Hôm nay,  

Cái Áo

26/03/201400:00:00(Xem: 11578)
Tác giả: Quốc Vũ
Bài số 4170-14-29580vb4032614

Dù được rủ rê, ông Tám chưa sẵn sàng thay cái áo mới để “qui cố hương”. Bài viết ngắn nhưng nhiều bâng khuâng. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong Quốc Vũ sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ túc vài dòng sơ lược tiểu sử.

* * *

Cái áo chemise ông Tám mặc đã mấy năm nay rồi. Lúc bà xã ông tặng vào dịp sinh nhật thứ 50, ông có bảo với bà rằng bà bày vẽ mà chi. Trong tủ quần áo ông còn đến nửa tá chemise còn mới tinh, cũng lại là quà tặng những sinh nhật trước. Thời nay quần áo may thật bền. Vả chăng công việc hàng ngày của ông Tám cũng nhẹ nhàng, không mấy khi phải làm gì nặng nhọc nên quần áo có cái nào rách đâu.

- Nhưng mà quần áo mới, mặc vào vẫn thích hơn chứ !

Ông chỉ cười không nói gì. Bà nào lại không thích mua sắm. Cho nó đúng với câu "tài hóa lưu thông" như người ta vẫn bảo.

- Cứ như ông thì người ta bán buôn với ai ! Kinh tế có xuống thì lại thở dài !

Ừ, có khi cũng là như vậy, biết đâu. Ông Tám chỉ biết ông thích cái mịn màng của thớ vải cũ. Cái áo mới, cái quần mới nó không mềm, nó không mát. Đành là màu vải mới thì tươi sáng hơn, nếp ủi còn sắc bén hơn. Nhưng với ông, gàn bướng và "hoài cổ" đã thành cố tật. Bà Tám thì cho rằng ông trùm sò và nhà quê. Ông Tám không hề ở trong quân đội được một ngày nhưng lại ưng mặc áo có túi, có nắp, có cầu vai. Bà đâu có hay lúc còn bé, ông có đi hướng đạo. Cuối tuần là đồng phục, bị, gậy họp đoàn. Một ngày hướng đạo, một đời hướng đạo mà! Thế nên ông yêu mến vải oxford, kaki cho mãi đến hôm nay.

Bà Tám đã đi... tám như mọi cuối tuần nên chỉ còn mình ông ở nhà. Ông ngồi trầm ngâm bên cái màn hình computer. Trên màn ảnh là tấm hình lễ tang một người bạn ở Việt Nam vừa mất. Anh bạn này trong hình thờ mặc quân phục trịnh trọng lắm. Là sĩ quan trung cao cấp nên anh được hưởng quy chế phải gọi là khá. Hai người học chung với nhau từ tấm bé. Anh bạn thuộc gia đình trung lưu còn ông Tám thì bố là công chức bậc trung. Cái năm 75, anh bạn bắt đầu hăng hái trong hoạt động đoàn thể ở trường. Hai người vẫn học chung một lớp như bóng với hình. Thời thế đổi thay, ông Tám xuống thuyền làm người lưu vong vì nghiệm ra bản thân không có chỗ để vươn vai trong một xã hội bát nháo lấy "hồng" hơn "chuyên".

Đến mấy mươi năm không tin tức gì của nhau thì một hôm anh bạn xuất hiện qua...email. Hai người nối lại tình bạn xưa mà không ai buồn đả động đến... cái chuyện bên ni bên nớ. Anh bạn trông vẫn vui nhộn như xưa. Tướng tá cũng tốt tươi qua mấy tấm hình bạn bè đi VN gửi cho ông coi ké. Vì ông Tám dở hơi chưa hề "quy cố hương" lấy một bận.

- Đấy, đấy ông xem, người ta về VN như đi chợ thế kia!

Bà Tám không ít lần phân bua rủ rê ông về VN chơi. Ông cù cưa kẽo kẹt. Riết rồi bà chán, không thèm rủ rê ông nữa nhưng bà vẫn ức anh ách vì không được đi VN xem bây giờ nó ra “nàm thao.”

Bây giờ thì anh bạn đã ra người thiên cổ. Anh nằm trong nhà tang lễ bộ quốc phòng theo như chú thích trong ảnh. Có hoa, có đèn, có lính gác trong quân phục trắng tinh. Một loạt các huân chương anh nhận được trong suốt ba mươi năm quân ngũ lấp lánh trong khung hình.

Ông Tám cười với bạn trong hình. Ông sờ tay lên ngực mình. Trống rỗng, chả có cái huân chương nào cả. Hơn ba mươi năm ở xứ người, ông chỉ có bà Tám và con bé Nhiên. Có chỗ ra vào nho nhỏ xoàng xĩnh. Ông chả làm nên cái tích sự gì cho vợ con nó nhờ như bà Tám vẫn nguýt những khi vợ chồng... ngúng nguẩy.

- Ai có ngờ ông làm lớn thế hả ông?

Ông Tám thì thầm với người trong hình. Trong óc ông lúc nào cũng chỉ có dáng anh bạn những ngày tiểu học năm xưa. Tóc cắt ngắn, hơi bụ bẫm một chút. Học hành giỏi và ngoan ngoãn. Chả có tí gì dính dáng đến cái ông oai vệ kia trong bộ quân phục xanh lá cây. Anh bạn nhỏ hiền lành, ông bạn cũng vẫn nụ cười hiền lành.

Đám bạn đi đi về về VN cũng nhận xét như thế. Ông ấy cũng cười cười hoài à! Mày mai mốt có về VN nhớ ghé thăm hắn. Cũng đâu còn mấy đứa ở bển đâu.

Ông Tám vẩn chỉ cười cười mỗi khi nghe bạn rủ rê. Cũng như ông cười cười khi nghe bà xã rủ rê. Có những điều ông không thể nói ra, nhưng ông biết ông chưa sẵn sàng thay cái áo. Bằng một cái áo mới để "quy cố hương". Cái áo ông mặc mới sờn ở cổ có tí xíu thôi! Mặc vẫn còn thoải mái mà. Màu vàng tươi hôm nào nay đã ngả bạc. Hai cái túi chưa rách. Hàng nút còn nguyên.

- Thôi thì ông ra đi bình yên nghe bạn già.

Ông lại thì thầm với người trong hình. Loáng thoáng đâu đây là hình ảnh ngôi trường bề thế năm xưa bên hông dinh Độc Lập, mấy cậu bé trong sân chơi rượt đuổi nhau trong cái nắng ấm áp những ngày sau Tết. Tiếng cười đùa sao bỗng chốc lại hòa quyện với lời hát "hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi...".

Kỳ thiệt...

Quốc Vũ

Ý kiến bạn đọc
28/03/201400:28:46
Khách
Câu chuyện thật cảm động. Xin cảm ơn tác giả Quốc Vũ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,137,836
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.