Hôm nay,  

Ó Biển Cô Đơn

14/05/201400:00:00(Xem: 10874)

Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4212-14-29622vb4051414

Chuyện về một “tình cảm bất ngờ” giữa hai chàng sĩ quan không quân Mỹ. Đây là bài viết thứ ba của Du Sinh. Tác giả họ Trần, một kỹ sư hàng hải, cư dân San Diego, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ Tháng Tư 2014. Bài đầu tiên: Phố Đèn Đỏ Geylang, chuyện “kỳ ngộ” giữa mấy chàng chuyên viên Mỹ và hai kiều nữ từ Việt Nam lưu lạc vào khu đèn đỏ tại Singapore. Bài thứ hai, “Lính Mỹ gốc Nail”.

* * *

Tôi nhớ hồi còn ở Việt Nam người ta hay đưa ra ba tiêu chuẩn mà người đàn ông nào cũng mong muốn, nhưng mong nhiều hơn vẫn là các cô gái, nào là đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu. Riêng Alex, một phi đoàn trưởng của Hải Quân Mỹ, không những có đủ ba yếu tố trên, mà còn có thêm sự nghiệp danh dự nữa. Ở tuổi 34, anh đã là một tư lệnh bay, dưới trướng có 6 phi công và cả hai chục kỹ sư hàng không quân sự. Đó là chưa kể anh có gương mặt hao hao Tom Cruise, lại tập thể dục mỗi ngày nên thân hình có thể gọi là 'hot boy', dù đã qua tuổi ba mươi.

Có vẻ như cái câu 'nhân vô thập toàn’ của phương Đông không đúng lắm với anh, vì đứng ở đâu anh cũng chói sáng với nét điển trai, thông minh và phong độ. Thu nhập của một thiếu tá có 16 năm quân ngũ cũng quá sáu con số, đủ cho một chàng độc thân như Alex sống vương giả. Anh không còn nhớ mình đã có bao nhiêu người tình một đêm, hay tình nhân ngắn hạn. Một người đàn ông có căn nhà riêng gần phố San Diego, một trong mười thành phố tốt nhất nước Mỹ, có xe đẹp và có tiền rủng rỉnh thì thiếu gì gái đẹp chạy theo, chưa kể anh còn có mã đẹp trai nữa.

Có người thắc mắc tại sao Alex không lập gia đình. Hỏi tới thì Alex kể ra hàng loạt cô bạn gái cũ với nhiều tính cách không hợp với anh. Có lẽ anh quá tòan mỹ nên cũng cầu toàn. Hay cũng có lẽ anh không cần phải chạy theo một người đẹp nào, vì kiếm bạn gái ở những quán bar quá dễ. Hình như Alex chưa biết yêu là gì, vì không có thời giờ cho tình yêu, khi mọi thứ đều dễ dãi đối với anh để có một người tình.

Cho đến một ngày anh gặp Charlie, một thiếu úy trẻ lai Mỹ-Việt. Mẹ Charlie gốc Việt, ba Charlie là Mỹ trắng lai Tây Ban Nha, nên Charlie có vẻ đẹp rất lạ, vừa lãng mạn kiểu Latino vừa huyền bí phương Đông.

Hai người gặp nhau ở phòng tập thể hình, dần dần thành bạn tập tạ chung, rồi hay ăn trưa chung. Hai lứa tuổi khác nhau nhưng có quá nhiều cái chung. Cả hai đều hướng đến cái Chân-Thiện-Mỹ và có những hoài bão lớn trong đời. Không ai muốn làm người đàn ông tầm tầm dễ lạc vào đám đông. Cả hai đều âm thầm đua tranh nhau, cùng khích nhau tập thể hình cho tới một điểm mà không biết làm sao để hoàn thiện hơn.

