Hôm nay,  

2014, Cha Vào Đất

15/05/201400:00:00(Xem: 11069)

Tác giả: Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Bài số 4212-14-29622vb4051414

Sau Ngày của Mẹ, còn đúng một tháng, sẽ là Ngày của Cha, 15 tháng Sáu. Mời đọc bài viết xúc động sau tháng Tư của Cam Li, một tác giả của tập san và tủ sách Tuổi Hoa, Sàigòn trước 1975; Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2000.

* * *

"Sáu mươi năm rồi con ạ!"

"Dạ, đã sáu mươi năm."

Im lặng.

"Ba mươi chín năm rồi Ba ạ!"

"Phải. Đã ba mươi chín năm."

"Mỗi năm mình đều phải làm toán lại Ba à! Con làm toán cộng. Con vẫn không tin ở tài làm toán của mình. Bài toán rất đơn giản. Chỉ có cộng một vào con số có sẵn."

"Phải. Đơn giản mà rất hóc búa."

Cha con tôi lại im lặng. Tôi biết trong khối óc còn rất tinh tường của ba tôi, những tháng năm xa xưa đang trở lại. Như một đoạn phim. Tôi ước gì người ta có thể sửa đổi như sửa đổi những đoạn phim hoặc những đoạn thu âm một cách dễ dàng. Xóa đi và làm lại. Kỹ thuật, chuyện nhỏ! Nhưng những đoạn phim đời của chúng ta, không thể làm gì được. Không xóa đi và làm lại. Mỗi năm tôi đều phải làm một con tính cộng. Ba cũng vậy.

Tôi thu dọn căn nhà lại cho Ba. Trong căn nhà này, Ba và Mẹ đã có nhau. Sau khi Mẹ mất, Ba không muốn dời đi đâu cả. Ba sống thoải mái một mình. Mỗi ngày chúng tôi đều thay nhau đến với Ba. Vậy là Ba đã cảm thấy đủ. Ba vốn tính trật tự, nên nhà cửa ngăn nắp. Tôi chỉ việc hút bụi, và trang trí một chút cho vui. Ba còn dặn khi nào Ba quá lú lẫn rồi thì các con cứ gửi Ba vào “nursing home”. Chúng tôi nói chắc không bao giờ đâu, vì Ba luôn khỏe khoắn mà. Nói thế rồi tôi cũng nghĩ rằng cho dù Ba có thế nào, chúng tôi cũng sẽ săn sóc Ba tại nhà. Ở nhà, Ba sẽ luôn "có" Mẹ bên cạnh.

"Ba! Cái tấm hình này..."

"Chi đó?"

"Tấm hình nhà mình chụp chung... lâu lắm rồi, Ba xem này, giấy hình đã ố vàng."

"Đưa Ba xem. À phải, tấm hình chụp năm 1954, trước nhà mình ở Hà Nội. Sau đó… gia đình mình đã ra đi."

"Dạ. Lúc nhà mình ra đi, con mới có sáu tuổi, nhưng tới bây giờ con vẫn nhớ."

"Con giỏi lắm!"

"Con nhớ lắm Ba à! Lúc xuống tàu, cảnh thật là hỗn độn. Ba Mẹ chỉ mang một ít vật dụng thật cần thiết, và vài món quý giá. Con giành mang cái túi đựng những vật quý giá đó, chỉ là hình ảnh của gia đình. Sau này con thấy quý thật, vì vàng bạc mình còn sắm lại được, còn hình ảnh thì không.”

“Đúng đó con! Quý lắm!”

Hai cha con giở lại quyển album. Những kỷ niệm êm đềm ở quê cũ Hà Nội lần lượt hiện ra. Tôi dạo đó còn bé quá, chỉ là một cậu nhóc mới vào tiểu học. Trí óc non nớt của tôi còn lãng đãng những câu chuyện Ba Mẹ kể về trận đói năm Ất Dậu 1945. Họ hàng của tôi nhiều người đã chết trong trận đói ấy, lúc tôi chưa ra đời. Thế nên tôi chỉ nghĩ về chuyện ấy như một sự kiện lịch sử mà mình được học. Nhưng với Ba Mẹ thì khác. Đó là những gì họ phải chứng kiến, nên tôi biết trong lòng Ba Mẹ không bao giờ nguôi được những nỗi kinh hoàng.

“Con xem, tấm hình này, chụp lúc mình mới về định cư ở Đà Lạt. Ba Mẹ làm vườn để sinh sống, nuôi các con. Vất vả lắm! Nhưng mình đã có một thời bình an.”

Tôi nghe như thật sâu trong câu nói của Ba có một tiếng thở dài. Phải, nhà mình đã có một thời bình an. Khi đã quen với cuộc sống mới, có một mái nhà, Ba bắt đầu đi làm lại tại công sở. Mẹ tiếp tục công việc vườn tược. Trời thương nên rau trái tốt tươi, Mẹ thuê được người cùng làm vườn nên đỡ vất vả hơn. Ba anh em chúng tôi lớn lên.

Nhưng mỗi khi nhìn bé An, em gái út, chúng tôi không khỏi tội nghiệp cho em. Cái cảnh cả nhà chen chúc lên “chiếc tàu há mồm” tại cảng Hải Phòng chúng tôi nhớ rất rõ. Mẹ lúc đó còn mặc áo dài, nách em An một bên, tay kia dắt em Thành. Ba và tôi mỗi người một cái túi. Ba xách cái túi to đựng vật dụng cần thiết của cả nhà, tôi vác cái túi nhỏ vừa đủ đè oằn vai thằng bé sáu tuổi. Có một lúc dòng người như sóng cuộn xô đẩy vô tình, em An bị đám đông làm ngộp thở. Em khóc không thành tiếng. Cánh tay em bị nhiều người xô mạnh, em đau đớn gần ngất xỉu. Em mang tật nơi khuỷu tay từ dạo ấy. Em Thành và tôi cũng suýt bị chẹn ngộp thở. Và cuối cùng, chúng tôi cũng lên được trên tàu. “Chiếc tàu há mồm”, kỷ niệm sâu đậm trong đời của chúng tôi!

...

Bài toán đơn giản mà rất hóc búa. Không phải chỉ có cộng một vào con số có sẵn. Mà đúng ra là phải lấy năm hiện tại trừ đi năm đó. Năm đó là gì? Là cái mốc thời gian ai cũng nhớ. Ba thì trừ với năm 1954. Tôi thì trừ với năm 1975. Tôi rùng mình. Cái ý nghĩ mình cứ làm toán trừ hay toán cộng mỗi năm như vậy thật đáng sợ. Tôi bây giờ không phải là cậu bé sáu tuổi hay chàng thanh niên trẻ trung lanh lợi, mà đã thành một người có tuổi, mái tóc điểm nhiều sợi bạc, và cũng đang nặng gánh gia đình. Tôi sẽ làm toán cộng như thế này mãi ư? Và để làm gì? Một công việc, tuy chỉ là một động tác nhỏ, nhưng sao nặng nề quá, và đủ sức làm đau nhói trái tim.

Hôm nay tôi đưa Ba ra bãi biển. Cả hai cha con không hiểu sao bỗng dưng cùng muốn ra biển. Ba nói sắp đến Lễ Phục Sinh. Mùa Phục Sinh năm đó trùng với những ngày cuối của Miền Nam. Tôi cũng nhớ rất rõ chuyện ấy. Lúc đó tôi không phải là cậu nhóc con, mà là một thanh niên. Vâng, một thanh niên đang khoác màu áo lính. Những đoạn đường chiến binh gian khổ tôi hầu như đã nếm trải. Bước chân tôi đã đi khắp mọi miền. Cho đến ngày mất Miền Nam, tôi theo bạn bè chạy về chốn địa đầu. Tôi đã trôi dạt ra xứ biển. Nơi đó, đất mũi Cà Mau, tôi ẩn thân rồi ra khơi trong một ngày đầu tháng Năm.



Biển ở đây lạnh. Cha con tôi không thể tắm. Ba cùng tôi ngồi trên cát, không ai bảo ai điều gì, yên lặng ngó ra chân trời phía tây nam. Đôi mắt Ba bỗng như dâng lên một chút sóng.

“Ba!”

“Gì con?”

“Có phải… Ba đang nhớ…?”

“Ừ. Ba nhớ quá, Việt Nam!”

“Con cũng vậy.”

“Những ngày đó, con đi đâu mất tích. Còn Đà Lạt của mình cũng đã thua. Mọi người kéo nhau về Sài Gòn. Lại làm dân di cư. Ba Mẹ tiếc vườn rau trái của mình quá! Yêu Đà Lạt như yêu Hà Nội xưa vậy. Cho nên sau đó lại trở về. Trở về để phải chịu những điều cay đắng.”

Phải, Ba Mẹ đã chịu cay đắng. Ba phải đi “tập trung cải tạo” mấy tháng vì là viên chức chính phủ, Mẹ ở nhà chịu cảnh “đánh tư sản mại bản” vì nhà có chút của cải do kinh doanh nông sản mà có. Lại trở về hai bàn tay trắng. Thằng con trai lớn đi biệt tăm. Hai đứa còn lại học hành lay lắt, chán chường…

Bỗng Ba đổi giọng hơi vui:

“Nhưng Trời sắp đặt cả con ạ, rồi con cũng đã đem hết nhà mình qua đây. Mình không còn được sống trong đất nước của mình nữa, nhưng đã hưởng một đời tự do. Mẹ con cũng có một khoảng thời gian sung sướng trước khi lìa cha con mình. Ba nghĩ Ba không có gì để luyến tiếc cả.”

“Ba!”

“Phải. Thật sự thì Ba vẫn luôn mong có ngày Ba về lại quê nhà. Nhưng nơi chốn này cũng gắn bó lắm chứ! Con có nhớ câu hát của Nguyễn Đức Quang không? “Xin nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương.” Đất nước này cũng đầy thương khó, nào thiên tai, nào khủng bố, nào xung đột màu da… Nhưng đây vẫn luôn là một đất nước đẹp xinh và hào hiệp, ai mà không yêu mến?”

