Hôm nay,  

Một Chuyện Tình

31/05/201400:00:00(Xem: 12679)
Tác giả: Tôn Nữ Ngô Khê
Bài số 4228-14-29638vb7053114

Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2012, với bài viết ngắn về Las Vegas. Sau đây là bài viết thứ hai của Bà.

* * *

1. NHA TRANG

Tôi, Mai Thi cô bé 6 tuổi. Chàng, Khanh là thằng cu con 11 tuổi.

Nhà hai đứa cách nhau một hàng cây hoa dâm bụt vàng. Sáng, trưa, chiều, tối, cả hai đều gặp nhau.

Tuổi thơ thật dễ thương, đi học chung trường, chơi chung với nhau, chăm sóc cho nhau, chia quà vặt cho nhau.

Cô bé nhõng nhẽo vào một buổi sáng trời mưa, thằng cu con chờ mãi không thấy con bé ra đường, liền chạy vào nhà con bé xem sao, thấy con bé đang đứng dụi nước mắt, bà mẹ bảo:

- Nó không chịu đi học vì sợ ướt áo đầm đẹp, con đi học đi, kẻo trễ.

Thằng cu con nhanh nhẹn bảo:

- Leo lên lưng anh cõng, nhanh lên kẻo trễ giờ.

Con bé ngoan ngoãn lấy cặp táp cùng đi ra cửa. Thằng cu con còng lưng xuống, con bé thót lên lưng một cách gọn gàng, cười thích thú, cóc cõng nhái đến trường, trong chiếc áo mưa rộng thùng thình.

Đến giờ ra chơi thằng cu con tìm con bé để lấy thành tích:

- Áo em không bị ướt, thấy anh tài chưa?

- Áo đầm em bị nhăn nheo, vậy mà cũng nói tài.

Nét mặt con bé đanh khi tuyên bố làm thằng cu ngẩn tò te ra.

Tuổi thơ qua đi với thời gian, thằng cu con và con bé lớn lên. Hai gia đình lại có sự thay đổi về nơi cư ngụ. Gia đình thằng cu dọn vào Sàigon xa tít. Con bé theo cha mẹ ra xứ Huế mua dầm, nước lụt.

Thế là hai gia đình cách biệt từ 19…

2. HUẾ

Mai Thi ngày nào, đã thành một cô thiếu nữ xinh xắn, tóc xõa ngang vai, là một nữ sinh Đồng Khánh lớp đệ Tam C.

Một ngày, có cô bạn cùng lớp tên Diên Chi bảo với tôi:

- Nì, Mai Thi, tao có một người bà con hiện đang du học ở Pháp, mi chơi thư tín cho vui, chịu không?

- Sợ chi, cho tao xin địa chỉ đi.

Thư từ qua lại và cả hai có tên: Khanh lấy biệt hiệu "Lê Đông Di", Mai Thi lấy biệt hiệu là "Mai Thị Doãn Trân".

Mỗi lần có thơ của Đông Di gởi về cho Doãn Trân là ngày đó ở một góc sân trường Đồng Khánh vang tiếng cười ròn rã, vì thơ của Đông Di được đọc cho cả lớp nghe, truyền tai nhau và có lời phê bình:

- Thơ viết hay, lãng mạn, tình tứ, lời tỏ tình nhẹ êm như ru làm xâm chiếm tâm hồn người đọc, nhất là Doãn Trân.

Thơ đi, thơ lại chàng viết tả cảnh trời Paris đẹp, nhiều hoa, nhiều cảnh, vườn Luxembourg tình tứ, dòng sông Seine hiền hòa qua tấm hình chàng gởi về.

Nơi xứ Huế mộng mơ nàng mong chờ chàng về.

Vì lời tình tự đã tỏ, đã hẹn thề cùng nhau bên bờ sông Hương, chàng quỳ gối xin nàng làm vợ.

Ước mong và mong chờ, nhưng rồi thơ chàng bỗng vắng lần. Rồi một ngày Doãn Trân nhận được thơ của Đông Di:

- Doãn Trân ơi! Xin em tha thứ vì anh đã lỡ lầm với một người đàn bà và người này đã có con với anh rồi. Vạn lần xin em tha thứ cho anh.