Tạo hóa thật trớ trêu, để hai người đàn ông có sức hấp dẫn khác thường ở gần nhau, tạo ra một xung điện mới. Lực vạn vật hấp dẫn đôi khi lại áp dụng cho người. Charlie là đàn ông đã có vợ, dù mới ngoài hai mươi, vì hôn nhân gần như là cách để Charlie sống gần với cô bạn gái quen nhau từ thời trung học, vì căn cứ San Diego quá xa với thành phố New York, nơi hai đứa đi học chung. Vả lại lương sĩ quan quân đội Mỹ cũng đủ nuôi vợ, dù Charlie vẫn còn khá trẻ. Vợ Charlie là một cô gái Việt, mẹ của hai đứa vốn quen nhau.

Alex lớn tuổi hơn, đã ngoài ba mươi nhưng vẫn độc thân. Đôi bạn lệch tuổi, một sĩ quan mới ra trường và một tư lệnh bay có thâm niên 16 năm quân ngũ. Những ràng buộc về cấp bậc và ngôn ngữ quân đội cũng ngăn cản hai người bạn trao đổi vô tư trước đám đông. Nhưng ngày nào ở phòng tập người này thường mang cho người kia những món quà vụn vặt, đôi khi chỉ là những chai nước Gatorade hay trái chuối quả táo tươi.

Thường thì Alex rất kín đáo, vì dù sao anh cũng là thượng cấp, nói năng phải cẩn thận. Nhưng anh chưa bao giờ bỏ sót dịp nào để hỏi thăm Charlie khi thấy Charlie có thóang buồn. Mỗi lần như vậy là hai người tâm sự được nhiều hơn, hiểu nhau hơn rồi thành tri kỷ từ lúc nào không hay.

Rồi thời gian trôi đi, ngày nào phòng tập vắng một người là người kia không có nhiều hứng thú để đổ mồ hôi vài tiếng đồng hồ với những cục tạ vô tình. Đã lâu Alex không bay, mà chỉ huấn luyện và quản lý đội bay. Anh nhớ cái bầu trời đen muôn trùng trong những chuyến bay đêm. Khi đó anh chỉ có một mình giữa vũ trụ bao la, cũng là lúc anh thét lên giữa khoảng không những kìm nén đời thường, những cái mà một sĩ quan cao cấp như anh không được biểu lộ hằng ngày, vì tác phong lãnh đạo, vì quân kỷ, vì gương mẫu, và vì hãnh tiến, dù cái luật sa thải người đồng tính, gọi là "Don't ask, don't tell" đã bị hủy từ mấy năm nay.


Ngày mai Charlie nghỉ phép về thăm vợ trong lúc đợi khóa học chuyên môn bắt đầu vào tháng tới, sau khi tốt nghiệp sẽ chuyển tới một đơn vị mới chưa biết ở đâu. Đời quân nhân đâu thể tự chủ được mình.

Ăn cơm tối xong, Charlie tới phòng tập sớm đợi Alex, nhưng không màng đến chuyện tập thể dục. Anh tới để nói lời chia tay. Hôm nay Alex không tới, anh tình nguyện bay diễn tập với một phi công trẻ trên một bầu trời miên viễn tối thăm thẳm, không một chút trăng sao. Anh thấy mình bay lượn như một con ó biển cô đơn. Người ta vẫn nói, những người thành đạt thường cô đơn.

Ngày Charlie đi, chỉ có anh tài xế đưa ra sân bay Kuala Lumpur để bay về Mỹ. Đời quân ngũ có mấy ai được kẻ đón người đưa cho trọn vẹn. Cô vợ trẻ cũng chỉ đưa Charlie một lần duy nhất, và cũng gần hai năm rồi. Rồi cũng quen, nhưng hôm nay anh thấy trống vắng, rồi tự hỏi mình phải chăng là mình tự hoang tưởng. Cấp bậc thiếu úy thì làm gì có tư cách để một thiếu tá phải đưa.

Anh lầm lũi bước ra khỏi chiến hạm, lên chiếc xe Van đang chờ sẵn trên cầu tàu. Lên xe, anh chẳng biết làm gì, cũng chẳng có ai để gọi, và rồi ngả người vào băng ghế cố tìm cho được giấc ngủ vùi. Đường từ căn cứ quân sự của Mã Lai tới sân bay cũng tốn hết một tiếng lái xe, Charlie cố dỗ mình vào giấc.

Rồi hình ảnh ông sếp đầy mẫu mực, một hình tượng của thành công và phong cách lãnh đạo lại hiện lên. Alex, thần tượng của các phi công trẻ và những tân sĩ quan như Charlie với nụ cười hiền khô, giọng nói chậm rãi từ tốn, và một đôi mắt rất sâu, như tài tử Tom Cruise. Triền miên trong chuỗi tư tưởng, Charlie giật mình thấy sợ. Anh tự nhủ, "Mình là đàn ông đã có vợ, đang tính chuyện sanh con, mà tại sao lại nghĩ về một người đàn ông khác." Charlie thấy lạnh sống lưng. Băng ghế sau cũng thấy lạnh. Anh toát mồ hôi từng cơn. Định thần lại, anh tự an ủi mình: "Có lẽ đây là bệnh hoang tưởng của những thủy thủ, những người cô đơn trên biển hàng tháng trời thường mơ bóng một nàng tiên cá xinh đẹp." Nhưng Charlie không mơ đến một nàng tiên cá, anh chỉ nghĩ đến Alex, một ông thượng cấp, một bạn tập phòng gym. Anh dùng tay điểm chỉ và cầu nguyện. Anh vốn là tông đồ Công Giáo thuần thành như mẹ anh, một người Việt gốc Bắc 54. Anh cầu Chúa xin tha tội. Anh cầu xin quỉ dữ đừng ám ảnh anh dưới hình hài của Alex.

Rồi anh cũng check-in để lên cổng ra máy bay. Trống rỗng, chẳng có gì mong đợi, có chăng là cô vợ trẻ đang đợi chồng về. Bụng đói, môi khô, Charlie cũng chẳng màng. Anh đi thẳng tới cổng an ninh để làm cho xong thủ tục.

Rồi giây phút nặng nề cũng qua, trong lúc anh cúi xuống cột lại đôi giày bỗng bắt gặp một tia nhìn từ xa với đôi kiếng Ray Ban Aviator quen thuộc. Anh đứng dậy nhìn cho rõ thì đôi kiếng đó lại di chuyển xa về đám đông. "Chắc không phải là Alex, mình lại hoang tưởng rồi". Charlie bước vội về phía cổng máy bay như muốn cắt đứt cái dòng suy nghĩ mông lung này.

Máy bay cất cánh.

*

Ngồi nơi góc cà phê Starbucks trong sân bay, Alex thu mình lại trên ghế sofa, mắt nhìn chăm chăm vào tấm thẻ bài anh bắt gặp ở dưới chân cửa phòng. Tối hôm đó không gặp được Alex, Charlie đã đến trước cửa phòng ngủ len lén luồn cái thẻ bài của mình dưới nền nhà.

Mỗi quân nhân khi vào trường Huấn Nhục chỉ được cấp duy nhất một lần trong đời hai tấm thẻ bài. Trên tấm thẻ bài ghi đầy đủ thông tin cơ bản về tôn giáo, nhóm máu và số quân dịch để phòng khi tử nạn, đồng đội sẽ chôn họ chung với tấm thẻ bài, sau này sẽ làm vật nhận dạng thi hài. Charlie đưa một tấm cho vợ, còn một tấm luôn đeo trong mình. Tối nay anh quyết định tặng cho Alex, không biết để làm gì, nhưng anh nghĩ đó là thứ gần gũi với anh nhất mà anh muốn Alex lưu giữ. Charlie muốn xung phong vào những điểm nóng, một phần vì lí lịch quân nhân để thăng tiến sự nghiệp, một phần anh cũng muốn theo gương Alex, người đã từng vào chiến trường suốt 16 năm qua, từ Kosovo, Iraq cho tới Afghanistan.

Alex lặng nhìn tấm thẻ bài, bỗng đưa tay ra làm dấu chỉ cầu nguyện. Anh vốn là tín đồ Kitô Giáo nhưng không mấy thuần thành. Hôm nay bỗng dưng anh muốn cầu nguyện cho Charlie và cũng muốn xưng tội cho mình. Không biết Chúa trên cao có thấy tội của họ hay không.

Trần Du Sinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,067,604
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”