Ba vùi đôi bàn chân trong cát ướt, nói nhẹ:

“Cát êm quá con ạ! Thật là dễ chịu!”

“Dạ.”

“Ba cứ ao ước cuối đời sẽ về Việt Nam, để được chết ở đó. Nhưng ngày nào còn chế độ độc tài, ngày nào chưa có tự do, Ba sẽ không về.”

“Ba, ngày đó sẽ tới.”

“Nhưng lâu quá con ạ! Chắc hết đời Ba vẫn chưa thấy đâu cả. Mỗi năm lại phải làm bài toán cộng, Ba thấy mòn mỏi quá!”

“Ba, Ba đừng nghĩ tới chuyện đó nữa đi Ba!”

“Ừ, Ba sẽ không nghĩ tới nữa. Ba thật sự thương cái xứ này.”

Tôi kéo Ba đứng dậy. Tôi thấy mình bé lại, như thằng nhóc sáu tuổi ngày xưa. Hai cha con đi dọc theo bờ biển. Những con tàu nhấp nhô phía xa tít ngoài khơi. Tôi nghe Ba nói như reo:

“Trông kìa! Con tàu há mồm!”

*

Căn nhà của Ba, mỗi lần tôi đến, tôi đều dọn dẹp lại một chút. Ba vốn tính trật tự, nên nhà cửa cũng ngăn nắp lắm. Những ngày khác, các em tôi cũng làm như vậy. Rồi hai cha con cùng nấu ăn. Ba thích công việc ấy. Chẳng bù với thời gian xưa, lúc Ba làm công chức, về nhà Ba chỉ đọc báo, nghe radio, rồi dạy các con học. Bây giờ chúng tôi đã “già đầu”, bay nhảy tứ phương, Ba nói “Ba không còn chữ để dạy”…

Lần này tôi đến, cũng dọn dẹp căn nhà cho Ba. Tôi thừ người nhìn đồ đạc hơi bề bộn một chút. Chẳng là trong cái đêm đưa Ba đi cấp cứu, chúng tôi đã không kịp thu dọn. Đêm đó là phiên tôi ở lại với Ba. Cả ngày Ba vẫn khoẻ, tự nhiên đến đêm Ba làm mệt. Ba nói ngực của Ba đau lắm. Tôi gọi xe cứu thương rồi báo cho hai em. Vào bệnh viện, Ba mất. Trái tim của Ba không muốn đập nữa. Ba ra đi rất an lành.

Những ngày trước khi Ba đi, trong tháng Tư, tôi thường được anh em bạn mỗi lần họp mặt yêu cầu tôi hát bản “1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước” của Phạm Duy. Họ biết hoàn cảnh của gia đình tôi cũng giống như thế. Khi tôi hát, tôi thấy cả nhà mình đang ngồi san sát với các di dân trên “chiếc tàu há mồm”, bỏ quê. Tôi thấy khu vườn rẫy của nhà tôi xanh tươi ngút ngàn ở Đà Lạt. Tôi thấy anh em chúng tôi vui đùa học tập bên nhau, Ba Mẹ tràn trề hạnh phúc. Rồi tôi thấy tôi âm thầm đi về xứ biển địa đầu, lên chiếc thuyền nhỏ dập dềnh ra đi… bỏ nước.

Lúc Ba ra đi cũng là mùa Phục Sinh. Khi đưa Ba đi vào đất, tôi nhìn ảnh Ba, chợt cứ nghe văng vẳng như Ba đang nói với tôi “Ba thật sự thương cái xứ này… Cát êm lắm, thật là dễ chịu…”

Tôi vào phòng ngủ. Tôi bỗng muốn nằm lên chiếc giường của Ba. Mai mốt căn nhà sẽ đóng cửa, rồi được trả lại cho “housing”. Tôi thấy mình như đứa trẻ thơ đi tìm chút hơi hướm của mẹ. Tôi vùi mặt vào chiếc gối của Ba. Ba cứ như còn nằm bên tôi, khi tôi là một cậu nhóc con. Ba kể chuyện đời xưa cho tôi nghe cho đến khi tôi không biết Ba đang nói gì nữa. Bỗng tôi ước muốn ôm lấy chiếc gối như là ôm lấy Ba. Khi tôi nhấc chiếc gối lên để ôm vào lòng, tôi thấy một tấm ảnh nơi chỗ của chiếc gối. Tấm ảnh Đà Lạt. Một Đà Lạt sạch sẽ, nên thơ, chan hòa nắng ban mai. Ba hẳn đã ngắm tấm ảnh Đà Lạt mỗi ngày, vui trong từng kỷ niệm và đau xót với cái ý tưởng quê hương đất đỏ đang quằn quại trong các dự án bauxite.

Tôi siết chặt chiếc gối. Như là Ba với tôi cùng đang khóc.

Tháng Năm 2014

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,221,345
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến