Hôm nay,  

Trong Thế Giới Của Ba

26/03/201400:00:00(Xem: 11338)
Tác giả: TháiNC
Bài số 4171-14-29581vb4032614

Chuyện ông bố kể về con gái: Cô bé xin nhận phần quà sinh nhật sớm để bảo trợ giải phẫu tìm lại nụ cười cho trẻ em ở một nước xa xôi. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

* * *

Một hôm con gái tôi đến cạnh bên và nói rằng: mỗi năm đến ngày sinh nhật con, ba má đều có quà. Sinh nhật năm nay của con chưa tới, nhưng con có thể xin quà trước được không?

Ô hay, đây là lần đầu tiên trong đời con tôi hỏi quà sinh nhật một cách bất thường này, và nhất là dáng vẻ quan trọng chứ không có gì tinh nghịch cả. Cháu vốn ngoan lắm, từ nhỏ đến lớn ba má cho gì thì nhận cái đó không bao giờ đòi hỏi, yêu sách bất cứ điều chi...

OK. Vậy con muốn gì? Tôi ngạc nhiên.

Cháu nắm tay dẫn xuống nhà chỉ vào cái TV.

Chương trình truyền hình hôm đó đang chiếu show tài liệu về OPERATION SMILES. Họ chiếu một bộ phim rất cảm động về hằng trăm em bé bị tật ở miệng ở các nước nghèo như Phi Luật Tân, Lào, Ấn Độ, và cả Việt Nam đang chờ được giải phẩu. Song song với chương trình đang chiếu, họ kêu gọi sự đóng góp tài chánh để giúp cho chi phí các cuộc phẩu thuật tìm lại nụ cười cho mấy em không may mắn này. Có sẵn số phone để gọi, họ có người ngồi đó nhận phone và sẽ lo liệu các vấn đề khác.

Con nói rằng con muốn bảo trợ một em bé được giải phẩu môi.

Làm sao mà từ chối được một tấm lòng như vậy?

Tôi nhắc phone để bảo trợ chi phí giải phẩu cho một em. Lúc nói chuyện họ hỏi có đặc biệt muốn bảo trợ cho bé nước nào, trai hay gái…? Tôi nói không thành vấn đề, nước nào cũng được, tùy họ quyết định em bé nào cần thiết giải phẩu trước thì cứ dành cho em đó.

Sinh nhật đến, ba giữ lời hứa không mua gì thêm vì con cẩn thận nhắc quà ba đã cho rồi. Nhưng không sao, có má. Ba “hợp tác” với má làm quà sinh nhật cho con thì cũng OK thôi. Câu chuyện bảo trợ giải phẩu môi sau đó như đi vào quên lãng.

Nhiều tháng sau tôi nhận được thư của chương trình OPERATION SMILE này. Tưởng họ chỉ gởi giấy tờ về để mình khai thuế nhưng giở ra bên trong thấy có hai tấm hình của em bé mà họ đã dành món tiền bảo trợ đó cho ca phẩu thuật.

Đó là một bé gái Việt Nam khoảng 6, 7 tuổi ở vùng phía Bắc (tỉnh hay quận Lao Cai). Hai tấm hình. Một tấm chụp trước khi bé được giải phẫu và một tấm sau khi được giải phẫu và lành lặn.

Tôi không nghĩ tới việc họ sẽ gởi hình cho tôi trong thư này.

Tình cờ khi đó con tôi cũng đang ngồi cạnh bên.

Ôi cảm động làm sao!

Hai gương mặt hoàn toàn khác biệt. Tuy đôi môi của bé không thể hoàn toàn 100 % như những đứa trẻ bình thường khác, nhưng cũng được 80 đến 90 phần trăm.

Tôi đã chừng này tuổi, không nhiều thì ít cũng làm vài điều tốt lành trong đời, nhưng thú thật là chưa bao giờ thấy được một kết quả thiết thực và rõ ràng như vậy. Một món tiền khiêm tốn thôi. Cả nhà tôi đi ăn tiệm buổi tối nhiều khi cũng chừng đó, lại có thể đổi cả khuôn mặt, đổi cả cưộc đời cho bé gái này.

Như một phép lạ!

Chuyện đã khá lâu vài ba năm trước lận…

Tôi đã quên tên em bé đó, và hai tấm hình cũng thất lạc.


Thường nghe nói: có tiền mua tiên cũng được. Mua được hay không thì tôi không biết nhưng …làm tiên thì được đó.

...

Con có muốn làm tiên không thì không biết, nhưng tôi hơi làm lạ là con tôi không bao giờ muốn làm bác sĩ, hay cô giáo như phần đông các trẻ khác.

Bao giờ con cũng nói rằng lớn lên sẽ làm một artist.

Họa sĩ? nhạc sĩ? hay văn sĩ? Chưa biết, nhưng cũng được. Hãy làm những gì con thích, miễn là hợp khả năng, và …đủ sống.

Một lần nó hỏi lại, vậy lúc nhỏ ba muốn lớn lên sẽ làm gì.

Tôi nói ba muốn làm một pilot, phi công.

Con gái gật gù ra vẻ cũng không phản đối, nhưng hỏi lại “ Tại sao lại phi công? Lý do nào? ”

Ù nhỉ. Tôi tự hỏi vì đâu tôi lại muốn làm phi công?

Đất nước lúc đó chiến tranh, đi lính mong làm phi công là chuyện thường, nhưng tôi thì không phải như vậy, không phải muốn đi lính.

Tôi biết lúc đó mình có lý do rất chính đáng, nhưng năm tháng trôi qua không còn nhớ đó là gì.

Tôi ôm mộng làm phi công cho đến khi lớn lên phải đeo đôi kính cận, thì biết mình không còn cơ hội đó nữa.

Cơ hội thì không, nhưng mộng thì có ai cấm?

Mùa hè vừa qua gia đình tôi đi vacation xa, sang đến tận đảo quốc Dominican Republic bên nam mỹ.

Ngồi trên máy bay thấy tôi cứ nhìn qua cửa say sưa ngắm mây trời, con gái quay qua hỏi “Any angel out there, Dad ?”

Ba có thấy cô tiên nào ngoài đó không?

Câu hỏi của con làm tôi sực nhớ lại cái lý do tôi muốn trở thành phi công.

Lúc còn nhỏ lần đầu tiên tôi đọc được truyện hình đăng hằng ngày trên báo Chính Luận thời đó là truyện “Tề Thiên Đại Thánh Đại Náo Thiên Cung”. Thích lắm, nhứt là lúc Tôn Ngộ Không ăn trộm đào tiên của Tây Vương Mẫu, bởi vì khúc này mới có những nàng tiên thiệt đẹp múa hát bay lượn trong vườn đào, và thú thực là ngay cả cái hình bà Tây Vương Mẫu, theo tôi thấy, vẽ cũng đẹp lắm không thua gì mấy cô tiên kia.

Tôi say mê theo dõi chuyện Tề Thiên Đại Thánh và tìn rằng ở trên thế giới tôi đang sống, thực sự có một thế giới khác gọi là Thượng giới hay Tiên cảnh. Nơi đó có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có Phật Bà Quan Âm, Nhị Lang Thần Dương Tiễn, vv...Không xa đâu, chỉ qua khỏi những tầng mây xanh kia là sẽ tới thôi. Nhưng làm sao lên được đến đó?

Và vì vậy mà tôi muốn trở thành phi công. Chỉ có làm phi công lái được máy bay mới cho tôi cơ hội vượt lên những tầng mây kia để đi đến cái thế giới đó. Để được tận mắt nhìn thấy những nàng tiên trên báo của tôi bằng xương bằng thịt đàng hoàng chứ.

Đơn giản vậy thôi.

Bỗng nhiên nhớ lại được lý do tại sao ngày xưa muốn trở thành phi công lái máy bay, tôi thích quá kể lại ngay cho con. Nó lắc đầu cười cười có vẻ…thông cảm.

Được mấy giây con lại quay qua hỏi: nhưng khi ba đã lớn và biết không có tiên trên trời, tại sao vẫn muốn làm phi công? Để làm gì?

Ô hay! tôi đang suy nghĩ câu trả lời. Con gái phì cười đấm vai ba một phát nói

- Ba khỏi cần suy nghĩ. Con biết là ba vẫn tin có tiên trên trời, phải không? Trong thế giới của ba.

In your world

Con tôi nhấn mạnh ba chữ trên một cách thích thú.

Đúng vậy, con gái cà phê của ba ơi

Trong thế giới của ba luôn luôn có những nàng tiên.

Và ngay bây giờ ở cạnh bên,

Nàng tiên đẹp nhứt đời.

ThaiNC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến