Hôm nay,  

Trong Thế Giới Của Ba

26/03/201400:00:00(Xem: 11372)
Tác giả: TháiNC
Bài số 4171-14-29581vb4032614

Chuyện ông bố kể về con gái: Cô bé xin nhận phần quà sinh nhật sớm để bảo trợ giải phẫu tìm lại nụ cười cho trẻ em ở một nước xa xôi. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

* * *

Một hôm con gái tôi đến cạnh bên và nói rằng: mỗi năm đến ngày sinh nhật con, ba má đều có quà. Sinh nhật năm nay của con chưa tới, nhưng con có thể xin quà trước được không?

Ô hay, đây là lần đầu tiên trong đời con tôi hỏi quà sinh nhật một cách bất thường này, và nhất là dáng vẻ quan trọng chứ không có gì tinh nghịch cả. Cháu vốn ngoan lắm, từ nhỏ đến lớn ba má cho gì thì nhận cái đó không bao giờ đòi hỏi, yêu sách bất cứ điều chi...

OK. Vậy con muốn gì? Tôi ngạc nhiên.

Cháu nắm tay dẫn xuống nhà chỉ vào cái TV.

Chương trình truyền hình hôm đó đang chiếu show tài liệu về OPERATION SMILES. Họ chiếu một bộ phim rất cảm động về hằng trăm em bé bị tật ở miệng ở các nước nghèo như Phi Luật Tân, Lào, Ấn Độ, và cả Việt Nam đang chờ được giải phẩu. Song song với chương trình đang chiếu, họ kêu gọi sự đóng góp tài chánh để giúp cho chi phí các cuộc phẩu thuật tìm lại nụ cười cho mấy em không may mắn này. Có sẵn số phone để gọi, họ có người ngồi đó nhận phone và sẽ lo liệu các vấn đề khác.

Con nói rằng con muốn bảo trợ một em bé được giải phẩu môi.

Làm sao mà từ chối được một tấm lòng như vậy?

Tôi nhắc phone để bảo trợ chi phí giải phẩu cho một em. Lúc nói chuyện họ hỏi có đặc biệt muốn bảo trợ cho bé nước nào, trai hay gái…? Tôi nói không thành vấn đề, nước nào cũng được, tùy họ quyết định em bé nào cần thiết giải phẩu trước thì cứ dành cho em đó.

Sinh nhật đến, ba giữ lời hứa không mua gì thêm vì con cẩn thận nhắc quà ba đã cho rồi. Nhưng không sao, có má. Ba “hợp tác” với má làm quà sinh nhật cho con thì cũng OK thôi. Câu chuyện bảo trợ giải phẩu môi sau đó như đi vào quên lãng.

Nhiều tháng sau tôi nhận được thư của chương trình OPERATION SMILE này. Tưởng họ chỉ gởi giấy tờ về để mình khai thuế nhưng giở ra bên trong thấy có hai tấm hình của em bé mà họ đã dành món tiền bảo trợ đó cho ca phẩu thuật.

Đó là một bé gái Việt Nam khoảng 6, 7 tuổi ở vùng phía Bắc (tỉnh hay quận Lao Cai). Hai tấm hình. Một tấm chụp trước khi bé được giải phẫu và một tấm sau khi được giải phẫu và lành lặn.

Tôi không nghĩ tới việc họ sẽ gởi hình cho tôi trong thư này.

Tình cờ khi đó con tôi cũng đang ngồi cạnh bên.

Ôi cảm động làm sao!

Hai gương mặt hoàn toàn khác biệt. Tuy đôi môi của bé không thể hoàn toàn 100 % như những đứa trẻ bình thường khác, nhưng cũng được 80 đến 90 phần trăm.

Tôi đã chừng này tuổi, không nhiều thì ít cũng làm vài điều tốt lành trong đời, nhưng thú thật là chưa bao giờ thấy được một kết quả thiết thực và rõ ràng như vậy. Một món tiền khiêm tốn thôi. Cả nhà tôi đi ăn tiệm buổi tối nhiều khi cũng chừng đó, lại có thể đổi cả khuôn mặt, đổi cả cưộc đời cho bé gái này.

Như một phép lạ!

Chuyện đã khá lâu vài ba năm trước lận…

Tôi đã quên tên em bé đó, và hai tấm hình cũng thất lạc.


Thường nghe nói: có tiền mua tiên cũng được. Mua được hay không thì tôi không biết nhưng …làm tiên thì được đó.

...

Con có muốn làm tiên không thì không biết, nhưng tôi hơi làm lạ là con tôi không bao giờ muốn làm bác sĩ, hay cô giáo như phần đông các trẻ khác.

Bao giờ con cũng nói rằng lớn lên sẽ làm một artist.

Họa sĩ? nhạc sĩ? hay văn sĩ? Chưa biết, nhưng cũng được. Hãy làm những gì con thích, miễn là hợp khả năng, và …đủ sống.

Một lần nó hỏi lại, vậy lúc nhỏ ba muốn lớn lên sẽ làm gì.

Tôi nói ba muốn làm một pilot, phi công.

Con gái gật gù ra vẻ cũng không phản đối, nhưng hỏi lại “ Tại sao lại phi công? Lý do nào? ”

Ù nhỉ. Tôi tự hỏi vì đâu tôi lại muốn làm phi công?

Đất nước lúc đó chiến tranh, đi lính mong làm phi công là chuyện thường, nhưng tôi thì không phải như vậy, không phải muốn đi lính.

Tôi biết lúc đó mình có lý do rất chính đáng, nhưng năm tháng trôi qua không còn nhớ đó là gì.

Tôi ôm mộng làm phi công cho đến khi lớn lên phải đeo đôi kính cận, thì biết mình không còn cơ hội đó nữa.

Cơ hội thì không, nhưng mộng thì có ai cấm?

Mùa hè vừa qua gia đình tôi đi vacation xa, sang đến tận đảo quốc Dominican Republic bên nam mỹ.

Ngồi trên máy bay thấy tôi cứ nhìn qua cửa say sưa ngắm mây trời, con gái quay qua hỏi “Any angel out there, Dad ?”

Ba có thấy cô tiên nào ngoài đó không?

Câu hỏi của con làm tôi sực nhớ lại cái lý do tôi muốn trở thành phi công.

Lúc còn nhỏ lần đầu tiên tôi đọc được truyện hình đăng hằng ngày trên báo Chính Luận thời đó là truyện “Tề Thiên Đại Thánh Đại Náo Thiên Cung”. Thích lắm, nhứt là lúc Tôn Ngộ Không ăn trộm đào tiên của Tây Vương Mẫu, bởi vì khúc này mới có những nàng tiên thiệt đẹp múa hát bay lượn trong vườn đào, và thú thực là ngay cả cái hình bà Tây Vương Mẫu, theo tôi thấy, vẽ cũng đẹp lắm không thua gì mấy cô tiên kia.

Tôi say mê theo dõi chuyện Tề Thiên Đại Thánh và tìn rằng ở trên thế giới tôi đang sống, thực sự có một thế giới khác gọi là Thượng giới hay Tiên cảnh. Nơi đó có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có Phật Bà Quan Âm, Nhị Lang Thần Dương Tiễn, vv...Không xa đâu, chỉ qua khỏi những tầng mây xanh kia là sẽ tới thôi. Nhưng làm sao lên được đến đó?

Và vì vậy mà tôi muốn trở thành phi công. Chỉ có làm phi công lái được máy bay mới cho tôi cơ hội vượt lên những tầng mây kia để đi đến cái thế giới đó. Để được tận mắt nhìn thấy những nàng tiên trên báo của tôi bằng xương bằng thịt đàng hoàng chứ.

Đơn giản vậy thôi.

Bỗng nhiên nhớ lại được lý do tại sao ngày xưa muốn trở thành phi công lái máy bay, tôi thích quá kể lại ngay cho con. Nó lắc đầu cười cười có vẻ…thông cảm.

Được mấy giây con lại quay qua hỏi: nhưng khi ba đã lớn và biết không có tiên trên trời, tại sao vẫn muốn làm phi công? Để làm gì?

Ô hay! tôi đang suy nghĩ câu trả lời. Con gái phì cười đấm vai ba một phát nói

- Ba khỏi cần suy nghĩ. Con biết là ba vẫn tin có tiên trên trời, phải không? Trong thế giới của ba.

In your world

Con tôi nhấn mạnh ba chữ trên một cách thích thú.

Đúng vậy, con gái cà phê của ba ơi

Trong thế giới của ba luôn luôn có những nàng tiên.

Và ngay bây giờ ở cạnh bên,

Nàng tiên đẹp nhứt đời.

ThaiNC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,555,855
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến