Hôm nay,  

Họa Mi Bay Vào Cõi Nghìn Trùng

19/05/201400:00:00(Xem: 10710)

Bài số 4215-14-29625vb8051814

Bài viết sau khi dự lễ cầu siêu tưởng niệm cho cố Ca sĩ Hà Thanh, một Phật tử gắn bó với ngôi chùa ở Boston từ hơn 20 năm nay. Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012.

* * *

Sáng mùa Đông trời đầy gió, cái giá rét của xứ tuyết thấm đẫm trong hơi lạnh gió lồng lộng, trong những đống tuyết đọng bên đường. May sao hôm nay trời ửng lên được 40 độ F, đỡ lạnh hơn những ngày chỉ có 8-10 độ F hay 30 độ F để nước đóng băng. Tôi lên con tàu màu cam Orange Line đi về tận Forest Hill. Tàu chạy qua China town, qua những vùng cây trụi lá. Cảnh vật mùa Đông nhịp sống héo hắt co ro. Chỉ có gió lạnh tung hoành qua những con đường vắng. Chiếc xe buýt số 34 dừng ở đường Bradeen street, của thành phố Rolinsdale. Tôi đi bộ đến chùa Việt nam ở số 68, nơi tổ chức buổi lễ cầu siêu tưởng niệm cho cố Ca sĩ Hà Thanh, một Phật tử gắn bó với chùa từ hơn 20 năm nay.

Nữ danh ca Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sanh năm 1939, pháp danh Tâm Tú. Bà được sinh trưởng ở Huế trong một gia đình gia giáo.

Bà là một gương mặt nổi bật tài sắc với giọng ca rất được ái mộ, được ca ngợi là tiếng hát vượt thời gian, được mệnh danh là Dòng sông Xanh Huế - bởi nghệ danh Hà Thanh, cùng với bài hát đầu tiên đưa tên tuổi của bà đến với thành công là bài Dòng sông Xanh- Le Beau Danube Bleu.

Bức ảnh với gương mặt thời thanh xuân và nụ cười tươi vui của cố ca sĩ được đặt giữa những vòng hoa đủ màu trong Chánh điện chùa Việt Nam. Người đến dự lễ tưởng niệm đông, không còn chỗ ở gian trước và sau, đứng chật hết tất cả các lối đi; các báo- đài cung đến dự và thu hình.

Sau những nghi thức lễ trang trọng, sau những thời kinh, niệm cầu cho linh hồn người nữ ca sĩ được vãng sanh, siêu thoát tiếp đến là những lời phát biểu của các Vị cao tăng từ các nơi về dự, nói về những ân tình của Hà Thanh với Phật giáo, kể những kỉ niệm đáng yêu về bà. Thân bằng quyến thuộc nhiều người lên gởi lời tưởng nhớ, cảm tạ.

Ở con người Hà Thanh rất nổi tiếng đó cũng là một người khiêm nhường, sống nội tâm. Bà vẫn luôn là một Phật tử vui vẻ, dịu dàng, dễ mến, nụ cười luôn trên môi, ánh mắt hiền hòa đầy tình cảm. Trong nhiều năm bà sống thầm lặng, cô đơn, đi một mình về một mình, chăm tụng kinh niệm Phật tinh tấn, hát, sáng tác và thu băng nhạc Phật -Thiền. Người ca sĩ như đã thấm nhuần lẽ Vô thường, cuộc đời danh vọng như ảo ảnh. Bà đến với ngôi chùa này dễ hơn 20 năm, từ những ngày đầu tiên xây dựng chùa.

blank
Bàn thờ và di ảnh cố ca sĩ tại Chùa Việt Nam ở Boston.

Nhắm mắt lại, nghe tiếng hát thanh thoát cao vời như thực như hư của Hà Thanh trong từng bài Phật ca, những bài Thiền ca cảm nhận sự mong manh của kiếp người. Tiếng hát dịu nhẹ mà sâu lắng, cao sang mà ấm áp, vút ngân lên, khoan thai trầm xuống nhắn nhủ, nhẹ nhõm trong “Từng bước chân thảnh thơi” cho tâm hồn giải thoát.


Bà bây giờ đã từng bước tâm linh về cõi Phật thênh thang mầu nhiệm... Bà đã ra đi nhẹ nhàng lắm như thoát khỏi thân xác đau đớn từ bệnh hoại huyết nhiều năm. Hà Thanh ra đi bên những người Ni sư - Phật tử yêu quý bà, gần gũi sát cánh bên bà cho tới giờ phút lâm chung.

Các bác Phật tử kể lại là đêm trước khi Hà Thanh mất, cháu ngoại của bà mơ thấy bà bước vào một bông hoa hướng dương nên kể lại cho má cháu là con gái duy nhất của bà nghe. Người thân quen kể rằng bà ra đi nhanh và nhẹ nhõm khi từ giã cõi trần trong mùa Đông lạnh lẽo tại Boston, nơi bà đã chọn tiểu bang có mùa Đông khắc nghiệt này để định cư hơn 20 năm.

Hôm nay buổi lễ cầu siêu, một ngày trong Tháng Giêng, là lễ tưởng niệm, vinh danh một người ca sĩ khả ái của nền tân nhạc Việt nam, một lần nữa tôi lại được nghe tiếng hát được biệt danh là Họa mi xứ Huế cất lên đẹp tuyệt vời từ các băng đĩa gốc, những bài bà đã từng chinh phục bao trái tim người Việt khắp nơi. Những bài ca thơ mộng khó quên qua giọng Hà Thành trình bày: “Dòng sông Xanh, Chiều mưa biên giới, Ai lên xứ hoa Đào, Nha Trang”... Theo tôi cảm nhận Hà Thanh hát hay nhất là các bài ca về xứ Huế: “Khúc tình ca xứ Huế, Hẹn một ngày về, Đêm tàn Bến Ngự, Từ Đàm quê thương tôi, Tà áo tím, Thương về miền Trung”... và Phật ca, Thiền ca.

Càng về sau giọng biểu cảm càng thanh thoát dường như đã hiễu đạt đến Giác ngộ -Chân Như cuộc đời như trong bài “Chân nguyên”, hay “Sám Hối” do chính Hà Thanh sáng tác. Bà là một giọng ca không tuổi, dù bao năm trôi qua giọng hát vẫn còn rất trong trẻo ngân nga, đầy sức sống như giọng của những ca sĩ tuổi son trẻ.

Tôi nhớ những lần làm lễ ở chùa East Boston đến phần Hồi hướng công đức, thì tiếng hát của Hà Thanh lại được mở lên nghe du dương, êm ái, tôn kính trong bài “Trầm Hương đốt.” Trầm Hương đốt xông ngát mười phương...”

Bên trái gian sau chùa là nơi trưng bày các hình ảnh bài viết về Hà Thanh. Những tấm hình bà đang đứng hát bên Đại dương cầm, hình bà hồi trẻ xinh tươi lắm. Người anh trai của Hà Thanh đi đâu gặp hoa súng cũng chụp gởi, đem về tặng em gái, vì tên thật - Lục Hà là tên loài hoa Súng.

Đến chùa Việt Nam lần này tôi thấy nhiều tà áo dài tím. Chưa nghe giọng tôi cũng đoán biết được đó là các phụ nữ Huế trong màu áo tím than rất Huế. Họ mặc áo dài tím thêu hoa cúc cánh đậm cánh nhạt, áo dài tím vẽ hoa lan kiêu sa, áo dài tơ lụa tím, tóc bới, tóc cài hoa... Phụ nữ Huế bao giờ và ở đâu cũng vậy, cũng có cách làm đẹp một vẻ rất riêng, kín đáo, thâm trầm, dịu ngọt, hơi kiểu cách một chút của phụ nữ chốn Cố đô. Những người con đất Thần kinh tụ họp về ngôi chùa nầy tiễn đưa,cầu nguyện, tưởng niệm một người con ưu tú, yêu dấu của Huế vừa ra đi. Ca sĩ Hà Thanh đã để lại hai danh tiếng như người ta đã ca ngợi: tiếng hát thanh tao,quý hiếm của loài Họa Mi và tiếng thơm của một Phật tử thuận thành.

Họa Mi đã bay vào cõi vô định, chỉ còn lại với đời tiếng hót ngẩn ngơ lòng người.

Nhất Chi Mai

Ý kiến bạn đọc
15/08/201801:57:47
Khách
Kinh anh Lê Văn Phúc
CD nhạc Hà Thanh bản gốc không bán ờ đâu hết sau 1975, tôi , em chị Hà Thanh, chỉ in để tặng chùa dể chùa tặng lại các Phật Tử.
Tôi còn một ít CD của chị Hà Thanh, anh email cho tôi địa chỉ của anh, tôi sẽ gửi biếu anh những bản nhạc anh muốn có của chị Hà Thanh. Đó là quà biếu. Email của tôi: Vytrankiem@yahoo.com
27/05/201418:46:41
Khách
Toi chi biet tai chua Viet Nam co cac dia nhac Ha Thanh cho moi nguoi tuy hy dem ve , tuy hy cung duong chua...hay ban doc cung co the lien he ong Huyen Tran so dt 617 4698315 de xin goi dia ve noi xa a.
27/05/201416:43:36
Khách
Hiện tại tôi chỉ biết tại chùa Việt Nam - số 68 Bradeen st, Rolinsdale- MA có các đĩa nhạc Hà Thanh cho mọi người đem về nghe , tùy hỷ cúng dường chùa...
hay bạn đọc có thể gọi số 617- 469 8315 gặp ông Huyện Trần- người lo Phật sự chùa VN để xin gởi đĩa nhạc đến nơi xa. Chúc an lạc.

NCM
25/05/201419:58:45
Khách
Hiện tại tôi chỉ biết tại chùa Việt Nam - số 68 Bradeen st, Rolinsdale- MA có các đĩa nhạc Hà Thanh cho mọi người tùy hỷ đem về nghe , cúng dường...
Hay bạn đọc có thể gọi số 617- 469 8315 gặp ông Huyện Trần người lo Phật sự chùa VN để xin gởi DVD đến nơi xa. Chúc an lạc.
22/05/201423:48:24
Khách
Nếu có thể được , xin tác giả bài viết này cho biết những CD nhạc của cô Hà Thanh bán ở đâu , những tựa đề như : chân nguyện , sám hối , trầm hương đốt , Phật ca , thiền ca ...v.v , hoặc mua bằng online thì xin cho biết địa chỉ , chân thành cảm ơn .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,282,376
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”