Sáu năm trời thư tín. Hình bóng chàng, hình bóng nàng đã khắc sâu vào tâm khảm. Chuyện tình tơ vương Lê Đông Di và Mai Thị Doãn Trân chấm dứt.

3. SÀIGON

Mai Thi đã trưởng thành, con nhà khuê các dòng họ vua chúa. Một hôm có người mai mối, và chàng Bắc kỳ đến xin hỏi cưới.

Quên đi tình đầu, Mai Thi lấy chồng và đã làm mẹ, sống trong êm đềm hạnh phúc.

Một buổi chiều Huy đi làm về, mặt mày hớn hở bảo vợ:

- Mai Thi, anh có thằng bạn trường Chu Văn An cùng lớp, nó đang ở đây. Anh sẽ giới thiệu bạn của anh cho em biết, chừng nửa giờ nữa nó sẽ đến.

Tiếng chuông reo, Huy ra mở cửa và mừng vui:

- Mai Thi ơi, bạn anh đến rồi.

Mai Thi từ bếp đi ra:

- Chào anh!

Than ôi, đó là Lê Đông Di, một thời thơ tín của Doãn Trân, Paris-Huế đang đứng trước mặt.

Huy thì vui vẻ với Khanh:

- Mày có ngờ là tao lấy vợ Huế không?

Khanh nói lạc đề:

- Chị ơi, ngày xưa tôi cũng có yêu một người Huế, nhưng vì tôi quá u mê nên đã để mất nàng, tôi ân hận suốt đời mình.

Tôi và Khanh đứng trước sự bỡ ngỡ, chồng tôi thì không biết chi cả, nói năng huyên thuyên, nhắc lại chuyện ngày xưa đi học, đi cua gái, cúp cua đến trường để đi xem xi-nê với bạn… cười nói tự nhiên, thích chí.

Một tháng sau, gia đình Khanh dọn đi chỗ khác. Chỉ có hai người hiểu ngầm được sự ra đi này.

Cả hai đều đã có cuộc sống riêng tư và bổn phận với con cái, với chồng với vợ.

Ngậm ngùi lần hạnh ngộ đó.

4. MỸ QUỐC

Bầu trời Mỹ quốc lại dun dủi cả hai đều có mặt. Tuy ở khác tiểu bang.

Thỉnh thoảng có những bài thơ Khanh viết nhớ đến người xưa, cho đăng báo. Mai Thi đọc và cất giữ như một kỷ niệm.

Ngày tháng trôi qua, đằng đẵng năm mươi năm, sau lần hạnh ngộ đó. Mai Thi được bạn bè cho biết, sức khỏe của Khanh bị yếu và đang nằm viện dưỡng lão. Mai Thi không đành tâm và đi thăm Khanh.

Nhắc lại ngày xưa ở Nha Trang, chuyện thư tín cả hai lấy biệt hiệu Đông Di và Doãn Trân, lời hẹn thề, Khanh cười buồn và bảo:

- Anh vẫn nhớ lắm, hình bóng người em bé bỏng ngày nào, vẫn còn trong tim anh. Tình yêu, qua thư tín, anh thật lòng trao về em, nhưng trong một giây phút yếu lòng bồng bột anh đã đánh mất em và chính anh cũng tự hủy hoại đời mình trong sự nghiệp không sáng sủa chi. Cố sống, cố quên, nhưng sao hình bóng em vẫn trong lòng anh, mãi mãi cho đến hôm nay. Cám ơn em đến thăm. Xin em hãy tha thứ lỗi lầm, tha thứ cho anh, em nhé!

Mai Thi cầm tay Khanh và nói:

- Tuổi trẻ bồng bột mà, đừng ray rứt nữa. Tha thứ rồi đó. Cười đi, cả hai đã già rồi.

Khanh cười, nét mặt rạng rỡ.

Hai tuần sau, Mai Thi đọc cáo phó đăng trong tờ Việt Báo, biết là Khanh đã từ giã cõi đời.

Tôn Nữ Ngộ Khê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,980,701
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến