ đi theo diện con lai.

Ngày trước học hành và làm việc ở Đà-Lạt, ngày ngày gặp các cô gái má đỏ môi hồng, đặc trưng của phụ nữ sống ở xứ lạnh, đời sống vất vả, nhưng không làm mất nét mặt hoa da phấn, nhất là nơi các nữ sinh, sinh viên. Có thể nói không sợ phóng đại, rằng phụ nữ gốc Việt ở Hoa Kỳ giữ được dáng dấp thon thả, không sồ sề như phần nhiều phụ nữ người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Mễ hoặc gốc Phi. Lần đầu vào nhà thương Mỹ, mỗi khi cô y tá da màu vào cặp nhiệt và đo áp huyết, tôi thường có cử chỉ né người. Cô y tá vừa cao, vừa đồ sộ không thể dưới ba trăm cân, lại hay loạng choạng khi di chuyển hoặc thực hiện các thao tác. Tôi đề phòng chẳng may cô trượt chân ngã vào tôi, hậu quả không phải nhỏ.

Được như vậy, tôi cho rằng phụ nữ người Việt ở Mỹ, ngoài cái “gien” Á Đông vốn nhỏ con và không cao, thì chủ yếu là nhờ giữ truyền thống gia đình, trong đó có việc siêng năng nấu nướng và ăn thức ăn Việt Nam. Khi còn ở Việt Nam, đời sống khó khăn, nhiều chị em nghèo hoặc rất nghèo. Ngay cả chén cơm còn khó khăn, nói chi đến thịt cá, gà vịt. Cả đời không nghe ai nói những từ như “cholesterol”, “cao mỡ”. Cả đời chẳng thấy ai “điên khùng” làm gà, làm heo, ăn cá mà bỏ da! Những thứ đó thừa thãi ở trên đất nước giàu có nầy và quý bà, quý chị luôn được nhắn nhở về tác hại của việc ăn nhiều thịt hoặc ăn da và nên dùng nhiều rau. Tất cả đều phù hợp với thực đơn người Việt. Cá kho, rau sống, canh chua (có khi cả cà muối, dưa cải), nhiều gia vị thơm lừng, luôn là “gam” chủ đạo trong các bửa ăn người Việt.

Nét thanh xuân bền vững ấy có được một phần không nhỏ từ tâm hồn thoải mái, tự do. Không còn chịu cái bóng lắm khi “áp chế” của đàn ông, của người chồng. Ngoại trừ thế hệ người Mỹ gốc Việt sinh ra hoặc lớn lên ở Mỹ, đa số phụ nữ gốc Việt không có học vấn cao hoặc chuyên môn, nhưng vốn năng động, dẻo dai, chịu thương chịu khó, họ làm công ở các hãng hoặc làm “nail”, một nghề nuôi sống và cả làm giàu cho hàng trăm ngàn phụ nữ (cùng với gia đình họ).

Người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Mễ hay gốc Phi làm đồng nào xào đồng nấy. Có khi ăn tiêu vượt cả thu nhập và mang nợ suốt đời. Người gốc Việt không như thế! Quý bà, quý chị thuộc nằm lòng câu “thiếu lôi, dôi kéo”: hể đã thiếu hụt,thì không vực dậy được; còn nếu biết tiết kiệm, làm mười xài năm sáu, thì sẽ có của ăn của để.

Nạn bạo hành gia đình chưa phải đã chấm dứt trên đất Mỹ, trong các dân tộc sinh sống ở Mỹ, nhưng phụ nữ luôn được luật pháp che chở, bênh vực. Ưu tiên về nhiều mặt trong đời sống và sinh hoạt xã hội ấy gồm tóm trong câu: Lady first! Chỉ cần nhấn dãy số “nai oăn oăn” (911) khi bị ông chồng “hiếp đáp” quá mức, lập tức cảnh sát và nhân viên xã hội mau chóng có mặt và phần thắng luôn nghiêng về phụ nữ. Không ít trường hợp dẫn tới ly hôn. Chung chung, các đức ông chồng phải dè chừng các bà vợ “văn minh”, cho dù một khi đã nại tới “911” thì cũng đồng nghĩa với rạn nứt trong gia đình, gây nên mặc cảm và dễ đổ vỡ khó lòng hàn gắn.

Tôi đã nghe và thấy cái “lợi thế” biến thành “hại thế”, khi nó biến một gia đình đông con, nghèo khi đến đất Mỹ, nhưng dần dà khấm khá và con cái thành đạt, thành một loại “địa ngục”, không đúng, phải nói là “sa mạc” gia đình. Một hôm xảy ra cãi cọ. Lời qua tiếng lại, không ai chịu ai. Ông chồng có lẽ quên mất đang ở trên đất Mỹ và trong lúc tức giận đã không cầm lòng được, thẳng tay giáng cho người vợ một bạt tai. Chỉ mươi lăm phút sau khi nghe bà vợ sử dụng “quyền bình đẳng” và gọi “911”, cảnh sát đến nhà. Trước “hiện trường” không chối cãi được, người chồng cúi đầu nhận lỗi. Người vợ thắng, chấp nhận “hoà giải”. Kể từ đó, gia đình “đồng sàng, dị mộng”. Con cái theo mẹ, không còn coi ông bố ra gì, không qua lời nói, cử chỉ, mà qua thái độ. “Nai oăn oăn” giúp chống trộm cướp, lúc bị tấn công, khi có nguy hiểm về tai nạn và hoả hoạn, về bệnh cấp cứu. “911” không phải để tuỳ tiện dùng để “trị nhau” trong gia đình, giữa những người ruột rà, thân quen. Cha ông ta nói: uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Trước khi ấn số “911”, thưa quý bà, quý chị, phải nhớ nó hệ trọng biết bao! Đâu phải là chuyện “cơm không lành, canh không ngọt”. Làm gì có “gương cũ lại lành”!

Nhân tiện, cũng cần đính chính cụm từ “Việt kiều” thường vẫn được dùng để chỉ những ngươi Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Thực ra, nghĩa đúng của “Việt kiều” để nói về những người Việt đang "ở nhờ tại xứ lạ quê người" nhưng không có quốc tịch nước đó. Thế nhưng với thành phần người Mỹ gốc Việt (có quốc tịch Mỹ), mà còn gọi họ là "khách" trên đất Mỹ, thì rõ ràng không phải.

Là “hậu bối” về thời gian sống trên đất Mỹ, tôi muốn mượn lời của một ông bạn già để nói lên suy nghĩ chung của chúng tôi:

- Năm nay tôi hơn sáu mươi tuổi với ba mươi lăm năm sống trên đất Mỹ, nghĩa là già một nửa đời và chẳng biết sẽ còn sống thêm được bao nhiêu. Là công dân Mỹ hơn ba chục năm, ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, làm việc Mỹ, vợ con đều quốc tịch Mỹ, cháu chắt sinh ra đã là người Mỹ. Xin hỏi: như thế là ”tạm dung” ư? Ăn cây nào, rào cây ấy, chứ sao lại ”ăn cây táo, rào cây sung”? Đừng quên là khi tuyên thệ vào quốc tịch, ta đã thề hứa trung thành với nước Mỹ và lá cờ Mỹ, cam đoan nói ”sự thật, chỉ sự thật, không gì ngoài sự thật” (the truth, only the truth, nothing but the truth)

Nguyễn Thế Bài

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,191,056
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến