Tác giả: Phan
Bài số 4215-14-29625vb8051814
Những người tình sống sót -sau chuyến tầu vượt biển bị hải tặc tấn công- ngồi lại bên nhau. Như chuyện cổ tích của thế kỷ trước, nhưng phải kể, phải viết. Người viết là Phan (hình vẽ), một nhà báo quen biết tại Dallas, từng nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là một trong những tác giả có số lượng người đọc nhiều nhất trên Việt Báo Online.
Cách nay 34 năm thì anh Ty đã 22 tuổi. Đó là năm 1980. Với ưu thế con trai một trong gia đình có hai người chị và một em gái út. Như anh kể thì từ năm anh 18 tuổi đã phải trốn nghĩa vụ quân sự bằng tiền hối lộ, quà cáp của gia đình để anh không phải đi chết ở chiến trường tây bắc với Trung cộng hay tây nam với Campuchia…
Khi bà ngoại anh gần đất xa trời vì tuổi già, bà gọi đứa cháu trai duy nhất ra vườn nhà để không ai nghe, bà trao tay cho anh bảy chỉ vàng 24k, với lời trăn trối, “Ngoại chỉ còn nhiêu đây để lo tang ma cho chính bà ngoại. Nhưng thôi, chết là hết. Không có hòm thì cuốn chiếu chôn ngoại cũng được. Con cầm lấy mà tìm đường vượt biên. Chứ ba má con cũng không còn tiền để nay đưa mượn, mai mua dùm mấy thằng cán bộ thứ này thứ khác đâu…!”
Hết cách từ chối bà ngoại, dù anh biết bạn bè đang đi vượt biên thời ấy với giá thấp nhất cũng mất 3 cây vàng. Anh đem gởi bảy chỉ vàng cho người bạn gái mà anh tin tưởng người ấy sẽ trở thành vợ anh sau này. Nhờ cô ta lo hậu sự cho bà ngoại khi ngoại qua đời; chứ để gia đình biết anh có bảy chỉ vàng của bà ngoại cho thì cũng chẳng thấm vào đâu với nợ nần của cha mẹ cũng vì anh tới tán gia bại sản…
Từ giã người vợ chưa cưới để đánh cược với số phận của hai người. Anh theo bạn bè về miền tây để vượt biên bằng cách cầu may; bởi nghe nói những người tổ chức vượt biên đã có chuyện cho đi trước trả sau.
Và có lẽ tính tình hiền lành nhưng không khờ dại của anh đã được lòng một người chủ tàu. Ông ta cho anh nợ đến hai chỗ, ra nước ngoài trả sau vì ông ấy tin tưởng anh là người tử tế; một người hữu ích khi biến cố xảy ra trên con thuyền vượt biên và hành trình không biết trước ra sao…
Anh còn gì mong đợi hơn là được trở về nhà để đưa bạn gái (người vợ chưa cưới) xuống miền tây để cùng đi.
Nhưng chuyến tàu định mệnh sau trận hỗn chiến với hải tặc. Anh chỉ tỉnh lại với vết thương nặng vì vật cứng đánh vào đầu. Anh Ty loáng thoáng nhớ lúc anh lao tới để giằng lại cô bạn gái bị bọn cướp bắt sang tàu của chúng, thì một thanh sắt hay gỗ gì đó đã giáng vào đầu anh-từ phía sau.
Không biết anh bất tỉnh bao lâu, chỉ biết anh không bao giờ quên được ánh mắt tuyệt vọng của người vợ chưa cưới nhìn anh lúc anh ngã xuống sàn tàu. Ánh mắt dõi theo anh hết phần đời còn lại tới hôm nay.
. . .
Tôi quen biết anh Ty khoảng mười năm trở lại đây thôi; quen biết từ khi tôi phụ trách chuyên mục “làm thợ nhà” trên tờ báo địa phương ở Dallas. Chính anh gởi đến tôi câu hỏi nhờ hướng dẫn cách set-up remote control garage door trên xe. Tôi nhớ xe tôi có remote control garage door trên nóc xe, nhưng quen xài remote rời của cửa garage nên không set-up.
Nhờ anh hỏi nên tôi tìm tòi, và set-up được cho cái xe mình. Nhưng hướng dẫn anh trên báo thì làm không được; hướng dẫn qua điện thoại cũng không được; tôi đến luôn nhà anh để cùng anh làm… thì remote trên xe và remote nhà sản xuất bán theo cửa garage chỉ quớt (work) được một trong hai cái…
Tôi có hẹn anh, cho tôi thời gian tham khảo thêm. Nhưng anh lại là người gọi tôi trước vì anh đã làm được - cho cả hai cái remote cùng quớt! Chúng tôi thành bạn với nhau vì cùng sở thích là thích tìm tòi để hiểu biết! Nhưng hiểu biết về khoa học kỹ thuật, sản phẩm mới… mới chỉ là một phần. Với tôi, hiểu biết về anh mới đáng nói. -Một người bạn hiền lành, nhưng thông minh và có óc phán xét rất đáng nể. Nói tiếng bạn bè dường như tôi hơi bị hỗn, vì tôi thọ giáo anh nhiều thứ, nhiều điều… tôi nể kiến thức của anh; nể hơn là sự khiêm nhường đáng kính.
Tình thân theo thời gian đủ để tâm sự đời tư cho nhau nghe. Anh một lần kể lại chuyện vượt biên (là chuyện anh cố quên đi nhưng không được). Ánh mắt bất lực của anh đã vĩnh viễn chờ đợi người bạn đời từ giây phút ánh mắt đó thất thần. Nhưng nhìn anh không trách khứ mà như cố nói: anh hãy, anh ráng, anh phải sống… Vì thế anh vẫn sống để đợi chờ.
Hôm nay tôi được gặp chị Hương, là người con gái của ông chủ tàu vượt biên ngày nọ; người cứu mạng anh Ty trên con thuyền bất hạnh. Chị đã ngoài năm mươi nhưng khó ai đoán được tuổi của chị vì sự trẻ trung còn đó trên vóc dáng thanh tao. Chị kể tôi nghe, “lúc tàu bị cướp, trên boong nhốn nháo la hét, có tiếng đánh nhau, và có cả tiếng súng nổ. Vì ba tôi quyết định đưa gia đình đi chuyến chót nên chấp nhận ăn thua đủ với cả cướp hay công an biên phòng gì cũng vậy!
Bạn trai của tôi, là con rể tương lai của cha mẹ tôi thì đúng hơn. Anh tên Tùng. Anh Tùng chỉ kịp xuống hầm, dấu tôi với Thủy (là bạn gái của anh Ty) vào một góc bí mật. Anh dặn: bất cứ giá nào hai cô cũng nằm im ở đây…
Anh ấy vứt thêm mấy thứ linh tinh gì đó để ngụy trang cho chúng tôi, và anh lao lên boong tàu.
Thủy hỏi vói theo: Anh Ty có trên đó không vậy anh Tùng?
Tiếng anh Tùng nghe tiếng được tiếng mất…, “thằng Ty đang phụ bố già chống đỡ trên boong…”
Tôi nhìn Thủy lo ngại cho anh Ty, mới nhớ ra là áo anh Tùng cũng đã dính nhiều máu, không biết máu cướp biển hay anh đã bị thương…
Tôi với Thủy cùng muốn ra ngoài chỗ ẩn núp vì lo lắng cho mọi người. Nhưng không phải chờ nữa vì bọn cướp đã tìm được chúng tôi. Họ lôi chúng tôi lên boong tàu, tôi chỉ kịp nhìn thấy cha tôi đã chết trên sàn tàu với nhiều máu khắp người, mẹ tôi ôm xác ông- mắt nhìn thất thần và không khóc. Bên cạnh bà là xác em trai tôi, cũng nhiều máu và tay nó như mới rời cây súng dài... Tôi còn đứa em gái nữa, nhưng không thấy. Tôi cố hy vọng thấy anh Tùng để anh cứu tôi, nhưng… tôi đã không bao giờ thấy anh nữa từ khi anh hôn vội lên trán tôi và nói tôi nằm im ở chỗ bí mật với Thủy.
Trong khi anh Ty đã bị mã tấu chém một nhát chéo lưng-đầy máu. Gần như nằm bất động. Nhưng thấy họ lôi chúng tôi sang tàu của họ thì anh cố lao theo để cứu Thủy và tôi, chính mắt tôi thấy một tên cướp đã giáng cho anh đòn lấy mạng vào đầu anh bằng một khúc ống nước bằng sắt. Anh gục xấp xuống, nhưng còn cố ngửng đầu nhìn Thủy; Thủy thì mặc kệ người ta lôi kéo, không kêu la, chỉ cố nhìn anh Ty - như thu hết vào mắt mình lần cuối - vậy đó!
Nhờ anh Ty phản kháng lần cuối, nhưng cũng tạo được hỗn loạn chút đỉnh. Tôi vùng tay khỏi tên cướp giữ tôi, và nhảy xuống biển.
Trời đã chiều muộn nhưng còn thấy mặt người. Nước biển lạnh làm tôi tỉnh, và tôi thấy mình quyết định đúng - thà chết dưới biển. Tôi tin là không thấy xác anh Tùng, nhưng chắc chắn là anh ấy đã chết vì thằng em trai của tôi chết bên cây súng dài của anh ấy; nghĩa là anh ấy đã chết nên nó tiếp tục chiến đấu với cha tôi - chứ còn anh thì đâu đã đến phiên nó…
Tôi chỉ hối hận là mình bơi lội giỏi nên phải nhảy lầu chứ nhảy xuống biển tự tử thiệt là khó chết mà chỉ lạnh.
. . .
Chiều đầu hè nên chưa nóng lắm, lại gặp hôm có gió nên ngồi bên ngoài quán cà phê Starbucks thật thú vị. Tôi đã nghe anh Ty kể về chị Hương, là tất cả những gì còn lại của đời anh. Nhưng không thể là vợ chồng. Vì nụ hôn lần cuối của anh Tùng tuy chỉ là cái hôn vội từ giã; trấn an, nhưng nụ hôn ấy đã thấm vào máu thịt người con gái tội nghiệp này. Hãy để cho cô ấy chờ đợi người mà cô ấy chờ đợi - một hôm trở về. Cũng như anh không thể nào quên được ánh mắt chị Thủy không trách khứ mà dường như bảo anh phải sống…
Dù chị Hương gần như đánh đổi cả mạng sống của mình để cứu anh Ty, sau khi bọn cướp đi rồi và chính cô em gái của chị đã vớt chị từ biển lên lại xác con tàu trôi đến mấy ngày mới gặp được tàu Hoà Lan cứu vớt.
Chiều Starbucks. Chiều thứ bảy trước lễ Mothers Day; trước khu thương mại sầm uất của người Mỹ, trên nước Mỹ may mắn; có ba người Việt nam còn nói chuyện vượt biên như chuyện cổ tích của thế kỷ trước. Nhưng hai nhân vật trước mắt tôi, ngồi chung bàn cà phê nhưng không cùng hoàn cảnh. Tôi nhớ đã có lần bộc bạch với anh Ty, “Tôi biết anh biết về cái chết của anh Tùng. Đặt trường hợp là anh không chính mắt thấy thì anh cũng có dư óc phán xét, vì chỉ có mấy người trên boong tàu. Nhưng anh không thể nhận chìm niềm hy vọng cuối cùng của chị Hương. (Là anh Tùng bị đánh rơi xuống biển, trôi dạt vào hoang đảo nào đó… vân, vân…)
Còn anh thì chờ chị Thủy. Nhưng cũng chỉ có hai trường hợp: Một là chị ấy đã chết trong tay bọn cướp; hai là còn sống thì cũng đã quyết định không gặp lại anh trong đời này. Vì đã hơn ba mươi năm rồi còn gì!
Vậy anh với chị Hương, phải bước qua được ám ảnh của người cũ, để sống hết phần đời còn lại. Tình yêu nào cũng xuất phát từ rung động, thì đôi bên mới tiến tới với nhau. Dù sau khi đạt được thì hoài nghi chính mình; sự sợ hãi, thiếu tự tin giữ gìn báu vật của đời; là nguyên ủy của ghen tuông trong yêu đương, dẫn tới hậu quả… không tốt thì xấu.
Trong khi anh với chị Hương như duyên thiên định, không hoài nghi xắp đặt từ trời; không thiếu tự tin giữ gìn báu vật… chỉ là tự trọng với tình yêu quá vãng; chỉ là ngại ngùng khi anh hôn chị Hương mà cứ nghĩ trong đầu là chị Thủy; chị Hương không thấy anh vuốt ve bà xã mà chỉ thấy anh Tùng cũng rất yêu thương vợ…
Có lẽ hai người nên đi bác sĩ tâm lý để giải quyết một gút mắt tâm lý chứ không phải tâm thần…
Nhưng anh Ty nói ra điều tôi chưa từng nghĩ đến, có lẽ là người không trong hoàn cảnh thì làm sao hiểu được! Anh Ty không hề rung động trước người con gái nào khác; chỉ vài người trong mấy chục năm qua, bất chợt anh thấy người nữ nào có đôi mắt giống chị Thủy, thì anh thầm nghĩ: Nếu Thủy còn sống thì giờ cũng cỡ tuổi cô này, chắc ánh mắt cũng già đi ngần ấy… chỉ thế thôi. Và anh vẫn đợi một cú điệp thoại, một dòng điện thư… trong hết phần đời còn lại của mình.
Chị Hương vẫn đợi anh Tùng “nhờ phép lạ” nào đó mà còn sống - một hôm trong đời còn sống của chị, anh bỗng xuất hiện như chưa từng xa nhau.
…
Chào anh chị, tôi về. Chia tay ở quán cà phê thì có gì đâu bịn rịn. Nhưng sao lòng khôn nguôi những cảm xúc dâng tràn. Tuy còn trẻ đẹp lắm, nhưng người chị kia mới hơn năm mươi tuổi mà đã có 34 năm đợi chờ; chị còn cả phần đời còn lại cũng là đợi chờ… một tình yêu vô vọng chưa?
Anh Ty hiền lành, dễ mến. 34 năm đi bên cạnh một người mà anh coi như máu thịt của mình - nhưng lại không phải là vợ chồng. Hôm nay chị Hương từ bên Pháp bay qua Mỹ thăm anh, nên anh mời tôi đi uống cà phê - gặp mặt, như anh hứa. Chị mời tôi, có dịp thì cùng anh Ty qua Pháp chơi cho biết nhà chị…
Nhà chị. Hai từ nghe quen như người phụ nữ nào đó nói về căn nhà của mình, gồm nhiều thứ để khoe, và mấy thứ khó che là tên chồng cứng cổ, mấy đứa con… giống cha. Nhưng tôi đoán nhà chị Hương chắc cũng giống nhà anh Ty; chỉ có chị và hình bóng anh Tùng khắp nơi.
Dù sao thì hai người cũng đã qua tuổi dễ thành vợ chồng nên trong đời có hai người bạn khác phái thỉnh thoảng vẫn đến thăm nhau, gặp hứng thì cứ uống cho đã, ngủ nhà nhau… như hai người bạn - vì còn hai người bạn nữa không có mặt nhưng lại ở sẵn trong lòng họ muôn đời.
Phan
Bài số 4215-14-29625vb8051814
Những người tình sống sót -sau chuyến tầu vượt biển bị hải tặc tấn công- ngồi lại bên nhau. Như chuyện cổ tích của thế kỷ trước, nhưng phải kể, phải viết. Người viết là Phan (hình vẽ), một nhà báo quen biết tại Dallas, từng nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là một trong những tác giả có số lượng người đọc nhiều nhất trên Việt Báo Online.
* * *
Cách nay 34 năm thì anh Ty đã 22 tuổi. Đó là năm 1980. Với ưu thế con trai một trong gia đình có hai người chị và một em gái út. Như anh kể thì từ năm anh 18 tuổi đã phải trốn nghĩa vụ quân sự bằng tiền hối lộ, quà cáp của gia đình để anh không phải đi chết ở chiến trường tây bắc với Trung cộng hay tây nam với Campuchia…
Khi bà ngoại anh gần đất xa trời vì tuổi già, bà gọi đứa cháu trai duy nhất ra vườn nhà để không ai nghe, bà trao tay cho anh bảy chỉ vàng 24k, với lời trăn trối, “Ngoại chỉ còn nhiêu đây để lo tang ma cho chính bà ngoại. Nhưng thôi, chết là hết. Không có hòm thì cuốn chiếu chôn ngoại cũng được. Con cầm lấy mà tìm đường vượt biên. Chứ ba má con cũng không còn tiền để nay đưa mượn, mai mua dùm mấy thằng cán bộ thứ này thứ khác đâu…!”
Hết cách từ chối bà ngoại, dù anh biết bạn bè đang đi vượt biên thời ấy với giá thấp nhất cũng mất 3 cây vàng. Anh đem gởi bảy chỉ vàng cho người bạn gái mà anh tin tưởng người ấy sẽ trở thành vợ anh sau này. Nhờ cô ta lo hậu sự cho bà ngoại khi ngoại qua đời; chứ để gia đình biết anh có bảy chỉ vàng của bà ngoại cho thì cũng chẳng thấm vào đâu với nợ nần của cha mẹ cũng vì anh tới tán gia bại sản…
Từ giã người vợ chưa cưới để đánh cược với số phận của hai người. Anh theo bạn bè về miền tây để vượt biên bằng cách cầu may; bởi nghe nói những người tổ chức vượt biên đã có chuyện cho đi trước trả sau.
Và có lẽ tính tình hiền lành nhưng không khờ dại của anh đã được lòng một người chủ tàu. Ông ta cho anh nợ đến hai chỗ, ra nước ngoài trả sau vì ông ấy tin tưởng anh là người tử tế; một người hữu ích khi biến cố xảy ra trên con thuyền vượt biên và hành trình không biết trước ra sao…
Anh còn gì mong đợi hơn là được trở về nhà để đưa bạn gái (người vợ chưa cưới) xuống miền tây để cùng đi.
Nhưng chuyến tàu định mệnh sau trận hỗn chiến với hải tặc. Anh chỉ tỉnh lại với vết thương nặng vì vật cứng đánh vào đầu. Anh Ty loáng thoáng nhớ lúc anh lao tới để giằng lại cô bạn gái bị bọn cướp bắt sang tàu của chúng, thì một thanh sắt hay gỗ gì đó đã giáng vào đầu anh-từ phía sau.
Không biết anh bất tỉnh bao lâu, chỉ biết anh không bao giờ quên được ánh mắt tuyệt vọng của người vợ chưa cưới nhìn anh lúc anh ngã xuống sàn tàu. Ánh mắt dõi theo anh hết phần đời còn lại tới hôm nay.
. . .
Tôi quen biết anh Ty khoảng mười năm trở lại đây thôi; quen biết từ khi tôi phụ trách chuyên mục “làm thợ nhà” trên tờ báo địa phương ở Dallas. Chính anh gởi đến tôi câu hỏi nhờ hướng dẫn cách set-up remote control garage door trên xe. Tôi nhớ xe tôi có remote control garage door trên nóc xe, nhưng quen xài remote rời của cửa garage nên không set-up.
Nhờ anh hỏi nên tôi tìm tòi, và set-up được cho cái xe mình. Nhưng hướng dẫn anh trên báo thì làm không được; hướng dẫn qua điện thoại cũng không được; tôi đến luôn nhà anh để cùng anh làm… thì remote trên xe và remote nhà sản xuất bán theo cửa garage chỉ quớt (work) được một trong hai cái…
Tôi có hẹn anh, cho tôi thời gian tham khảo thêm. Nhưng anh lại là người gọi tôi trước vì anh đã làm được - cho cả hai cái remote cùng quớt! Chúng tôi thành bạn với nhau vì cùng sở thích là thích tìm tòi để hiểu biết! Nhưng hiểu biết về khoa học kỹ thuật, sản phẩm mới… mới chỉ là một phần. Với tôi, hiểu biết về anh mới đáng nói. -Một người bạn hiền lành, nhưng thông minh và có óc phán xét rất đáng nể. Nói tiếng bạn bè dường như tôi hơi bị hỗn, vì tôi thọ giáo anh nhiều thứ, nhiều điều… tôi nể kiến thức của anh; nể hơn là sự khiêm nhường đáng kính.
Tình thân theo thời gian đủ để tâm sự đời tư cho nhau nghe. Anh một lần kể lại chuyện vượt biên (là chuyện anh cố quên đi nhưng không được). Ánh mắt bất lực của anh đã vĩnh viễn chờ đợi người bạn đời từ giây phút ánh mắt đó thất thần. Nhưng nhìn anh không trách khứ mà như cố nói: anh hãy, anh ráng, anh phải sống… Vì thế anh vẫn sống để đợi chờ.
Hôm nay tôi được gặp chị Hương, là người con gái của ông chủ tàu vượt biên ngày nọ; người cứu mạng anh Ty trên con thuyền bất hạnh. Chị đã ngoài năm mươi nhưng khó ai đoán được tuổi của chị vì sự trẻ trung còn đó trên vóc dáng thanh tao. Chị kể tôi nghe, “lúc tàu bị cướp, trên boong nhốn nháo la hét, có tiếng đánh nhau, và có cả tiếng súng nổ. Vì ba tôi quyết định đưa gia đình đi chuyến chót nên chấp nhận ăn thua đủ với cả cướp hay công an biên phòng gì cũng vậy!
Bạn trai của tôi, là con rể tương lai của cha mẹ tôi thì đúng hơn. Anh tên Tùng. Anh Tùng chỉ kịp xuống hầm, dấu tôi với Thủy (là bạn gái của anh Ty) vào một góc bí mật. Anh dặn: bất cứ giá nào hai cô cũng nằm im ở đây…
Anh ấy vứt thêm mấy thứ linh tinh gì đó để ngụy trang cho chúng tôi, và anh lao lên boong tàu.
Thủy hỏi vói theo: Anh Ty có trên đó không vậy anh Tùng?
Tiếng anh Tùng nghe tiếng được tiếng mất…, “thằng Ty đang phụ bố già chống đỡ trên boong…”
Tôi nhìn Thủy lo ngại cho anh Ty, mới nhớ ra là áo anh Tùng cũng đã dính nhiều máu, không biết máu cướp biển hay anh đã bị thương…
Tôi với Thủy cùng muốn ra ngoài chỗ ẩn núp vì lo lắng cho mọi người. Nhưng không phải chờ nữa vì bọn cướp đã tìm được chúng tôi. Họ lôi chúng tôi lên boong tàu, tôi chỉ kịp nhìn thấy cha tôi đã chết trên sàn tàu với nhiều máu khắp người, mẹ tôi ôm xác ông- mắt nhìn thất thần và không khóc. Bên cạnh bà là xác em trai tôi, cũng nhiều máu và tay nó như mới rời cây súng dài... Tôi còn đứa em gái nữa, nhưng không thấy. Tôi cố hy vọng thấy anh Tùng để anh cứu tôi, nhưng… tôi đã không bao giờ thấy anh nữa từ khi anh hôn vội lên trán tôi và nói tôi nằm im ở chỗ bí mật với Thủy.
Trong khi anh Ty đã bị mã tấu chém một nhát chéo lưng-đầy máu. Gần như nằm bất động. Nhưng thấy họ lôi chúng tôi sang tàu của họ thì anh cố lao theo để cứu Thủy và tôi, chính mắt tôi thấy một tên cướp đã giáng cho anh đòn lấy mạng vào đầu anh bằng một khúc ống nước bằng sắt. Anh gục xấp xuống, nhưng còn cố ngửng đầu nhìn Thủy; Thủy thì mặc kệ người ta lôi kéo, không kêu la, chỉ cố nhìn anh Ty - như thu hết vào mắt mình lần cuối - vậy đó!
Nhờ anh Ty phản kháng lần cuối, nhưng cũng tạo được hỗn loạn chút đỉnh. Tôi vùng tay khỏi tên cướp giữ tôi, và nhảy xuống biển.
Trời đã chiều muộn nhưng còn thấy mặt người. Nước biển lạnh làm tôi tỉnh, và tôi thấy mình quyết định đúng - thà chết dưới biển. Tôi tin là không thấy xác anh Tùng, nhưng chắc chắn là anh ấy đã chết vì thằng em trai của tôi chết bên cây súng dài của anh ấy; nghĩa là anh ấy đã chết nên nó tiếp tục chiến đấu với cha tôi - chứ còn anh thì đâu đã đến phiên nó…
Tôi chỉ hối hận là mình bơi lội giỏi nên phải nhảy lầu chứ nhảy xuống biển tự tử thiệt là khó chết mà chỉ lạnh.
. . .
Chiều đầu hè nên chưa nóng lắm, lại gặp hôm có gió nên ngồi bên ngoài quán cà phê Starbucks thật thú vị. Tôi đã nghe anh Ty kể về chị Hương, là tất cả những gì còn lại của đời anh. Nhưng không thể là vợ chồng. Vì nụ hôn lần cuối của anh Tùng tuy chỉ là cái hôn vội từ giã; trấn an, nhưng nụ hôn ấy đã thấm vào máu thịt người con gái tội nghiệp này. Hãy để cho cô ấy chờ đợi người mà cô ấy chờ đợi - một hôm trở về. Cũng như anh không thể nào quên được ánh mắt chị Thủy không trách khứ mà dường như bảo anh phải sống…
Dù chị Hương gần như đánh đổi cả mạng sống của mình để cứu anh Ty, sau khi bọn cướp đi rồi và chính cô em gái của chị đã vớt chị từ biển lên lại xác con tàu trôi đến mấy ngày mới gặp được tàu Hoà Lan cứu vớt.
Chiều Starbucks. Chiều thứ bảy trước lễ Mothers Day; trước khu thương mại sầm uất của người Mỹ, trên nước Mỹ may mắn; có ba người Việt nam còn nói chuyện vượt biên như chuyện cổ tích của thế kỷ trước. Nhưng hai nhân vật trước mắt tôi, ngồi chung bàn cà phê nhưng không cùng hoàn cảnh. Tôi nhớ đã có lần bộc bạch với anh Ty, “Tôi biết anh biết về cái chết của anh Tùng. Đặt trường hợp là anh không chính mắt thấy thì anh cũng có dư óc phán xét, vì chỉ có mấy người trên boong tàu. Nhưng anh không thể nhận chìm niềm hy vọng cuối cùng của chị Hương. (Là anh Tùng bị đánh rơi xuống biển, trôi dạt vào hoang đảo nào đó… vân, vân…)
Còn anh thì chờ chị Thủy. Nhưng cũng chỉ có hai trường hợp: Một là chị ấy đã chết trong tay bọn cướp; hai là còn sống thì cũng đã quyết định không gặp lại anh trong đời này. Vì đã hơn ba mươi năm rồi còn gì!
Vậy anh với chị Hương, phải bước qua được ám ảnh của người cũ, để sống hết phần đời còn lại. Tình yêu nào cũng xuất phát từ rung động, thì đôi bên mới tiến tới với nhau. Dù sau khi đạt được thì hoài nghi chính mình; sự sợ hãi, thiếu tự tin giữ gìn báu vật của đời; là nguyên ủy của ghen tuông trong yêu đương, dẫn tới hậu quả… không tốt thì xấu.
Trong khi anh với chị Hương như duyên thiên định, không hoài nghi xắp đặt từ trời; không thiếu tự tin giữ gìn báu vật… chỉ là tự trọng với tình yêu quá vãng; chỉ là ngại ngùng khi anh hôn chị Hương mà cứ nghĩ trong đầu là chị Thủy; chị Hương không thấy anh vuốt ve bà xã mà chỉ thấy anh Tùng cũng rất yêu thương vợ…
Có lẽ hai người nên đi bác sĩ tâm lý để giải quyết một gút mắt tâm lý chứ không phải tâm thần…
Nhưng anh Ty nói ra điều tôi chưa từng nghĩ đến, có lẽ là người không trong hoàn cảnh thì làm sao hiểu được! Anh Ty không hề rung động trước người con gái nào khác; chỉ vài người trong mấy chục năm qua, bất chợt anh thấy người nữ nào có đôi mắt giống chị Thủy, thì anh thầm nghĩ: Nếu Thủy còn sống thì giờ cũng cỡ tuổi cô này, chắc ánh mắt cũng già đi ngần ấy… chỉ thế thôi. Và anh vẫn đợi một cú điệp thoại, một dòng điện thư… trong hết phần đời còn lại của mình.
Chị Hương vẫn đợi anh Tùng “nhờ phép lạ” nào đó mà còn sống - một hôm trong đời còn sống của chị, anh bỗng xuất hiện như chưa từng xa nhau.
…
Chào anh chị, tôi về. Chia tay ở quán cà phê thì có gì đâu bịn rịn. Nhưng sao lòng khôn nguôi những cảm xúc dâng tràn. Tuy còn trẻ đẹp lắm, nhưng người chị kia mới hơn năm mươi tuổi mà đã có 34 năm đợi chờ; chị còn cả phần đời còn lại cũng là đợi chờ… một tình yêu vô vọng chưa?
Anh Ty hiền lành, dễ mến. 34 năm đi bên cạnh một người mà anh coi như máu thịt của mình - nhưng lại không phải là vợ chồng. Hôm nay chị Hương từ bên Pháp bay qua Mỹ thăm anh, nên anh mời tôi đi uống cà phê - gặp mặt, như anh hứa. Chị mời tôi, có dịp thì cùng anh Ty qua Pháp chơi cho biết nhà chị…
Nhà chị. Hai từ nghe quen như người phụ nữ nào đó nói về căn nhà của mình, gồm nhiều thứ để khoe, và mấy thứ khó che là tên chồng cứng cổ, mấy đứa con… giống cha. Nhưng tôi đoán nhà chị Hương chắc cũng giống nhà anh Ty; chỉ có chị và hình bóng anh Tùng khắp nơi.
Dù sao thì hai người cũng đã qua tuổi dễ thành vợ chồng nên trong đời có hai người bạn khác phái thỉnh thoảng vẫn đến thăm nhau, gặp hứng thì cứ uống cho đã, ngủ nhà nhau… như hai người bạn - vì còn hai người bạn nữa không có mặt nhưng lại ở sẵn trong lòng họ muôn đời.
Phan
Thật vây. Khác với thông thường, bài viết nào của Phan tôi cũng đọc đi đọc lại nhiều lần để nhận ra quan niệm sống tác giả gởi gấm trong tác phẩm mình. Văn là người. Tôi cảm mến và phục Phan. Chúc anh viết khỏe và viết mãi.
- Cựu lính KQ VNCH